Việt Nam hôm nay

https://lh4.googleusercontent.com/jwHXKk9yK83mb2U0iyp-OSXs7OZgoEcJKB4V-xqOO7STOu0djuO_hHd_dM8GkXjIamwCDoDrZRAdRPT5gaYIUOXwHgEk7mRpK7R7aGCo-eeVOtK72Nk

Thursday 31 May 2018

Viết từ Saigon: “Vô văn hóa”


Món ăn tinh thần của nước ngoài được lanh lẹn bê nguyên si vào VN không màng đến những khác biệt văn hóa. Lấy của người ta về chơi mặc dù biết có phần gây hại nhưng tự mình thì đầu óc tắc tịt, chẳng nghĩ ra được thứ gì. Thanh niên và trẻ em chạy theo các thú vui giải trí mang tính bạo lực, sex… Hỏi sao ngày nào cũng có án mạng đâm chém giết người, đạo đức xuống cấp.

 

Viết từ Saigon: “Vô văn hóa”
SGCN


Mọi người nhìn chung quanh chỗ nào cũng thấy hiện lên “văn hóa”. Phường văn hóa, ấp văn hóa… cho tới lên tận cao nguyên rừng núi cũng hiện diện buôn văn hóa.
Sở dĩ phải kèm “văn hóa” vào để chứng minh phường, ấp, buôn… này rất văn minh lịch sự chứ không lem nhem như những nơi “vô văn hóa” kề cạnh.
Tất nhiên “văn hóa” là một danh xưng mà để được công nhận thì phải đạt một số chỉ tiêu đề ra. Các chỉ tiêu này đều hội tụ nhiều yếu tố chuẩn mực. Rất khó để đạt được đầy đủ các chỉ tiêu ấy, mà không đạt được té ra mục tiêu đặt cho có à. Hay là đạt được phần nào rồi cũng du di bỏ qua chứ khó khăn quá thì cứ “vô văn hóa” mãi, biết chừng nào mới ngoi lên được thừa nhận có văn hóa?
Con đường đi từ vô văn hóa lên văn hóa cũng gập ghềnh lắm chứ chẳng chơi.
Bắt đầu từ năm 2003 với tổng vốn là bảy mươi sáu tỉ đồng, dự án Buôn văn hóa các dân tộc Tây Nguyên vẫn “treo’ lơ lửng suốt mười bốn năm nay. Sau khi làm đường và trồng cây thì buôn văn hóa dự định dành cho 230 gia đình Ê Đê định cư vẫn là bãi đất trống. Vốn được coi là bãi đất vàng, chỉ để dân ở thì phí quá, nay thành chỗ người dân thả bò, trồng sắn, trồng bắp, phơi nông sản, tập lái xe… Nguyên nhân là không đủ vốn, mà kêu gọi đầu tư thì các nhà đầu tư rót tiền vào sân golf, resort… chứ ai đầu tư vào buôn văn hóa làm sao sinh lãi. Làng văn hóa Đồng Mô (Hà nội) đầu tư hơn ba ngàn tỉ, ì ạch hoài cũng đành để hoang. Các nhà văn hóa cùng chung hoàn cảnh hoặc bỏ dở nửa chừng hoặc xây xong không dùng vì bất tiện, không cung ứng đúng nhu cầu người dân.

