Việt Nam hôm nay

https://lh4.googleusercontent.com/jwHXKk9yK83mb2U0iyp-OSXs7OZgoEcJKB4V-xqOO7STOu0djuO_hHd_dM8GkXjIamwCDoDrZRAdRPT5gaYIUOXwHgEk7mRpK7R7aGCo-eeVOtK72Nk

Saturday 26 December 2015

Một đường lối tôn giáo mới ở trong nước?



 Matthew Trần:
Bài tham khão kũa tác zã  Phương Thũy .. đọc thấy koai bộ được.
MT 
Một đường lối tôn giáo mới ở trong nước?

LGT: Năm nay, vào dịp Lễ Giáng Sinh, Ban Tôi Giáo Chính Phủ đã cho phổ biến bài phân tích có tựa đề là “Lễ Giáng sinh và sự dung hoà tôn giáo của người Việt” của tác giả Phương Thuỷ nói về sự hòa đồng và vai trò của tôn giáo tại Việt Nam. Chúng tôi thấy đây là một bài phân tích khá khách quan và sâu sắc, chúng ta chưa hề thấy kể từ khi Đảng CSVN lên nắm chính quyền từ 1954 đến nay. Phải chăng đây là một hướng đi mới mà nhà cầm quyền đã tìm thấy? Chúng tôi xin phổ biến nguyên văn bài này như một tài liệu tham khảo.

Lữ Giang

Lễ Giang Sinh và sự dung hoà tôn giáo của người Việt
(Con cáo gỉa giọng con cừu)

Phương Thuỷ
Trong một số năm trở lại đây, cứ đến đầu tháng 12 khắp nơi trong thành phố Hà Nội chúng ta đều nhận thấy không khí của ngày lễ Giáng sinh đang đến gần với khung cảnh trang trí rực rỡ, bắt mắt trên đường phố, các cửa hàng, rồi đến dòng nhạc với những âm hưởng hòa tấu du dương.

Ngày lễ Giáng sinh không có nguồn gốc từ Việt nam, nó là ngày lễ của những người theo Kitô giáo như: Công giáo, Tin lành. Đạo Công giáo du nhập vào Việt Nam từ năm 1533 và đến nay đã trở thành một trong những tôn giáo có số lượng tín đồ đông đảo. Ngày nay, ở Việt Nam, dù không chính thức nhưng Giáng sinh dần dần được coi như một ngày lễ chung, thường được tổ chức vào tối 24 và kéo sang ngày 25 tháng 12. 

Trong những ngày này, cây thông Nôel được trang trí ở nhiều nơi bằng cây thật hay thông nhân tạo làm bằng nhựa. Trên cây, người ta thường treo các đồ trang trí nhiều loại nhưng thường có những cặp chuông, dây giả tuyết, những chiếc ủng, các gói quà tượng trưng và đèn trang trí giống như các nước phương Tây... mọi người tham dự lễ hội để biết, để hoà nhập và để tận hưởng những nét văn hoá đẹp chứ không nhất thiết để phục vụ nhu cầu tâm linh.

Được biết lễ Giáng sinh lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam là do một người phụ nữ chủ toạ, đó là bà Maria Mađêlêna Minh-Đức Vương Thái Phi. Bà Minh-Đức là vợ Chúa Nguyễn Hoàng, mẹ của Hoàng Tử Nguyễn Phúc Khê, tước hiệu Vương Phi, được đứng đầu hàng Thứ phi.
Năm 1625 đã ngoài 50 tuổi, bà gia nhập đạo Công giáo tại Thuận Hóa do giáo sĩ Francisco di Pina rửa tội cho bà với tên Thánh là Maria Mađalêna, có sự chứng kiến của giáo sĩ Đắc Lộ. Cuộc đời và sự nghiệp rao giảng Tin Mừng của bà Minh-Đức đã được sử gia Phạm Đình Khiêm, một người chuyên nghiên cứu và viết về mảng lịch sử Giáo hội Việt Nam, qua tài liệu tra cứu giá trị rất công phu, trong đó tác giả đã cho ra mắt cuốn “Minh-Đức Vương Thái Phi” do tủ sách Tinh Việt Văn Đoàn xuất bản năm 1957. Qua tập sách này, ta có thể tìm hiểu và biết được dung mạo người phụ nữ đạo đức, đáng kính này.

Bà Minh-Đức Vương Thái Phi qua đời vào năm 1649, hưởng thọ 80 tuổi, thủ tiết 36 năm, trong đó có 24 năm lo giảng đạo, làm việc tông đồ mở mang nước Chúa để lại tấm gương nhân đức chiếu rạng khắp triều đình. Hành động của bà ảnh hưởng lớn đến dân chúng và danh tiếng bà luôn ghi dấu trong sử sách. Bà còn được các giáo sĩ truyền giáo coi như linh hồn của đạo Công giáo thời bấy giờ.

