Việt Nam hôm nay

https://lh4.googleusercontent.com/jwHXKk9yK83mb2U0iyp-OSXs7OZgoEcJKB4V-xqOO7STOu0djuO_hHd_dM8GkXjIamwCDoDrZRAdRPT5gaYIUOXwHgEk7mRpK7R7aGCo-eeVOtK72Nk

Tuesday 30 June 2015

'Để báo Bưu điện VN nhanh như điện'


'Để báo Bưu điện VN nhanh như điện'

Nguyễn Giang bbcvietnamese.com
  • 29 tháng 6 2015
Phát biểu của Cục trưởng Cục Báo chí ông Hoàng Hữu Lượng đại ý rằng "Bộ giữ lại báo Bưu điện Việt Nam cũng với hy vọng báo sẽ tạo được uy tín và danh tiếng như các tờ Washington Post, Bangkok Post" đã gây ra nhiều tranh luận.


Một số bạn đã nêu rằng báo nước ngoài có chữ 'Post' trong tên của chúng nhưng không liên quan gì đến ngành bưu điện.

Ở đây, tôi chỉ nói thêm hai ý, về nguồn gốc tư nhân của đa số các tờ báo nổi tiếng cũng có chữ 'Post' và về tham vọng quốc tế của báo chí Việt Nam đang bị trói lại bằng chính những thói quen của Nhà nước.

Nhưng cũng cần trở lại ngữ nghĩa từ 'Post' trong câu chuyện.
Lịch sử báo chí trên thế giới, theo Jim Bernhard trong cuốn sách kinh điển về ngành này, có thể truy nguyên tới tận thời La Mã khi Hoàng đế Julius Ceasar (thế kỷ 1 trước Công nguyên) lập ra 'Acta Diurna Populi Romani' (Nhật trình của người La Mã).

Đây là một thứ văn bản ghi chép lại các sự kiện của thành Rome và được gửi đến các tỉnh của đế chế, phục vụ quan chức và bạn đọc hàng ngày, cả quý tộc lẫn bình dân.
Từ đó, tên các báo chí châu Âu thường chỉ ngày: Journal, Giornale, Dziennik, Daily...hoặc chỉ thời gian, tính thời sự: Times, News, Currant, Chronicle...

Ngoài ra, các tiếng Pháp và Ý cũng đóng góp cho nghề báo tên 'Gazette' sau thành Gazeta ở một số tiếng Đông Âu.
Cũng có các báo mang tên Tribune, Citizen, Register, Observer, Mirror (Spiegel trong tiếng Đức) nhấn vào góc độ phục vụ công chúng, là diễn đàn, là điểm quan sát, là tấm gương phản ảnh các sự việc, sự kiện.
Một dạng tên khác liên quan đến quá trình vận chuyển báo qua bưu chính là Mail, Post.

Tờ Washington Post ra đời năm 1877 và ban đầu chủ yếu lưu hành tại khu vực hành chính Washington, D.C., sau này mới có uy tín trên cả nước và trên thế giới.
Ở Anh, tờ Daily Mail ra đời năm 1896 và ngay từ đầu đã nhắm tới giới bình dân với giá buổi sơ khai chỉ một nửa xu Anh (pence), bằng 1/2 giá tờ The Times tại London.
Một trong những tờ báo đầu tiên ở Đức có chữ Post là Berliner Morgenpost (1898) và từng có tiếng về các tin địa phương.
null
Washington Post dưới thời Ben Bradlee (phải) và Katharine Graham đã đăng bài trong vụ Watergate
 
Nhưng đúng như nhiều người đã nói, các tờ báo trên không có liên quan gì đến ngành bưu điện.

Đấy chỉ là cách đặt tên gắn liền với cách thức chuyển phát bưu kiện một thời, hoặc chỉ mang tính biểu tượng, hoặc hàm ý chuyển tin nhanh: Express, Messenger, Courrier, Dispatch.
Cùng sự thay đổi của công nghệ, báo chí chỉ còn gắn với tin tức, bất kể cách phát hành ra sao.
Lấy ví dụ gần đây, người ta còn muốn bỏ hẳn chữ 'paper' trong 'newspaper' vì báo không còn liên quan gì đến ngành in nữa mà chủ yếu xuất bản trên mạng, phục vụ bạn đọc trên các phương tiện di động.

Tham vọng và thực tế

Phát biểu của Cục trưởng Hoàng Hữu Lượng xét cho cùng không sai về ngôn từ dù không còn chính xác vào thời điểm này.
Tuy thế, ta cũng nên ghi nhận ông đã thừa nhận uy tín của hai tờ báo nước ngoài, ở Mỹ và ở Thái Lan, cho thấy Việt Nam luôn có tham vọng để báo chí vươn lên một đẳng cấp cao hơn.

Nhưng để làm được điều đó thì giải pháp trên thế giới lại là để báo chí tách ra khỏi nhà nước.
Không chỉ hai tờ Washington Post và Bangkok Post mà tất cả các báo lớn trên thế giới đều do tư nhân lập ra.
Washington Post dưới thời của ông Ben Bradlee làm chủ đã nổi tiếng với các phóng sự về vụ Watergate, khiến tổng thống Richard Nixon phải từ chức.

