From: 'Nhon Nguyen' via Phụng
Sự Xã Hội <>
Date: July 11, 2018 at 8:44:32 AM PDT
To: Yahoo Groups <>, Yahoogroups <>, PSXH <>
Subject: Đừng mơ Ác cọng Hồi đầu Thị ngạn
Reply-To:
Date: July 11, 2018 at 8:44:32 AM PDT
To: Yahoo Groups <>, Yahoogroups <>, PSXH <>
Subject: Đừng mơ Ác cọng Hồi đầu Thị ngạn
Reply-To:
Kính chuyển
Nguyễn Nhơn
Đừng mơ Ác cọng Hồi đầu Thị ngạn
Trích: " Con đường đấu tranh để thể hiện ý chí của dân tộc sẽ
còn tiếp tục nhằm tạo thành “Phong trào toàn dân hành động”. Phong trào này chỉ
chấm dứt khi đảng toàn trị cùng chế độ tay sai của nó bị tiêu diệt bởi lực của
toàn dân hoặc bởi sự tự nguyện rút lui của một chế độ không có chính
nghĩa." ( ngưng trích)
( Nguyên Thạch - Toàn
dân tiếp tục xuống đường tạo phong trào bất tuân bạo quyền )
Chẳng đặng đừng, xin
nói một câu vắn tắt:
Trong lịch sử hiện đại, chưa có một chế độ độc tài cá nhơn nào " tự nguyện rút lui " chớ đừng nói chi là " chế độ TOÀN TRỊ CỌNG SẢN " nhất là thứ cọng sản cu li việt cọng!
Trong lịch sử hiện đại, chưa có một chế độ độc tài cá nhơn nào " tự nguyện rút lui " chớ đừng nói chi là " chế độ TOÀN TRỊ CỌNG SẢN " nhất là thứ cọng sản cu li việt cọng!
Hãy lắng nghe Cố vấn
Chánh trị Tổng thống VNCH Ngô Đình Nhu đem kinh Phật khuyên giải cáo hồ và đồng
bọn hồi hơn nửa thế kỷ trước:
TRỤ MÀ KHÔNG TRỤ
Phật
dạy "TRỤ MÀ KHÔNG TRỤ". Thâm ý cao
siêu của lời dạy trên bao trùm khắp vũ trụ. Sự tiến hóa của nhân loại đều căn
cứ trên nguyên tắc nằm trong lời dạy trên. Có trụ mới có vị trí để mà tiến..
Nhưng khi vị trí đã mất tác dụng, mà vẫn cứ cố bám để trụ vào đó thì mọi tiến
hóa lại chấm dứt, và những kết quả đã thu hoạch được lại có thể bị mất.
Phải trụ vào cho đúng
lúc mới tiến được. Và phải không trụ vào cho đúng lúc mới bảo đảm được vừa
những thắng lợi đã chiếm, vừa con đường tiến cho tương lai.
TRỤ MÀ KHÔNG TRỤ là một
chân lý thể hiện trong những sự việc vĩ đại của loài người, cũng như trong các sự
việc nhỏ nhặt của cá nhân trong đời sống thường ngày.
Nhiều Cộng Đồng đã phôi
thai được một nền văn minh vì nhờ trong một lúc nào đó, các nhà lãnh đạo đã ý
thức được một cách sung mãn những vị trí cần phải trụ vào. Nhưng sau đó hoặc vì
sự thiếu lãnh đạo, hoặc vì thử thách, do hoàn cảnh bên ngoài đưa đến, vượt qua
mức độ mà sinh lực của Cộng Đồng có thể ứng phó nổi, nên Cộng Đồng vẫn tiếp tục
trụ vào một vị trí không còn là sinh lộ nữa. Do đó, nền văn minh vừa mới phôi
thai, đã ngừng phát triển và lâu ngày thành cằn cỗi và chết dần như cây khô.
