Việt Nam hôm nay

https://lh4.googleusercontent.com/jwHXKk9yK83mb2U0iyp-OSXs7OZgoEcJKB4V-xqOO7STOu0djuO_hHd_dM8GkXjIamwCDoDrZRAdRPT5gaYIUOXwHgEk7mRpK7R7aGCo-eeVOtK72Nk

Saturday 30 April 2016

Bị công an csVN bắt vì tố cáo bảo vệ rừng đánh người

 
Matthew Trần:

Đã sống zưới chế độ độc tài cũa csVN thì làm răng mà có hệ thống fáp lý công bằng được !!

MT

Friday, April 29, 2016



 Công an Nhơn Trạch nghiến răng nhận thêm ‘một bạt tai’
Tuesday, April 26, 2016 4:47:03 PM





ÐỒNG NAI (NV) - Bị dư luận ép đến chỗ phải trả tự do, đình chỉ điều tra và xin lỗi nạn nhân, giống như bị “bạt tai,” công an Nhơn Trạch vừa nhận thêm “một bạt tai” nữa khi nạn nhân từ chối.
Hôm 26 tháng 4, công an và Viện Kiểm Sát huyện Nhơn Trạch, tỉnh Ðồng Nai đã tổ chức xin lỗi bà Nguyễn Thị Anh Ngọc vì đã bắt và phê chuẩn việc bắt oan bà Ngọc.


Bà Ngọc khẳng định, vừa xin lỗi, vừa bôi nhọ thì xin lỗi làm gì. (Hình: Tuổi Trẻ)

Bà Nguyễn Thị Anh Ngọc là người thuê đất nuôi tôm ở Nhơn Trạch. Do việc khai thác cát trên con sông chạy dọc khu rừng phòng hộ ảnh hưởng đến việc nuôi tôm, bà Ngọc tố cáo hoạt động khai thác trái phép này với báo chí. Ðó là lý do chính quyền tỉnh Ðồng Nai ra lệnh cho chính quyền huyện Nhơn Trạch phải kiểm tra và xử lý. Ðó cũng là lý do bà Ngọc và thân nhân bị dọa giết, bị bảo vệ khu rừng phòng hộ trói, đánh, hủy hoại tài sản.
Bà Ngọc tiếp tục tố cáo với báo chí, chính quyền tỉnh Ðồng Nai tiếp tục ra lệnh cho chính quyền huyện Nhơn Trạch phải kiểm tra và xử lý. Ngày 19 tháng 4, công an Nhơn Trạch mời bà Ngọc đến cung cấp thông tin về việc bị hành hung, bị bắt giữ trái phép, bị hủy hoại tài sản. Tuy nhiên khi đến nơi, bà Ngọc bị còng vì cả công an lẫn Viện Kiểm Sát huyện Nhơn Trạch “thống nhất nhận định,” hồi đầu tháng 9 năm ngoái, khi ngăn cản việc khai thác cát trái phép, bà Ngọc đã phạm tội “chống người thi hành công vụ.”
Ngay sau đó, báo chí Việt Nam công bố một video clip ghi lại chuyện xảy ra hồi đầu tháng 9 năm ngoái. Theo đó, bà Ngọc đã gọi điện thoại báo cho công an địa phương về hoạt động khai thác cát trái phép nhưng vài tiếng sau công an mới tới. Khi đến nơi thì công an chỉ khoanh tay đứng nhìn những người khai thác cát trái phép hăm dọa, đuổi đánh bà Ngọc...
Video clip này khiến chính quyền tỉnh Ðồng Nai tiếp tục ra lệnh cho chính quyền huyện Nhơn Trạch phải kiểm tra và xử lý. Bốn ngày sau, bà Ngọc được tại ngoại vì xét thấy “không cần thiết phải tạm giam.”
Hôm sau nữa, hệ thống tư pháp ở huyện Nhơn Trạch quyết định “đình chỉ điều tra” đối với bà Ngọc. Các viên chức tư pháp ở huyện Nhơn Trạch phân bua, sở dĩ họ bắt-phê chuẩn lệnh khởi tố bà Ngọc khi điều tra vụ bà Ngọc bị hành hung, bị bắt giữ trái phép, bị hủy hoại tài sản theo yêu cầu của thượng cấp là vì họ phát giác bà đã ngăn cản công an đưa sà lan khai thác cát đi nơi khác lập biên bản do sà lan bị thủng, có thể đắm, gây hậu quả nghiêm trọng cho giao thông đường thủy và môi trường.
Còn chuyện các cơ quan bảo vệ pháp luật chờ đến chín tháng sau mới bắt bà Ngọc là vì tới lúc đó, họ mới “tìm thấy” bà khi điều tra chuyện bà trở thành nạn nhân của việc tố cáo khai thác cát trái phép. Video clip được công bố sau khi bà Ngọc bị bắt vì “chống người thi hành công vụ” được ghi nhận như một “tình tiết mới” giúp hệ thống tư pháp ở huyện Nhơn Trạch nhận ra bà Ngọc... “không phạm tội”!
Kịch tính trong vụ này được nâng thêm một mức khi Viện Kiểm Sát và công an huyện Nhơn Trạch xin lỗi và tặng hoa cho bà Ngọc, bà lại từ chối không nhận cả lời xin lỗi lẫn hoa. Thậm chí bà còn nhấn mạnh là bà cảm thấy “nhục.”

