Việt Nam hôm nay

https://lh4.googleusercontent.com/jwHXKk9yK83mb2U0iyp-OSXs7OZgoEcJKB4V-xqOO7STOu0djuO_hHd_dM8GkXjIamwCDoDrZRAdRPT5gaYIUOXwHgEk7mRpK7R7aGCo-eeVOtK72Nk

Monday 23 September 2019

�� LISA PHAM Khai Dân Trí 23/09/19. Mỹ-Úc tăng cường liên minh chống Trun...

Bộ trưởng Bộ Y tế CS: 'Tôi phát biểu đúng. Đại học Y dược TP. Hồ phải đổi tên'



Subject: Bộ trưởng Bộ Y tế CS: 'Tôi phát biểu đúng. Đại Học Y Dược TP. Hồ phải đổi tên'


 

Bộ trưởng Bộ Y tế CS: 'Tôi phát biểu đúng. Đại học Y dược TP. Hồ phải đổi tên'


166179Lưu


TTO - Phát biểu của Bộ trưởng CS Nguyễn Thị Kim Tiến cách đây 5 ngày về việc đổi tên Đại Học Y dược TP. Hồ sang Đại Học Khoa học Sức khỏe đã gây bão dư luận vì cái tên trường đã gắn bó nhiều thế hệ. Nhưng y thị Tiến nói mụ phát biểu đúng.

          Thực hiện chủ trương của ngành Y tế CS, khối Trường Sức khỏe phải có đề án thành lập Đại Học Khoa học Sức khỏe. Đề án này đã có nhưng chưa được phê duyệt, trong Đại Học Khoa học Sức khỏe có các "school" (trường) là Trường Y, Trường Dược, Trường Nha, Trường Điều dưỡng, Trường Kỹ thuật Y học. 
          Trường Đại Học Y Dược TP. Hồ đã làm đề án từ hơn 10 năm trước nhưng chưa được phê duyệt, gần đây là chờ Đại Học Y Hà Nội và vướng Luật giáo dục cũ.
Bộ trưởng Bộ Y tế: Tôi phát biểu đúng. Đại học Y dược TP.HCM phải đổi tên - Ảnh 1.
Bộ trưởng CS Kim Tiến (thứ 2 từ phải) xem tính năng thu phí không dùng tiền mặt tại bệnh viện, tại hội thảo trực tuyến về việc này tổ chức sáng nay 20-9 - Ảnh: L.ANH.


          * Tên trường Đại Học Y Dược TP. Hồ, Trường Đại Học Y Hà Nội quen thuộc với nhiều thế hệ, đã có từ cả trăm năm nay, nay như y thị nói là thành lập Đại Học Khoa học Sức khỏe thì nhiều người lo ngại chỉ đổi phần hình thức, còn nội dung là chất lượng giảng dạy lại chưa được tính đến.  Y thị nghĩ sao về điều này?
          - Đại Học Y Dược TP. Hồ phải đổi tên, đó là kết luận của Đoàn thanh tra của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo CS, nhưng đổi tên ở đây là đổi thành "Trường Đại Học Y Dược TP. Hồ". 
          Tên hiện nay không có chữ "Trường" mà bắt đầu bằng chữ Đại Học, nhưng dưới lại toàn là khoa. Một khi anh là Đại Học, tên gì đó có ý nghĩa bao trùm thì trong đó phải có các trường thành viên: Trường Đại Học Nha khoa, Trường Đại Học Y, Trường Đại Học Dược. Còn đây anh đang là Trường, bên dưới là các khoa Y, Dược..., tên phải bắt đầu bằng chữ Trường, Trường Đại Học Y Dược TP. Hồ chứ không thể tên như hiện nay. 
          Tôi phát biểu như hôm khai giảng Trường Đại Học Y Dược TP. Hồ là đúng. Những người có ý kiến khác có thể do không hiểu, hoặc chưa hiểu rõ chủ trương của ngành.
          Nhưng cũng phải thông cảm cho Trường. Tên đó là lịch sử, thứ 2 là khi đề án được phê duyệt thì Trường sẽ thành Đại Học Khoa học Sức khỏe.
          * Nhưng phát biểu của Bộ Trưởng CS gây nhiều ý kiến khác nhau trong những ngày qua, vì nhiều người vẫn mong giữ được tên “Đại Học Y Dược TP. Hồ" sau này khi thay đổi mô hình. Y thị có thấy có hợp lý?
          - Trường phải làm đề án thành Đại Học. Như hiện nay, nôm na Trường mới là huyện chứ chưa thành tỉnh. Chuyện tên gọi về sau sẽ bàn, nhưng bản chất phải là Đại Học Khoa học Sức khỏe. 
          Còn nếu chỉ là Đại Học Y Dược thì chỉ có 2 chuyên ngành là Y và Dược thôi, Phục hồi chức năng, Nha khoa, Điều dưỡng... không bao hàm trong tên Trường. Nếu giữ tên Trường là chỉ giữ bảo thủ thôi chứ chưa chắc người ta (phê duyệt đề án - PV) chấp nhận.



