Việt Nam hôm nay
Thursday, 31 January 2019
Wednesday, 30 January 2019
Tuesday, 29 January 2019
Monday, 28 January 2019
Sunday, 27 January 2019
Saturday, 26 January 2019
Friday, 25 January 2019
Thursday, 24 January 2019
Wednesday, 23 January 2019
Tuesday, 22 January 2019
Monday, 21 January 2019
Sunday, 20 January 2019
Saturday, 19 January 2019
Friday, 18 January 2019
Fw: [5 Attachments]Bay từ Mỹ về Việt Nam, Việt kiều kêu trời
{ Phóng sự đầy đủ . Cảm ơn bạn gửi .
Xin kể thêm một chút :
Có chị kia khai man bệnh tật để được cấp nhà Housing rẻ tiền
( chỉ phải trả 50 đô một tháng ) . Chị ngây thơ , cứ nghĩ mang cái
"mác" Việt Kiều về Việt Nam sẽ được mọi người trọng vọng lắm .
Và hơn nữa , biết đâu có thể câu đưỢc một công tử
con nhà cán bộ cao cấp nào đó ( đang muốn có thẻ xanh bên Mỹ ),
và chuyện con bé " Lọ lem " được thực hiện và cô sẽ đổi đời .
Rồi cô vay mượn tiền , tu bổ một chút cái sắc đẹp sắp tàn ;
và làm một chuyến về VN .
Cô vỡ mông lớn , vì ngay cả thân nhân cô , khi cô vừa bước xuống phi trường là
họ đã tinh tường biết ngay là cô không có mang lại lợi lộc cho họ cả .
( Ở VN ngày nay , họ rất tinh tường , sáng suốt lắm ,
- trông mặt mà bắt hình dong - Và ở nơi này " tiền là Tiên là Phật " )
Dĩ nhiên sự đón tiếp cô rất ư là uể oải . Không như cô tưởng tượng !
Không may hơn nữa , ở nơi này trộm cắp lại thuộc loại siêu đẳng .,
cô bị mắt cắp hết số tiền còn lại trong túi .
May mà cô mua vé máy bay khứ hồi . Cô lủi thủi trở về căn nhà Housing ,
và đành năn nỉ mọi người xin trả nợ dần . ( bằng lối trả góp )
Trông cô thấy già đi đến cả chục tuổi . }
( chuyện có thật trong khu Housing Allen Parkway - Houston Texas )
Sent: Thursday, January 17, 2019, 3:05:22 PM CST
Subject: Khi Việt kiều Mỹ về thăm quê hương
Bay từ Mỹ về Việt Nam, Việt kiều kêu trời
Bay từ Mỹ về Việt Nam, Việt kiều kêu trời. Phi trường Dulles ở thủ đô Washington DC (đọc giống như Dallas của Texas, nhiều người hay nhầm) vừa là trạm khởi hành đầu tiên, vừa là trạm chuyển tiếp cho nhiều đường bay. Người Việt trong vòng bán kính 30 cây số quanh thủ đô đang sống trong hai tiếu bang Virginia, Maryland và DC thường dùng Dulles như trạm khởi hành đầu tiên để về Việt Nam. Những người ở ngoài vùng bán kính này, ví dụ đang sống trong khu vực cực bắc của Maryland hoặc từ thủ phủ Richmond phía Nam của Virginia thường chọn giải pháp ngủ nhờ nhà bạn bè đêm hôm trước, sáng sớm hôm sau nhờ bạn chở ra phi trường cho kịp.
Ảnh Tân Sơn Nhất chờ Việt Kiều Mỹ về quê
Ảnh Tân Sơn Nhất chờ Việt Kiều Mỹ về quê
Đa số người Việt trong vùng đều chọn các hãng máy bay Á châu để về Việt Nam. Khởi hành trong những ngày cận Tết thì giá thật đắt, còn nếu chịu khó chờ qua mùng 10 thì giá rẻ cực kỳ, bởi vì sau Tết, hãng máy bay cần trở lại Việt Nam đón những khách ăn Tết trở về, chẳng lẽ để máy bay trống, thôi thì chào giá rẻ, kiếm được đồng nào hay đồng nấy.
Thây kệ, một bác lớn tuổi thổ lộ, Tết bây giờ đâu còn vui như ngày xưa, chờ qua Tết một chút về cũng được, miễn là có dịp về thăm bà con, giá vé thích hợp cho những người nhận trợ cấp tiền già như mình.
Nhật Bản có hai hãng bay quốc tế, Japan Airlines (JAL) và All Nippon Airways (ANA); từ Mỹ về cả hai đều ghé trạm chuyển tiếp ở Tokyo để đổi máy bay. Năm nay, giá vé của ANA đi từ Dulles về Việt Nam ngoài Tết là 650 đô, phân nửa giá thường lệ hoặc giá đi gần Tết.
Thây kệ, một bác lớn tuổi thổ lộ, Tết bây giờ đâu còn vui như ngày xưa, chờ qua Tết một chút về cũng được, miễn là có dịp về thăm bà con, giá vé thích hợp cho những người nhận trợ cấp tiền già như mình.
Nhật Bản có hai hãng bay quốc tế, Japan Airlines (JAL) và All Nippon Airways (ANA); từ Mỹ về cả hai đều ghé trạm chuyển tiếp ở Tokyo để đổi máy bay. Năm nay, giá vé của ANA đi từ Dulles về Việt Nam ngoài Tết là 650 đô, phân nửa giá thường lệ hoặc giá đi gần Tết.