Nguyên nhân khiến bà Ngọc cảm thấy “nhục” và từ chối nhận cả lời xin lỗi lẫn hoa từ các cơ quan tư pháp ở Nhơn Trạch là vì song song với việc tuyên bố bà Ngọc “không phạm tội,” công an huyện Nhơn Trạch “tặng kèm” một quyết định xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền là 2.5 triệu đồng.
Nói cách khác, theo công an huyện Nhơn Trạch thì bà Ngọc vẫn “chống người thi hành công vụ,” chỉ có điều sai phạm chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự (lôi ra tòa để giam vào tù).
Bà Ngọc nhấn mạnh, khai thác cát trái phép ở Nhơn Trạch là chuyện phổ biến. Chẳng phải bà mà nhiều người khác đã tố cáo từ lâu nhưng cả chính quyền lẫn công an Nhơn Trạch chẳng làm gì cả. Ðó cũng là lý do bà Ngọc đòi phải lập biên bản ngay tại chỗ. Bà cũng khẳng định, chẳng phải bà mà còn nhiều người khác biết, hồi đầu tháng 9 năm ngoái, sà lan không hề bị thủng và có thể đắm như công an Nhơn Trạch biện bạch.
Bà Ngọc nói thêm, nếu không có báo chí thì làm gì có chuyện bà có cơ hội được hệ thống tư pháp của huyện Nhơn Trạch xin lỗi.
Tuy nhiên, theo bà Ngọc, tổ chức xin lỗi mà tiếp tục bôi nhọ bà thì xin lỗi làm gì.

Trước khả năng vụ xin lỗi bà Ngọc có thể trở thành một scandal mới, gây ra những rắc rối mới, một sĩ quan đại diện cho công an huyện Nhơn Trạch vội vàng đứng dậy loan báo: “Vừa liên lạc với lãnh đạo và lãnh đạo nói nếu chị không đồng ý quyết định xử phạt, cơ quan điều tra sẽ... xem xét và thu lại quyết định xử phạt vi phạm hành chính.”
Ðại diện Viện Kiểm Sát huyện Nhơn Trạch cũng vội vã hứa sẽ “giám sát” điều này! (G.Ð)







« Trở về trang trước





       
__._,_.___

Posted by: <vneagle_1

Friday 22 April 2016

Tiểu thương miền Trung rầu rĩ ngồi nhìn cá ế


 
Matthew Trần:

Rõ ràng: Người zân Vietnam xa gần nội ngoại: Ai ai cũng thấy rõ: Đây là đòn bá đạo cũa Chệt (Trung cọng) muốn tiêu ziệt người zân Việtnam chết lần chết mòn bằng cách:

- Ngăn chận nguồn nước uống cũa thượng lưu song Cữu Long ..

- Thứ đến là tiêu ziệt người Việt sống zọc theo bờ biễn bằng kách đầu đọc hàng trăm ngàn tấn cá sống ngoài khơi làm cạn nguồn sống cũa hàng ngàn gia đình mưu sống bằng nghề đánh cá zọc theo bờ biễn Đông.

Chĩ cón một fương fáp độc nhất là bọn csVN fãi làm là xĩa vào mặt bọn cs Chệt; Đòi chúng chấm zứt ngay hành động ziệt chũng nầy..

Nếu không Không quân CSVN sẽ tấn công  Đập Tam Vực (Three Gorge Dam). 
Nếu xãy ra: hành động nầy sẽ chôn sống một fần ba zân số Chệt ..  cũa TC trong thế kỹ nấy cho mà koai.