Nếu như một vài năm trước đây Giáng sinh chỉ là ngày lễ của những người theo đạo Công giáo hay Tin lành, thì hiện nay nó đã được nhiều người chấp nhận và coi như hoạt động sinh hoạt văn hoá cộng đồng chung, mà chủ yếu là giới trẻ. Lễ Giáng sinh ở Việt Nam hiện nay đã trở thành một dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng nhộn nhịp, những đôi tình nhân âu yếm tặng quà cho nhau, trẻ em háo hức chờ sự xuất hiện của ông già Noel, gia đình bè bạn rủ nhau hội hè, yến tiệc, hát karaoke. Người Việt Nam rất thích thú các ca khúc Giáng sinh. Rất nhiều người nước ngoài đón giáng sinh tại Việt Nam và thực sự thích không khí ấm cúng, yên bình nhưng không kém phần sôi động. 

Tuy cách đón Giáng sinh của người theo đạo và không theo đạo có những nét khác biệt, nhưng điều đó thực sư không quan trọng.
Ngày lễ Giáng sinh cũng được chào đón ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Vậy điều gì đã khiến một ngày lễ của những người theo đạo Công giáo lại trở nên phổ biến và được mọi người yêu thích tại Việt Nam như vậy?

Nhìn chung các lễ hội mang tính cộng đồng cao, sinh hoạt đơn giản, không mang quá nhiều màu sắc tâm linh huyền bí đều được đón nhận nhanh chóng và trở nên phổ biến. Tuy nhiên lí do khiến lễ Giáng sinh hay cũng như nhiều sinh hoạt văn hoá khác được chào đón tại Việt Nam là từ phía con người và xã hội Việt. Việt Nam được biết tới như một quốc gia đa dân tộc và đa tôn giáo, trong suốt chiều dài lịch sử, trong thời bình hay trong thời kỳ chịu áp bức đô hộ chiến tranh, nền văn hoá Việt Nam luôn vận động luônchuyển mình thích ứng nhưng “hoà nhập” mà không hoà tan

Tiếp nhận các sinh hoạt tôn giáo mới một cách nhanh chóng, làm cho nó trở nên “Việt hoá”  là một cái hay trong việc hoà hợp các tôn giáo, sinh hoạt văn hoá của người Việt Nam. Tinh thần đoàn kết tôn giáo của người dân, việc chung sống hoà bình và bao dung giữa các tôn giáo cùng với tính nhân ái, nhân bản của con người và xã hội đã tạo ra một bức tranh sinh động về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam: thuần tuý nhưng phong phú, đan xen nhưng không mâu thuẫn. Trong đó, văn hoá của dân tộc Việt là lớn nhất và Phật giáo là phổ biến nhất. Trong suốt chiều dài lịch sử, dù trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc hay gần 100 năm Pháp thuộc, Việt Nam vẫn bảo tồn và phát triển nền văn hoá của mình, không bị Hán hoá, không bị Tây hoá. Văn hoá Việt Nam ngày càng phát triển trên cái gốc là tam giáo (Nho – Đạo – Phật) và tín ngưỡng bản địa, nhờ sức sống là truyền thống dung hoà. 

Truyền thống dung hoà của người Việt được thể hiện qua nhiều phương diện như: dung hoà, hoà hợp với tự nhiên (hành động theo tự nhiên, không chống lại thiên nhiên, thích nghi với tự nhiên); dung hoà với xã hội (về mặt văn hoá tư tưởng theo nguyên tắc "không từ chối", tiếp thu tinh hoa văn hoá của các dân tộc khác trong quá trình giao lưu, như nhạc Chăm trong cung đình, diễn trò của Trung Quốc...; về mặt ngôn ngữ sử dụng nhiều từ vựng gốc Môn - Khơme, Tầy Thái, Mã Lai, Hán, Ấn Độ...; về mặt tôn giáo tiếp thu các thuyết Nho, Đạo, Phật, Công giáo, Tin lành..., tiếp thu nhiều tư tưởng của cả phương Đông lẫn phương Tây); dung hoà với con người theo nguyên tắc dĩ hoà vi quý, lưỡng trị, điều hoà quyền lợi. 

Chính môi trường địa lý, địa vực, dân tộc luôn có sự mở rộng, tiếp xúc, giao lưu là cơ sở để tư tưởng dung hoà xuất hiện, phát triển, củng cố và như một nguyên tắc nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của Việt Nam. Tính cách chung của người Việt cũng được nhận định là vui vẻ, cởi mở, cùng hợp tác lao động với người khác. Tư tưởng hoà hợp đã tạo ra một không gian văn hoá, một thế sinh hoà bình, vui vẻ, ổn định cho người dân.  

 Nguyên tắc "không chối từ, không kì thị" như một công cụ hữu hiệu cho sự hoà hợp của văn hoá, tín ngưỡng tại Việt Nam. Trong nửa đầu thế kỷ XX, được kích thích bởi sự tiếp xúc với văn hoá phương Tây, người Việt đã thu nhận những giá trị nhân văn mới mẻ, tiến bộ của nhân loại, như tự do, bình đẳng, bác ái, nhân quyền, dân chủ. Những giá trị này đã được chào đón nồng nhiệt bởi tinh thần dung hoà của người Việt và bởi nó rất gần với các giá trị nhân văn cổ truyền. Cũng giai đoạn này, các tôn giáo cũ và mới như tôn giáo dân gian, Phật giáo, Công giáo, đạo Cao đài, Hoà Hảo... đều phát triển, các triết thuyết phương Tây đương đại như triết học Mác, phân tâm học, chủ nghĩa thực chứng, ... du nhập vào Việt Nam rầm rộ và đa dạng, tạo nên một diện mạo mới mẻ, đầy sức sống trong đời sống tinh thần Việt. Đặc biệt là từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 với nhiều cải cách và đổi mới chính sách kinh tế, tư duy chính trị đã tạo một bước phát triển mới truyền thống dung hoà văn hoá -tôn giáo của dân tộc, tạo điều kiện cho sự hội nhập của các văn hoá mới. 