                   * Vậy các đề án, như y thị nói, đã ở bước nào?
          - Đề án cần rất nhiều bước, phải thẩm định, Bộ Y tế CS đã đành nhưng cần phải chuẩn bị thay đổi cơ sở hạ tầng nữa. 
          Giai đoạn này kết luận của Thanh tra CS là Đại Học Y Dược TP. Hồ phải đổi tên bắt đầu từ chữ “Trường", tôi nói gì cũng phải theo luật. 
          Còn về sau này, Trường Đại Học Y Dược TP. Hồ sẽ thay đổi mô hình trước, sang Đại Học Khoa học Sức khỏe, đây sẽ là Trường Đại Học Khoa học Sức khỏe đầu tiên của Việt Nam CS.

                                                                                    Hết.

TTO - Việc thay đổi mô hình Trường ĐH Y Hà Nội, Trường ĐH Y dược TP.HCM đã có trong nghị quyết 20 và quy hoạch của thủ tướng. Bộ Y tế cũng đang xây dựng đề án thay đổi mô hình 2 trường này thành ĐH Khoa học sức khỏe.
LAN ANH

--
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "DiendanTuoiHac" group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to xomnhala_yamaha+unsubscribe@googlegroups.com.
To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/xomnhala_yamaha/CANAdbNym1%3DZ%3Dh08BHNRkpuSoM%3De74oXN8d%2BVtbgSpdCxG68evg%40mail.gmail.com.

__._,_.___

Posted by: van tran 

Saturday 21 September 2019

�� LISA PHAM Khai Dân Trí 21/09/19. Mỹ dọa tăng thuế gấp đôi đánh vào hàn...

8 loại đồ dùng quen thuộc nhưng độc hại cần ngưng sử dụng ngay


---------- Forwarded message ---------
From: Dang Cao
Date: Wed, Sep 18, 2019 at 4:06 AM
Subject: 8 loại đồ dùng quen thuộc nhưng độc hại cần ngưng sử dụng ngay
To:

8 loại đồ dùng quen thuộc nhưng độc hại cần ngưng sử dụng ngay

Vietnamdaily 28/03/19 08:52 GMT+7 Gốc
Có một số loại đồ dùng gia đình vô cùng quen thuộc nhưng trên thực tế lại rất độc hại đến sức khỏe. Cần ngưng sử dụng 8 loại đồ dùng sau nếu không muốn 'rước bệnh' vào người.
Bát đĩa, cốc xốp: Các loại cốc, bát xốp có chứa styrene - một hóa chất độc hại có liên quan mật thiết đến việc phát triển ung thư, mất thị lực, thính giác và tổn thương hệ thần kinh.
Nếu bạn dùng đồ xốp để chứa đồ uống, thức ăn nóng như cà phê, trà, cháo thì styrene có thể sẽ bị rò rỉ vào chất lỏng và gây ung thư. Do vậy, bạn nên hạn chế việc sử dụng những đồ dùng độc hại này.
Các sản phẩm từ gỗ ép thường chứa urê-formaldehyde, phát ra formaldehyde trong phòng. Nếu phòng càng nóng và ẩm, gỗ ép phát ra formaldehyd càng nhiều. Tiếp xúc lâu dài với formaldehyde có thể gây bệnh phổi, hen suyễn và thậm chí là ung thư.
Sản phẩm có đặc tính kháng khuẩn: Nhiều nhà sản xuất sản phẩm kháng khuẩn sử dụng một nguyên tố gọi là triclosan trong các sản phẩm của họ. Triclosan không chỉ có hại cho môi trường mà còn cho sức khỏe của chúng ta. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các sản phẩm có chứa triclosan (có thể là dầu gội, kem đánh răng và nay cả mỹ phẩm) gây ung thư gan ở chuột.
Hương muỗi: Các nhà khoa học đã tính toán và phát hiện ra rằng khói phát ra từ một vòng hương muỗi tương đương với khói của 75-137 điếu thuốc. Lượng này làm cho bất kỳ sinh vật sống nào, kể cả con người, có nguy cơ mắc các bệnh phổi khác nhau.
Máy làm mát không khí: Sản phẩm này phát ra paradichlorobenzene gây hại cho sức khỏe của chúng ta, đặc biệt là khi được sử dụng trong một khu vực nhỏ hoặc trong một căn phòng thông gió kém.
Băng phiến là cách tốt nhất để giữ quần áo của bạn tránh bị gián làm ổ. Tuy nhiên, hơi nước chúng phát ra trong khi bảo vệ quần áo của bạn rất nguy hiểm.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng một trong những yếu tố chính của băng phiến được gọi là paradichlorobenzene gây ra ung thư ở động vật. Mặc dù tác động đối với sức khỏe con người vẫn chưa được chứng minh bạn nên thận trọng. Một số băng phiến có chứa một hóa chất gọi là naphthalene, phá hủy các tế bào hồng cầu nếu con người tiếp xúc với nó trong một thời gian dài.
Sản phẩm mỹ phẩm: Phthalates, còn được gọi là chất hóa dẻo, có thể gây ra các vấn đề sức khỏe với cơ quan sinh sản ở động vật, điều đó có nghĩa là những rủi ro cho con người cũng có. Phthalates có trong các sản phẩm các sản phẩm làm đẹp, trong chất khử mùi, dầu gội và thuốc xịt tóc. Do vậy, bạn nên kiểm tra thành phần của chúng trước khi mua.
Cây nhang: Mùi thơm của những cây nhang tỏa ra trong nhà bạn cũng nằm trong danh sách những yếu tố nguy hại. Giống như hương muỗi, khói mà chúng thải ra có chứa một số hợp chất nguy hiểm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của chúng ta. Ảnh: BS.
Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". 
Nguồn: VTC.

( xin nói thêm về cây nhang :
   Xưa xửa , sách Tầu nói rằng " gỗ cây trầm " có tác dụng gọi hồn người chết - sự thật không chắc - ; cho nên   họ chế ra cây nhang tẩm bột gỗ trầm , với hy vọng khi đốt nhang lên và khấn thì thân chủ có thể
  nói chuyện với thân nhân quá cố , hay với thần linh .
  Tuy nhiên gỗ trầm đâu có dễ mà tìm được đâu . Cho nên  người ta ( con buôn ) mới  làm nhang ( thời nay)
 bằng loại bột tẩm một loại hóa chất rất độc , nhưng mùi  giống như mùi gỗ trầm ( hương đuổi muỗi
 cũng độc hại như vậy ). Do đó, tuyệt đối không dùng nhang và hương đuổi muỗi .
  Còn các chùa nếu - theo thông lệ - không thể không
  đốt nhang được , thì nên nên dùng  hệ thống hút hơi 
 (exhaust) cực mạnh ; hoặc làm như những chùa tân tiến , là xây  lư hương  ở ngoài  sân , chỗ thoáng gió .
   Còn nếu có bàn thờ trong nhà , thì tuyệt đối không dùng nhang , nhất là nhà có con nít , với lá phổi rất
   mong manh . )

__._,_.___

Posted by: Hank Music 

Monday 16 September 2019

LISA PHAM Khai Dân Trí 16/09/19 Philippines cho phép dân bắn quan chức t...

Đường Sài Gòn ngập sâu cả mét, nước tràn đầy cốp xe máy



Subject:  Đường Sài Gòn ngập sâu cả mét, nước tràn đầy cốp xe máy.