Còn tại châu Á, tờ Bangkok Post, được lập ra năm 1946, tuy muộn hơn nhiều báo tiếng Việt và tiếng Pháp thời Đông Dương thuộc Pháp, nhưng cũng là của chủ tư nhân, hai ông Alexander MacDonald và Prasit Lulitanond.
Bên Hong Kong, tờ South China Morning Post (tiếng Trung là 'Nanhua Zaobao - báo buổi sáng, không hề có nghĩa bưu điện), cũng do hai nhà đầu tư Anh và Trung Hoa lập ra năm 1903.
Nhìn chung, trên thế giới, nhà nước cùng lắm chỉ nắm ngành phát thanh truyền hình, còn các tờ báo đều do công ty tư hoặc tập đoàn truyền thông làm chủ.
Báo là một doanh nghiệp nên cũng xuất hiện tại các thị trường chứng khoán để gọi vốn và chỉ hoạt động theo luật là đủ.

Trong khi đó, ở Việt Nam chính quyền không cho báo tư nhân ra đời nhưng lại duy trì tình trạng bất bình đẳng: các 'siêu bộ' nắm các 'siêu báo', và tiếp tục định hướng cho báo chí.

Nếu như Cục trưởng Hoàng Hữu Lượng mong báo Bưu điện Việt Nam sẽ "tạo được uy tín và danh tiếng" như báo nước ngoài, thì Thứ trưởng Trương Minh Tuấn lại nói:
"Nhân dịp kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, chúc Báo Bưu điện Việt Nam, Infonet tiếp tục phát triển. Rất mong các đồng chí luôn giữ đúng tôn chỉ mục đích, đặc biệt, tờ Bưu điện Việt Nam phải chuyên về bưu điện."
null
Mạng Internet khiến báo không còn liên quan nhiều đến giấy in như xưa
 
Đây quả là 'mission impossible' vì nếu chỉ "chuyên về bưu điện" và giữ vai trò đưa tin về hoạt động của một ngành nghề thì hỏi làm sao tờ báo có thể vươn ra thế giới được?
Như đã nói ở trên, tờ báo nào cũng muốn đến với bạn đọc nhanh nhất, và ước vọng 'nhanh như điện tín' thể hiện trong tên của nhiều tờ báo.

Báo Bưu điện Việt Nam có làm nổi như Washington Post năm 1971 để 'hạ bệ một tổng thống' hay không?
Báo chí cũng còn cần có chính kiến và viễn kiến, như tờ Bangkok Post ghi rõ đây là 'Cửa sổ cho thế giới nhìn vào Thái Lan' (The World's Window into Thailand).

Các tờ báo Việt Nam hiện thiếu hẳn một viễn kiến tương tự và điều này không phải vì Việt Nam không có nhà báo giỏi hay vì thiếu vốn kinh doanh ngành báo chí, truyền thông.
Hiển nhiên để cho tư nhân làm báo không phải là giải pháp hoàn hảo gì nhưng ít ra là xu hướng tự nhiên, chủ báo, nhà đầu tư phải làm cho tốt để tồn tại, nếu phá sản cũng là chuyện bình thường.

Còn hiện nay, chừng nào báo chí vẫn tiếp tục phải đóng vai trò 'báo bộ, báo ngành' thì tham vọng để báo chí Việt Nam có uy tín và danh tiếng quốc tế có lẽ chỉ vẫn ở quanh quẩn trong 'vùng mơ tưởng' (dreamland) mà thôi.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Sunday 28 June 2015

Khảo sát: Người Việt Nam ngả mạnh về Mỹ, quay lưng với Trung Quốc

 

Khảo sát: Người Việt Nam ngả mạnh về Mỹ, quay lưng với Trung Quốc

VOA Tiếng Việt

Một cuộc khảo sát toàn cầu mới cho thấy người Việt Nam tiếp tục có quan điểm rất tích cực về hình ảnh và vai trò của Mỹ trên thế giới, trong khi thái độ tiêu cực về Trung Quốc ít thay đổi và thậm chí xấu đi.

Trung tâm Nghiên cứu Pew hôm thứ Ba công bố báo cáo về cuộc khảo sát quan điểm toàn cầu về Mỹ, Trung Quốc, sự cân bằng quyền lực quốc tế, và một số vấn đề chính yếu ở châu Á. Cuộc khảo sát được thực hiện thông qua 45.435 cuộc phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại ở 40 quốc gia từ cuối tháng 3 tới cuối tháng 5 năm nay. 1000 người Việt Nam được Pew phỏng vấn trực tiếp.

Thiện cảm với Mỹ
78 phần trăm người Việt Nam được khảo sát cho biết họ có cái nhìn tích cực về nước Mỹ, tăng hai điểm phần trăm so với năm 2014, trong khi chỉ có 13 phần trăm nói điều ngược lại. Quan điểm này tương đồng với đa số những nước mà Pew khảo sát, cho thấy Mỹ được quốc tế nhìn nhận với thái độ phần lớn là tích cực, 69 phần trăm.