Từ khi được truyền vào Việt Nam đến nay đạo Công giáo, Tin lành đã có ảnh hưởng tới xã hội với sự xã hội hoá các ngày lễ Công giáo như­ Giáng sinh, Phục sinh. Dù ít hay nhiều, các ngày lễ đã góp phần làm phong phú thêm đời sống tâm linh và sinh hoạt văn hoá của người dân. Thông qua sinh hoạt văn hoá tâm linh cộng đồng, người dân là những người theo đạo hay không theo đạo có dịp hiểu và đoàn kết nhau hơn, đây cũng là một cách làm tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, thống nhất ý chí và nguyện vọng của người dân. 

Thực tiễn văn hoá Việt Nam qua lịch sử cho thấy, ở giai đoạn nào, triều đại nào mà tư tưởng dung hoà được duy trì và củng cố thì giai đoạn đó, triều đại đó vững mạnh và giàu tiềm năng phát triển. Vì vậy, cho dù trong bối cảnh toàn cầu hoá, nguy cơ mất bản sắc văn hoá dân tộc rất lớn, nhưng việc kế thừa truyền thống dung hoà văn hoá - tôn giáo, ứng dụng nguyên tắc này trên một tinh thần mới chính là chìa khoá vàng để nền văn hoá Việt Nam ngày càng phát triển.  
Phương Thuỷ  

Không khí Giáng sinh tràn ngập khắp mọi miền

Dân trí Những ngày này, trên khắp mọi miền đất nước, đâu đâu cũng rực rỡ, ấm áp không khí mừng Chúa giáng sinh.

 Không khí náo nhiệt đón chào Giáng sinh và mừng Năm mới đã tràn ngập trên từng góc phố, con đường ở TPHCM
Người dân tận hưởng không khí an lành mùa Giáng sinh
Người dân tận hưởng không khí an lành mùa Giáng sinh

Nhà thờ trang trí lộng lẫy
Nhà thờ trang trí lộng lẫy

Đường phố nhộn nhịp về đêm
Đường phố nhộn nhịp về đêm
Chưa đến đêm Noel, người dân và du khách đến Đà Nẵng đã cảm nhận không khí mùa Giáng sinh trong tiết trời se lạnh và những hoạt cảnh cây thông Noel,
Nhà thờ chính tòa Đà Nẵng đang được trang hoàng cho đêm Noel
Nhà thờ chính tòa Đà Nẵng đang được trang hoàng cho đêm Noel

Các em nhỏ được bố mẹ dẫn đi chơi Noel sớm (ảnh: Khánh Hiền)
Các em nhỏ được bố mẹ dẫn đi chơi Noel sớm (ảnh: Khánh Hiền)
Từ ngày 20/12, người dân Quảng Ngãi 
Khung cảnh rộn ràng trước nhà thờ
Khung cảnh rộn ràng trước nhà thờ

Ghi nhận của PV Dân trí, sáng 23/12 tại TP Quy Nhơn (Bình Định
Các nhà thờ ở phố biển đang tất bật các công đoạn cuối trang hoàng cho mùa lễ Giáng sinh
Các nhà thờ ở phố biển đang tất bật các công đoạn cuối trang hoàng cho mùa lễ Giáng sinh
Nhà thờ ở Quy Nhơn rực rỡ sắc màu Giáng sinh.
Nhà thờ ở Quy Nhơn rực rỡ sắc màu Giáng sinh.
Tại Gia Lai
Hang Chúa của người dân làng Plei Ốp
Hang Chúa của người dân làng Plei Ốp





--
Thomas D. Tran

Không Nói, Không Viết, Không Làm
những gì có lợi cho cộng sản.






__._,_.___

Posted by: <vneagle_1

Giải lý vận nước Việt Nam theo cái nhìn vô ngã


Giải lý vận nước Việt Nam theo cái nhìn vô ngã

Nguyễn Duy Vinh

Nhân dịp năm cũ sắp qua và năm mới sắp đến, vào những ngày rảnh rỗi cuối năm ở cái xứ khỉ ho cò gáy Phi Châu này và không biết làm gì, tôi nghĩ đến vận nước Việt Nam và quyết định làm “thầy bói” chuyến này để đoán tương lai của nước tôi qua cái nhìn “vô ngã”.