Nhìn hành khách xếp hàng trước các quày ANA là biết ngay ai gốc Việt Nam. Các thùng bằng giấy cứng to đùng, dán băng keo trong chằng chịt, nhãn đề tên nơi đi và nơi đến to bằng tờ giấy trắng văn phòng, có khổ chữ bự bằng ngón trỏ, như sợ nhân viên chuyển vận đọc không ra. Chủ nhân những thùng cạc tông này sẵn sàng chịu phạt quá cân để có thể mang những món quà chọn lọc từ Walmart hay Costco về cho người thân quen bên quê nhà. Thực phẩm chức năng bổ gân, bổ cốt, bổ xụn, bổ khớp ở Costco rất có giá trị bên nhà
Tại thời điểm hành khách về Việt Nam ăn Tết muộn gồm nhiều thành phần: nhớ nhà, thăm người thân khỏe mạnh hay ốm yếu, dẫn con cháu đi du lịch, học sinh sinh viên du học, người du lịch từ Việt Nam, các cụ muốn thay đổi không khí sau một năm trông cháu cho con đi làm, trâu già định gặm cỏ non, về để chơi gái rẻ, về để được trọng vọng vì bên này mình chẳng là cái thá gì… Tất cả đều giống nhau một điểm: những lời kêu gọi đừng về Việt Nam, đừng mang đô về Việt Nam, đừng vỗ béo cộng sản… đều chẳng có kí lô nào với họ.
Nhiều người không phải về Việt Nam lần đầu. Có người nói với nhân viên phát hành vé lên tàu cho mình ngồi ghế bìa, ghế ở lối đi, có người nói cho mình ngồi hàng ghế phía trước không có ai để có thể chịu đựng suốt chuyến bay đến Tokyo hơn 10 tiếng. Có người biết nhờ đẩy xe lăn cho mình đến tận cổng máy bay để được lên trước. Người đẩy xe đa số là gốc Trung Đông hoặc Phi châu, đẩy đến nơi đều nhận được tip của các khách gốc Việt.
Nhìn cách ăn mặc ta có thể đoán đúng 95 phần trăm người nào về lần đầu, người nào đã từng về. Người về hơn một lần thì ăn mặc lè phè, thoải mái để dễ xoay sở với chuyến đi dài giờ; người về lần đầu thì đi hia đội mão, cà vạt áo vét áo khoác khăn quấn đầy đủ chỉnh tề, như thể sắp đi kinh lý hoặc quanh năm mới có dịp này để đóng bộ, áo sơ mi bỏ trong thùng.
Nhìn cách ăn mặc ta có thể đoán đúng 95 phần trăm người nào về lần đầu, người nào đã từng về. Người về hơn một lần thì ăn mặc lè phè, thoải mái để dễ xoay sở với chuyến đi dài giờ; người về lần đầu thì đi hia đội mão, cà vạt áo vét áo khoác khăn quấn đầy đủ chỉnh tề, như thể sắp đi kinh lý hoặc quanh năm mới có dịp này để đóng bộ, áo sơ mi bỏ trong thùng.
Máy bay cất cánh chưa lâu nhưng cụ bà ngồi ghế bìa bên phải đã làm q
uen được với cụ ông, cũng ghế bìa bên trái. Xuyên qua lối đi ở giữa, cụ bà nói non-stop, nói như chưa được nói bao giờ, mà lại nói oang oang, không cần biết những người ngồi chung quanh. Chẳng mấy chốc, những người chung quanh dù không muốn nghe cũng biết nhà cụ bà có mấy phòng, trong nhà có mấy xe, con cháu cụ có mấy người tốt nghiệp đại học bốn năm, mấy người tốt nghiệp sáu năm, có mấy bác sĩ, nha sĩ…
Sau bản tự khai bằng miệng về gia cảnh đến phần tư vấn về chỗ ở không chặt chém, chỗ ăn ngon và sạch hết xảy ở Sài Gòn… Cụ ông ngồi ghế bìa bên kia lối đi lúc đầu còn chăm chỉ theo dõi câu chuyện, về sau thấy gật gù ừ ào cho xong. Đến đây, có lẽ phần thấy cụ ông không hăng hái lắng nghe, phần thấy khác giới, nên cụ bà tạm ngưng nói về chuyện nối mi, xâm lông mày, nâng mông sửa ví chỉnh bướm giá hạ chất lượng cao ở Sài Gòn.
Theo đúng quy đinh của một hãng máy bay của Nhật khởi hành từ Mỹ, các thông báo qua loa đều phát bằng tiếng Nhật và theo sau là tiếng Mỹ với giọng Nhật rất khó nắm bắt hết; nhưng vì biết hành khách có nhiều người không rõ tiếng Nhật và Mỹ nên hãng ANA đã có những cách giải quyết sáng tạo.
Theo đúng quy đinh của một hãng máy bay của Nhật khởi hành từ Mỹ, các thông báo qua loa đều phát bằng tiếng Nhật và theo sau là tiếng Mỹ với giọng Nhật rất khó nắm bắt hết; nhưng vì biết hành khách có nhiều người không rõ tiếng Nhật và Mỹ nên hãng ANA đã có những cách giải quyết sáng tạo.
Ví dụ trước khi dọn ăn, tiếp viên phát cho hành khách thuộc diện này tấm menu có hai cột, một cột có hình con cá/con heo, một có hình con gà/con bò. Khách có quyền dùng bàn tay năm ngón chọn một trong hai khay thức ăn mình muốn. Thế là xong.
Nói chung, mọi chuyện đều ổn trên chặng đường 13 tiếng, ai ai, kể cả cụ bà phát thanh non-stop, cũng cố dỗ giấc ngủ nếu không xem xi-nê trên màn hình trước mặt. Cảnh tượng màn trần máy bay chiếu ghế máy bay bày ra la liệt. Chỉ có một tai nạn nho nhỏ. Một cụ bà da vàng vào phòng vệ sinh quên khóa cửa, một bà da trắng trờ tới tưởng không có ai bên trong, đẩy cửa và giật bắn người, đưa hai bàn tay lên má, miệng há hốc tròn vo vì gặp cảnh bất ngờ, đỡ không kịp, khép cửa cái rụp.
Có đi thì có đến. Phi cơ đáp nhẹ nhàng xuống phi trường Narita của Tokyo. Trước đó, những hành khách nào có đăng ký xe lăn đã được tiếp viên đến tận ghế nhắc nhở chờ mọi người ra hết thì mình sẽ ra sau.