Đại bộ phận giới trẻ Việt Nam có thiện cảm với Mỹ với 88 phần trăm những người trong độ tuổi từ 18-29 cho biết như vậy. Với nhóm tuổi 30-49 thì tỉ lệ này là 77 phần trăm và 64 phần trăm cho thế hệ từ 50 tuổi trở lên. Việt Nam là nước có cách biệt thế hệ lớn thứ hai trong tất cả những nước được khảo sát về quan điểm tích cực đối với Mỹ. Nước đứng đầu là Trung Quốc.

Ngoài ra, phần đông người Việt Nam cho rằng Mỹ là nước tôn trọng những quyền tự do cá nhân (79 phần trăm), bày tỏ sự tin tưởng cao đối với Tổng thống Barack Obama về những vấn đề quốc tế (71 phần trăm), và ủng hộ cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo do Mỹ lãnh đạo (55 phần trăm).
Dư luận thế giới không đồng tình với những phương pháp thẩm vấn mà Mỹ sử dụng đối với những nghi phạm khủng bố sau những vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001 bị nhiều người coi là tra tấn. Dù vậy 43 phần trăm người Việt Nam cho rằng những phương pháp này là hợp lý so với 36 phần trăm có quan điểm ngược lại.

Nói ‘không’ với Trung Quốc
Trung Quốc nhìn chung nhận được đánh giá tích cực từ cộng đồng quốc tế, tuy nhiên Nhật Bản và Việt Nam là hai nước nổi bật trong cuộc khảo sát vì có quan điểm rất tiêu cực về Trung Quốc với tỉ lệ lần lượt là 89 và 74 phần trăm. 19 phần trăm người Việt Nam có quan điểm tích cực về Trung Quốc, cao hơn năm ngoái 3 điểm phần trăm.
Tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng ở Biển Đông Trung Hoa và Biển Đông, và những hành động quyết liệt của nước này nhằm khẳng định chủ quyền, dường như là một trong những nguyên nhân dẫn tới quan điểm tiêu cực này. Đáng lưu ý là 54 phần trăm người Philippines, nước cũng vướng vào tranh chấp lãnh hải căng thẳng với Trung Quốc, có quan điểm tích cực về Trung Quốc so với 43 phần trăm tiêu cực.

Việt Nam, Nhật Bản, Philippines là ba nước thể hiện mạnh mẽ nhất quan điểm Trung Quốc sẽ không bao giờ thay thế Mỹ trong vai trò siêu cường thế giới. 50 phần trăm người Việt Nam nói rằng hiện giờ Mỹ mới là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới trong khi chỉ có 14 phần trăm nói đó là Trung Quốc.
Trung Quốc bị đánh giá kém về vấn đề nhân quyền với nhìn nhận tiêu cực nhất đến từ các nước phương Tây, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia. 53 phần trăm người Việt Nam có cùng quan điểm này.

Đồng lòng về TPP
Chiến lược chuyển trọng tâm về châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ nhận được sự quan tâm rất lớn của các nước trong khu vực với hai cột trụ chính yếu là thỏa thuận thương mại tự do Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 11 nước và những cam kết quân sự của Mỹ với các đồng minh ở châu Á.

Việt Nam dẫn đầu 12 nước đối tác TPP về tỉ lệ ủng hộ với 89 phần trăm người được khảo sát nói rằng thỏa thuận thương mại này là điều tốt, và chỉ có 2 phần trăm cho rằng không tốt. Khảo sát của Pew cho thấy tuyệt đại đa số (95 phần trăm) thanh niên Việt Nam từ 18 tới 29 tuổi ủng hộ đất nước gia nhập TPP trong khi tỉ lệ ủng hộ ở hai nhóm tuổi còn lại cũng rất cao, 86 và 87 phần trăm. 69 phần trăm người Việt Nam đề cao thắt chặt quan hệ kinh tế với Mỹ trong khi với Trung Quốc là 18 phần trăm và 4 phần trăm với cả hai nước.
Về quan hệ với Trung Quốc, gần ba phần tư người Việt Nam cho rằng cứng rắn với Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ quan trọng hơn là có mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ với nước này (17 phần trăm). Đây có thể là lý do quan trọng giải thích vì sao tới 71 phần trăm người Việt Nam hoan nghênh Mỹ tập trung nguồn lực quân sự về khu vực châu Á.
Xem chi tiết kết quả cuộc khảo sát của Pew tại đây.

__._,_.___


Posted by: Dien bien hoa binh <

Friday 26 June 2015

Nam Hàn phá đường dây lừa đảo người lao động Việtnam qua Nam Hàn


 Nam Hàn phá đường dây lừa đảo người lao động Việtnam qua Nam Hàn

Thông tấn xã Việt Nam loan tin, cảnh sát tỉnh Kyeongnam vừa phá sập đường dây lừa đảo “xuất khẩu lao động” sang Nam Hàn do một nữ Việt kiều cầm đầu.

Ngày 23 tháng 6, trên cơ sở đơn tố cáo của một số nạn nhân người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại địa phương, cảnh sát thành phố Thong-young, tỉnh Kyeongnam, cách thủ đô Seoul, Nam Hàn khoảng 400 cây số về phía Nam, đã bắt giữ 8 phụ nữ người Việt trong đường dây lừa đảo đưa người Việt Nam sang Nam Hàn với số tiền chiếm đoạt trên 4 tỷ đồng (khoảng $200,000).