Các Dân Tộc Da Đỏ ở Bắc
Mỹ đã phôi thai một nền văn minh trụ vào sự thích nghi hóa đời sống thường ngày
với vũ trụ thiên nhiên bao quanh mình. Ví dụ, thay vì tìm cách chế áo dầy hoặc
cách xây nhà cửa giữ được sức nóng để chống lại với giá lạnh của mùa Đông,
người Da Đỏ lại chủ trương huấn luyện cơ thể từ lúc nhỏ để chịu đựng được các
thời tiết.
Thái độ của người Da Đỏ
là một thái độ tùng phục, cố gắng thích nghi hóa cơ thể với vũ trụ thiên nhiên.
Thái độ mặc áo và xây nhà là một thái độ dùng phương tiện thiên nhiên để chế
ngự thiên nhiên.
Vì đã lựa chọn con đường
như vậy cho nên nền văn minh phôi thai của người Da Đỏ đã đào tạo được một loại
người mà sức chịu đựng đối với thiên nhiên lên đến một mức độ phi thường. Và sự
thông cảm của họ với thiên nhiên vượt đến một trình độ ít có.
Trên lĩnh vực này, người
Da Đỏ đã khiến tất cả mọi người đều thán phục. Và người mà ông Baden Powell,
nhà sáng lập ra phong trào hướng đạo thế giới, lấy làm mẫu là người Da Đỏ.
Tuy nhiên, sức chịu đựng
của con người có giới hạn, sức mạnh của thiên nhiên lại vô bờ bến. Tự trụ mình vào
công cuộc phi thường rèn luyện cơ thể để chống lại với thiên nhiên, người Da Đỏ
đã dấn thân vào một con đường không có lối thoát.
Các nhà lãnh đạo Da Đỏ
không nhìn thấy sự bế tắc đó nên không lúc nào nghĩ cần phải chấm dứt sự trụ
vào đó. Vì vậy cho nên, vừa mới phôi thai, nền văn minh Da Đỏ đã ngưng phát triển
và lần lần cằn cỗi.
Theo những tài liệu khảo
cổ mà chúng ta được biết tới ngày nay thì các Dân Tộc ở chung quanh Bắc Cực và các
Dân Tộc ở trên các Quần Đảo ở Thái Bình Dương đều lâm vào một tình trạng tương
tự. Tự trụ vào công cuộc mang sức chịu đựng của con người để chống lại thiên
nhiên. Lúc đầu khi trụ vào vị trí đó, Cộng Đồng phôi thai được một nền văn
minh. Nhưng khi vị trí không còn thích nghi nữa, Cộng Đồng không biết thoát ra
đúng lúc. Lỗi lầm đó đã đưa Cộng Đồng đến chỗ chết.
Ví dụ dưới đậy lại còn
rõ rệt hơn nữa.
Luân lý Khổng Mạnh đã
tạo cho Cộng Đồng Dân Tộc Trung Hoa, một trật tự xã hội bền vững với thời gian,
một cách chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại. Suốt trong mấy ngàn năm, trật
tự xã hội kiên cố, do luân lý Khổng Mạnh tạo nên, không có cuộc chấn động nào
lay chuyển nổi. Nhờ trật tự xã hội vô cùng vững chắc đó, văn minh Trung Hoa
phát triển đến tột độ và soi sáng khắp cả một bầu trời. Các triều đại Trung
Hoa, kể cả các triều đại Hán Tộc và các triều đại ngoại lai, Mông Cổ và Mãn Thanh,
đều bị chinh phục bởi sức kiên cố của trật tự xã hội của Khổng Mạnh. Các nhà
lãnh đạo đều trụ vào đó và gia công xây đắp cho trật tự Khổng Mạnh càng thêm
vững chắc.