Bước ra khỏi máy bay để vào đường ống dẫn vào bên trong đã có sẵn hơn một chục chiếc xe lăn có người Nhật mặc đồng phục đứng sẵn để chờ, mỗi người đẩy xe có cầm một tờ giấy trắng khổ văn phòng có in tên bằng mực đen người sẽ ngồi chiếc xe lăn đó. Liếc nhìn bảng tên toàn thấy Đinh Lê Lý Trần dù không bỏ dấu
Nói chung, mọi chuyện đều ổn trên chặng đường 13 tiếng, ai ai, kể cả cụ bà phát thanh non-stop, cũng cố dỗ giấc ngủ nếu không xem xi-nê trên màn hình trước mặt. Cảnh tượng màn trần máy bay chiếu ghế máy bay bày ra la liệt. Chỉ có một tai nạn nho nhỏ. Một cụ bà da vàng vào phòng vệ sinh quên khóa cửa, một bà da trắng trờ tới tưởng không có ai bên trong, đẩy cửa và giật bắn người, đưa hai bàn tay lên má, miệng há hốc tròn vo vì gặp cảnh bất ngờ, đỡ không kịp, khép cửa cái rụp.
Có đi thì có đến. Phi cơ đáp nhẹ nhàng xuống phi trường Narita của Tokyo. Trước đó, những hành khách nào có đăng ký xe lăn đã được tiếp viên đến tận ghế nhắc nhở chờ mọi người ra hết thì mình sẽ ra sau.
Bước ra khỏi máy bay để vào đường ống dẫn vào bên trong đã có sẵn hơn một chục chiếc xe lăn có người Nhật mặc đồng phục đứng sẵn để chờ, mỗi người đẩy xe có cầm một tờ giấy trắng khổ văn phòng có in tên bằng mực đen người sẽ ngồi chiếc xe lăn đó. Liếc nhìn bảng tên toàn thấy Đinh Lê Lý Trần dù không bỏ dấu
Lần lượt những người ngồi xe lăn sẽ được ưu tiên, khỏi xếp hàng, đẩy đi qua máy soi an ninh của Narita trước khi được đẩy đến khu vực ngồi chờ ở cổng chuẩn bị cho chuyến bay kế tiếp đi Tân Sơn Nhất. Khách ngồi xe lăn định tip cho người đẩy cho mình qua một đoạn đường khá dài, nhưng họ nhất định không nhận, theo đúng phong tục của người Nhật.
Thời gian chờ đợi ở Narita vừa đủ để hành khách thoải mái đi vệ sinh, kiếm chút gì bỏ bụng, nằm ngồi gật gà gật gù trên những chiếc ghế quanh cổng soát vé lên máy bay, hoặc tìm mua hàng miễn thuế nơi các cửa hàng lung linh đầy màu sắc.
Narita cũng là nơi gom khách của ANA, ví dụ chuyến bay từ đó về Tân Sơn Nhất là chuyến tập trung các khách từ khắp các phi trường lớn của Mỹ như Houston, San Francisco hoặc Los. Do đó, trong chặng này, khách gốc Việt rất đông, bên cạnh thiểu số sắc dân khác, trong đó có cả người Nhật đi du lịch, làm ăn, hoặc công chức làm cho các gói viện trợ ODA của Nhật cho Việt Nam.
Những khách này thế chỗ cho những người trong chuyến bay Dulles-Narita xem Tokyo là điểm đến cuối cùng hoặc điểm chuyển tiếp cho các thành phố khác.
Thời gian chờ đợi ở Narita vừa đủ để hành khách thoải mái đi vệ sinh, kiếm chút gì bỏ bụng, nằm ngồi gật gà gật gù trên những chiếc ghế quanh cổng soát vé lên máy bay, hoặc tìm mua hàng miễn thuế nơi các cửa hàng lung linh đầy màu sắc.
Narita cũng là nơi gom khách của ANA, ví dụ chuyến bay từ đó về Tân Sơn Nhất là chuyến tập trung các khách từ khắp các phi trường lớn của Mỹ như Houston, San Francisco hoặc Los. Do đó, trong chặng này, khách gốc Việt rất đông, bên cạnh thiểu số sắc dân khác, trong đó có cả người Nhật đi du lịch, làm ăn, hoặc công chức làm cho các gói viện trợ ODA của Nhật cho Việt Nam.
Những khách này thế chỗ cho những người trong chuyến bay Dulles-Narita xem Tokyo là điểm đến cuối cùng hoặc điểm chuyển tiếp cho các thành phố khác.
Giờ lên tàu đã điểm cho chặng chót, Narita – Tân Sơn Nhất. Khách hạng nhất được qua cổng soát vé trước, kế tiếp là khách hạng thương gia. Khách hạng phổ thông phải nhường cho khách có con nhỏ, người có khuyết tật hoặc người ngồi xe lăn lên trước.
Cụ bà phát thanh non-stop trong chuyến trước thấy có mặt trong nhóm ngồi xe lăn để được đẩy từ cổng soát vé đi qua đường ống dẫn tới cửa máy bay. Trong chuyến trước, cụ này sinh động, nhanh nhẹn, thao thao bất tuyệt bao nhiêu thì lần này mặt cụ trông thê thảm, mệt mỏi, tiều tụy, chán đời không muốn sống bấy nhiêu. Kinh nghiệm đi Việt Nam nhiều lần đã biến cụ thành một diễn viên thượng thặng của Holywood, có thể đề cử Oscar. Chặng bay hơn 6 tiếng này cũng chẳng có sự cố nào xảy ra. Nhờ tấm menu có hình hai món ăn chọn một, các tiếp viên người Nhật đỡ phải giải thích, tránh xảy ra chuyện ngôn ngữ bất đồng. Một số hành khách được tiếp viên nhắc nhở đẩy lưng ghế ra phía trước để người ngồi sau được ăn uống thoải mái hơn. Ngoài thời gian ăn uống thì khách ngủ tiếp hoặc xem xi-nê trước mặt.
Tuy ngủ gật gà gật gù, nhiều người còn cho cả hai chân lên ghế, nhưng mọi người đều bừng tỉnh khi có thông báo máy bay sắp hạ cánh xuống Tân Sơn Nhất. Nhiều bà trang điểm lại mái tóc, làn môi, đôi mắt; cũng có bà xoay sở thay bộ áo mới, bảnh hơn.