Sapa được coi như một Đà Lạt ở miền Bắc đang bị kêu rên vì phát triển một cách “mất văn hóa”. Năm 2017 Sapa tiếp hơn 2,7 triệu du khách và sẽ tăng gấp đôi trong vòng vài năm nữa. Thành phố miền cao này luôn kẹt xe. Khách du lịch kéo đến nườm nượp trong khi đường sá thiếu thốn, xe lửa và phi trường chưa đáp ứng đúng mức. Nhà cửa ùn ùn mọc lên san sát như một công trường khổng lồ tạo nên một thành phố bí bách, cùng với nạn nói thách, lừa gạt du khách…, giống như Đà Lạt hiện đang quá bức bối để có thể từ, vốn là một thành phố văn hóa, phát triển thành không văn hóa và bây giờ đang nỗ lực vươn lên thành một thành phố văn hóa!
Vùng quê có buôn văn hóa, làng văn hóa. Ở thành phố có công viên văn hóa, khu phố văn hóa, gia đình văn hóa… Được mang danh văn hóa sang trọng nhưng đâu ai biết hầu hết đều mang số phận hẩm hiu.
Công viên đương nhiên mang danh văn hóa nếu có ngưởi đi bộ cho tan mỡ bụng, lớp khiêu vũ mở nhạc inh ỏi sáng sớm… chứ không phải các cặp thất nghiệp vào đó ôm nhau nặn mụn (!).
Khu phố văn hóa được nhận biết bởi tấm bảng thật to ngay đầu hẻm. Dù chẳng biết tiêu chuẩn của khu phố văn hóa là gì nhưng ai cũng thấy mâu thuẫn khi dưới tấm bảng ấy thường là đống rác lưu niên, các xe, sạp bán đủ thứ hàng hóa xiêu vẹo nhếch nhác, xả rác bửa bãi… Đó là chưa kể tiến vào hẻm còn có xì ke ma túy, chửi lộn, đánh nhau ầm ĩ, trộm cướp hoành hành…
Ở mức độ nhỏ hơn là gia đình văn hóa được cấp bằng khen đàng hoàng nếu, đại khái Gia đình ấm no, hòa thuận, tiến bộ, khoẻ mạnh và hạnh phúc, đoàn kết tương trợ trong cộng đồng dân cư… Với những tiêu chí mông lung này thì có quá nhiều nơi đạt được chỉ tiêu gia đình văn hóa cho địa phương mình. Dẫu sao co cẳng chạy theo chỉ tiêu nên văn hóa của mỗi gia đình thế nào có lẽ chỉ còn nằm trên giấy tờ. Tỉnh Thái Bình có trên 90% gia đình văn hóa. Cả nước 70% gia đình văn hóa mới ghê chứ. Trong đó có gia đình ba con đều bỏ học, con lớn chuyên cờ bạc, con thứ vào trường ăn cắp quạt máy nhưng chủ gia đình vẫn nhận phần thưởng gia đình văn hóa tiêu biểu. Bởi theo lẽ thông thường, cứ nộp số tiền với giá gấp đôi tự đi làm, thì mỗi gia đình sẽ được phát tấm bảng gia đình văn hóa treo lên..
Rốt cuộc tổng kết lại xảy ra vấn đề có gia đình văn hóa, thôn văn hóa, khối phố văn hóa, xã, phường văn hóa, nhưng lại thiếu huyện và tỉnh văn hóa? Không hiểu sao phường, xã có văn hóa mà lên tới huyện, tỉnh lại thiếu văn hóa. Vì thế cái danh hiệu tốn nhiều tiền bạc công sức tồn tại vô ích nhiều năm này hoặc sẽ bị loại bỏ hoặc giảm số lượng cho nó hợp lý hơn. Nếu giảm xuống cho chính xác với các tiêu chí đề ra thì đâu còn mấy gia đình! Thế thì còn lại toàn vô văn hóa à? Rất khó giải thích việc này.
Tại nơi đông đúc, dễ nhận thấy văn hóa có mặt hay không. Quanh Hồ Gươm (Hà Nội) cứ sau một lần lễ lạt, đón giao thừa chẳng hạn, các luống hoa và bãi cỏ đều bị hàng ngàn người dẫm đạp nghiền cho nát bét. Vườn hoa tươi đẹp biến thành bãi đất hoang cào xới ngổn ngang, các chậu hoa trưng bày cũng biến mất luôn vì người dân tự tiện bê về nhà làm của riêng. Ai cũng có quyền như thế vì của chung có nghĩa không là của ai. Một lý do đưa ra đông quá, thay vì đi ngang dọc mất công thì cứ tiện thể đường thẳng xiên ngang qua bãi cỏ, vườn hoa mà băng cho lẹ, đỡ bị dồn cục. Để giải quyết tình trạng vô văn hóa này thì hay là di chuyển bắn pháo hoa, sân khấu trình diễn… xa xa chứ không tụ tập vào khu trung tâm nữa. Tức là khỏi vui chơi giải trí lễ lạt nữa là xong chứ gì. Thế nhưng không tụ tập hội hè, chỉ là ngày thường vắng vẻ mà vườn hoa trước Nhà Hát lớn cũng phải cắm chông tre để tránh những kẻ dắt chó đi dạo khoe, thả chó rông vào vườn hoa như chỗ không người…
Muốn phá là phá. Không phải của công cũng phá luôn. Vườn hoa tam giác mạch, hoa cải trên cao nguyên miền Bắc khổ sở vì du khách khi đến chụp ảnh đã đạp ngả không thương tiếc. Giống như vậy, mới đây, vườn hoa thì là ở Ninh Thuận đã phải đóng cửa vô thời hạn sau bốn ngày mở cửa cho du khách phá hoại chứ không phải vãn cảnh.
Đúng là hầu hết đám đông cứ tụ lại là y như rằng hỗn loạn. Chẳng ai quên khi công viên nước Hồ Tây loan báo miễn phí một buổi. Khung cảnh hỗn loạn tức thì khi công viên vội đóng cửa vì quá tải. Không chịu thua, hàng trăm người kể cả phụ nữ mặc áo tắm leo lên hàng rào cọc sắt cao ba mét để lọt vào trong bằng được. Nhiều trường hợp khác tương tự, ngay thủ đô, hàng ngàn người giành nhau ăn sushi khuyến mãi, giành giật áo mưa phát miễn phí, xô đổ cửa hàng để mua vài món hàng hiệu thanh lý mà không chịu xếp hàng, thậm chí đạp lên nhau để mua con gà thải nướng bán ở siêu thị. Các suất ăn miễn phí quảng cáo, các cửa hàng giảm giá đều không thoát khỏi cảnh giành giật chen lấn kinh ngạc.
Thật ra thức ăn giành được có khi không ăn hoặc không ăn hết, món hàng khuyến mãi tranh cướp không dùng đến, nhưng người ta vẫn ham muốn có bằng được với tâm lý hả hê khi sở hữu món đồ không phải bỏ tiền mua, và dường như giá trị tăng cao khi là kết quả của việc khó nhọc tranh giành với đám đông.
Kiểu ứng xử nơi công cộng này khiến nhà nước cũng nhức đầu khi cứ phô ra bộ mặt xấu xí ra thế giới trong thời buổi hội nhập toàn cầu. Vì thế Hà Nội dự định cho ra đời dự thảo bộ quy tắc ứng xử. Tức là trong khuôn viên công sở, trường học, bệnh viện….. người ta nên có những ứng xử phù hợp với từng hoàn cảnh nơi chốn. Tuy nhiên khi đã đưa ra dự thảo văn bản mỗi người nên nói thế này, nên cư xử thế kia, là đã thấy trước mắt chỉ tổ tốn tiền và công sức để in và phân phát quyển dự thảo, tổ chức các buổi hội thảo học cách làm người. Lại lập lại các luân lý giáo điều vô ích. Chắc ai nấy đã quên mất gốc rễ của sự việc là giáo dục và kỷ cương.
An Giang hẳn là một thành phố văn hóa rõ ràng vì có miễu Bà Chúa Xứ, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An…thế nhưng vấn đề văn hóa ở đây chưa được trọn vẹn. Đơn cử ở đó sau này ra nảy việc thuê heo quay và mâm trái cây. Thay vì mua nguyên con heo mắc tiền và sau đó lại thuê người chặt ra mang về nhà ăn không hết, nên có dịch vụ thuê lễ vật mang vào thành tâm cúng Bà, chút nữa mang ra trả ít tiền thuê thôi. Nhờ vậy con heo một ngày quay mấy vòng và có khi quay mấy ngày chưa xong việc vì đâu có ai ăn đâu mà sợ thiu thối!
Văn hóa được thể hiện trên nhiều lãnh vực.