Vì vậy mà cho đến khi
nền văn minh Trung Hoa, vì quá trụ vào trật tự xã hội Khổng Mạnh, nên sinh lực
phát triển đã suy đi, không một nhà lãnh đạo nào nhìn thấy. Mài miệt trong sự
thán phục một trật tự xã hội đã cằn cỗi và thành đá, không một nhà lãnh đạo nào
nhìn thấy nền văn minh Trung Hoa đã ngưng phát triển. Nếu không bị sự tấn công
của Tây phương, có lẽ đến ngày nay, Trung Hoa còn ngon giấc triền miên trong
cái trật tự xã hội Khổng Mạnh của mình. Trụ vào trật tự xã hội Khổng Mạnh để
phát triển nền văn minh. Nhưng chính cũng vì trụ vào đó quá mức độ thời gian,
nên văn minh đã ngưng phát triển.
Thâm ý của lời Phật dạy "Trụ mà không trụ" là bao
quát như vậy đó.
Nhưng trong đời sống của
cá nhân, lời dạy "trụ mà không trụ" cũng chi phối sâu xa đến các hành
vi thông thường.
Trong sách Gia Ngữ có
chép lại đại khái như sau:
Thầy Tử Hạ một hôm hỏi
Đức Khổng Tử: "Đức Khổng Tử sánh với những người học trò như Nhan Hồi, Tử
Cống và Tử Lộ thì sao ?
Đức Khổng Tử trả lời:
"Nhan Hồi thủ tín hơn ta. Tử Cống thuyết khách hơn ta. Tử Lộ chiến trận
hơn ta".
Thầy Tử Hạ lại hỏi:
"Thế vì sao Nhan Hồi, Tử Cống và Tử Lộ lại tôn Đức Khổng Tử làm thầy
?"
Đức Khổng Tử trả lời:
"Vì Nhan Hồi thủ tín mà không biết phản tín. Tử Cống hay biện thuyết mà
bất cập tảo biện. Tử Lộ biết dũng mà không biết khiếp, biết cương mà không biết
nhu".
Thầy Nhan Hồi biết trụ
vào chữ tín mà không biết không trụ vào chữ tín.
Thầy Tử Cống biết trụ
vào biện thuyết mà không biết không trụ vào biện thuyết.
Thầy Tử Lộ biết trụ vào
dũng mà không biết không trụ vào dũng.
Đức Khổng Tử vượt lên
trên hết tất cả vì trong mọi trường hợp, ngài biết trụ vào đúng lúc và biết
không trụ vào đúng lúc.
Phải biết trụ để có vị
trí phát triển, nhưng phải biết không trụ để bảo đảm cho phát triển tiếp tục.
Sự phát triển của văn
minh Tây phương đến mức độ bao trùm khắp nhân loại và khắp các lĩnh vực của đời
sống, như chúng ta mục kích ngày nay, là một sự kiện chưa tìm có trong lịch sử
nhân loại. Sinh lực đó bắt nguồn từ chỗ người Tây phương đã thấu triệt nguyên
tắc "Trụ mà không trụ" và đã đưa nó lên thành một lợi khí khoa học và
sắc bén để tìm hiểu vũ trụ. Trong bất cứ ngành nào của kỹ thuật Tây phương,
lịch sử phát triển của ngành đó đều mang dấu vết của nguyên tắc "Trụ mà
không trụ". Ví dụ dưới đây là thông thường nhất.
Khi quang học mới phôi
thai, tất cả các nhà vật lý học Tây phương lúc bấy giờ, Descartes, Fermat,
Malus, Huygens đều trụ vào thuyết "ánh sáng phát quang theo đường
thẳng" để khảo sát, thí nghiệm và tìm ra những định luật của quang học
hình học. Quang học hình học, như chúng ta đã biết, là những bậc thang đầu tiên
và vô cùng quan trọng của quang học.
Nhưng, những thế hệ các
Nhà Vật Lý Học sau đó, mục kích nhiều hiện tượng quang học mà thuyết "ánh
sáng phát quang theo đường thẳng" không làm sao giải thích được. Fresnel,
Young và Newton, mặc dầu vẫn công nhận sự nghiệp di sản của quang học hình học,
đã nhìn thấy đúng lúc giới hạn của thuyết "ánh sáng phát quang theo đường
thẳng" và nhận thức đã đến lúc không nên trụ vào đó nữa.
