Việt Nam hôm nay

https://lh4.googleusercontent.com/jwHXKk9yK83mb2U0iyp-OSXs7OZgoEcJKB4V-xqOO7STOu0djuO_hHd_dM8GkXjIamwCDoDrZRAdRPT5gaYIUOXwHgEk7mRpK7R7aGCo-eeVOtK72Nk

Wednesday 30 March 2016

Dân Bắc Triều Tiên (Bắc Hàn) có thể phải ăn cỏ vì nạn đói


 

Dân Bắc Triều Tiên  (Bắc Hàn) có thể phải ăn cỏ vì nạn đói 

Bắc Triều Tiên ngày 28.3 cảnh báo một nạn đói nữa có thể sẽ sớm bắt đầu và yêu cầu mọi người dân hãy “tin tưởng vào lãnh đạo tối cao Kim Jong-un”.

Dan Trieu Tien co the phai an co vi nan doi - Anh 1
Kim Jong-un trong một chuyến thăm tới trang trại cá.

Cùng ngày, lãnh đạo tối cao Kim Jong-un đến thăm một trung tâm thương mại ở thủ đô Bình Nhưỡng.
Trong bài xã luận đăng tải trên báo Rodong Sinmun, Bắc Triều Tiên tuyên bố “Tháng 3 vất vả” sẽ xuất hiện nếu như người Bắc Triều Tiên không trung thành tuyệt đối với lãnh đạo Kim.
Bài báo nhan đề “Quyền lực mạnh nhất  Bắc Triều Tiên” cho biết “Tháng 3 vất vả (ám chỉ nạn đói) xảy ra khi người dân buộc phải ăn cỏ và phải kháng cự với kẻ thù bên ngoài”.
Đây là lần đầu tiên Bình Nhưỡng ám chỉ về nạn đói sau khi Hội đồng Bảo an LHQ tuyên bố nghị quyết trừng phạt 2270 hồi đầu tháng này. Trong thời kì 1995-1998, hàng triệu người Triều Tiên đã chết khi nạn đói hoành hành.

Dan Trieu Tien co the phai an co vi nan doi - Anh 2
Ông Kim cùng vợ Ri Sol Ju thăm trung tâm thương mại ở Bình Nhưỡng.

“Dù độc lập, bị nô dịch, chiến tranh hay hòa bình, chúng ta luôn trong tình cảnh hết sức khó khăn”, Bắc Triều Tiên tuyên bố. Bình Nhưỡng cũng khẳng định nước này đã bước vào kỉ nguyên “chống chủ nghĩa đế quốc”.
“Sự đoàn kết là bản chất sau trăm năm chiến tranh, hàng trăm chiến thắng, chỉ cần chúng ta tin tưởng tuyệt đối vào lãnh đạo tối cao Kim Jong-un. Vì lãnh đạo tối cao luôn bên chúng ta nên Triều Tiên sẽ giành chiến thắng”, Bắc Triều Tiên tuyên bố.
Lãnh đạo Kim Jong-un và phu nhân Ri Sol Ju ngày 28.3 vừa tới thăm một trung tâm thương mại ở Bình Nhưỡng. Ông Kim mặc một chiếc áo lông thú và đội mũ trong khi bà Ri mặc một bộ đầm xanh sành điệu.
Báo Hàn Quốc Yonhap dẫn lời bà Kim Yo Jong, em gái lãnh đạo Kim Jong-un rằng anh trai mình rất vui vì gian hàng ở trung tâm thương mại “chứa đầy đồ mỹ phẩm, gia dụng và thực phẩm do Bắc Triều Tiên sản xuất”.