Một chủ tịch xã xin từ chức. Lần đầu tiên ở Quảng Nam xảy ra vụ này nên có vẻ cũng lạ lắm. Từ đó “văn hóa từ chức” được nêu ra đầy màu sắc mới mẻ lạ lẫm. Nếu không đảm đương nổi công việc thì đơn giản từ chức đi thôi. Dù sao tuy được hết sức khuyến khích nhưng loại “văn hóa từ chức” này chỉ xảy ra một hai trường hợp hiếm hoi ở xã, thôn chứ cao hơn thì không thấy. Ở vị trí thấp, công việc nhiều nhưng lợi tức thấp mới can đảm từ chức chứ nơi cao hơn, lợi lộc nhiều hơn thì văn hóa từ chức không thể phát huy nổi.
“Văn hóa giao thông” coi như không có rồi. Cứ ra đường mà xem, xe này quẹo ngang, xe khác bổ dọc, xe lồng lên hè, người tụt xuống đường… Mọi người lấn tới sao cho giành được thêm vài phân đường, chạy nhanh hơn người khác vài giây. Khách ngoại quốc đến VN đều hoảng hồn trước cảnh giao thông hỗn loạn trên đường phố không theo một luật lệ nào. Tai nạn không xảy ra thường xuyên mới là chuyện lạ. Kiểu giao thông loạn xạ này đã thành thói quen nên muốn đưa vào nề nếp thật khó. Đành bỏ qua vì thật ra trong sự lộn xộn đó cũng tồn tại những quy tắc ngầm. chứ chẳng phải không. Câu hô hào “hãy là người văn hóa khi tham gia giao thông” xem chừng chẳng ai động lòng bởi vì khi tất cả mọi người đều không văn hóa mà chỉ hiện hữu một người có văn hóa thì coi… kỳ dị lắm! Nên giống hệt như người ta thì hơn.
Mỗi năm nhà nước hăm hở chi cả trăm tỷ  cho phong trào văn hóa thế mà chẳng hiểu sao đáng lẽ văn hóa phải ngày càng phát triển thì lại suy thoái một cách đáng báo động. Sau khi quanh quẩn tìm tới tìm lui thì người ta đổ lỗi cho nhiều nguyên nhân. Nhiều nhất là các gameshow vô bổ, dung tục đầy dẫy trên các kênh truyền hình, phim ảnh với nội dung nhảm nhí, dễ dãi câu khách.