Nếu không trụ vào đó
nữa, tất nhiên phải trụ vào một vị trí khác để tiếp tục phát triển Quang Học.
Do đó, thế hệ các Nhà Quang Học này trụ vào thuyết "ánh sáng phát quang
theo làn sóng" để khảo cứu thí nghiệm và cuối cùng phát minh những định
luật mới về quang học vừa bao quát, vừa phong phú hơn. Tất cả sự nghiệp quang
học ba động đều xây dựng trên thuyết mới này.
Giả sử thế hệ các nhà
vật lý học đầu tiên không trụ vào thuyết "ánh sáng phát quang theo đường
thẳng" thì sự nghiệp quang học hình học không bao giờ thành hình, và những
bậc thang đầu tiên đó của ngành quang học, không bao giờ được xây dựng lên và
sự phát triển của quang học không được manh nha.
Nhờ những bậc thang đầu
tiên đó, thế hệ các Nhà Vật Lý Học sau mới vói tay lên được đến các hiện tượng lạ
lùng đối với thuyết "ánh sáng phát quang theo đường thẳng".. Nhưng,
giả sử các Nhà Vật Lý Học của thế hệ này không đập phá được sự trụ vào thuyết
"đường thẳng’ thì sự phát triển của quang học đã ngừng ở đó và lâu ngày sẽ
cằn cỗi mà chết dần.
Nhưng trong thực tế, họ
đã biết không trụ đúng lúc nên đã bảo đảm được sự tiếp tục phát triển của quang
học.
Đến giai đoạn này, lịch
sử phát triển của quang học cũng đủ để thuyết minh cho tính cách sắc bén của
nguyên tắc "Trụ mà không trụ", trong mọi lĩnh vực phát triển.
Nhưng, quang học còn
phát triển hơn nữa. Và thành tích phát triển gần đây của quang học, lại chỉ rõ
hơn nữa rằng, văn minh Tây phương đã khoa học hóa và chính xác hóa nguyên tắc
"Trụ mà không trụ" để biến nó thành một kỹ thuật vô cùng hiệu quả để
phát triển.
Sau thế hệ các Nhà Quang
Học ba động, một thế hệ vật lý học giả khác lại phát minh ra nhiều hiện tượng vật
lý, mà thuyết "ánh sáng phát quang theo làn sóng" cũng không thể giải
thích được. Cũng như lần trước, các Nhà Quang Học chấm dứt đúng lúc sự trụ vào
quang học ba động. Nhưng lần này, các Nhà Quang Học đã xem việc không nên trụ
vào quang học ba động, như là một phương pháp phát minh. Thế hệ của De Broglie
lại trụ vào thuyết "ánh sáng phát quang thành ly tử di chuyển theo làn
sóng" để khảo sát, thí nghiệm và phát minh nhiều định luật về quang học
bao quát hơn thêm và phong phú hơn thêm. Tất cả sự nghiệp quang học xạ tử ba
động đều xây dựng trên thuyết mới này. Và những phát minh tối tân nhất hiện nay
về các quang tuyến đều căn cứ trên sự nghiệp quang học xạ tử ba động.
Nhưng sự nghiệp xạ tử ba
động sẽ không bao giờ có, nếu sự nghiệp quang học ba động không thành hình. Và sự
nghiệp ba động không bao giờ có nếu sự nghiệp quang học hình học không thành
hình. Nhờ trụ mà có quang học hình học. Rồi nhờ không trụ mà có quang học phát
triển. Rồi nhờ trụ mà quang học ba động thành hình. Rồi nhờ không trụ mà quang
học ba động phát triển. Rồi nhờ trụ mà quang học xạ tử ba động thành hình.
Chúng ta có thể đoán
rằng, cơ thức "Trụ mà không trụ" sẽ theo đó mà tiếp tục diễn tiến, và
vạch con đường cho sự phát triển không ngừng của quang học.
Những sự kiện trên có
giá trị, không phải riêng cho lĩnh vực quang học mà cho tất cả các ngành của
khoa học Tây phương.