Cái nhìn “vô ngã” này là tôi “mượn” của Đạo Phật và tôi xin giải lý như sau:
Đạo là con đường. Đạo hiểu theo nghĩa rộng hơn là cách sống. Đạo Phật là cách sống theo lời Phật dạy. Cách sống này thể hiện tuệ giác của người đã thực chứng được sự có mặt của khổ đau và con đường đưa đến hạnh phúc và đã chia sẻ cách sống đó với người khác. Người thực chứng (giác ngộ) đầu tiên ấy là Đức Phật và bài chia sẻ đầu tiên cái thấy của Ngài với năm anh em ông Kiều Trần Như nói về Bốn Sự thật tuyệt vời (Tứ Diệu Đế) và Tám Con đường đi chân chánh (hay Bát Chánh Đạo).

Chúa Giê Su là hiện thân của Đức Chúa Cha trên trần gian, ra đời để cứu rỗi nhân loại và để lại tất cả những lời răn dạy của mình đã được ghi lại trong Thánh Kinh (Bible). Cách sống theo tuệ giác của Ngài Giê Su được gọi là Đạo Chúa.
Đức Phật Thích Ca sau bao nhiêu năm (và bao nhiêu kiếp) dày công tu luyện, đạt được cái thấy lớn và Ngài đã đem hết những năm tháng còn lại sau khi giác ngộ giảng dạy cho những người muốn học theo hạnh và sự hiểu biết của Ngài. Trải qua hơn 2600 năm, tuệ giác của đạo Phật giống như những cây trái được gửi đi ươm trồng khắp nơi. Những cây tuệ giác này đơm bông và mọc hùng mạnh hay yếu ớt tùy vào hoàn cảnh nơi cây được ươm trồng.

Sau 2600 năm, các Thầy các Tổ sống theo đạo Phật cũng đã đạt được những tuệ giác lớn. Từ Long Thọ, Thế Thân ở Ấn Độ cho đến Bồ Đề Đạt Ma khi Ngài sang Trung Quốc vào đầu thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên. Việt Nam ta có Ngài Khương Tăng Hội mở đầu kỷ nguyên Thiền tông vào đầu thế kỷ thứ ba và đạo Phật như thế đã đến Việt Nam ít nhất là 300 năm trước khi Ngài Bồ Đề Đạt Ma đặt chân đến Trung Quốc. Ngài Khương Tăng Hội sau này sang Trung Quốc hoằng pháp và Ngài tịch ở Nam Kinh.

Trong những công trình đóng góp vẻ vang về sau này cho đạo Phật Trung Quốc chúng ta phải kể đến việc thỉnh kinh từ Ấn Độ và việc dịch rất nhiều kinh sách của Thầy Huyền Trang vào thế kỷ thứ 7. Cây đạo Phật ở Trung Quốc đã đơm bông từ thời các tổ Huệ Khả, Thần Tú, Huệ Năng và những bông hoa đẹp đó tiếp tục kéo dài cho đến Tổ Lâm Tế (Lin Chi, thế kỷ thứ 9). Pháp môn của Lâm Tế cũng lan đến Việt Nam, cây tuệ giác đạo Phật Việt Nam lại một lần nữa nhận được những cơn mưa Pháp từ phương Bắc đến với sự ra đời của phái Liễu Quán ở miền Trung Việt Nam. 

Từ thế kỷ 13, đạo Phật đã đến thời kỳ hưng thịnh nhất Việt Nam và thời kỳ đó cũng là thời kỳ mà dân tộc Đại Việt có cơm no áo ấm, vua tôi đoàn kết chặt chẽ như chưa bao giờ từng có trong lịch sử Việt Nam. Các vua đời nhà Trần như Trần Thánh Tông, Nhân Tông, và Anh Tông đã góp công không nhỏ trong việc làm sống lại cách sống đẹp của văn hóa Phật giáo Việt Nam với sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử vào thế kỷ thứ 13.
Tuy nhiên tu thì tu, ở đây tôi xin tạm mở một ngoặc đơn là các vua nhà Trần cũng đã biết lúc nào phải tạm “gác” việc tu sang một bên và họp nhau lại tìm cách chống quân Nguyên đang xâm lăng đất nước. Các Ngài bắt đầu với việc tham khảo toàn dân trong Hội nghị Diên Hồng (năm 1284) và đã sau đó cùng toàn dân đại thắng quân Nguyên, giành lại độc lập cho nước Đại Việt. Tên của những nguyên soái đại tướng tài giỏi như Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão v.v…được sử sách ghi công và được toàn dân Việt Nam mãi mãi ghi ơn. 

Vận nước Việt Nam vào đời nhà Trần là một vận nước có nhiều thuận duyên nhờ vào công lao hiển hách của các đấng minh quân, những vị vua trị vì có lòng vì dân vì nước. Đạo Phật vào đời nhà Trần chắc chắn đã có những ảnh hưởng lớn trên những quyết định chính trị của các vua nhà Trần và sự đoàn kết dân tộc thời bấy giờ. Tôi xin tạm để  đề tài này sang một bên và sẽ xin hầu chuyện với các bạn về ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo đời Trần trong một lần tản mạn khác. Ở đây tôi xin trở về chủ đề của bài viết, về cái thấy vô ngã của đạo Phật và vận nước Việt Nam.