Món ăn tinh thần của nước ngoài được lanh lẹn bê nguyên si vào VN không màng đến những khác biệt văn hóa. Lấy của người ta về chơi mặc dù biết có phần gây hại nhưng tự mình thì đầu óc tắc tịt, chẳng nghĩ ra được thứ gì. Thanh niên và trẻ em chạy theo các thú vui giải trí mang tính bạo lực, sex… Hỏi sao ngày nào cũng có án mạng đâm chém giết người, đạo đức xuống cấp. Trong lúc đó văn hóa truyền thống xem chừng giáo điều, cũ kỹ, lạc hậu. Người ta đã sống gò bó trong đó bao nhiêu năm và bây giờ muốn bứt thoát ra như sâu trong tiềm thức muốn thoát tất cả mọi ràng buộc.
Không có gì giải trí thì tinh thần nghèo nàn đi mà giải trí dễ dãi thì tinh thần băng hoại. Chắc là cuối cùng không cách giải quyết nào khác ngoài mặc kệ. Chuyện văn hóa hay không kể hoài không hết. Ai lo chuyện riêng người nấy, văn hóa cứ trôi nổi theo dòng đời thôi chứ biết sao bây giờ!
SGCN



__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" 

Lisa Phạm Số 453 Live stream 19h VN (8h sáng hoa kỳ ) mới nhất hôm nay K...

Friday 11 May 2018

Khai Dân Trí - Lisa Phạm Số 433 Live stream 19h VN (8h sáng hoa kỳ ) mới...

SỐ PHẬN HẨM HIU của 4 "anh hùng" VC lái xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975


Từ: L. Tran
Ngày: 18:31 9 tháng 5, 2018
---------------------------------------------------
                                                     
   SỐ PHẬN HẨM HIU
                của 4 "anh hùng" VC lái xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập    ngày 30-4-1975

                                     http://vietbf.com/forum/ showthread.php?t=1155983
vietbf.com
30-4-1975 Số phận hẩm hiu của 4 "anh hùng" VC lái xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập 
History | Lịch Sử

.
Trưởng xe Vũ Đăng Toàn
Vũ Đăng Toàn, từ năm 1985, ông xuất ngũ về quê, ông làm mọi việc để có thêm thu nhập như làm bánh đa để bán ở trong vùng và cày cấy, chăn nuôi lợn, gà, cá.
               
Pháo thủ Ngô Sỹ Nguyên
Ngô Sỹ Nguyên rời quân ngũ từ năm 1982, về nhà lái xe lam, kiếm cơm qua ngày.
  
Pháo thủ Lê Văn Phượng
Ảnh chụp tại BV Bạch Mai, Thiếu úy Lê Văn Phượng qua đời ngày 27/3/2016 trong bệnh tật và cô quạnh tại Sơn Tây, Hànội. Rời quân ngũ, trở về đời sống thường nhật, ông “tay kéo, tay lược” làm thợ hớt tóc để kiếm ăn

               
Lái xe Nguyễn Văn Tập
Rời quân ngũ từ rất sớm (năm 1976), trở về quê Hải Dương, ông làm việc tại một xưởng sơn và làm cả nghề nông. Ông Nguyễn Văn Tập cũng có đời sống kinh tế nhiều khó khăn, chật vật. Nhưng ông vẫn gượng nói:“Còn được sống là may mắn rồi, tôi đã may mắn hơn rất nhiều so với những người đồng chí, đồng đội đã vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường”. Chỉ 20 năm sau 1975-1995, ông Tập mới có cơ hội quay lại thăm quan Dinh Độc Lập.
                
                                Sự kiện
Sáng 30/4/1975, hai xe tăng 390 và 843 VC tiến về dinh Độc Lập. Trên xe 390 gồm trung úy Vũ Đăng Toàn, chính trị viên đại đội 4, trưởng xe; pháo thủ số 1 Ngô Sỹ Nguyên; pháo thủ số 2 Lê Văn Phượng và lái xe Nguyễn Văn Tập.
Xe 843 của đại đội trưởng Bùi Quang Thận tiến đến cổng dinh. Khi đó, xe 843 dẫn đầu đội hình tiến công lao vào cổng phụ của dinh và bị kẹt.
Chiếc tăng 390 đi sau lập tức xông lên, húc đổ cánh cổng chính. Đại đội trưởng Bùi Quang Thận từ xe 843 nhảy ra, chạy lên nóc dinh hạ cờ quân đội Việt Nam Cộng Hòa và treo lá cờ VC.




__._,_.___

Posted by: Truc Chi




Featured post

Bản Tin Cuối Ngày 20/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List