Những sự kiện trên có
giá trị, không phải riêng cho lĩnh vực khoa học mà cho tất cả các ngành của
khoa học Tây phương, nghĩa là cho tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có
lĩnh vực chính trị như chúng ta sẽ thấy dưới đây.
Tóm lại "Trụ mà
không trụ" là một chân lý phát triển. Một điều đáng cho chúng ta nêu lên
làm một câu hỏi, là chính Đông Phương đã tìm ra chân lý trên, nhưng vì sao văn
minh Đông Phương, Ấn Độ, cũng như Trung Hoa, lại trụ vào một vị trí cố định từ
mấy ngàn năm ? Những trả lời câu hỏi này vượt ra rất xa khuôn khổ của lời kết
luận này.
Trở lại vấn đề chính trị
của Cộng Đồng Dân Tộc Việt Nam trong thời kỳ hiện tại, đề tài của tập sách này,
chúng ta nhận thấy các điểm sau đây:
Trong tình hình chính
trị thế giới hiện nay và trong trình độ tiến hóa của nhân loại hiện nay, các
vấn đề của Dân Tộc Việt Nam, trong thời kỳ này chỉ có thể tìm được một giải đáp
nếu chúng ta trụ vào vị trí Dân Tộc.
Đương nhiên là vị trí
Dân Tộc mà chúng ta đã quan niệm trong suốt mấy trăm trang của tập sách này,
không thể là một vị trí Dân Tộc bế quan tỏa cảng, hẹp và nông như dưới các
triều đại quân chủ xưa kia. Vị trí Dân Tộc mà chúng ta quan niệm là một vị trí
Dân Tộc nằm trong khung cảnh thế giới, với tất cả các dây liên hệ tinh thần và
vật chất cần phải có.
Nhưng vị trí trụ vào
phải là vị trí Dân Tộc.
Đến lúc nào chúng ta cần
phải chấm dứt sự trụ đóng vị trí Dân Tộc nói đây để bảo đảm cho sự phát triển tương
lai của Dân Tộc, đúng theo nguyên tắc "TRỤ MÀ KHÔNG TRỤ"?
Chắc chắn trong thời kỳ
này của Cộng Đồng Dân Tộc, chưa có sự chấm dứt nói đây. Thời kỳ này gồm nhiều
thế hệ sắp đến. Chúng ta phải tin tưởng vào sự sáng suốt của các nhà lãnh đạo
sau này, để quyết định đúng lúc sự thôi không trụ vào vị trí hiện tại.
Các nhà lãnh đạo cộng
sản ở miền Bắc đã trụ vào lý thuyết cộng sản trong thời kỳ tranh giành độc lập.
Chúng ta đã thấy trong các trang trên, sự đi đúng đường một phần nào của họ
trong một giai đoạn. Nhưng chúng ta cũng đã phân tích các lý do vì sao sự tiếp
tục trụ đóng vào phương tiện cộng sản hiện nay, là một lối bế tắc cho sự nghiệp
tiến hóa của Dân Tộc. Chẳng những như chúng ta đã phân tích, sự tiếp tục trụ
đóng vào lý thuyết cộng sản sẽ không làm sao giải quyết được công cuộc phát
triển cho Dân Tộc, mà lại còn mở cửa đưa các thế hệ sau này, vào một đời sống
vô cùng đen tối không lối thoát.
Trung Cộng tự mình cũng
chưa giải quyết được vấn đề phát triển cho Dân Tộc Trung Hoa. Từ ngày các sự
viện trợ của Nga đã chấm dứt, các công cuộc phát triển của Trung Cộng hoàn toàn
đình trệ. Do đó, tự đặt mình vào vòng ảnh hưởng của cộng sản, nghĩa là của
Trung Cộng, các nhà lãnh đạo Bắc Việt tự mình đã từ bỏ công cuộc phát triển cho
Dân Tộc.