Mời  quý độc zã thân thương xem kế hoạch đánh sụp TC trong fần Fụ đính kèm theo đây.  


 From: Quyet Nong <
Sent: Thursday, April 21, 2016 9:10 AM
Subject: 1 DĐKTTG Tiểu thương miền Trung rầu rĩ ngồi nhìn cá ế 

THỨ 5, 21/4/2016

Tiểu thương miền Trung rầu rĩ ngồi nhìn cá ế


Thông tin về tình trạng cá chết ven biển dọc các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị khiến nhu cầu tiêu thụ yếu đi. Tiểu thương ở các chợ ngồi thẫn thờ nhìn cá ế chất đống.
16-17h là lúc chợ Đồng Hới, chợ cá lớn nhất Quảng Bình đông khách nhất, nhưng trong chiều 20/4, cảnh mua bán khá trầm lắng.
Sau những thông tin về cá biển chết đồng loạt ở Quảng Bình được lan đi, khách không mua, tiểu thương ngồi im lặng nhìn sạp hàng ế.
Bà Trương Thị Thanh (56 tuổi, trú phường Đồng Phú, TP Đồng Hới) cho biết, thường ngày bà bán được khoảng hơn 50 kg cá nhỏ các loại. "Cả tuần nay tôi lỗ vốn vì lấy cá về không bán được. Hôm nay không bán được, sáng mai sẽ lại mất công chở ra bán cho các đầu mối thu mua cá cho lợn ăn", bà Thanh nói.
Nhiều người bán cá tại Quảng Bình cho biết, thông tin cá chết bất thường khiến người dân hạn chế việc mua loại thủy hải sản này. Các loại cá đánh bắt xa bờ về cũng không tiêu thụ được. Những loại nổi tiếng tươi ngon ở Quảng Bình như tôm, mực, ghẹ... cũng bị ế hàng.
Nhiều tiểu thương bỏ cả sạp hàng đi nơi khác.
Cá mú tươi sống do ngư dân đánh bắt về để trong chậu cũng không bán được. Ngày thường, loại cá đặc sản này có giá 200.000-300.000 đồng/kg nhưng giờ bán chưa đến 100.000 đồng vẫn không có người mua.
Bà Nguyễn Thị Kiều (54 tuổi, trú xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới) cho biết, gia đình bà có tàu đánh bắt gần bờ đi về trong ngày nhưng thời gian gần đây bớt chuyến đi lại vì cá ế. "Trước đây, tàu của nhà tôi về, chỉ việc bán lại cho thương lái nhưng do cá chết nên tôi phải trực tiếp ra chợ bán. Ngồi cả buổi chiều không bán được con cá mú nào cả", bà Kiều nói.
Cầu Hai, khu chợ chuyên về hải sản lớn nhất huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế), cũng rơi vào tình cảnh đìu hiu vắng bóng người mua.
Tại chợ cá xã Lộc Vĩnh (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế), sau khi ngư dân phát hiện cá chết trên vùng biển, tình trạng ế ẩm bắt đầu diễn ra từ chiều 20/4. Khu chợ này có khoảng 50 hộ bán cá hiện chỉ còn rải rác vài hộ kinh doanh.
Tiểu thương các chợ cá ở Huế chán nản vì cá ế.
Trái ngược với tình trạng ế khách tại các sạp cá biển, những sạp bán cá đồng, sông lại đông khách. Thông tin về cá biển chết khiến người dân tập trung vào tiêu thụ các loại nước ngọt.

Ông Bùi Xuân Ngọc - Trưởng phòng kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản (Sở Nông nghiệp Quảng Bình) - cho biết, hiện tại, cơ quan này chưa thể đưa ra khuyến cáo về việc người dân nên chọn mua các loại cá nào. "Nguyên nhân cá chết bất thường mới chỉ dừng lại ở mức ô nhiễm nguồn nước chứ chưa biết cụ thể là vì sao ô nhiễm", ông Ngọc nói.