    "ĐÃ TỚI LÚC TRẢ LẠI THẺ ĐẢNG CHO ĐẢNG CSVN VÀ CÙNG TOÀN DÂN YÊU CẦU GIẢI THỂ ĐẢNG CSVN NGAY HÔM NAY"






































































































__._,_.___

Posted by: <vneagle_1

Làng mất, rừng chết, đồng bằng hạn hán là đương nhiên


Làng mất, rừng chết, đồng bằng hạn hán là đương nhiên

Nguyên Ngọc

“Từ xa xưa, và cho đến tận năm 1975, xã hội Tây Nguyên đã tồn tại bền vững trên cơ sở một cấu trúc xã hội đặc trưng, lấy làng làm đơn vị xã hội cơ bản và duy nhất. Làng tồn tại bền vững trên nền tảng kinh tế, vật chất là quyền sở hữu tập thể của cộng đồng làng đối với đất và rừng.

Ở Tây Nguyên, từ xa xưa, hoàn toàn không có rừng vô chủ. Từng tấc rừng đều thuộc về một làng cụ thể. Người ta gọi đó là không gian xã hội, hay không gian tồn tại của làng … Chủ trương quốc hữu hóa đất và rừng Tây Nguyên từ sau năm 1975, là tước đi mất cái nền tảng  vật chất của làng. Làng Tây Nguyên tất yếu đổ sụp. Văn hóa cũng không thể còn, chỉ còn văn hóa diễn và giả.

… Đi đôi với chủ trương quốc hữu hóa đất và rừng tai hại, là chủ trương đưa dân lên Tây Nguyên với tốc độ và cường độ quá lớn, khiến dân số Tây Nguyên trong thời gian ngắn, tăng lên hơn 5 lần, đặc biệt làm cơ cấu dân cư đảo lộn lớn và đột ngột, hiện nay chỉ còn khoảng 20%  người của các dân tộc tại chỗ. 80% đã là người Kinh. Các dân tộc tại chỗ không còn vai trò chủ thể trong đời sống và phát triển của Tây Nguyên.
Theo tôi, đấy là những sai lầm lớn, đến mức khó quay ngược trở lại.
Và hôm  nay, ta đang chứng kiến một trong những hậu quả không thể ngờ: Đồng bằng Nam Bộ, vựa lúa sống còn của cả nước, đang khô cháy và mặn chát … vì mất rừng Tây Nguyên!
Một bài học thật lớn, thật cay đắng, về cả tự nhiên lẫn xã hội!”

(Dân Việt) Chúng tôi đã nhiều lần lên tiếng từ hàng chục năm trước, với công luận và với cả các cơ quan Chính phủ, đó là chuyện rừng Tây Nguyên.

Tình trạng hạn hán, thiếu nước ở sông Mê Kông năm nay hẳn là do nhiều nguyên nhân: có chuyện biến đổi khí hậu toàn cầu, và chắc chắn có ảnh hưởng rất lớn từ việc Trung Quốc xây đập thủy điện trên sông Mê Kông, con sông nằm một nửa trên đất Trung Quốc, và đấy lại là phần đầu nguồn.
Từ nhiều chục năm nay, nhà văn người Mỹ gốc Việt Ngô Thế Vinh đã liên tục lên tiếng về nguy cơ này. Tâm huyết và quan tâm sâu sắc đến tác động của các đập trên đầu nguồn con sông này đối với các khu vực hạ lưu, đặc biệt là miền Tây Nam Bộ, vựa lúa nổi tiếng của nước ta, ông đã tìm mọi cách để đi đến khảo sát cụ thể tận nơi dù bị phía Trung Quốc ngăn cấm gay gắt.

Kết quả chuyến đi dũng cảm và công phu này của ông là một cuốn sách rất quan trọng,có tên “Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng”, báo động hai nguy cơ lớn nay đã hành hiện thực: sông Mê Kông thiếu nước gây ra hạn hán và tai họa xâm mặn tàn phá đồng bằng Tây Nam Bộ, và việc Trung Quốc quấy phá ở biển Đông.
Tây Nguyên hạn, trẻ em phải vào rừng tìm những khe nước nhỏ.  (ảnh Nguoiduatin)

Câu chuyện của nhà văn Ngô Thế Vinh bắt đầu bằng một chi tiết sâu sắc và cảm động: sống ở Mỹ, từng ngày chăm chú hướng về quê hương, một hôm ông đọc trên báo tin người ta bắt được một con cá đuối ở Đồng Tháp. Ông giật mình: cá đuối bị bắt ở Đồng Tháp, tức là sông Mékông ở Tây Nam Bộ đã bị nhiễm mặn! 