Cái thấy lớn của đạo Phật được gói ghém trong rất nhiều kinh. Từ Kinh Bát Nhã cho đến Tâm Kinh Bát Nhã và các kinh lớn khác như Hoa Nghiêm, Pháp Hoa và Kim Cương v.v… Những cái thấy lớn đó thường được diễn đạt bằng những danh từ thật cô đọng, giống như người ta đóng một cái dấu lên một nghị quyết. Danh từ cô đọng đó còn được gọi là dấu ấn trong đó có 3 cái ấn rất quan trọng. Ba cái ấn (Tam Pháp Ấn) này cũng giống như những cái ấn của các ông lãnh đạo các quốc gia  dùng khi ban ra một công văn hay một công hàm, công hàm nào mà không có chữ ký của các ông ấy cũng như không có con triện của nhà nước đóng lên là không có hiệu lực. Đạo Phật cũng thế, những lời giảng dạy nào mà không có vết tích ba dấu ấn này có thể được coi như không phải là Đạo Phật chính tông.

Tam Pháp Ấn của Đạo Phật là Vô Ngã, Vô Thường và Niết Bàn.

Tôi chỉ xin ngừng ở hai khái niệm đầu cho bài viết này. Trước tiên, phải nói ngay là khái niệm về vô ngã không khó hiểu (riêng sống thực chứng được cái thấy vô ngã thì trần ai !). Ở đây tôi không dám nói đến vấn đề ngộ đạo của các vị chân tu (tức là sống thực chứng) mà tôi chỉ xin bàn đến những khái niệm này qua trình tự phân tích dùng lý trí mà tôi đã được học và bắt chước thôi, qua sự hiểu biết nhỏ bé và giới hạn của mình. Các bạn nào muốn biết thêm về sự tương quan giữa cái nhìn của Phật giáo và khoa học có thể tìm tòi thêm qua các bài trên mạng, hoặc tìm đọc các bài tham khảo của Giáo sư Trịnh Xuân Thuận viết gần đây nhất về đề tài này. Và theo tôi, “vô ngã” là không có ngã, không có cái ta riêng biệt. Tỉ dụ như tờ giấy được làm từ cây cối, người và máy cắt cây, bố mẹ của người cắt cây (đã làm việc cực nhọc để nuôi họ nên người), những cơn mưa, mặt trời, máy nghiền cây, máy ép thành giấy mỏng v. v…Tờ giấy như vậy được làm bởi những chất liệu không-phải-là-tờ-giấy. Tờ giấy vì thế không có cái “ta” riêng biệt mà chỉ hiện hữu nhờ vào những cái ta không riêng biệt khác.
Khi một nguyên nhân hay yếu tố cấu tạo nên cái “ta” không riêng biệt đó bất thình lình biến đi, vắng mặt hay đổ vỡ, cái “ta” đó sẽ không còn trọn vẹn và khi trường hợp này xảy ra, chúng ta gọi đó là vô thường.

 Lấy một chân cái bàn đi, cái bàn sẽ đổ. Cái bàn không có cái ta riêng biệt (vô ngã) nên khi một yếu tố không-bàn (như chân bàn) mất đi, cái bàn đổ (vô thường). Như vậy vô ngã và vô thường chỉ là hai khái niệm tương quan và đồng nghĩa, vô ngã dùng để giải thích hiện tượng và sự vật theo chiều hướng (dimension) không gian trong khi vô thường nói lên tính cách thời gian (dimension temporelle) của hiện tượng đó.

Sự liên hệ chằng chịt này là chìa khóa tiến trình “sinh thành, tăng trưởng, tồn tại và hoại diệt” của mọi hiện tượng tâm lý, sinh lý và vật lý trên thế gian cũng như trong vũ trụ.
Cái này có nên cái kia có, cái này không thì cái kia cũng không (Kinh A Hàm).

Hiểu được (theo lý trí) cái nhìn vô ngã vô thường này, chúng ta sẽ biết ơn những gì tốt lành chúng ta thu nhận được mỗi ngày và chúng ta sẽ biết trân quý những gì chúng ta có, nhất là sức khỏe của chúng ta. Chính sức khỏe này cũng được làm bởi những thứ không-là-sức-khỏe. Sức khỏe con người được làm bởi thức ăn hằng ngày, không khí ta thở, tình trạng tâm lý và mực độ phiền não khi ta phải bươn chải trong cuộc sống, tình yêu thương đùm bọc của người thân v.v… 

Môi trường an sinh trong thế giới thu hẹp quanh ta vì thế rất quan trọng. Săn sóc và lo cho những gì quanh ta được ổn định an lành cũng chính là lo cho sức khỏe của mình. Cái nhìn vô ngã giúp chúng ta nhìn thấy tầm quan trọng của sự ô nhiễm môi sinh. Khi môi trường sống chung quanh ta bị ô nhiễm, trước sau con người sinh sống trong môi trường đó cũng sẽ mang bệnh. Điều này chúng ta có thể kiểm chứng dễ dàng qua các thống kê về sức khỏe của dân các thành phố lớn và đông người như Bắc Kinh, Cairo (Ai Cập), New Delhi v.v…Ở Bắc Kinh đã có những hôm khói xe quá nhiều, dân thành phố khó thở và bầu trời xanh biến thành một bầu trời xám đục. Chỉ nhìn những tấm hình chụp được chuyền nhau trên mạng về bầu trời xám ngắt này của Bắc Kinh là chúng ta cũng đã đủ ngộp thở.