Theo Văn Được - Điền Quang - báo zing












__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

Monday 18 April 2016

Mười năm qua gió thổi đồi tây


Mười năm qua gió thổi đồi tây

Nguyễn Quốc Toàn
Hoang Dinh Nam AFP
Image caption 'Lợi ích nhóm' giành đặc quyền đặc lợi để khai thác các nguồn lực quốc gia
Năm 2016 là năm đặc biệt với tôi vì nó đánh dấu 10 năm tôi trở về Việt Nam sau hơn mười mấy năm sống ở nước ngoài và cũng là năm tôi qua tuổi 40, tuổi không còn trẻ nữa.
Bài viết này là quan sát rất cá nhân của tôi, (và không có tính khoa học) về Việt Nam trong 10 năm qua dưới con mắt của một người trở về, từ dân nghiên cứu chuyển sang làm kinh doanh, nhân dịp sau đại hội Đảng và kết thúc một nhiệm kỳ của chính phủ.

Với tôi, Việt Nam của thập kỷ 2006-2015 được khái quát bằng những điểm chính sau:
1) Sự lũng đoạn trầm trọng của các công ty tư nhân trong việc cấu kết với các quan chức nhà nước, cái mà tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gọi là “lợi ích nhóm”, còn kinh tế học thì gọi là “chủ nghĩa tư bản thân hữu” (cronysm);
2) Về phía khu vực công, sự “đục khoét ngân sách” hay “đào mỏ ngân sách” được đẩy lên đến đỉnh điểm;
3) Thập kỷ này đánh dấu sự khủng hoảng toàn diện của nền giáo dục của nước nhà.
4) Mạng xã hội và truyền thông đã có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống chính trị Việt Nam.
5) Và cuối cùng, làn sóng người có tiền và kiến thức ra đi ào ạt, lại một cuộc di cư nữa.

Vấn đề đầu tiên là sự lũng đoạn trầm trọng của các tập đoàn tư nhân. Chưa bao giờ mà chủ nghĩa tư bản thân hữu “cronyism” ở Việt Nam lại biểu hiện rõ như thế.

Chủ nghĩa tư bản thân hữu hay “nhóm lợi ích” ở đây là sự kết hợp giữa công ty tư nhân và quan chức nhà nước trong việc giành những đặc quyền đặc lợi để khai thác một nguồn lực gì đó trên cơ chế bất bình đẳng, không cạnh tranh lành mạnh.

Câu nói mà bạn sẽ nghe nhiều nhất trong 10 năm vừa qua sẽ là “chỗ này là của anh A, chỗ kia là của chị B”.

Dường như không có cuộc chơi kinh doanh lớn nào ở Việt Nam mà lại không có sự “bảo kê” của một quan chức nào đó. Mọi quan hệ kinh tế sẽ được thay bởi các quan hệ chằng chịt giữa chính trị và doanh nghiệp.

Điểm nguy hiểm nhất của chủ nghĩa tư bản thân hữu là việc nó tạo ra một cuộc chơi bất bình đẳng mà các công ty tư nhân khác không được cơ hội tham gia.
Qua đó các công ty “nhóm lợi ích” được độc quyền khai thác nguồn tài nguyên hay một hoạt động nào đó, và thường là gây thiệt hại cho người dùng.
Image copyright Reuters
Image caption Quan hệ chính trị trở thành một 'ưu thế' để lấy các hợp đồng thầu và công trình lớn
Trong tài chính, đây là cuộc chơi sử dụng quyền lực để mua lại các doanh nghiệp theo ý của mình. Trong giáo dục, đó là việc trao cho một công ty giáo dục độc quyền cung cấp một dịch vụ, thiết bị mà học sinh, phụ huynh phải mua mà không có sự lựa chọn khác.
Trong xây dựng cơ sở hạ tầng, thì sử dụng quan hệ chính trị để lấy các hợp đồng thầu lớn mà không thông qua đấu thầu công bằng và minh bạch.
Trong bất động sản, đó là việc thay đổi quy hoạch tạo lợi thế cho doanh nghiệp hoặc việc lấy các vị trí đắc địa qua những mối quan hệ bất bình đẳng.

Thay vì phát triển theo một hướng minh bạch có lợi về dài hạn, Việt Nam dường như đang trượt ngã trên con đường phát triển của những nước mà chủ nghĩa tư bản thân hữu đang lũng đoạn mà chưa có lối ra như Philippines, các nước Mỹ Latin, Liên bang Nga, Trung Quốc.