Theo thông tấn xã Việt Nam, cảnh sát địa phương cho biết, “thủ lĩnh” của nhóm 8 người trong đường dây lừa đảo này là một nữ Việt kiều 37 tuổi, sang Nam Hàn bằng đường kết hôn và hiện đã nhập quốc tịch Nam Hàn, song không nêu tên.

Tin cho biết, vào tháng 6, 2014, nữ Việt kiều này đã lập ra một “công ty ma” rồi quảng cáo trên các trang mạng xã hội của cộng đồng người Việt tại Nam Hàn là có khả năng giúp đưa người từ Việt Nam sang Nam Hàn bằng thị thực lao động với mức phí từ 5 đến 9 triệu won (khoảng 100-180 triệu đồng).

Giúp sức cho nghi can này còn có một phụ nữ 27 tuổi đóng vai trò môi giới và 6 phụ nữ Việt Nam khác tìm kiếm và giới thiệu những người có nhu cầu. Trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 12, 2014, nhóm người này đã lừa đảo 143 người Việt Nam với tổng số tiền 210 triệu won (khoảng 4.2 tỷ đồng). Hiện cảnh sát địa phương đã tiến hành khởi tố vụ án và 7 bị can, trong đó tạm giam người cầm đầu và môi giới, 5 bị can khác được cho tại ngoại để tiếp tục điều tra. Một người còn lại của đường dây hiện không bị khởi tố và được cho tại ngoại nhưng bị cấm xuất cảnh khỏi Nam Hàn.

Trước đó, tháng 4, 2015, cảnh sát thành phố Busan, cũng đã bắt giữ 6 người trong đường dây lừa đảo 37 người Việt Nam bằng thủ đoạn tương tự với tổng số tiền chiếm đoạt 150 triệu won (khoảng 3 tỷ đồng).

Mặc dù nhiều đường dây lừa đảo bị bắt giữ, song hiện trên một số trang mạng xã hội và diễn đàn của người Việt tại Nam Hàn vẫn xuất hiện các quảng cáo, rao vặt về các dịch vụ môi giới với nội dung và hình thức lừa đảo tương tự. Nguồn: Nguoi-vie (vietinfo.eu)








Trang tin cung cp thông tin v Vit Nam và thế gii đến cng đng người Vit nước ngoài
Preview by Yahoo






__._,_.___

Posted by: <vneagle_1


Tin Ninh Thuận - CS phát gạo cứu trợ cho con trưởng phó CT thôn, dân nghèo "treo nồi"


 Tin Ninh Thuận  - CS phát gạo cứu trợ cho con trưởng phó CT  thôn, dân nghèo "treo nồi"

Hai gia đình là con của trưởng, phó thôn không thuộc hộ nghèo, không bị thiệt hại do sản xuất nhưng được nhận 120 kg gạo cứu trợ trong khi rất nhiều hộ nghèo trong thôn lại không có trong danh sách.  

 Cắt gạo cứu trợ cho dân để bán trả nợ... tiền điện
Cắt gạo cứu trợ cho dân để bán trả nợ... tiền điện
Vinh danh liệt sĩ Phó giám đốc Sở hy sinh khi đi cứu trợ
Vinh danh liệt sĩ Phó giám đốc Sở hy sinh khi đi cứu trợ

UBND tỉnh Ninh Thuận vừa chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) phối hợp với chính quyền các huyện Ninh Phước, Thuận Nam chấn chỉnh ngay việc cấp phát gạo cứu trợ không đúng đối tượng và có dấu hiệu xà xẻo gạo của dân nghèo xảy ra tại một số thôn. 

Đợt cấp phát 2.000 tấn gạo của Chính phủ cứu trợ đồng bào nghèo Ninh Thuận bị thiệt hại do hạn hán, được triển khai trong tháng 6-2015, thôn Văn Lâm 4 (xã Phước Nam – Thuận Nam) chỉ có 10 hộ với 52 khẩu được nhận, trong đó 2 hộ (8 khẩu) là con ruột của trưởng, phó thôn. Theo kế hoạch của tỉnh Ninh Thuận, lần cứu trợ này, mỗi nhân khẩu được nhận 30 kg gạo.......



image





(NLĐO) – Hai gia đình là con ca trưởng, phó thôn không thuc h nghèo, không b thit hi do sn xut nhưng được nhn 120 kg go cu tr trong khi rt nhiu h ngh...
Preview by Yahoo