Vận nước Việt Nam cũng không thoát khỏi tính chất vô ngã, vận nước đó gắn liền với rất nhiều thứ: từ tài đức lãnh đạo của nhà cầm quyền cho đến dân trí, hạnh phúc, tự do và sự chăm chỉ cần cù làm ăn của người dân trong nước, cũng như sự mưu toan xâm lấn đất đai và biển đảo của ngoại bang như gần đây nhất với vụ xâm lấn đất ở biên giới Việt-Trung và vụ xâm chiếm biển đảo ở ngoài khơi Việt Nam của Trung Quốc. 

Tương lai của nước ta được làm bởi những chất liệu không-tương-lai. Tức là nhìn vào tình cảnh quê hương với cặp mắt vô ngã, chúng ta thấy xã hội Việt Nam đang có nhiều khó khăn trên rất nhiều phương diện.

 Dân Việt Nam đông đúc tranh sống trên một mảnh đất bé nhỏ. Không chỗ nào mà không có xây cất, nhà cửa bằng xi-măng mọc lên khắp nơi. Có nhiều nơi, người ta đã chặt hết cây và thay vào đó bằng những ngôi nhà cao tầng bằng xi-măng. Quản lý một cộng đồng gần 90 triệu người chen chúc trong một nước nhỏ bé là một vấn đề nan giải cho nhà cầm quyền.

Từ một nước thoát thai ra khỏi một cuộc chiến kéo dài gần nửa thế kỷ kể từ cuộc chiến chống đô hộ Pháp, con người Việt Nam, sau một cuộc bể dâu và những thăng trầm của lịch sử, đã vươn lên với một sức sống mãnh liệt, với một khát khao vật chất qua những năm thiếu thốn, như những làn sóng vỡ bờ, như một bầy ong vỡ tổ. Từ những khát khao vật chất này, người có quyền lực trong nước đã biết lợi dụng quyền thế để làm giàu. Tham nhũng và lạm quyền từ đó ra đời và đã đẻ ra những tệ nạn xã hội rất lớn và cùng lúc tạo ra những quan chức mới, những đại gia có những tài sản kếch sù. Không ai có thể ngờ rằng chỉ sau 39 năm kể từ ngày “Bên thắng cuộc” “giải phóng” được Miền Nam mà chế độ xã hội chủ nghĩa hiện nay có thể đưa đến sự khác biệt giàu nghèo ở Việt Nam lên cao đến độ không sách vở nào tả được. Từ những người cứ đêm đêm khi trời vừa hừng sáng là họ đã phải vất vả khó nhọc gồng gánh buôn thúng bán bưng kiếm sống cho đến những đại gia kiếm tiền thật dễ dàng và sống chễm chệ trên những gia tài hàng triệu đô la US. Một xã hội chủ nghĩa trong đó những chương trình y tế, giáo dục và an sinh cho người dân thiếu thốn rất trầm trọng. Tình hình xã hội Việt Nam không đẹp, nó có tính cách nhốn nháo, tạp nhạp, hỗn loạn và bất an. 

Bốn chữ “xã hội chủ nghĩa” không phản ảnh trung thực những gì đang xảy ra ở Việt Nam. Cho đến nay chưa có dấu hiệu nào cho thấy nhà cầm quyền lo cho an sinh người dân trong nước. Tôi không thể nào tưởng tượng được một nước được hoàn toàn độc lập mà quyền sống của người dân lại khó khăn đến thế. 

Chế độ quản trị của nhà nước thì nặng chình chịch. Không biết ai lãnh đạo vì Bộ Chính trị là cơ quan lãnh đạo có đến 14 vị. Người dân khiếu nại không ai nghe. Có hàng trăm kiến nghị quan trọng rơi vào quãng không, không một tiếng trả lời, không một lá thư hồi âm.

 Tình trạng rắn không đầu này đưa đến sự lộng hành của những cơ quan thừa hành địa phương. Công an tỉnh, công an quận, công an xã, công an phường là những ông vua con có tiếng nói thét ra lửa. Dân chúng sống trong bất công không biết phải thưa cùng ai. Những người lên tiếng kêu ca khi bị đàn áp thì lại càng bị đàn áp thêm. Tình trạng không có lãnh đạo cũng được biểu hiện qua việc xâm lăng biển đảo của Trung Quốc. Sự chống đối yếu ớt và rụt rè hiện nay của nhà nước Việt Nam là một thí dụ điển hình của việc rắn mất đầu trong việc lãnh đạo công việc nước. Một tình trạng cai trị bê bối và thiếu nghiêm túc chưa từng có trong lịch sử Việt Nam.

Vận nước Việt Nam vì thế sẽ không khá. Những mảnh vụn rời rạc trong sự lãnh đạo và cai quản nước yếu kém sẽ làm tan khí phách Việt Nam trước sự đe dọa và xâm lăng biển đảo của Trung Quốc. Nếu nhà cầm quyền Việt Nam biết tập nhìn (quán chiếu) tình hình xã hội Việt Nam qua lăng kính vô ngã, họ sẽ thấy là hạnh phúc của họ cũng rất mỏng manh. Vì hạnh phúc của chính họ cũng được làm bởi những yếu-tố-không-hạnh-phúc. Họ không thể giữ mãi được những gia tài đồ sộ cho con cháu họ trong khi chung quanh có quá nhiều người khổ. Họ không thể sống thảnh thơi khi tàu chiến Trung Quốc rầm rộ tuần hành quanh các đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Hạnh phúc của những người cầm quyền, những người lãnh đạo guồng máy nhà nước có liên hệ chằng chịt với hạnh phúc của người dân.