Và rồi sẽ có lúc nếu không kiểm soát sớm thì doanh nghiệp sẽ là người điều khiển cuộc chơi chính trị kinh tế, là kẻ tống người tiêu dùng vào tù, là kẻ bịt mồm nhà báo, v.v , và cuối cùng là thế lực thực sự lũng đoạn nền chính trị, đưa người này lên, đưa kẻ khác xuống.
Khi chính trị bị định đoạt bằng đồng tiền và quan hệ thì chính trị đã trở thành “công cụ” của những tay chơi tư bản lớn.
Và khi đó, nền kinh tế tại Việt Nam sẽ trở thành hiện thân “chủ nghĩa tư bản” thời kỳ “mông muội” và đáng “ghê tởm”nhất chứ không phải là chủ nghĩa xã hội như ước vọng của các lãnh đạo Đảng Cộng sản.

'Đào mỏ ngân sách'

Vấn đề thứ hai, với tôi, là việc “đào mỏ ngân sách” (budget mining) (mượn lời của Tiến sĩ Trần Vinh Dự). Thập kỷ vừa qua tại Việt Nam được đánh dấu bằng việc “vung tay quá trán” của chính quyền địa phương.
Chưa có thời kỳ nào mà Việt Nam lại lắm công trình chùa chiền, công trình kỷ niệm, các dự án khu hành chính ngốn hàng trăm, hàng ngàn tỷ như những năm vừa qua.
Các địa phương thi nhau đục khoét ngân sách thông qua các dự án công. Không có cách nào rút tiền ngân sách dễ dàng như rút tiền qua dự án công.

Một công trình, khu tượng đài có giá trị đầu tư hàng trăm tỷ sẽ được giao cho một công ty xây dựng “thân hữu”. Công ty xây dựng đó sẽ trở thành nhà thầu chính và qua đó có thể chia sẻ lại quyền lợi cho những người có quyết định.
Điểm đáng kinh ngạc và phẫn nộ là trong khi ai cũng biết mười mươi sự lãng phí và sự rút tiền trắng trợn qua những dự án này thì chính quyền trung ương dường như lại không thể áp đặt và quyết đoán ngăn chặn những quyết định này.
Tại sao các địa phương lại có thể xin ngân sách nhà nước một cách tùy tiện như vậy. Sự nghịch lý này hoàn toàn có thể giải thích được.


Chính quyền trung ương sẽ được đánh giá tín nhiệm từ hai nguồn:
a) Các ủy viên trung ương, mà đại diện là lãnh đạo các tỉnh/chính quyền địa phương
b) Đánh giá tín nhiệm từ Quốc hội
Tuy nhiên, ủy viên trung ương mới là người thực sự bầu ra bộ chính trị, thủ tướng, và thực tế nội các. Trong khi đó, lá phiếu tín nhiệm của quốc hội chỉ có ý nghĩa tượng trưng mà không có hình phạt.

Do đó, dường như phải có sự thỏa hiệp giữa chính quyền địa phương và chính quyền trung ương trong việc đổi lấy lá phiểu ủng hộ, đặc biệt là giữa nhiệm kỳ.

Do vậy, để tránh việc đầu tư vung vãi như trên thì cần phải thiết kế một cơ chế quy trách nhiệm cho người lãnh đạo chính quyền địa phương và bảo đảm được tính độc lập trong việc ra quyết định chi ngân sách của người đứng đầu chính quyền trung ương.

Mạng xã hội để xả uất ức?

Từ những năm qua, mạng xã hội và truyền thông đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế chính trị ở Việt Nam.
Xã hội Việt Nam 10 năm qua đã không còn là xã hội thụ động về truyền thông nữa. Sự phát triển của mạng xã hội đã cho phép người dân tham gia vào đời sống chính trị kinh tế xã hội một cách chủ động hơn rất nhiều.
Mạng xã hội đã chính thức trở thành nơi để xả những uất ức phẫn nộ và bức bối của dân chúng. Nếu như ở nước ngoài, người dân phản ứng với thay đổi bằng cách biểu tình thì ở Việt Nam, người ta sẽ phản ứng bằng cách “biểu tình trên mạng”.

Mỗi một sự kiện có ảnh hưởng lớn đến đời sống đều được đem ra bàn luận sôi nổi trên mạng xã hội. Ảnh hưởng của mạng xã hội lớn đến mức có rất nhiều vụ việc sau đó bị thay đổi do dư luận trên mạng xã hội đã dẫn dắt truyền thông chính thống, ví dụ như vụ chặt cây xanh, máy tính bảng, tiếng Anh tích hợp, thực phẩm bẩn .v.v.