__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

Thursday 25 June 2015

Nga ‘ve vãn’ Việt Nam

Nga ‘ve vãn’ Việt Nam

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một cuộc gặp với Chủ tịch Trương Tấn Sang nhân chuyến thăm Việt Nam năm 2013.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một cuộc gặp với Chủ tịch Trương Tấn Sang nhân chuyến thăm Việt Nam năm 2013.
25.06.2015
Nga đang tìm cách thắt chặt liên minh với Việt Nam, nhất là về mặt kinh tế, trong khi bị Mỹ và châu Âu bỏ rơi vì sự dính líu của Moscow ở Ukraine, theo nhận định của giới quan sát.
Điển hình là việc Việt Nam mới đây đã chính thức ký Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu (EEU) do Nga lãnh đạo mà quan chức trong nước nói rằng “có ý nghĩa chiến lược”.
Chính quyền Việt Nam nói rằng hiệp định này sẽ thúc đẩy “mạnh mẽ” quan hệ giữa Việt Nam và Nga và các nước khác.
Bà Lan Hương, một người Việt sinh sống lâu năm ở Nga và hiện cũng là một chủ doanh nghiệp, nhận định: “Thông tin Việt Nam tham gia vào Hiệp ước kinh tế Á – Âu cùng với Nga và các nước khác từng thuộc liên bang Xô Viết đã được thông báo từ năm ngoái và làm cho rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam chờ đợi là nó sẽ mang tới những hướng phát triển mới. Việt Nam tham gia liên minh kinh tế này thì rõ ràng hàng của Việt Nam xuất sang Nga sẽ có được các điều kiện ưu ái hơn các nước khác và sẽ có sức cạnh tranh hơn với hàng Trung Quốc phải trả thuế cao. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, người ta vẫn chưa công bố chính thức các mặt hàng nào của Việt Nam sẽ nhận được các điều kiện ưu ái đó".
Nữ doanh nhân này nói thêm: "Đối với các doanh nghiệp may mặc và hàng tiêu dùng, họ hy vọng rằng với việc ký kết này, thì các hàng Việt Nam đưa vào Nga sẽ có sức cạnh tranh hơn và các mặt hàng đó không phải trả thuế nhập khẩu cao như hiện nay. Điều đó có một hướng rất tốt là một loạt các nhà máy của Việt Nam đặt trên lãnh thổ Nga sẽ không còn cất thiết nữa và người Việt có thể sản xuất những mặt hàng này tại Việt Nam rồi đưa sang Nga. Như vậy thì nó sẽ giải quyết được một loạt các vấn đề xã hội như hiện nay như vấn đề giấy tờ, hộ khẩu hay xưởng may không chính quy”.
Tác động nặng nề
Thỏa thuận trên được ký kết trong bối cảnh Moscow đang bị các cường quốc trên thế giới cô lập vì bị cáo buộc hỗ trợ các phần tử ly khai thân Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Đầu tuần, Liên hiệp châu Âu đã đồng ý gia hạn các biện pháp chế tài đối với Nga cho tới cuối tháng Giêng năm sau.
Các biện pháp bao vây và cấm vận hiện đang gây tác động nặng nề lên kinh tế Nga, và bản thân người Việt làm ăn sinh sống tại nước này cũng đang bị ảnh hưởng.
Cho tới thời điểm này, đã có rất nhiều doanh nghiệp bị phá sản, nhất là các doanh nghiệp nhỏ, không có vốn, hay phải đi vay lãi để kinh doanh. Những doanh nghiệp đó sẽ bị phá sản đầu tiên. Hiện nay tại tất cả các chợ, quầy bán hàng còn trống càng ngày càng nhiều.
Nữ doanh nhân người Việt ở Nga Lan Hương nói.
Bà Lan Hương cho biết rằng tình trạng kinh tế bị khủng hoảng và việc mất giá của đồng rúp đã làm cho tất cả các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam, gặp phải những khó khăn rất lớn.
Bà nói: “Cho tới thời điểm này, đã có rất nhiều doanh nghiệp bị phá sản, nhất là các doanh nghiệp nhỏ, không có vốn, hay phải đi vay lãi để kinh doanh. Những doanh nghiệp đó sẽ bị phá sản đầu tiên. Hiện nay tại tất cả các chợ, quầy bán hàng còn trống càng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp vừa và lớn của Việt Nam chưa có bị ảnh hưởng gì nhiều".
Bà Hương nói tiếp: "Nhưng từ nay tới cuối năm, nếu mà tình trạng buôn bán vẫn tiếp diễn như thế này và sức mua của thị trường Nga càng ngày càng giảm sút thì số doanh nghiệp bị phá sản sẽ tăng lên đáng kể. Vào thời điểm này, tất cả mọi người đang cố gắng căng ra và phải bù lỗ cho doanh nghiệp của mình. Nhưng thời gian bù lỗ và để trụ trên thị trường không thể kéo dài mãi. Nếu đến cuối năm nay mà tình hình không có khá hơn thì số doanh nghiệp Việt Nam bị phá sản, đóng cửa, sẽ tăng lên đáng kể”.
Nghiêng về Trung Quốc
Không chỉ với Việt Nam, Nga cũng đang “ve vãn” các nhà đầu tư châu Á khác, trong đó có Trung Quốc.
Tin cho hay, Moscow và Bắc Kinh nhắm mục tiêu kết nối EEU và sáng kiến Vành đai kinh tế con đường tơ lụa do Trung Quốc khởi xướng.
Bà Hương nói rằng các bước đi trên cho thấy Moscow đang tìm các thị trường mới để lấp những khoảng trống và thị phần vừa bị đóng lại.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (ngoài cùng bên phải) luôn sát cánh với ông Putin trong lễ kỷ niệm 70 chiến thắng Đức Quốc xã.Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (ngoài cùng bên phải) luôn sát cánh với ông Putin trong lễ kỷ niệm 70 chiến thắng Đức Quốc xã.
Bà nói thêm: “Họ đã mở sang các nước khác như châu Mỹ Latin, Thổ Nhĩ Kỳ và thậm chí là cả Trung Quốc, nước mà lâu nay Nga không muốn nhập thực phẩm. Trong hướng đó thì các nhà cung cấp của Việt Nam cũng là một hướng mới đầy tiềm năng. Tuy nhiên, cho đến nay, trong các cửa hàng của Nga thì tôi chưa nhìn thấy nhiều các mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam đưa sang, nhưng mà trong tương lai, các mặt hàng của Việt Nam có thể được đưa sang Nga nhiều hơn nữa”.
Một chỉ dấu cho thấy Nga đang nghiêng về Trung Quốc thể hiện rõ trong lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Đức Quốc xã ở Moscow hồi tháng Năm vừa qua.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngồi ngay sát bên phải Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ngoài ra, lần đầu tiên, quân đội Trung Quốc được mời tham gia diễu hành tại Quảng trường Đỏ với hàng nghìn binh sĩ Nga khác.
Trong khi phương Tây thực thi các biện pháp chế tài kinh tế đối với Nga, Bắc Kinh và Moscow năm ngoái đã ký một thỏa thuận 400 tỷ đôla về khí đốt thiên nhiên.
Trong khi đó, quan chức trong nước cho báo giới biết rằng Việt Nam mong muốn nâng kim ngạch thương mại với Nga lên 10 tỷ đôla vào năm 2020, từ mức hơn 3 tỷ đôla năm 2014.