Cụ bà phát thanh non-stop trong chuyến trước thấy có mặt trong nhóm ngồi xe lăn để được đẩy từ cổng soát vé đi qua đường ống dẫn tới cửa máy bay. Trong chuyến trước, cụ này sinh động, nhanh nhẹn, thao thao bất tuyệt bao nhiêu thì lần này mặt cụ trông thê thảm, mệt mỏi, tiều tụy, chán đời không muốn sống bấy nhiêu. Kinh nghiệm đi Việt Nam nhiều lần đã biến cụ thành một diễn viên thượng thặng của Holywood, có thể đề cử Oscar. Chặng bay hơn 6 tiếng này cũng chẳng có sự cố nào xảy ra. Nhờ tấm menu có hình hai món ăn chọn một, các tiếp viên người Nhật đỡ phải giải thích, tránh xảy ra chuyện ngôn ngữ bất đồng. Một số hành khách được tiếp viên nhắc nhở đẩy lưng ghế ra phía trước để người ngồi sau được ăn uống thoải mái hơn. Ngoài thời gian ăn uống thì khách ngủ tiếp hoặc xem xi-nê trước mặt.
Tuy ngủ gật gà gật gù, nhiều người còn cho cả hai chân lên ghế, nhưng mọi người đều bừng tỉnh khi có thông báo máy bay sắp hạ cánh xuống Tân Sơn Nhất. Nhiều bà trang điểm lại mái tóc, làn môi, đôi mắt; cũng có bà xoay sở thay bộ áo mới, bảnh hơn.
Mặc dù đã được thông báo là ở đâu ở yên đó cho tới khi máy bay ngừng hẳn, dường như không ai muốn nghe. Chưa có tiếng bon, rất nhiều người đã tháo dây an toàn và đứng lên với tay lấy hành lý trên đầu.
Một người đàn ông trung niên không để được hành lý trong khoang trên đầu, phải đề sau đó mấy hàng ghế, hùng hổ bước về phía sau, lấn cô bé Nhật Bản mười mấy tuổi, đạp vào chân cô bé này, khiến cô kêu oai oái. Người đàn ông trung niên không rút chân ra được vì khó mà nhúc nhích nơi lối đi đông chật người. Người cha cô bé phân trần bằng tiếng Nhật với người đàn ông trung niên, hy vọng người này buông tha cho con mình, nhưng chẳng đi tới đâu. Chỉ nghe người đàn ông trung niên quát lại bằng tiếng Việt: “Tôi phải lấy hành lý phía sau này, ông đừng có lộn xộn.”
Một người đàn ông trung niên thứ nhì xen vào, cũng bằng tiếng Việt: “Anh à, anh chờ cho cô bé này một chút được không?”
Người đàn ông trung niên thứ nhất: “Tao làm gì kệ mẹ tao, mày cứ lo chuyện của mày đi, láng cháng xen vào tao uýnh thấy mẹ mày.” Người kia mặt đỏ bừng: “À, mày ngon hả?”
Thế chiến thứ ba tưởng như sắp nổ ra tới nơi nếu không có một giọng nữ quát lớn: “AAAA…N.H! Anh làm kí dì dậy, bộ anh muốn tụi công an nó giữ vợ chồng mình ở sân bay luôn hay sao?”
Thế là trong nháy mắt, người đàn ông trung niên thứ nhất đang từ con hổ hung hăng biến thành con mèo cú rũ, riu ríu vâng lời bà vợ, tạm nhường lối đi cho cô bé Nhật Bản.
Một người đàn ông trung niên không để được hành lý trong khoang trên đầu, phải đề sau đó mấy hàng ghế, hùng hổ bước về phía sau, lấn cô bé Nhật Bản mười mấy tuổi, đạp vào chân cô bé này, khiến cô kêu oai oái. Người đàn ông trung niên không rút chân ra được vì khó mà nhúc nhích nơi lối đi đông chật người. Người cha cô bé phân trần bằng tiếng Nhật với người đàn ông trung niên, hy vọng người này buông tha cho con mình, nhưng chẳng đi tới đâu. Chỉ nghe người đàn ông trung niên quát lại bằng tiếng Việt: “Tôi phải lấy hành lý phía sau này, ông đừng có lộn xộn.”
Một người đàn ông trung niên thứ nhì xen vào, cũng bằng tiếng Việt: “Anh à, anh chờ cho cô bé này một chút được không?”
Người đàn ông trung niên thứ nhất: “Tao làm gì kệ mẹ tao, mày cứ lo chuyện của mày đi, láng cháng xen vào tao uýnh thấy mẹ mày.” Người kia mặt đỏ bừng: “À, mày ngon hả?”
Thế chiến thứ ba tưởng như sắp nổ ra tới nơi nếu không có một giọng nữ quát lớn: “AAAA…N.H! Anh làm kí dì dậy, bộ anh muốn tụi công an nó giữ vợ chồng mình ở sân bay luôn hay sao?”
Thế là trong nháy mắt, người đàn ông trung niên thứ nhất đang từ con hổ hung hăng biến thành con mèo cú rũ, riu ríu vâng lời bà vợ, tạm nhường lối đi cho cô bé Nhật Bản.
Hai tiếng “công an” làm anh sáng mắt sáng lòng, thay vì nhận ra mình đã có hành vi bất lịch sự, chừ gọi là kém văn hóa; mạnh hiếp yếu, chừ gọi là chủ nghĩa bá quyền nước lớn.
Thì ra bà vợ cũng hiểu luật hàng không. Chỉ cần một cú gọi của nhân viên phi hành là an ninh phi trường sẽ ập đến xử lý người gây rối trên chuyến bay chở khách.