Qua lăng kính đạo Phật, chỉ có cách lo cho dân thực sự với tất cả tấm lòng, như tấm lòng thương dân thương nước của các vua đời nhà Trần, may ra mới cứu vãn được tình thế. Còn để tình trạng ù lì hiện nay tiếp tục trì trệ, các nhà lãnh đạo và Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ phải đương đầu với những khó khăn và sự hỗn loạn khó lường.

N.D.V.
(*) Tài liệu tham khảo : Việt Nam Phật Giáo Sử Luận của Giáo Sư Nguyễn Lang (Tập 1, 2 và 3), nhà xuất bản Lá Bối (California, USA) và hiện nay cũng có bán trong nước tại các nhà sách lớn.
Bài viết cũ tác giả gửi lại cho BVN



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Saturday 12 December 2015

Tin nóng Đông Yên, VN: Giáo dân chặn đường Quốc lộ, phản đối CA/CSVN bắt người trái pháp luật

Tin nóng Đông Yên, VN: Giáo dân chặn đường Quốc lộ, phản đối CA/CSVN bắt người trái pháp luật
Fri, 12/11/2015 - 09:50 — nguyenhuuvinh
Theo tin mới nhận được, hàng ngàn giáo dân Đông Yên, Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh đã kéo nhau lên đòi nhà cầm quyền CSVN cho biết lý do chặn bắt cóc một số người thuộc Giáo xứ Đông Yên ngày hôm qua. Trong đó có hai người là Hoàng Văn Thiết và Nguyễn Xuân Phương. Đường Quốc lộ 1A và 1B đã bị chặn và tắc nghẽn từ 8h sáng nay 11/21/2015 đến 16 giờ chưa thể giải tỏa.
Theo thông tin giáo dân cho biết: Ngày hôm qua, ông Hoàng Văn Thắng đi làm về bị công an chặn bắt ở Cầu Rác và ông Nguyễn Xuân Phương bị chặn bắt ở Khu Công nghiệp Formosa mà gia đình và giáo dân không hề được biết lý do bắt giữ.
Ông Hoàng Văn Thắng là Trưởng ban An Ninh Giáo xứ, ông Nguyễn Xuân Phương, hiện là Phó ban An ninh Giáo xứ Đông Yên.
Việc chặn bắt giữ người này không đúng theo trình tự pháp luật và không có lý do chính đáng, gia đình và bà con giáo dân không hề hay biết. Sáng nay, giáo dân đã đi hỏi lý do nhưng không được trả lời.
Trước đó, có một gia đình đã bị ném vật nổ vào nhà hỏng mất một vạt sân, sau đó Công an đã tập trung về rất đông. Và chiều tối qua, hai người bị bắt đi không biết lý do, không đúng các quy định pháp luật đã gây sự ngờ vực và bức xúc của giáo dân tại đây.
Hiện nhà cầm quyền CSVN huy động xe chữa cháy, xe thùng, xe Cảnh sát cơ động và Cảnh sát Giao thông đến chốt chặn các ngả đường vào khu vực Đông Yên, tất cả mọi người đến khu vực đó đều bị thu giữ giấy phép lái xe và ngăn chặn đến khu vực giáo xứ.

Cũng cần nhắc lại, là giáo dân Đông Yên trước đây thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, Tỉnh Hà Tĩnh. Đây là một giáo xứ lâu đời có tinh thần đạo đức tốt đẹp và đoàn kết tốt. Câu chuyện Đông Yên năm 1968 cả giáo xứ đương đầu với nhà cầm quyền để giữ bắng được cha xứ khi nhà cầm quyền muốn bắt ngài. Việc đoàn kết bảo vệ cha xứ diễn ra 8 tháng trời những năm tháng Cộng sản sắt máu nhất đã chứng minh họ kiên cường đến mức nào. Và cuối cùng họ đã chiến thắng.
Gần đây, trong quá trình nhà cầm quyền bán khu đất thuộc Kỳ Anh cho Tàu với thời hạn 70 năm để làm khu công nghiệp Formosa, Đông Yên nằm ngoài khu vực Dự án. Thế nhưng nhà cầm quyền Hà Tĩnh đã tìm mọi cách giải tỏa họ ra khỏi nơi này bằng nhiều biện pháp.
Điều người dân bức xúc hiện nay, là những người đến nơi tái định cư đã không được yên ổn làm ăn và đời sống của họ lâm vào hoàn cảnh khó khăn không lối thoát vì bao đời nay họ bám biển để sống, giờ lên núi không có nghề nghiệp, đồng thời các cơ sở hạ tầng, ô nhiễm... luôn là vấn đề gây ức chế cho họ.
Một số người tại nơi cũ gồm 158 hộ gia đình với khoảng 1000 giáo dân không di chuyển, nhà cầm quyền đã dùng mọi cách để trấn áp họ và cách tàn bạo nhất là đập phá trường học không cho học sinh tiếp tục học hành. từ năm ngoái đến năm nay, 155 học sinh phổ thông đã không được học hành.
Cũng mới đây, nhà cầm quyền đã bắt đi một giáo dân trong xứ, người dân đã phải bắt giữ 4 Công an suốt 1 ngày mới được nhà cầm quyền thả ra.
Những hành động với Đông Yên của nhà cầm quyền đã đẩy họ đến việc đoàn kết cùng nhau, bảo vệ nhau trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay trước những việc làm phi pháp, phi nhân của nhà cầm quyền.
Trên các báo nhà nước đưa tin rằng: "Công an bắt người vi phạm pháp luật", theo giáo dân thì việc bắt cóc người trên đường là hành vi trái pháp luật của nhà cầm quyền, thể hiện sự thiếu minh bạch và lúng túng khi bắt người vô tội - hành động thường được diễn ra ở Việt Nam gần đây.
Một số hình ảnh tại Đông Yên: 
(Hình: Vietnamnet)
Đọc thêm: - Tin nóng: Giáo dân Đông Yên bao vây giữ 4 công an từ sáng đến đêm nay yêu cầu thả người bị bắt trái phép
-  Thăm lại Đông Yên, thảm cảnh của nhiều thế hệ tại đây: P1, P2, P3, P4, P5, P6 )
 