__._,_.___

Posted by: ly vanxuan 

VỀ ĐÂU, NHỮNG NGƯỜI DÂN OAN


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgRKZ8tOsyaxiHKrMKw4XnVsgyeAJ8Mi9SsDH908G7XohFpqjZCoqcM_3sUP7vYzq8S7gVxQkY3-LLhi1ueRvUBMNor-gUd_EWc1iM_pknhbIyZ5PFvFeJfMCeCvC2GXxa0qtHgI83Pd1Vc/s1600/DAT+CUA+ONG.jpg

VỀ ĐÂU, NHỮNG NGƯỜI DÂN OAN

FB Nguyễn Thúy Hạnh

Họ lầm lũi, lam lũ, vẻ mặt nhàu nhĩ, trên tay là những tập đơn (và ở phòng trọ là những gánh, những chồng đơn), hễ được ai hỏi đến thì họ víu lấy, tha thiết trình bày, mắt ánh lên những hi vọng như vớ được chiếc phao, mà chẳng biết rằng chỉ có phép mầu mới cứu được họ.
Những người dân oan tại số 1 Ngô Thì Nhậm

Họ là những người từng bị kích động cướp sạch tài sản tích lũy bao đời của những gia đình bị Đảng quy là “địa chủ”, dưới chiêu bài; “Người cày có ruộng”. Tài sản vừa được chia sau khi cướp đã phải nộp ngay vào hợp tác xã, và khi nó sụp đổ thì thay vì được trả lại đất, họ đã phải làm thuê cho Đảng trên chính mảnh đất của mình dưới cái gọi là “Sở hữu toàn dân”.

Họ là tầng lớp từng góp con ra trận với lời kêu gọi của Đảng: “Đánh đuổi đế quốc Mỹ, giải phóng Miền Nam”, hy vọng được “thực sự làm chủ” trong cái thiên đường “làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu”. 

Bao thế hệ thanh niên một đi không trở lại, bao người mẹ mất con, bao người vợ mất chồng, bao đứa trẻ mất cha, và hệ lụy của chiến tranh còn kéo dài đến tận ngày nay. Thử hỏi trong hàng ngũ lãnh đạo có mấy con cháu ra trận, có mấy người hy sinh?

Nên họ chính là những người góp xương máu làm nên chế độ này.
Chị Nguyễn Minh Tân, dân oan Quảng nam sau khi tự thiêu

Họ cũng là nạn nhân từ những vùng quê thuộc một chính quyền bị thua trong cuộc chiến 21 năm huynh đệ tương tàn.
Giờ đây con cháu họ bị xử tù, xử tử oan, chết oan trong đồn công an.

Giờ đây ruộng đất, nhà cửa của họ bị cưỡng chiếm, bị trả giá rẻ mạt từ cái “Sở hữu toàn dân” mơ hồ ấy.
Từ khắp các vùng đồng bằng, miền núi, vùng biển, miền Nam xa xôi, họ kéo về Hà Nội khiếu kiện, bấu víu vào hy vọng mong manh về công lý, cái thứ chẳng có thật ở chế độ này.