Mà an ninh phi trường của cộng sản thì có cả một rừng luật để áp dụng. Công an có thể xem anh là người của thế lực thù địch muốn gây mất trật tự công cộng trên đất nước XHCN giàu đẹp, độc lập tự do hạnh phúc, trẻ em được đi học, người già được chăm sóc, người bệnh được chữa trị, tất cả đều miễn phí, đã có đảng lo. Nếu anh may mắn hơn, công an có thể hù dọa để lột hết số đô la anh có trong người trước khi thả anh ra, vì họ biết anh là Việt kiều, giấy xanh thơm phức đầy túi, một con mồi béo bở. Chuyến về thăm quê của anh bỗng có trải nghiệm mất vui, mất hứng.
Kết cuộc, tạ ơn Chúa lòng lành, mặt trận miền Tây vẫn yên tĩnh, mọi người lần lượt ra khỏi phi cơ, trong đó có bước đi thoăn thoắt của cụ bà nói non-stop.
Thì ra bà vợ cũng hiểu luật hàng không. Chỉ cần một cú gọi của nhân viên phi hành là an ninh phi trường sẽ ập đến xử lý người gây rối trên chuyến bay chở khách.
Mà an ninh phi trường của cộng sản thì có cả một rừng luật để áp dụng. Công an có thể xem anh là người của thế lực thù địch muốn gây mất trật tự công cộng trên đất nước XHCN giàu đẹp, độc lập tự do hạnh phúc, trẻ em được đi học, người già được chăm sóc, người bệnh được chữa trị, tất cả đều miễn phí, đã có đảng lo. Nếu anh may mắn hơn, công an có thể hù dọa để lột hết số đô la anh có trong người trước khi thả anh ra, vì họ biết anh là Việt kiều, giấy xanh thơm phức đầy túi, một con mồi béo bở. Chuyến về thăm quê của anh bỗng có trải nghiệm mất vui, mất hứng.
Kết cuộc, tạ ơn Chúa lòng lành, mặt trận miền Tây vẫn yên tĩnh, mọi người lần lượt ra khỏi phi cơ, trong đó có bước đi thoăn thoắt của cụ bà nói non-stop.
Bây giờ thì cụ không cần xe lăn nữa. Cụ cần chiếm chỗ tốt để đưa hộ chiếu cho hải quan kiểm tra. Cụ cần nhanh nhanh để ra vòng xoay kiếm mớ hành lý xem có bị cắt ổ khóa không. Trước đó nghe cụ nói trong mấy ngày cận Tết hành lý mới bị rạch nhiều, còn bây giờ người ta đã no nê rồi, không thèm rạch nữa. Cụ còn dẫn chứng trên i-te-nét người ta đánh giá Tân Sân Nhất là phi trường tệ hại nhất thế giới về cái khoản rạch hành lý.
Trước quày hải quan, chỉ có cụ và người hải quan mới biết trong hộ chiếu của cụ có kẹp tờ giấy xanh nào hay không.
Châu Quang
Trước quày hải quan, chỉ có cụ và người hải quan mới biết trong hộ chiếu của cụ có kẹp tờ giấy xanh nào hay không.
Châu Quang
--
Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "NHOM TU HAI".
Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến hoiquantuhai+unsubscribe@googlegroups.com.
Để đăng lên nhóm này, hãy gửi email đến hoiquantuhai@googlegroups.com.
Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/hoiquantuhai/003601d4aea8%2457e3c270%2407ab4750%24%40gmail.com.
Để có thêm tùy chọn, hãy truy cập https://groups.google.com/d/optout.
Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "NHOM TU HAI".
Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến hoiquantuhai+unsubscribe@googlegroups.com.
Để đăng lên nhóm này, hãy gửi email đến hoiquantuhai@googlegroups.com.
Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/hoiquantuhai/003601d4aea8%2457e3c270%2407ab4750%24%40gmail.com.
Để có thêm tùy chọn, hãy truy cập https://groups.google.com/d/optout.
__._,_.___
Thursday, 17 January 2019
Wednesday, 16 January 2019
Tuesday, 15 January 2019
Monday, 14 January 2019
Sunday, 13 January 2019
Saturday, 12 January 2019
Friday, 11 January 2019
Dân tộc… lưu vong
----- Forwarded Message -----
From: vthuc le <l
Sent: Tuesday, January 8, 2019, 4:13:08 AM CST
Subject: Dân tộc… lưu vong
Dân tộc… lưu vong
January 7, 2019
Bức ảnh được chụp vào ngày 28 Tháng Mười Hai 2018, khi các giới chức di trú Đài Loan áp giải một người phụ nữ Việt Nam (giữa) bị bắt tại thành phố Tân Bắc, trong số 152 du khách Việt Nam bỏ trốn, khi du lịch đến đảo quốc này. (Hình: AP/Photo)
Facebook Ngọc Vinh
1. Trong lịch sử nhân loại, có hai dân tộc chịu số phận bi thảm hơn các dân tộc khác. Rất không may, một trong hai lại là dân tộc Việt chúng ta. Một trong hai còn lại là Do Thái.
Cái “lỗi” của dân tộc Do Thái là sinh ra Chúa rồi hành hình Chúa trên thập giá. Họ đã bị kỳ thị, xua đuổi, bị truy bức giết hại và lưu vong khắp nơi. Năm 1947, cái dân tộc rã rời nát vụn đó đã cùng nhau gom góp từng đồng tiền, từng mảnh đất để gầy dựng lại quốc gia của mình. Định mệnh bi thảm của dân tộc đã khiến họ gắn kết với nhau thành một khối, nhờ đó quốc gia Israel đã phát triển không ngừng. Một mình họ đã đánh bại quân đội của liên minh các nước Ả rập để bảo vệ sự tồn vong của đất nước. Và giờ, họ đã có bom nguyên tử…
Khác với dân tộc Do Thái lưu vong hơn ngàn năm trước, dân Việt chỉ bắt đầu lưu vong đại trà từ sau 30-4-1975. Dân tộc này không hành hình Chúa nhưng vẫn phải chịu một định mệnh bi thảm không kém. Cuộc chiến tranh giữa hai miền anh em với vũ khí bom đạn của ngoại bang kết thúc, đất nước được gom về một mối những tưởng sẽ bắt đầu một thời đại vàng son, nhưng không ngờ, thời đại đó biến thành một cuộc phân ly bi thảm.