Đường Sài Gòn ngập sâu cả mét, nước tràn đầy cốp xe máy.

XEM CLIP:



Bà Nguyễn Thị Hồng Vân, sống nhiều năm nay trên đường Nguyễn Hữu Cảnh) liên tục kêu cứu, kêu khổ, vì nước ngập vào nhà.
"Trời mưa là nhà tôi ngập nước. Sau này chắc tôi phải mua cái xuồng" - bà Vân chia sẻ.

Mưa lớn ngập sâu gần hết yên xe máy, người dân phải dắt xe lội trong biển nước.

Nước tràn vào cốp xe khiến đồ đạc bị ướt sạch.

Nhiều tuyến đường ngập sâu, người dân chỉ còn cách dắt xe lội nước.

Dắt xe qua biển nước trên đường Nguyễn Hữu Cảnh.

Bơ vơ giữa biển nước.

Nước ngập sâu gần hết yên xe máy khiến việc di chuyển vô cùng khó khăn.

Xe hưi  ngập hết bánh, chết máy dừng giữa đường.

Dân lội bộ, xe chết máy.

Nước ngập tràn vào nhà dân.
          Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hiện nay ở khu vực các tỉnh ven biển Nam Trung phần, Tây Nguyên, và Nam phần đã có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông.
          Một số nơi có lượng mưa lớn (lượng mưa trong 18h qua tính từ 19h ngày 13/9 đến 13h ngày 14/9) như: Cát Tiên (Lâm Đồng) 74mm, Đồng Phú (Bình Phước) 51mm, Biên Hòa (Đồng Nai) 64mm, Long Khánh (Đồng Nai) 61mm, Thủ Dầu Một (Bình Dương) 76mm, Cà Mau 68mm,…
          Dự báo, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới qua khu vực Nam Trung phần kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, nên trong đêm nay và ngày mai 15/9, ở khu vực Bắc Tây Nguyên và các tỉnh ven biển Nam Trung phần có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to với lượng mưa phổ biến 20-40mm/24h, có nơi trên 60mm/24h.
          Các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, khu vực Nam Tây Nguyên và Nam phần có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 40-70mm/24 giờ, có nơi trên 100mm/24h.
Thanh Tùng.  ./.




__._,_.___

Posted by: van tran 

Monday 9 September 2019

Từ cái LON đến cái LU.


 



Subject: Mỗi ngày 1 con khỉ  "đỉnh cao trí tuệ”:  Từ cái lon đến cái lu ở VNCS !


                                    Từ cái LON đến cái LU.


TẠP GHI HUY PHƯƠNG.

        Cuộc đời quá khổ và quá buồn, nên đôi khi chúng ta cần một vài phút “thư thới,” để giản ra cái gì đang căng và thư thả lại cái gì đang gấp. Muốn được như vậy, cứ mở vào những trang báo Việt Nam là  đủ. “Tuổi già hạt lệ như sương,” khóc thì khó có nước mắt, nhưng cười thì hỉ hả, miễn là giữ lại hàm răng giả thật chặt !. “Cười ra nước mắt!” Ai than là tuổi già khô nước mắt để khóc, nhưng lúc cười nước mắt lại tuôn, vậy cười hay khóc cũng giống nghĩa như nhau.