Mỗi người đi mang theo tiền của và hy vọng của cả gia đình. Họ vạ vật ở Hà Nội vài tuần, vài tháng, vài năm, có khi vài chục năm. Mỗi ngày tiền thuê nhà trọ 30.000đ chưa kể tiền ăn và đi lại, tiền in ấn, tiền photocopy…

Ở số 1 Ngô Thì Nhậm giờ đây người ta không nhận đơn TỐ CÁO, loại đơn không hạn chế thời gian và cơ quan nhận đơn phải tiến hành điều tra rồi báo cáo lên Thủ tướng. Dân oan đến đây bị yêu cầu chỉ được nộp đơn KHIẾU NẠI, thứ đơn có thời hạn và bị chuyển lại về địa phương, tất nhiên địa phương sẽ có quyền trả lời rằng “Vụ việc đã được xử lý xong từ ngày…”, và rằng: “Đã hết thời hạn khiếu nại”…. Thế là gia đình lại vay mượn để tiếp tế cho người nhà tiếp tục ở lại Hà Nội với những tờ đơn tiếp theo… 

Mỗi tờ đơn thắp lên một tia hy vọng, cả một gánh đơn là bao nhiêu hy vọng của những người dân oan?

Mình chợt nghĩ đến căn bệnh ung thư. Mỗi người bệnh coi như đeo một bản án tử hình mà còn kèm theo với đó là phần lớn, (có khi là toàn bộ) tài sản của gia đình, bởi cái lẽ “còn nước còn tát”, “có bệnh thì vái tứ phương”…. Thì những người khiếu kiện này cũng vậy, cái vòng luẩn quẩn đưa về địa phương ấy làm gì có lối thoát, vậy là mỗi gia đình mất nhà mất đất mất con lại kèm thêm mất tiền của và công sức đi khiếu kiện trong vô vọng.

Ở Việt Nam này ngoài những triệu con bệnh ung thư vì ô nhiễm môi trường, vì thực phẩm độc hại từ hóa chất nhập của Trung Quốc, còn có bao nhiêu triệu gia đình “ung thư” vì cơ chế?

Mình bỗng lúng túng, ngượng ngùng và rơi nước mắt khi những người dân oan khẩn khoản trình bày rồi đưa những tập hồ sơ khi mình chót hỏi thăm vài câu, bởi lực bất tòng tâm, mình thì làm được gì cho họ?
N.T.H.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <

Wednesday 24 June 2015

Thương Phế Binh VNCH viếng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa


Thương Phế Binh VNCH viếng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa 
Xem phim https://www.youtube.com/watch?v=IfxrS443DiI&feature=youtu.be
Việt Hùng/ Người Việt
21.06.2015, BIÊN HÒA (NV) - Nhân dịp kỉ niệm ngày Quân lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) 19 tháng 6, cùng với các thương phế binh VNCH chúng tôi đi viếng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa.


TPB Trần Thiện Thanh Sơn vui mừng nhận ra mộ phần của một đồng đội xưa. 
(Hình: Việt Hùng/Người Việt)

Đoàn chúng tôi xuất phát lúc 9 giờ sáng từ Sài Gòn, thẳng hướng quốc lộ 1A về Biên Hòa, qua khu vực Suối Tiên, khoảng 300m nhìn bên tay trái, đoạn đường nhỏ dẫn vào làng Đại học Thủ Đức. Đó là con đường dẫn lên khu nghĩa trang Biên Hòa.
Đìu hiu những nấm mồ
Con đường hẹp, vắng lặng chạy lượn vòng bên bức tường cao màu xám cũ, nhìn bên ngoài chỉ thấy toàn cây cối. Chúng tôi len lỏi men theo con đường nhỏ đầy đất cát này để vào nghĩa trang. 
Vừa bước vào cổng, người bảo vệ cùng với 2 nhân viên an ninh bận thường phục ra chặn lại, mời vào làm “thủ tục.” Với các câu hỏi như vào đây làm gì, thăm ai? Thế nhưng sau khi đã ký tên xong, vừa quay xe bước đi thì đã có 2 nhân viên chạy theo sát kè kè bên đoàn chúng tôi.


TPB Nguyễn Văn Quang và Nguyễn Văn Tài đang vái lạy
các anh hùng tử sĩ. (Hình: Việt Hùng/Người Việt)

Chúng tôi men theo con đường nhỏ bên trong nghĩa trang, rợp đầy cây cối mọc um tùm, bên dưới là những ngôi mộ đầy hiu quạnh. Trạm ghé chân đầu tiên là Nghĩa Dũng Đài để thắp hương tưởng niệm.
Nghĩa Dũng Đài to lớn nằm sừng sững trong tiết trời âm u của mùa mưa Sài Gòn. Thanh kiếm Nghĩa Dũng trên cái tháp cao đã bị cắt ngắn, để cho người dân chạy xe bên ngoài quốc lộ 1A không còn nhìn thấy như xưa nữa. Bức tường hoen úa màu xám thời gian cho chúng tôi cái cảm giác nặng lòng đến lạ. Khói hương bay trong cái không gian im lặng buồn buồn.
Chúng tôi tiếp tục đi qua những khu mộ thấp thoáng trong rừng cây, khung cảnh điêu tàn bao trùm khắp nghĩa trang. 
Những tàn cây xum xuê và cao thẳm, nằm chen lấn trên những ngôi mộ bị bỏ quên không được chăm sóc. Không ít ngôi mộ chỉ còn nắm đất, không còn tên tuổi. Lại bị rễ cây tác động, khiến cho cấu trúc bên dưới vốn đã không chắc chắn lại càng thêm tan hoang. Dường như chính quyền đang muốn biến khu nghĩa trang này thành khu rừng rậm.
Cuối cũng đoàn chúng tôi dừng chân ở cuối khu E của nghĩa trang, để thắp hương và cúng viếng các anh hùng tử sĩ đã nằm lại nơi đây.
Ước mong trùng tu mộ phần
Đang lúc cúng viếng, thì trời bổng đổ mưa như muốn khóc cho thân phận những tử sĩ đang nằm dưới lòng đất mẹ. Cơn mưa ngày càng nặng hạt, khiến cho không gian nghĩa trang vốn đã âm u lại càng thêm u buồn.