Ông quyết đi tìm cho đến ngọn nguồn của hiện tượng nguy hiểm này, bất chấp mọi che giấu, cản trở hiểm độc của nhà cầm quyền Trung Quốc … Tôi rất mong cuốn sách quý “Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng”… của Ngô Thế Vinh – và nhiều tác phẩm quan trọng tiếp sau của ông, cũng về đề tài này – sẽ được in chính thức và rộng rãi ở trong nước …

Tuy nhiên, mặt khác cũng không thể bỏ qua một yếu tố không kém phần quan trọng trong tình trạng hạn hán và thiếu nước trầm trọng đang hoành hành hiện nay – mà chúng tôi đã nhiều lần lên tiếng từ hàng chục năm trước, với công luận và với cả các cơ quan Chính phủ, đó là chuyện  rừng Tây Nguyên.

Tây Nguyên, như ai cũng biết, là nóc nhà của Đông Dương. Và chỉ có nước từ nóc nhà Tây Nguyên đổ xuống các vùng chung quanh, chứ không có nước nào chảy ngược lên được nóc nhà Tây Nguyên. 

Một trong những đặc điểm của địa hình Tây Nguyên, là đường phân thủy trên cao nguyên rộng lớn này nằm xế hẳn về phía Đông, tức sườn Tây Trường Sơn rộng hơn hẳn sườn Đông Trường Sơn, có nơi gấp ba, bốn lần. Cũng tức là nước từ Tây Nguyên đổ về các sông ở miền Nam Trung bộ (như Thu Bồn, Trà Khúc, Đà Rằng …) ít hơn hẳn nước đổ về phía Tây, về sông Mé Kông, để từ đó đổ về Nam Bộ. Cũng có thể nói, nước của Tiền Giang, Hậu Giang, nước ở Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau … cũng là nước Tây Nguyên …

Và, cũng hoàn toàn có thể nói: rừng, nhân tố giữ nước quan trọng nhất của Tây Nguyên, cũng góp phần quan trọng quyết định đối với sự giàu có hay nghèo kiệt của Nam Bộ nói chung, đặc biệt của vựa lúa Tây Nam Bộ (chứ không chỉ đến Nam Trung Bộ, như lâu nay ta vẫn tưởng).
Mà rừng Tây Nguyên thì thế nào?
Có thể nói rất gọn: rừng tự nhiên gần như hoàn toàn không còn! Đã bị phá sạch! Và chỉ có rừng tự nhiên, với hệ thực vật đa dạng, nhiều loại cây đan chen (khiến sâu không thể phát triển, mỗi loại sâu chỉ ăn được một loại cây), nhiều tầng, nhiều lớp thực vật … mới thật sự có tác dụng giữ nước. Để khi mưa xuống, thì nước không ào ào quét đi ngay một lúc, thành lũ hung dữ tàn phá … Mà thấm sâu xuống lòng đất, tằn tiện lưu tích lại ở đấy, giữ độ ấm giàu có cho đất, và từ từ, kiên trì theo các mạch ngầm rỉ rả mà vô tận quanh năm tiếp nước cho các dòng sông, cho các vùng đồng bằng hạ lưu…
Những thửa ruộng khô nứt nẻ ở ĐBSCL trước đây từng là những vựa lúa trù phú. 

Nhân đây, cũng xin nói luôn mấy chuyện.