Vượt qua cả dân tộc Do Thái, người Việt “vươn lên” dẫn đầu lịch sử lưu vong của nhân loại bằng cuộc di cư chính trị quy mô nhất về mặt số lượng từ trước đến nay. Hàng triệu người đã lao ra biển trên những chiếc tàu đánh cá các loại để thoát khỏi đất mẹ của mình, chấp nhận cả cái chết để… lưu vong. Một phần của dân tộc đã làm mồi cho cướp biển cho cá mập và bị nhốt trong những trại tị nạn nghẹt thở ở các nước Đông Nam Á đồng liêu.
Cuộc di cư khốc liệt của người Việt đã đưa họ đến khắp nơi trên thế giới, kể cả châu Phi, điều mà trước 1975, cả hai miền Nam Bắc đều không hề có. Tâm thức lưu vong kể từ mốc thời gian đó, đã phục kích trong các tầng lớp dân Việt, đóng đinh trong đầu họ cho đến tận ngày nay, không ngơi nghỉ và không có cơ hội để chấm dứt…
2. Sau 30-4-1975, ở Phan Thiết quê tôi, người vượt biên bằng đường biển rất nhiều do thành phố này sống bằng kinh tế biển với rất nhiều tàu đánh cá. Người Phan Thiết không chỉ giúp “đồng bọn” quê mình vượt biển mà còn giúp cả dân Sài Gòn, với giá vài ba cây vàng/người, có khi chủ tàu chỉ thu đủ sở hụi để mua dầu, thực phẩm và đút lót cho bộ đội biên phòng. Có nguyên một làng chài hay cả xóm đạo vượt biên sạch.
Sau đó, khi đất nước đói meo, thì những người vượt biên bắt đầu góp phần gầy dựng quê nhà bằng… những thùng hàng gởi về từ nước ngoài. Dân quê tôi gọi đó là hàng thùng. Một người vượt biên thoát được qua nước ngoài thì cả gia đình được nhờ, cả gia đình cùng thoát thì dòng họ được nhờ. Dân sống bằng hàng thùng chả cần làm gì vẫn phong lưu vì nhận hàng thùng đều đặn gởi về. Gia đình nào sống bằng hàng thùng thì con trai rất dễ lấy vợ và con gái, dù xấu, cũng rất dễ lấy chồng.
Tâm thế chờ đợi hàng Mỹ, hàng Tây đã ăn sâu từ đó vào ký ức của cộng đồng. Không chỉ chờ đợi hàng thùng và đô la từ nước ngoài, người thân trong nước của các Việt kiều thường xuyên sống trong tâm trạng chờ đợi được bảo lãnh. Gặp nhau là họ hỏi thăm nhau bằng một câu cửa miệng: “bao giờ đi?” Đi ở đây chính là lưu vong, là thoát khỏi nơi họ chôn nhao cắt rún!
3. Năm 2017, tôi đi du lịch Mỹ để thăm thú bạn bè định cư ở đất nước này. Ngày tôi đi cũng là ngày một nhà báo đồng nghiệp rất thân với tôi tại Đài phát thanh TPHCM xách va ly qua Mỹ để… lưu vong. Anh đã nghỉ hưu và được gia đình bảo lãnh. Rất nhiều nhà báo mà tôi quen biết khi về hưu đã sang Mỹ định cư, coi việc lưu vong là điều hết sức bình thường. Ai thắc mắc tuổi già còn sang Mỹ để làm gì, cứ hỏi họ đi rồi sẽ nhận được câu trả lời.
Tại Mỹ, tôi ghé San Jose thăm L.Hoàng, bạn học thời trung học của tôi ở Phan Thiết. Năm 1977, trong khi tôi đi bộ đội thì Hoàng vượt biên. Cậu qua Mỹ rồi tiếp tục học hành để lấy bằng kỹ sư, giờ cậu là trưởng một bộ phận trong một công ty có 5,000 căn hộ cho thuê. Cậu ở trong khu da trắng, với một ngôi nhà trị giá $800,000 và lái chiếc “Mẹc” 7 chỗ.
Mười bảy tuổi, Hoàng đã là nhà tổ chức vượt biên cho người khác và từng vô tù ngồi 6 tháng. Sau khi tổ chức nhiều chuyến tàu vượt biển thành công, cậu cùng 5 anh chị em của mình quyết định ra đi. Giờ họ cùng nhau sinh sống trên đất Mỹ. Hoàng bảo tôi khi gặp lại, rằng gia đình cậu lúc đó nghèo quá và thấy đất nước cũng nghèo quá nên vượt biên là con đường duy nhất mà cậu buộc phải lựa chọn. Cậu bảo,“tao đâu muốn sống lưu vong, nhưng không vượt biên làm sao có tương lai. Nước Mỹ lúc đó là miền đất hứa và họ đã cưu mang tao nên cuối cùng tao cũng quen với cuộc sống bên này.”
Đã có 3 thế hệ người Việt sống lưu vong trên đất Mỹ, thế hệ thứ nhất là những người bỏ chạy khỏi nước khi quân đội miền Bắc tràn vào Sài Gòn và những người vượt biển. Thế hệ thứ hai là các sĩ quan VNCH và gia đình họ qua đây theo diện HO cùng với những người được thế hệ thứ nhất bảo lãnh. Thế hệ thứ 3 là con em người Việt sang du học, tìm kiếm việc làm, định cư và bảo lãnh cha mẹ. Trong số cha mẹ này có rất nhiều cán bộ nhà nước, họ đầu tư tiền bạc cho con cái ăn học, mua nhà cửa, gởi tiền vào tài khoản ngân hàng và chờ đợi thời cơ để… lưu vong. Tiền họ có được, dĩ nhiên đến từ túi của nhân dân, vì lương tháng của Thủ tướng Việt Nam chưa tới 20 triệu đồng Việt Nam (khoảng $850) thì họ lấy gì để nuôi con du học?