Quay lại chuyện chính trị và truyền thông, dường như truyền thông và mạng xã hội đã loại thẳng tay các lãnh đạo đương nhiệm của Bộ Giáo dục và Bộ Y tế, trong khi trái tim của công luận dường như “tình trong như đã” với nguyên Bộ trưởng Bộ Giao Thông Đinh La Thăng.

Xét công bằng mà nói thì hai Bộ Y tế và Bộ Giáo dục - Đào tạo có những nỗ lực không hề nhỏ trong 5 năm vừa qua. Tuy nhiên nhìn cách họ ứng xử với truyền thông thì thấy hai bộ này còn phải thay đổi rất nhiều.

Bộ Y tế ứng xử với truyền thông thì hết sức vụng về, luôn đi chậm một bước, tuyên bố rất ngô nghê. Còn Bộ Giáo dục thì luôn có vẻ ngạo mạn, hành xử đầy “cha chú” với truyền thông và công luận với những chính sách và phát ngôn gây sốc như dự án 35 nghìn tỷ, cuộc thi đại học như “đánh bạc”, và chẳng bao giờ có lời giải thích cầu thị đến nơi đến chốn cả.
Trong khi đó, chỉ một hình ảnh ông Đinh La Thăng đu dây xuống thị sát vụ tai nạn cũng đã đủ đốn ngã hàng triệu con tim của người dân, và kế đó là việc ông là người duy nhất được bầu thẳng vào Bộ Chính trị mà không có sự giới thiệu từ Bộ Chính trị trước đó.

'Hộ chiếu một đất nước khác'

Đối với tôi, người từng tham gia rất sâu vào giáo dục và cũng là người có hai đứa con đang độ tuổi đi học cấp 1 và cấp 2 ở Việt Nam, giáo dục là điều tôi quan tâm nhất.
Với tôi, 10 năm qua chứng kiến sự khủng hoảng toàn diện của nền giáo dục Việt Nam. Sang thế kỷ 21 rồi mà giáo trình phổ thông và đại học của Việt Nam vẫn vô cùng lạc hậu hàng chục năm so với nước ngoài.

Hàng trăm vụ scandal liên quan đến nội dung giáo trình phổ thông đã xảy ra. Những gì con tôi được học không khác gì những gì cha tôi và tôi đã từng được học cách đây hơn 30-50 năm.

Người thầy vẫn phải dạy một cách giáo điều, khuôn mẫu, ngăn cản sáng tạo. Vẫn những câu chuyện lịch sử áp đặt hoặc không được nhắc đến. Những cuộc cải cách giáo trình mãi không biết đến bao giờ mới xong (trong khi đó nếu Bộ Giáo dục - Đào tạo trao quyền cho khối tư nhân thì có khi chỉ một năm đã có tất cả giáo trình đầy đủ). Và vẫn những loay hoay không lối thoát về chiến lược giáo dục.
Sắp hội nhập AEC và TPP đến nơi rồi mà hơn 80% học sinh thi tốt nghiệp phổ thông trung học có điểm tiếng Anh dưới 5 điểm trung bình.
Ấy thế mà những nhà quản lý giáo dục vẫn “bình chân như vại”. Giáo dục song ngữ, cụ thể là tiếng Anh, vẫn chưa bao giờ được coi là quan trọng nhất.


Việc dạy Toán và Khoa học, nền tảng giáo dục cơ bản cho một đất nước “sáng tạo” lại luôn được dạy một cách vô cùng lý thuyết và thiếu tính ứng dụng cao.
Cuộc khủng hoảng năm 2008 kéo dài với những bấp bênh bất ổn của nền kinh tế đã dẫn đến một làn sóng ngầm nhưng rất rõ ràng là những ai có điều kiện đều cảm thấy cần phải mua “bảo hiểm” cho gia đình mình bằng tấm hộ chiếu của một đất nước khác.
Nếu như năm 2006 khi tôi trở về, câu chuyện trong giới doanh nghiệp và tài chính là đầu tư vào đâu, thì những năm gần đây, câu chuyện thường trực mà tôi nghe là họ sẽ di cư đi đâu, chuyển tiền ra nước ngoài thế nào.

Tại sau người ta lại bỏ nước ra đi?

Người ta bỏ nước ra đi vì họ thấy quá nhiều bất ổn: kinh tế bấp bênh, ô nhiêm môi trường trầm trọng, thực phẩm độc hại tràn lan, và đặc biệt, là một nền giáo dục quá lạc hậu không thể chuẩn bị cho con cái họ một tương lai trước một thế giới đầy bất định.