Rừng tự nhiên Tây Nguyên bị tàn phá kiệt quệ như hiện nay, rất khó tái sinh, dù là rừng nhiệt đới. Bởi trong rừng không phải cây nào cũng như cây nào, có  những cây thông thường, có những cây được gọi là cây “nòng cốt”, còn có cây “nòng cốt” thì rừng mới tái sinh được. Rừng Tây Nguyên bị tàn phá đến kiệt quệ như hiện nay, theo nhièu chuyên gia, sẽ không biến thành sa mạc cát, như kiểu Gobi hay Sahara, mà thành loại rừng gai lúp xúp. Chẳng lẽ chúng ta muốn để lại cho con cháu một cao nguyên toàn rừng gai lúp xúp!

Tôi vừa đi Kontum về. Kontum là tỉnh có một số ít khu rừng còn tương đối khá, như ở Ngọk Linh, Vi-ô-lắc … Tuy nhiên, năm nay trở lại, càng thấy ngay ở đây, rừng cũng đã bị phá đến kinh hoàng. Đồi núi đều trọc. Trong khi TP Hồ Chí Minh 30-32 độ , thì ở đây đã 35-36 độ. Hạn hán, thiếu nước và nóng gay gắt ngay ở Tây Nguyên năm nay đang rất nghiêm trọng.

Cũng cần nói về việc trồng cao su. Phát triển cao su hiện nay ở Tây Nguyên đã vượt quá ngưỡng vùng đất ấy có thể chịu đựng được. Và cần khẳng định, cao su không phải là rừng, không thể coi là rừng. Cao su là loại cây rễ cọc, không có tác dụng giữ nước. Dưới cây cao su cũng không có cây gì còn mọc được, đến cả cỏ. Chủ trương gọi là “cho phép chuyển rừng nghèo sang trồng cao su” cách đây mấy năm là rất tai hại. Lập tức rừng già bị khai là “rừng nghèo”, và đấy là một thời kỳ phá rừng dữ dội nhất ở Tây Nguyên.
Cà phê cũng đã được trồng quá mức, gây phá rừng. Và càng chắc chắn cà phê không phải là rừng, không thay thế được rừng để giữ nước…
Mất rừng ở Tây Nguyên đến kiệt quệ như hiện nay, ngoài những nguyên nhân có tính chất “kỹ thuật”, còn do những nguyên nhân xã hội sâu xa, xuất phát từ những chủ trương lớn không được nghiên cứu, cân nhắc đủ thận trọng. Trong đó, theo tôi, có hai việc lớn:

Từ xa xưa, và cho đến tận năm 1975, xã hội Tây Nguyên đã tồn tại bền vững trên cơ sở một cấu trúc xã hội đặc trưng, lấy làng làm đơn vị xã hội cơ bản và duy nhất. Làng tồn tại bền vững trên nền tảng kinh tế, vật chất là quyền sở hữu tập thể của cộng đồng làng đối với đất và rừng.

Ở Tây Nguyên, từ xa xưa, hoàn toàn không có rừng vô chủ. Từng tấc rừng đều thuộc về một làng cụ thể. Người ta gọi đó là không gian xã hội, hay không gian tồn tại của làng … Chủ trương quốc hữu hóa đất và rừng Tây Nguyên từ sau năm 1975, là tước đi mất cái nền tảng  vật chất của làng. Làng Tây Nguyên tất yếu đổ sụp. Văn hóa cũng không thể còn, chỉ còn văn hóa diễn và giả.
Làng mất đất thì tan, con người trở nên bơ vơ, thụ động.
Theo tôi, nói văn hóa Tây Nguyên, là nên nói như thế, cho đến đó. Chứ không chỉ dừng ở những hình thức đep đẽ bên ngoài, như cồng chiêng, nhà rông …

Những con suối trên đại ngàn Tây Nguyên đã cạn nguồn.          (ảnh Nguoiduatin)
Cũng cần khẳng định chỉ có làng, làng làm chủ đất và rừng thật sự của mình, thì mới giữ được rừng. Không chủ sở hữu nào làm được điều đó. Đấy là kinh  nghiệm thực tế của hơn 40 năm qua.