        Tôi nghĩ chưa lúc nào đất nước Việt Nam CS lại có những đầu óc siêu phàm như hôm nay, đúng như thành ngữ người ta đã hoang tưởng dùng nó để tự ca tụng mình là “Đỉnh cao trí tuệ!” Không những đã được mang danh trí thức mà còn đầy những thứ khoa bảng. Việt Nam CS hiện nay có hơn 24.000 Tiến sĩ, và mỗi năm có chỉ tiêu đào tạo thêm khoảng 350  Tiến sĩ, thống kê ra thì cứ hơn một ngày thì đất nước có thêm một Tiến sĩ? Trong hơn 72.000 Giảng viên Đại học Việt Nam, số Thạc sĩ là 43.000,Ttiến sĩ là 16.500. Tin hay không tin là quyền của mỗi người.
        Cứ xét trình độ một nhân vật cầm quyền tiêu biểu ngớ ngẩn như Nguyễn Xuân Phúc với trình độ Cử nhân Kinh tế, ngoại ngữ: Anh văn B, Nga văn B thì người ta cũng đã thất vọng rồi! Nhìn xuống, thấy toàn là những thứ Tiến Sĩ -Phó Giáo Sư nhưng mỗi lần mở miệng thấy trình độ không hơn gì một đứa trẻ Tiểu học trước đây. Bởi vậy một em tốt nghiệp Tú Tài II thời xưa, cho biết em hiện nay, em đang sống dư dả với nghề viết “Luận án” cho các Tiến Sĩ ngày nay.
        Những giới chức như Đại Biểu Nhân Dân, Giám Đốc, Khoa Trưởng khi đã kiếm được chỗ ngồi yên ấm, thì tốt hơn là nên “ngậm miệng ăn tiền” cho qua buổi, đàng này như sợ người ta quên, hay không biết tới mình, nên đã cố gắng kiếm cơ hội để phát biểu đôi câu “để đời,” không phải lưu danh muôn thuở mà tiếc thay lại “lưu xú vạn niên!”
        Gần đây, cái thứ “anh hoa” này lại có phong trào “phát tiết” ra từ phe phụ nữ, mà sao thời nay đàn bà lắm miệng nhiều đến thế? Hãy nghe một GS.PTS là Vũ Thị Nhung, Chủ tịch Hội Phụ Sản CS TP. Hồ khuyến khích các bậc cha mẹ: “Để giúp đời sống tình dục của con cái mình trong tương lai, cha mẹ hãy thể hiện cách làm tình với nhau trước mặt bọn trẻ !!!.”
        Có lẽ vì đang ám ảnh cái ấy và chuyện ấy, khi hãng Coca-Cola Viet Nam quảng cáo sản phẩm của mình bằng slogan “Mở lon Việt Nam” thì mụ khác là Cục Trưởng Cục Văn hóa Cơ sở thuộc Bộ Văn Hóa Thể thao và Du lịch CS, la toáng lên rằng: từ “lon” đứng một mình, không gắn với từ Coca-Cola hay bia, có thể được hiểu theo rất nhiều nghĩa; nếu bị thêm dấu, thêm mũ trong các quảng cáo ngoài trời sẽ rất phản cảm!” Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở cũng nói rõ, việc gắn chữ “lon” như cách của Coca- Cola mà không có danh từ, trạng từ ở phía sau như “ở Việt Nam”, “tại Việt Nam”… là phản cảm, thiếu thẩm mỹ... “Hãy giả sử nếu người ta thêm dấu, thêm mũ vào cho từ đó… Từ “lon Việt Nam” có rất nhiều vấn đề !”
        Hãng nước ngọt này bị phạt tiền và bảng quảng cáo phải hạ xuống, bỗng chốc mà cái tên Ninh Thị Thu Hương nổi lên như cồn. Quần chúng một mặt buồn cười cái ngớ ngẩn, có quyền lực đang áp đặt một biện pháp lên một dòng chữ quảng cáo bình thường không có gì phải lo sợ vì sự xỏ xiên,  xuyên tạc của nó. Chỉ sợ rồi đây, những đầu óc ngu và... ngoan (cố) thế này sẽ đi vào chỗ tăng trưởng quyền lực và cấm đoán thêm cách dùng chữ nghĩa, bằng lối tư duy sợ … bỏ dấu nữa. Sẽ không còn ai dám nói đến cái thứ mà Việt Nam chưa sản xuất nỗi là con “bu-lon,” Hong Kong nằm bên hông “Cho Lon,” và một loạt sinh hoạt “mung lon,” “gan lon”, “len lon,” “rua lon’ của các ông lính...
        Nỗi lo sợ của mụ Cục Trưởng Ninh Thị Thu Hương là sợ thói quen “chụp mũ” của thiên hạ, trong đó có cả chính quyền. Thiên hạ thì thích “chụp mũ,” “ đội ô” lên những chữ không có mũ, chính quyền công an thì thích chụp mũ lên những cá nhân không có mũ, bằng những cái mũ “ âm mưu lật đổ chính quyền,” “làm gián điệp ngoại quốc,” “ tổ chức Việt Tân...” được kèm theo với vài chục năm tù tội.