Cứ 10 chủ doanh nghiệp mà tôi gặp thì ít nhất 3-4 người đã có thẻ thường trú nhân ở một nước tư bản, số còn lại thì hơn một nửa cũng đang ngấp nghé chuẩn bị.
Sự khác biệt lớn nhất của cuộc di cư lần này so với những cuộc di cư khác là cuộc di cư lần này không hề vì ý thức hệ. Cuộc di cư lần này được những người tinh hoa nhất, thành đạt nhất dẫn đầu, và được chuẩn bị vô cùng bài bản và công khai.
Họ ra đi mang theo số lượng tiền bạc, trí tuệ khổng lồ. Một cuộc chảy máu chất xám và tiền lớn hơn tất cả những cuộc di cư trước cộng lại.
(Còn với tôi, nếu tôi có phải bỏ nước ra đi, thì lý do duy nhất là tôi không muốn con tôi sống với những điều dối trá đang diễn ra.)

Sang năm 2016, tôi thấy hơi lạc quan với những động thái mà Đảng Cộng sản đưa ra. Dường như những nhà lãnh đạo đã cảm thấy một phần sức nóng bức xúc của công luận.
Tham nhũng được coi là quốc nạn, những vụ bổ nhiệm lãnh đạo cao cấp dường như khá tích cực.
Những vụ luân chuyển cán bộ cấp thành ủy đã mang hơi hướng của việc cải cách.

Một điểm tích cực khác là dàn lãnh đạo khá trẻ của Đảng cho dù họ có là con ông cháu cha hay chăng nữa.
Truyền thông và mạng xã hội được coi trọng hơn rất nhiều. Quan chức giờ đã biết nhìn và hành động theo phản ứng của dư luận, cho dù những việc đó có là “giả tạo” thì việc biết để ý đến phản ứng của công luận đã là một bước tiến bộ rất đáng kể.
Tôi mong rằng sang thập kỷ mới, chính phủ Việt Nam sẽ giải quyết được triệt để những vấn đề nêu trên.
Hãy trở thành một chính phủ quyết đoán hơn, dùng được tầng lớp kỹ trị. Các quan chức phải chịu trách nhiệm cá nhân cho các quyết sách của mình. Hãy biến Việt Nam trong những năm tới thành một “Quốc gia Giáo dục – Education Nation” nơi mà việc học tiếng Anh, Toán, Khoa học được coi trọng hàng đầu.


Chính phủ Việt Nam cũng nên cởi mở hơn với những phản biện xã hội. Hãy coi phản biện xã hội là những tấm gương lớn để soi lại mình.

Đừng chụp mũ và áp đặt cho các phản biện xã hội là “diễn biến hòa bình” hay “các thế lực phản động”.

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn tự làm mới mình trong mỗi lần sinh tử. Vậy hãy làm mới mình, hãy chấp nhận thay đổi cho một đất nước tốt đẹp hơn.
Anh bạn thân của tôi, một nhà kinh tế học nổi tiếng Việt Nam đã từng nói đầy cay đắng: Bi kịch và nghịch lý lớn nhất của thể chế chính trị hiện giờ là nó biến những người hiền hòa, những trí thức và doanh nhân an phận có trách nhiệm (như tính cách của dân tộc Việt Nam) thành những người bất đồng.

Chúng tôi yêu tha thiết đất nước này, và một cách nào đó, chúng tôi được hưởng lợi từ chế độ này. Tuy nhiên, mong thể chế này hãy thay đổi tích cực để đừng biến những người yêu nước (như chúng tôi), một ngày nào đó lại phải trở thành những người “bất đồng chính kiến”.

* (Đầu đề mượn lời thơ của Phạm Công Thiện. Bài viết có sử dụng các ý trao đổi của Vũ Thành Tự Anh và Trần Vinh Dự).
 