Đi đôi với chủ trương quốc hữu hóa đất và rừng tai hại, là chủ trương đưa dân lên Tây Nguyên với tốc độ và cường độ quá lớn, khiến dân số Tây Nguyên trong thời gian ngắn, tăng lên hơn 5 lần, đặc biệt làm cơ cấu dân cư đảo lộn lớn và đột ngột, hiện nay chỉ còn khoảng 20%  người của các dân tộc tại chỗ. 80% đã là người Kinh. Các dân tộc tại chỗ không còn vai trò chủ thể trong đời sống và phát triển của Tây Nguyên.
Theo tôi, đấy là những sai lầm lớn, đến mức khó quay ngược trở lại.

Và hôm  nay, ta đang chứng kiến một trong những hậu quả không thể ngờ: Đồng bằng Nam Bộ, vựa lúa sống còn của cả nước, đang khô cháy và mặn chát … vì mất rừng Tây Nguyên!
Một bài học thật lớn, thật cay đắng, về cả tự nhiên lẫn xã hội!
Lần này, đã học được chưa?
N.N.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Tuesday 29 March 2016

Người Việt tranh ăn, đại sứ quán CSVN cúi đầu xin lỗi !!

 


On Monday, March 28, 2016 8:34 PM, "Mike Duong [chinhnghia]" <> wrote:

 
      Người Việt tranh ăn, đại sứ quán CSVN cúi đầu xin lỗi !!

Vì xấu hổ, vì danh dự của một quốc gia, đại diện Đại sứ quán CSVN tại Malaysia phải chắp tay xin lỗi quan khách vì bị lấy hết đồ ăn.
Câu chuyện trên được ông Trương Văn Món – Giám đốc Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa Chăm kể với Đất Việt.

Đại sứ CSVN phải cúi đầu
Ông Món kể: "Tôi từng ở Malaysia 3 năm và là thành viên trong ban bí thư chi bộ. Ở Malaysia, mỗi khi đến dịp lễ 2/9, Đại sứ quán CSViệt Nam tổ chức sự kiện rất lớn, có mời đại diện Đại sứ quán các nước khác và người lao động Việt Nam ở nước ngoài tới dự. Chúng tôi được yêu cầu hỗ trợ tổ chức chương trình đón tiếp như chuẩn bị bàn ghế, đồ ăn tiếp khách.

Hình ảnh nhiều người Việt Nam tranh cướp nhau khi ăn buffet
Tiệc đứng tổ chức ngoài trời, lễ kỷ niệm tổ chức trong hội trường. Buổi lễ sẽ rất hoàn hảo nếu người Việt có lòng tự trọng và có ý thức cao hơn. 

Khi buổi lễ chưa kết thúc, trước bao nhiêu quan khách người Việt đã ào vào lấy thức ăn. Tạo ra một khung cảnh hỗn loạn vô cùng xấu hổ. Đến mức khách tham dự không còn gì ăn.
Lúc đó, vì xấu hổ, vì danh dự của một quốc gia, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại đây phải chắp tay xin lỗi quan khách vì bị cướp hết đồ ăn".
====================
Cứ tưởng cảnh tượng trên chỉ diễn ra một lần, tuy nhiên, nó lặp lại y như cũ và năm nào cũng vậy, ông nói !!!.

"Đến năm sau, rút kinh nghiệm, chúng tôi tổ chức một nửa tiệc ngoài trời, một nửa trong hội trường. Nhưng tình hình cũng không cải thiện được bao nhiêu. Họ ăn hết ngoài trời lại xông vào hội trường, leo lên cả tầng hai cướp đồ ăn luôn. Không biết xấu hổ là gì. Ăn xong còn vứt rác bừa bãi, chỗ nào cũng vứt. Xấu xí vậy nhưng không cải thiện được", ông Món kể.