        Dư luận chưa hết bàn tán chuyện cái lon, thì tiếp đến là chuyện cái lu.
Chúng ta đã biết, đối với người dân thành phố Sài Gòn thì chuyện ngập lụt mỗi khi trời mưa là chuyện vô phương cứu chữa, bao nhiêu kế hoạch, công trình đề ra rồi cũng không đi đến đâu, dân nghe chính quyền nói nhiều mà không thấy tình trạng thay đổi. Nhà nước biện bạch: thứ nhất là thiếu tiền, thứ hai là nhân lực, thứ ba là thời gian, với khối lượng như thế không thể làm trong thời gian ngắn được.
        Câu chuyện cái lu bắt đầu từ chiều 12.7.2019, tại phiên họp của Hội Đồng Nhân Dân CS TP.Hồ, Đại biểu PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân, kiêm một lố chức tước, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Dân tộc học - Nhân học TP.Hồ, Giảng viên tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.Hồ,  đã đưa ra ý kiến, mỗi nhà dân ở Saigon nên có một cái lu chứa nước để chống ngập mỗi khi có trời mưa.
        Cả nước đang cười ầm lên, vì chuyện cái lu của Tiến Sĩ Hồng Xuân, thì mụ phân bua với báo chí: “Đây là giải pháp tôi rất tâm huyết, nghiên cứu kỹ lưỡng nên mới đề xuất. Đây là ứng dụng từ giá trị văn hóa bản địa (?)”.  Mụ cũng nói chuyện này bên Nhật, bên Phi người ta đã làm, và không thấy bị ngập. Mụ cũng chê  người dân “không đủ trình độ,” nghĩa là còn ngu, để hiểu giải pháp “trí tuệ” dùng lu chống ngập của y thị!
        Người dân phản bác rằng: Dù có hàng triệu cái lu cũng không thể chống được úng ngập, khi nền xây dựng đô thị thấp, khi có nước sông dâng cao không thể chảy thoát  ra ngoài được. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhất là kỹ thuật thoát nước và chống ngập úng không theo kịp với tốc độ phát triển đô thị. Hệ thống thoát nước cũ, nhỏ dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu, trong khi người dân vẫn đốn rừng, lấn chiếm, san lấp ao hồ, xả rác ra kênh rạch, làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước. Và nước mưa chảy xuống mỗi nhà đã có lu đựng, nước mưa chảy ngoài đường, trên sông hồ, ngoài đồng ruộng, lu đâu đủ mà hứng và nước ấy chảy đi đâu?
        Có người đùa cho rằng: Họ hàng nhà mụ Phó Tiến Sĩ, chắc quê quán ở Lái Thiêu, đang có nghề sản xuất lu đựng nước! Báo Saigon Giải Phóng còn bênh vực tối đa phát minh của y thị, so sánh mụ với nhà Khoa học thông thái là Galileo Galilei, vào thế kỷ thứ XVI, đã tìm ra những định lý về Khoa học, nhưng vào thời điểm đó, quan điểm của ông không được chấp nhận, và bị quản thúc tại gia cho đến chết.        
        Giải pháp lấy lu chống ngập của Phan Thị Hồng Xuân không khác gì suy nghĩ phát xuất từ đầu óc ngây ngô của một học sinh lớp Ba trường làng. Nhưng mụ này hiện nay là cấp cao của nhiều hội hè và lại là Giáo sư Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ở Sài Gòn, làm tôi đâm ra nghi ngờ, phải chăng đây một trong những Giáo sư- Phó Tiến Sĩ, đặc trưng của loại khoa bảng “học giả- bằng mua?” và tiến thân nhờ đảng CS?
        Sau chuyện cười “cái lon,” tiếp đến “cái lu,” rồi ra nay mai, sẽ là cái gì nữa đây, xin vui lòng cho biết tiếp, thưa quý Mụ?

                                                                                                                                                Hết.

  
                       
Yahoo! Groups



alt
alt
alt
.


__._,_.___

Posted by: !YAHOO! 

Featured post

Bản Tin Cuối Ngày 20/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List