Hơn nữa, sự phát triển
của một khối người gần 800 triệu dân như của Trung Cộng, là một mối đe dọa cho
toàn thế giới. Và vì vậy công cuộc tìm phát triển của Trung Cộng tự nó, dù mà
Trung Cộng không có gây hấn với ai cả, cũng gây nhiều kẻ thù. Những người này
nhất định sẽ cản trở không để cho Trung Cộng phát triển.
Các biến cố chính trị
gần đây đều xác nhận sự phân tích trên. Nay nếu chúng ta gắn liền số mạng của
Dân Tộc Việt Nam vào với số mạng của Trung Cộng thì hành động đó có nghĩa là
chúng ta sẽ từ bỏ công cuộc phát triển đang cần thiết cho sự sống còn của Dân
Tộc.
Trung Cộng giải quyết
không được công cuộc phát triển của Dân Tộc Trung Hoa. Nhưng số người 800 triệu
dân cần phải nuôi, là một thực tế không thể phủ nhận được. Sự bành trướng mà
Trung Cộng bắt buộc phải thực hiện dưới áp lực nhân khẩu kinh khủng đó đã mở
màn. Nếu chúng ta không thức tỉnh thì một trong những nạn nhân đầu tiên của sự
bành trướng nói trên sẽ là chúng ta. Chỉ tưởng tượng đến viễn cảnh đó cũng đủ
cho chúng ta khủng khiếp.
Vì vậy cho nên, công
cuộc chống sự xâm lăng của miền Bắc, không lúc nào khẩn thiết cho Cộng Đồng Dân
Tộc Việt Nam bằng trong lúc này.
Và vì vậy cho nên, chúng
ta thành khẩn mong mỏi các nhà lãnh đạo miền Bắc, kịp thời nhận định đã đến
lúc, vì sự tiến hóa của Dân Tộc, không còn nên tiếp tục sự trụ đóng vào phương
tiện cộng sản nữa.
*******************
Nếu như bọn việt cọng
biết nghe lời phải thì sự thể Đất nước đâu có tang thương như ngày nay!
Hơn nửa thế kỷ đã trôi
qua, bất chấp mọi cố gắng tranh đấu của mọi người, mọi giới, từ ôn hòa "
kiến nghị, thỉnh nguyện Xin - Cho," tới " phản biện trong phạm vi cơ
chế ", rồi tới hoạt động " Xã hội dân sự " có cả biểu tình nho
nhỏ phô trương chút sức mạnh..
Bây giờ, sự thể đã tách
bạch rõ ràng: Với hành động " nhượng " 3 điểm trọng yếu quốc gia Vân
Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc cho chệt bành trướng theo sách lược " Một
Vành đai - Một Con đường " chiếm trọn Biển Đông, mở đường cho hoàng đế
chệt tập đi chinh phục thế gian, bọn cáo hồ Ba Đình tỏ rõ quyết tâm đem Đất
nước dâng cho chệt khựa.
Bây giờ phải cương quyết
mau lẹ triệt hạ nội gian việt cọng hay là mất nước cho tàu.
Không có vấn đề cáo hồ
tinh chín đuôi " hồi đầu, phản tỉnh, TỰ Ý RÚT LUI. "
CÁCH MẠNG hay là CHẾT!
Trích; " Tư
bản và Tàu cộng thì vẫn muốn CSVN giữ nguyên bọn lãnh đạo ngu đần để dễ sai
khiến và hưởng lợi. TBT vẫn muốn dân ngu để dễ bóc lột, dễ lường gạt. Con
đường duy nhất để người dân thoát vòng vây chính là làm cách mạng, truất
phế TBT và đảng CSVN chứ đừng ngồi chờ tư bản hay TBT từ bỏ quyền lợi để chỉ
yêu dân VN và mang tự do, dân chủ dâng cho người dân VN. Ngày 13-11-2017 anh
lính Bắc Hàn phải liều chết, đã bị CS Bắc Hàn bắn mấy viên đạn vào người khi
anh đào thoát qua Nam Hàn tìm tự do. Anh đã chọn tự do hay là chết và anh đã
được tự do sống trong thế giới văn minh cho dù mình đầy thương tích.