4. Mỗi năm, người Việt trong nước bỏ tiền tỉ đô la để mua nhà ở Mỹ. Ai có khả năng này? Chỉ có cán bộ và doanh nhân. Ở một thành phố của quận Cam, có cả một” ngôi làng” của cán bộ nhà nước. Họ chuyên sống bằng hồn của Trương Ba nhưng da hàng thịt. Họ ở Việt Nam, làm việc trong bộ máy của chế độ nhưng tâm hồn thì để trong những ngôi nhà ở Mỹ.
Ở đó có con cháu họ chờ sẵn. Giống như Võ Kim Cự Formosa vậy, nếu cần thiết lên đường xuất ngoại là đi thôi. Tiền đã gởi, nhà đã mua, con cháu đã chuẩn bị đón chào. Tôi biết Tổng biên tập một tờ báo nọ, vẫn đương chức ở Việt Nam nhưng đã có thẻ xanh ở Mỹ. Tổng biên tập phải là đảng viên, nhưng chuyện này dễ ẹt, một khi lòng người đã muốn… lưu vong thì không có gì là không thể. Có Tổng biên tập một tờ báo chửi Mỹ không còn nước non gì, thế mà cuối đời xách đít qua Mỹ để sống… lưu vong.
Các nhà báo đàn anh tôi, cùng lứa tuổi tôi hoặc nhỏ hơn ở Sài gòn, bằng cách này cách khác, đều gởi con du học Mỹ hoặc Úc. Đó là tương lai mới không chỉ cho con cái họ mà cho cả họ. Giờ họ là công dân Việt Nam nhưng mai mốt đây họ sẽ là công dân Mỹ Úc, nếu muốn. Cả đất nước đều như vậy. Nhiều công dân Việt hiện nay đã lên kế hoạch cho cuộc sống tương lai của mình không gắn với Việt Nam. Dân thường, cán bộ viên chức, nhà văn nhà báo, lãnh đạo cấp cao…vân vân.
Không từ một tầng lớp nào. Ai dám chắc rằng các lãnh đạo cao cấp ko chọn trước cho mình một chỗ để… lưu vong khi cần thiết. Cuộc đời, thời cuộc mà, đâu nói trước được điều gì. Người thân Mỹ chọn chỗ sẵn ở Mỹ, người thân Tàu chọn chỗ sẵn ở Tàu. Có biến là ‘dzọt’ thôi. Vậy thì làm sao trách các công dân Việt thu nhập thấp tìm qua Đài Loan hay Nhật Bản để… lưu vong bất hợp pháp. Đã lưu vong thì bình đẳng, giống như sự bình đẳng của con người trong tuyên ngôn nhân quyền vậy, dù người giàu tiền và nghèo tiền thì chọn cách lưu vong khác nhau.
5. Vậy tại sao người Việt lại khát khao… lưu vong như thế? Câu hỏi này quá dễ trả lời bằng câu thành ngữ Việt Nam “đất lành chim đậu.”
Khi đất mẹ không còn lành thì người dân Việt sẽ tìm cách ra đi như một tất yếu để tìm đến mảnh đất lành hơn. Không ai muốn tương lai gia đình con cái mình sống trong môi trường nhiễm độc, nền giáo dục- y tế thiếu chất lượng, sự bất nhất giữa nói và làm của những người điều hành xã hội, sự giả dối lừa lọc nhau giữa người và người, niềm tin cùn mòn vì mọi thứ đều có thể làm giả, từ học vấn giả, nhân cách giả, đến cả lịch sử cũng bị làm giả; những “thành phố đáng sống” thì kẹt xe và ngập nước quanh năm, sinh mạng con người không biết “đứt bóng” lúc nào bởi tai nạn giao thông; dân sinh thì khổ ải, dân chủ và dân quyền thì lắm vấn đề và người dân thì bị cấm đoán nói lên sự thật của đất nước mình…vân vân và vân vân. Đó là chưa kể nỗi sợ hãi bị mai phục và thôn tính đến từ anh bạn vàng ròng láng giềng khổng lồ phương Bắc…
6. Chưa bao giờ tôi muốn sống lưu vong, nhưng tôi lại muốn con cái mình được đào tạo bởi nền giáo dục Mỹ, Úc và đó cũng là nơi sinh sống thật tuyệt cho chúng nếu chúng muốn… lưu vong. Tâm thức cá nhân được định hình từ tâm thức xã hội, do vậy ngay trong bản thân, tôi đã bị tâm thức lưu vong chế ngự, kể từ khi đứa con của tôi bắt đầu xách cặp tới trường để học… tiếng Anh.
Một quốc gia sao có thể hùng cường khi người dân của quốc gia ấy cứ nhấp nhổm… lưu vong và không coi trọng đất nước của mình? Khó có thể gắn kết những con người nhấp nhổm ấy lại với nhau bằng tình cảm quốc gia để đoàn kết như dân Do Thái.
Ai cũng biết rằng, kẻ lưu vong là kẻ bị nhổ bật gốc rễ khỏi quê hương, như bụi lúa bị nhổ bật khỏi ruộng nước. Đó là một nỗi đau từng là điều không chịu nổi đối với người tha hương xa xứ, vậy mà giờ đây, nó đang biến thành một món ăn tâm lý hạng nhất của người Việt chúng ta. Vì đâu nên nỗi cuộc này, hả người?
__._,_.___
Thursday, 10 January 2019
Wednesday, 9 January 2019
KIẾP LƯU XỨ…
Một mặt trận hai kẻ thù
Giặc cộng bán nước, tàu phù xâm lăng.
MỖI NGÀY MỘT CÂU CHUYÊN... TRỜI ƠI!
KIẾP LƯU XỨ…
.
Chuyện thế này…
Đang ngồi đọc tin tức, viết tin tức, đọc bình luận viết bình luân “say mê” thì nghe “ting ting”, âm thanh của Facebook Messenger báo hiệu có người gởi tin nhắn cho mình. Mở ra thấy một tấm hình và một đoản văn như sau:
.