16h ngày 11/12/2015
J.B Nguyễn Hữu Vinh





Người dân chắn ngang QL1A đòi CA/CSVN thả 2 người bị bắt


VietTimes 11/12/2015  
 
Ngày 11.12, nhiều người ở thôn Đông Yên (xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã dàn hàng chắn ngang QL1A, gây ách tắc giao thông nghiêm trọng, để yêu cầu thả 2 người bị bắt.
Người dân thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi dàn hàng chắn ngang QL1A - Ảnh: Nguyên Dũng
Chiều nay 11.12, theo quan sát của PV Thanh Niên, tại khu vực đỉnh Đèo Con (giáp ranh giữa hai xã Kỳ Nam và Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh), nhiều trẻ em, người già, phụ nữ đứng, ngồi dàn hàng, chắn ngang QL1A.
Cạnh đó, rất nhiều gạch đá, gậy gộc, băng rôn cũng được người dân dựng chắn ngang đường.
Người dân đứng, ngồi chắn ngang QL1A - Ảnh: Nguyên Dũng
Hàng trăm xe ô tô bị kẹt cứng về cả hai phía nam và bắc Đèo Con. Rất nhiều cán bộ, chiến sĩ công an mặc sắc phục có mặt tại hiện trường để vận động, giải thích cho người dân và đảm an ninh trật tự, phân luồng giao thông.
Chị N.T.T. (45 tuổi, ngụ thôn Đông yên, xã Kỳ Lợi) cho biết, người dân địa phương ra chắn ngang QL1A để yêu cầu thả 2 người trong thôn bị công an bắt giữ trước đó.
Theo chị T., tối 9.12, tại vùng tái định cư thôn Đông Yên (xã Kỳ Lợi) phát ra một tiếng nổ lớn nghi là tiếng mìn tự tạo phát nổ. Sau đó, lực lượng Công an thị xã Kỳ Anh, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã bắt giữ 2 người.
Đến chiều 11.12, người dân vẫn đứng chắn ngang QL1A - Ảnh: Nguyên Dũng
Trung tá Hà Phi Hoàng, Đội trưởng đội CSGT thị xã Kỳ Anh cho biết, người dân thôn Đông Yên kéo ra đường, cản trở giao thông, làm QL1A bị ùn tắc nhiều giờ. Trước tình thế đó, xe chạy đường dài đến địa bàn thị xã Kỳ Anh được CSGT hướng dẫn đi theo QL12 để theo đường Hồ Chí Minh vào các tỉnh miền Nam. Các xe khi đến ngã ba thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) được CSGT hướng dẫn đi lên đường Hồ Chí Minh để tiếp tục hành trình ra các tỉnh miền Bắc.
Hàng trăm xe ô tô bị kẹt cứng - Ảnh: Nguyên Dũng
Trao đổi với PV Thanh Niên, đại tá Đặng Hoài Sơn, Trưởng Công an thị xã Kỳ Anh cho biết, ông đang có mặt tại hiện trường để giải thích, vận động người dân và điều tra vụ việc.
Đại tá Nguyễn Văn An, Phó giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh cho hay, hiện đã giao cho chính quyền thị xã Kỳ Anh tới vận động người dân giải tán nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.
Lúc 19 giờ cùng ngày, ông Lê Văn Đông, Trưởng Công an xã Kỳ Nam cho biết, hiện vẫn còn hàng trăm người dàn hàng, chắn ngang QL1A khiến các phương tiện giao thông không thể qua lại.
Theo Thanh Niên  










Hình ảnh nội tuyến 1




--



















































































































































































































__._,_.___

--
__._,_.___

Posted by: <vneagle_1

Featured post

Bản Tin Cuối Ngày 20/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List