"
( Ngọc Ẫn - Nếu
tôi là ông chủ tư bản - nếu tôi là tổng bí thư CSVN )
Đối với toàn trị hung
bạo việt cọng
Phải hành động sống -
chết
To be or Not to be
Cách mạng hay là chết
Tự do - Dân chủ hay sống
đời nô lệ
Không có cách nào khác
Trí thức gốc cọng sản
trong nước luôn luôn đặt câu tiền đề nầy:
" Không thể làm
cách mạng dưới chế độ toàn trị việt cọng "
Hệ quả là:
Chỉ có thể vận động cải
cách tiệm tiến mệnh danh là con đường Hòa bình.
Hoa Kỳ cũng quan niệm
như vậy nên mới chủ trương sách lược " Engagement - Enlargement " (
Kết giao - Mở rộng ) nhằm dựa trên căn bản giao thương ưu đãi có lợi cho đối
tác ( việt cọng ) để lần hồi khuyến khích " thay đổi dân chủ."
Hai mươi năm sau ngày
chánh thức lập bang giao, mọi cố gắng dùng đòn bẩy giao thương để khuyến khích
toàn trị vi xi thay đổi dân chủ đều trớt he. Chẳng những vậy, các việc đàn áp
bắt bớ, xử án bỏ tù những người tranh đấu dân chủ ngày càng gia tăng và thô bạo
hơn.
Cho nên năm 2015, TT
Obama qua Xứ việt cọng chánh thức hô:
Việc tranh đấu vì tự do
- dân chủ là việc của các bạn.
" Hoa Kỳ không có
chủ trương thay đổi thể chế chánh trị của nước Việt Nam ( cọng sản )! "
Từ bấy, bao nhiêu trông
chờ nhờ Mỹ vận động việt cọng cải cách dân chủ đều tắt ngấm!
Bây giờ Kami đặt câu
hỏi: " Có nên trông chờ những người Cộng sản Việt Nam tự thay đổi? "
Câu hỏi thật ngây thơ
kiểu như có nên trông chờ cọp tự thôi ăn thịt người không?!
Và câu trả lời giống như
ca vọng cổ xuống xề " nửa lừng ":
" Đó là lý do
khiến những ai quan tâm đến chính trị Việt Nam cần phải bớt tư duy trông chờ
lãnh đạo cộng sản tự thay đổi, thay vào đó cần phải tập hợp lôi kéo quần chúng
nhân dân để tạo áp lực đủ mạnh, buộc đảng cầm quyền phải thúc đẩy cải
cách."
Coi kìa, tại sao kỳ lạ
như vậy?
Nếu đã tập hợp lực lượng
quần chúng đủ mạnh để tạo áp lực thì tại sao không rấn lên dứt điểm chế độ toàn
trị mà lại chỉ " thúc đẩy cải cách (?!)
Hay là ta chỉ hành động
CUỘI để câu giờ?
Có người sẽ nói rằng ta
chỉ phô trương lực lượng để " đề xuất cải cách " chớ không hành động
gây đổ máu tàn phá.
Ý đồ nầy bị an ninh phản
gián việt cọng nắm tẩy rõ ràng và đã từng thất bại như trong 11 cuộc biểu tình
hộ tống " cái Kiến nghị " trong nước và " cái Thơ ngỏ " hải
ngoại " thỉnh cầu hòa hợp hòa giải - cải tổ dân chủ " bị an ninh vc
nắm thóp dẹp sạch trơn!
Đối với toàn trị hung
bạo việt cọng
Phải hành động sống -
chết
To be or Not to be
Cách mạng hay là chết
Tự do - Dân chủ hay sống
đời nô lệ
Không có cách nào khác
Phải thúc đẩy cách mạng
mùa hè 2018 tiến tới chớ không phải bàn lùi, thối lui!
Nguyễn Nhơn
10/7/2018
***********************************
DIỄN ĐÀN PHỤNG SỰ XÃ HỘI
***********************************
No comments:
Post a Comment