__._,_.___

Posted by: ly vanxuan 

Sunday 17 April 2016

Hỗn loạn ở Đền Hùng: 'Đừng đẩy nữa, sắp chết ngạt rồi'



From: Hien Do b
Date: 2016-04-16 7:46 GMT-05:00
Subject: Hỗn loạn ở Đền Hùng: 'Đừng đẩy nữa, sắp chết ngạt rồi'
To:

 

Lễ Tổ xong ai cũng mỏi mệt duy có bà già ở tỉnh An Giang khỏe, thiệt là " bà già gân " (hình cuối)

 

Hỗn loạn ở Đền Hùng: 'Đừng đẩy nữa, sắp chết ngạt rồi'

Cập nhật : 18:57 | 16/04/2016
 - Những người dân đi dự lễ hội đền Hùng (Phú Thọ) sáng nay vẫn chưa kịp hoàn hồn sau trận chen lấn, xô đẩy trong biển người hỗn loạn. Những tiếng hô: “đừng đẩy nữa, giẫm phải chân tôi rồi” hay “sắp chết ngạt rồi” vẫn ám ảnh nhiều người.


Sáng nay hàng triệu người đã đổ về Đền Hùng (Phú Thọ) dự ngày chính hội khiến đường lên núi tắc nghẽn và cả biển người chen lấn, xô đẩy nhau.
Đến cuối ngày, nhiều người vẫn còn ngồi thất thần, chưa hoàn hồn. Những người khác, chủ yếu là phụ nữ thì mệt lả, nằm la liệt khắp nơi từ bãi cỏ, gốc cây.
đền Hùng, biển người, rác ngổn ngang
đền Hùng, biển người, rác ngổn ngang
Vẻ mặt bờ phờ của nhiều người dân sau lễ hội đền Hùng sáng nay
Khắp các ngả đường dẫn lên khu di tích thì tràn ngập rác. Dù ban tổ chức đã tăng cường thêm rất nhiêu nhân viên dọn vệ sinh trước và sau lễ hội nhưng do lượng người đến dâng hương quá đông, cùng với đó là ý thức của người dân chưa tốt nên vẫn xảy ra hiện tượng vứt rác bừa bãi.
Một số hình ảnh ngổn ngang cuối ngày lễ hội, khi biển người rút đi được PV VietNamNet ghi nhận:
đền Hùng, biển người, rác ngổn ngang
đền Hùng, biển người, rác ngổn ngang
Biển người sáng nay chen lấn ở Đền Hùng
đền Hùng, biển người, rác ngổn ngang
Nhiều người phải bỏ dở chặng đường lên đền Thượng vì không chịu nổi sức ép bởi đám đông.
đền Hùng, biển người, rác ngổn ngang
Ngay cả những người đàn ông cũng mệt mỏi sau một buổi đi lễ.
đền Hùng, biển người, rác ngổn ngang
Sau lễ hội, rác ngập khắp đường lên xuống các điểm trong khu di tích đền Hùng.

đền Hùng, biển người, rác ngổn ngang

đền Hùng, biển người, rác ngổn ngang
Người dân mệt mỏi nằm la liệt bãi cỏ

đền Hùng, biển người, rác ngổn ngang
Thùng rác được “hất” đổ một bên để lấy chỗ cho hàng quán.

đền Hùng, biển người, rác ngổn ngang
Các loại hình dịch vụ ăn uống mọc lên như nấm, kéo theo một lượng rác đáng kể.

đền Hùng, biển người, rác ngổn ngang
đền Hùng, biển người, rác ngổn ngang
Nhân viên và sinh viên tình nguyện liên tục được huy động để thu gom rác mà cũng không xuể.

Bà Nguyện Thị Hoa (70 tuổi, quê ở An Giang) cho biết, 20 năm nay, năm nào bà cũng một mình đi từ An Giang ra lễ hội Đền Hùng.
đền Hùng, biển người, rác ngổn ngang 
Sau chặng đường đi ô tô 3 ngày đến nơi, bà không nghỉ trọ ở đâu mà lên chân núi khu di tích từ 4h chiều qua mắc võng ngủ. Đến 5h sáng nay bà đã lên đến nơi vào dâng lễ.
Còn bà Hà Thị Hoàn (46 tuổi, ở Phú Bình, Thái Nguyên) cho biết, bà đi cùng gia đình 8 người trong đó có 3 trẻ em đều dưới 10 tuổi. Gia đình bà bắt đầu đi từ nhà là 4h sáng đến nơi vừa kịp 6h chuẩn bị rước lễ. Bà cùng cả gia đình "dắt nhau" đi lễ đền Hạ lên đền Thượng, leo lên trên 500 bậc thang, tuy mệt mỏi mỗi khi lên đến một đền để lễ bà đều nghỉ vài phút sau đó đi tiếp.
Trần Thường



__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?NGUY=1AN_HO=C3=AF=C2

Featured post

Bản Tin Cuối Ngày 20/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List