... “Nhiều lần tôi đi Campuchia, hễ thấy mấy cái xe kẹo kéo, rồi bán vé số, cóc ổi mía ghim đội trên đầu, tới hỏi thăm 100% là đồng bào Việt. Ban đầu tôi ngạc nhiên, nhưng về sau tôi đau xót khi biết họ không còn đường sống ở quê hương, phải trôi dạt ở xứ mà người Việt khinh khỉnh gọi là "Miên" tha phương cầu thực”. Đồng tiền Campuchia có giá hơn mình rất nhiều. Nhưng quan trọng hơn, những thứ nghề hạ bạc nơi xứ người không phải chung chi. Cũng không có những kẻ nhân danh đạo đức xua quân đi dọn lề đường nhưng lòn tay thu phế...”.
... “Vài lần tôi đi Singapore, thấy khu Geylang rất đông những phụ nữ đội mâm trái cây trên đầu. Họ nói toàn tiếng Việt. Cứ 5 - 7 người thì thuê một căn phòng nhỏ rồi ở túm tụm trong đó, đi bán cốc ổi mía ghim. Họ bán trên các con phố cho khách du lịch, với số vốn tiếng Anh, tiếng Hoa, Nhật, Hàn, đủ để chào hỏi và tính tiền”.
.
.... “Những cô gái trẻ đẹp hơn, thì không phải đội mâm. Mà là bán dâm trong nhà kính. Có lần tôi đi du lịch cùng vợ, vợ tôi bị tách ra để họ phỏng vấn. Vì phụ nữ Việt Nam trẻ đẹp là họ nghĩ... sang Sin bán dâm. Mà dù bán dâm hay bán cóc ổi mía ghim, thì xứ người vẫn hơn. Có nhục cũng ít nhục hơn. Xứ mình, đồng tiền nó to như bánh xe bò. Người bán dạo mặc nhiên bị coi là thành phần hạ đẳng dù con cái họ có thể đang học đại học còn cái thằng bỏ tiền ra mua trình độ chỉ lớp 3...”.
.
... “Tôi đi Cù Lao Dung, có xã quá chừng phụ nữ đi lấy chồng Nam Hàn. Ở Cần Thơ cũng có cái cù lao toàn phụ nữ lấy chồng nước ngoài. Bạn tôi ở ngoài Bắc nhiều người cười đểu, bảo con gái miền Nam sao ham chồng giàu. Thực sự không phải vậy, mà vì thanh niên bây giờ toàn thất nghiệp, rồi sanh tật ăn nhậu, đánh vợ như đánh giặc. Lấy nó làm gì?”
“Những người đi Đài Loan và trốn ở lại, tôi thấy xót xa cho họ. Đó là chưa kể những quốc gia Phi Châu và Trung Đông.v..v, mỗi lần nghe qua thật khó chịu đến thắt lòng”.
.
“Nếu tôi là lãnh đạo, tôi sẽ rất nhục vì để dân mình phải trốn chui trốn nhủi khỏi cái nơi mà mình vỗ ngực là thiên đường, để xin làm công nhân hạng ba, hạng bần cùng nhất ở nơi mà sách vở của lãnh đạo Việt cộng rêu rao là “xứ giãy chết”.
... Báo chí của đảng và nhà nước csVN Tuyên truyền đủ kiểu đủ cách, cuối cùng 152 con người tìm cách đi du lịch qua Đài Loan để "đào tẩu khỏi thiên đường". Đây khác chi 152 cái tát, tát thẳng vào những lời nói dối không biết ngượng miệng của những kẻ tài thì bé mà miệng thì to”...(FB Trương Châu Hữu Danh)
.
… Đọc xong đoản văn này chẳng biết nói thế nào, lòng quặn thắt mỗi khi hình dung ra hoàn cảnh của đồng hương, đồng bào của mình đang làm tôi tế, lao động trên những quốc gia khác. Ho cũng mang danh “kiếp lưu xứ”, nhưng họ không được công nhận trên những quốc gia mà họ mưu cầu ở lại. Họ phải tìm sống, kiếm sống, và mong được sống như một kiếp người bình thương, đàng hoàng, nhưng thật khó, thật khổ, khổ muôn trùng! Tại sao đồng bào mình đã trở thành như vậy?
.
... Tại sao Việt Nam không còn chiến tranh mà người dân phải tìm mọi cách bỏ nước ra đi (dù đánh đổi cả nhân mạng)?... Vì quê hương mình, tổ quốc mình, dân tộc mình đang bị một nhóm người tham tàn, ác độc bán nước cầu vinh tự cướp quyền lãnh đạo, đưa đất nước đến bờ vực thẩm, thê thảm tang thương như ngày hôm nay. Vậy đám người lãnh đạo này là ai?
Họ là Việt Cộng! là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc!!
.
... Đầu năm Tây Lịch nhận một tin nhắn, không phải là lời chúc, mà một thông điệp không chỉ riêng cho mình, mà cho tất cả những ai đang mang dòng Việt tự chiêm nghiệm “tại sao dân tộc Việt phải lưu xứ khắp nơi trên địa cầu?”... Hỏi là tự trả lời, và xin mãi mãi đừng quên!!
Nghe thật buồn…
| Đội Mũ Ngược |
__._,_.___
Tuesday, 8 January 2019
Monday, 7 January 2019
Sunday, 6 January 2019
Saturday, 5 January 2019
Friday, 4 January 2019
Thursday, 3 January 2019
Wednesday, 2 January 2019
Tuesday, 1 January 2019
Subscribe to:
Posts (Atom)
Featured post
Popular Posts
Popular Posts
My Blog List
-
-
-
-
-
-
-
https://www.facebook.com/reel/802490438523735 - https://www.facebook.com/reel/8024904385237355 months ago
-
-
-
BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP - https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa rpedn...2 years ago
-
-
-
-
Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái - From: *VUONG DANG* < Date: Sun, Nov 22, 2020 at 8:10 PM Subject: Fw: Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái/Why Sleepingon Your Left ...3 years ago
-
5 Kỷ Lục Thế Giới Dành Cho Ẩm Thực Việt Nam - WATCH LIVE NOW : NHỮNG CA KHÚC HAY NHẤT CỦA HOÀI AN [14 Ca Khúc] (Super HD Videos) https://www.youtube.com/playlist?list=PLNBxCTIUVE70m607mVC5vUdM...4 years ago
-
-