Hết chuyện tranh ăn, ông lại kể tiếp việc thiếu ý thức ở sân bay. Theo ông, ở sân bay có những xe đẩy đồ dùng để đẩy đồ cho khách, thì người Việt Nam lại lấy để đẩy người.
"Cứ 2-3 người ngồi lên một cái xe rồi đẩy nhau. Thật không thể hiểu nổi".
Điều đáng nói là ý thức nhận thức của người Việt Nam quá thấp, khi biết rõ những việc làm không đẹp, không đúng nhưng vì thói quen, vì lợi ích của mình nên cứ làm.

Theo ông, không phải người dân nước nào cũng hoàn hảo, cũng đều tốt có điều ở trong một đất nước mà pháp luật, kỷ cương được thiết lập chặt chẽ, người dân có ý thức vươn lên, thấy sai sẽ sửa.
Chứng minh cho lời nói của mình, ông Món kể lại câu chuyện của chính bản thân ông khi còn ở Malyasia.

Ông cho biết, trong một lần đi công tác ở Malaysia, trong lúc đợi lên tàu ông được gặp lại người bạn là người Nhật Bản. Người bạn Nhật của ông đã mua hoa quả, đồ ăn chuẩn bị cho lúc đợi tàu.
Do lâu ngày mới gặp lại, hai người bị cuốn vào câu chuyện và quên mất nhu cầu không được phép mang đồ ăn, hút thuốc khi ra đảo.
Ngay lập tức, cảnh sát Malaysia bước tới yêu cầu quay lại, xử phạt ngay.
"Không như Việt Nam, hút thuốc thoải mái, dù có cấm nhưng cũng chả phạt được ai. Ở đây rõ ràng là ý thức nhưng cũng còn phải do cơ chế quản lý. Không thể chỉ kêu gọi ý thức suông nữa", ông Món nói.

Mâu thuẫn
Nghiên cứu của các chuyên gia trường ĐH Nottingham khi cho biết, Việt Nam bị xếp cuối bảng về tính trung thực. Nghiên cứu cũng cho biết, những quốc gia có tỉ lệ tham nhũng thấp sẽ ít nói dối hơn, nước Anh là quốc gia có công dân trung thực cao nhất.

Ông Món cho hay, nghiên cứu đã chỉ đúng thực chất của Việt Nam. "Việt Nam cam kết xóa đói giảm nghèo và tuyên bố tiêu chuẩn giảm nghèo của VN với Liên Hiệp quốc là 82%. Tuy nhiên, chưa nói tới số liệu thống kê có chính xác, đáng tin cậy hay không nhưng khảo sát thực tế tại các một số xã, huyện miền núi vẫn có xã có đến gần 80% là hộ nghèo.

Trước đó vài hôm, một kênh truyền hình cũng phát tại Bắc Cạn, vẫn trong diện nghèo đói, khó khăn nhưng trong thống kê thì những hộ này đã thoát nghèo. Tôi không bình luận, chỉ nêu ví dụ như vậy để hình dung cho dễ", vị chuyên gia văn hóa cho hay.
Ông cho biết, bản chất của người Việt không xấu, cơ bản là do quản lý không chặt. Khi làm được một lần, làm được lần hai, lần ba, lâu dần sẽ thành thói quen. Một thói quen cứ lặp đi lặp lại thì thành văn hóa.

Ông lấy ví dụ, đi khám bệnh, nếu có một người xé hàng để khám trước nhưng trong cả hàng đó không ai nói gì họ sẽ quen. Một người làm được, người khác sẽ làm, cứ thế ai cũng muốn xé hàng mà không muốn xếp hàng.  



Search Results








__._,_.___


Posted by: <vneagle_11@yahoo.com

Featured post

Bản Tin Cuối Ngày 20/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List