TPB Nguyễn Văn Tài (đi đầu), Nguyễn Văn Quang (mất cả 2 chân) và Trần Thiện 
Thanh Sơn (người đi cuối cùng) đang đi lên thắp nhang ở Nghĩa Dũng Đài. 
(Hình: Việt Hùng/Người Việt)

Thương phế binh (TPB) Nguyễn Văn Quang (số quân 52/711750 KBC 4506), bị mất cả 2 chân trong chiến dịch mùa hè đỏ lửa 1972 ở mặt trận Quảng Trị, tâm sự, “Hôm nay anh em chúng tôi xuống đây để viếng các anh, các anh em nằm lại ở nơi đây thật sự là những anh hùng.”
“Tôi nợ các anh ấy một lời tri ân. Tuy thân thể tôi không còn lành lặn, nhưng so với các anh em đang nằm dưới lòng đất mẹ này thì tôi còn may mắn hơn nhiều, ước mong của tôi là muốn được trùng tu lại mộ phần của các tử sĩ vô danh, để họ được yên lòng nơi chin suối.” Ông Quang cho biết thêm
Còn TPB Lê Tấn Thành (số quân 56865767) cũng bị mất cả 2 chân trong thời chiến, bùi ngùi, “Tôi có mấy đồng đội đã yên nghĩ nơi đây, hôm nay tôi xuống đây với hi vọng tìm được mộ phần của họ, nhưng dường như vô vọng. Nghĩa trang đã thay đổi quá nhiều so với ngày xưa, khiến cho tôi không tài nào có thể tìm được.”
“Nhìn những nấm mồ, không tên tuổi, chỉ còn lại nấm đất trồi lên, tôi đau lòng lắm. Mỗi con người là một số phận, nhưng sao số phận của người lính VNCH lại bi đát và đau đớn đến như vậy?” Ông Thành rưng rưng nước mắt!
Cũng với tâm tình trên, TPB Nguyễn Văn Tài (số quân 75109488), bị mất một chân trong chiến dịch Phượng Hoàng, phải dùng chân giả để đi lại, cho biết, “Tôi mong muốn chính quyền này hãy tạo điều kiện cho các thân nhân trùng tu lại mộ phần của tử sĩ. Việc đi thăm người chết mà còn gặp khó khăn thì chính quyền này chưa thật tâm muốn hòa hợp hòa giải dân tộc.”


Rất nhiều mộ phẫn chỉ còn là nắm đất, không tên tuổi bia mộ, lại bị rễ cây 
cày xới bên dưới. (Hình: Việt Hùng/Người Việt)

Còn TPB Trần Thiện Thanh Sơn, chú là lính tiểu đoàn 11 nhảy dù do Đại Tá Nguyễn Đình Bảo làm đại đội trưởng, chú tâm sự, “40 năm đã đi qua, mà mộ phần của các tử sĩ ở nơi đây còn quá hoang lạnh. Tôi mong muốn các ân nhân hãy giúp đỡ hay vận động một chương trình để có thể trung tu lại mộ phần cho các tử sĩ được yên lòng.”
Nhìn hàng trăm ngôi mộ của những người lính ngày xưa còn nằm lại nơi này là chứng nhân của những đổi thay tàn khốc bởi sự chuyển dịch của thời gian và bởi sự ác độc của con người. Cứ như họ bình thản đi qua sự quên lãng, sự vô tình...
Cuộc chiến đã qua đi qua 40 năm. Thế nhưng, nghĩa trang Biên Hòa vẫn là tâm điểm của việc hòa hợp hòa giải dân tộc. Bây giờ, khu nghĩa trang đã được chính quyền cộng sản đổi thành tên Nghĩa Trang Nhân Dân Bình An, thế nhưng nhìn khung cảnh nơi đây, sự bình an chắc còn lâu mới đến nơi này.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=209192&zoneid=1#.VYfCvpNEL6s

TQ bước vào Giai đoạn 2 thôn tính biển Đông
Giai đoạn này được đánh giá là nguy hiểm hơn nhiều so với hoạt động xây đảo nhân tạo.
Đây là thời điểm cuối cùng để Việt Nam có thể phản ứng chống lại Trung cộng... bằng không sẽ không còn cơ hội....
CÓ CƠ HỘI CŨNG THÀNH KHÔNG CÓ CƠ HỘI VÌ CẢC LÃNH ĐẠO VIỆT NAM QUÁ HÈN! 
ĐẶC ĐIỂM CỦA LÃNH ĐẠO VN LÀ HÈN MÀ KHÔNG BIẾT NHỤC!
-------------------------------------

Featured post

Bản Tin Cuối Ngày 20/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List