Subject: Việt Nam CS và nỗi lo rác ‘đè'.
Việt
Nam CS và nỗi lo rác ‘đè’.
Núi rác Cam Ly đổ ập xuống ruộng vườn người
dân Đà Lạt hôm 13/8/2019.
Mới đây, một núi rác thải bất ngờ đổ ập xuống
nương rẫy của người dân ở TP Đà Lạt sau đợt mưa lớn, làm dấy lên lo ngại về
tình trạng rác thải ở Việt Nam CS.
Núi rác thải từ bãi rác Cam Ly cả ngàn tấn đổ
xuống chảy dài hàng km lấp kín đường xá, vườn rau, nương rẫy hôm 13/8, theo
truyền thông CS Việt Nam.
Các video trên mạng xã hội và báo chí trong
nước cho thấy cảnh tượng 'chưa từng có' với 'dòng sông rác' ùn ùn tuôn từ trên
đồi cao xuống, chôn vùi đường xá, hoa màu.
Bãi rác này cách trung tâm thành phố Đà Lạt
5km, mỗi ngày tiếp nhận khoảng 200 tấn chất thải từ thành phố.
Nhiều ruộng hoa, lúa, rau gần đến kỳ thu hoạch
- là nguồn thu nhập chính nhà nông Đà Lạt khu vực này - đã mất trắng. Nhiều nơi
trước là nhà kính trồng hoa, nay rác lấp cao đến 4 - 5m.
Rác cũng tràn xuống suối, làm ô nhiễm cả một
vùng, mùi xú uế bốc lên nồng nặc. Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND CS TP
Đà Lạt (Lâm Đồng) cho hay: Đã trực tiếp tới bãi rác này để xem xét tình hình,
thống kê thiệt hại để xem xét bồi thường cho dân, theo báo Công an Nhân
dân CS hôm 14/8.
Còn theo gã Bùi Trung Đường, Chủ tịch HĐQT
Công ty cổ phần dịch vụ đô thị Đà Lạt (đơn vị vận hành bãi rác Cam Ly) thì sau
khi rác đưa về bãi Cam Ly sẽ được rắc vôi rồi chôn lấp để hạn chế gây ô nhiễm
môi trường. Thế nhưng người dân quanh khu vực nói họ chưa bao giờ nhìn thấy rác
được chôn, mà chỉ được ủi xuống thung lũng phía dưới rồi chất đống ở đó. Chính
vì thế sau đợt mưa lớn, núi rác đã đổ sập, theo Công an Nhân dân CS.
UBND CS TP Đà Lạt thừa nhận rằng: Rác ở
thành phố hiện chưa được xử lý đúng cách. Và bãi rác Cam Ly chỉ là bãi tạm do
bãi chính đang 'trục trặc', theo Tuổi Trẻ.
Vấn nạn rác:
Núi rác Cam Ly đổ ập xuống ruộng vườn người
dân Đà Lạt hôm 13/8/2019.
Vụ sạt lở núi rác ở Đà Lạt chỉ là một trong vô
số các hậu quả nhãn tiền từ vấn nạn rác chưa có lời giải ở Việt Nam CS.
Mỗi ngày, Việt Nam CS thải ra khoảng 18.000
tấn rác thải nhựa, con số này đang tăng dần, theo Tuổi Trẻ. Một phần trong
số này bị đổ trực tiếp ra biển. Theo thống kê tổ chức FAO, Việt Nam CS là một
trong 5 nước hàng đầu về xả nhiều rác thải nhựa ra biển, với tổng số 13 triệu
tấn/năm.
Với rác thải sinh hoạt, mỗi ngày Việt Nam CS
thải ra 120.000 tấn. Tốc độ gia tăng trung bình mỗi năm khoảng 12%. Tuy nhiên,
lượng rác thải thu gom chỉ đạt khoảng 85,5% (khu vực đô thị) và 45,5% (khu vực
nông thôn). Chính yếu được giải quyết theo hình thức chôn lấp (chiếm 75%).
Hiện Việt Nam CS có 660 bãi chôn lấp rác thải
có diện tích trên 1ha, nhưng chỉ 25% đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh.
Không những thế, Việt Nam CS đang trở thành
bãi rác thải công nghệ của thế giới.
Núi rác đổ sập ở Đà Lạt.
Một bài báo trên BBC News hồi tháng
6/2019 cho hay: Nhiều nước giàu trên thế giới chuyển rác sang các nước nghèo để
tái chế nhằm đạt chỉ tiêu tái chế ở nước mình, và giảm số lượng các bãi rác ở
địa phương. Nhiều nước nghèo, trong đó có Việt Nam CS, nhận các rác này, và
biến nó thành một nguồn thu nhập giá trị. Nhưng điều đáng lo ngại là có nhiều
chất thải độc hại, không thể tái chế, cũng nằm lẫn trong số các rác thải có thể
tái chế.
Ngoài ra, chỉ có một phần rất nhỏ số nhựa thải
ra là được tái chế. Số không được tái chế hoặc được đem đốt, hoặc chôn, gây ô
nhiễm khí, nước và đất. Nhiều nước đã quyết định xuất ngược trở lại rác thải.
Và nhiều trong số này thay vì trở về nơi sản xuất, lại bị xuất sang các nước
thứ ba khác, trong đó có Việt Nam CS.
Sự gia tăng nhập cảng rác thải đã gây ra tắc
nghẽn tại một số cảng Việt Nam CS. Hồi năm 2018, khoảng 6.000 container rác
thải nhập cảng các loại đã chất đống tại các điểm nhập cảnh tại Việt Nam CS,
theo Reuters.
Để giải quyết tình trạng này, Việt Nam CS sẽ
không cấp giấy phép nhập cảng mới và sẽ cấm hoàn toàn rác nhựa nhập cảng vào
năm 2025.
Nhưng từ nay đến lúc đó, thì vẫn nạn rác vẫn
đang làm đau đầu giới chức CS Việt Nam và đe dọa sức khỏe, đời sống của người
dân Việt Nam.
Đầu năm 2019, sau nhiều năm chịu đựng, dân
quanh khu bãi rác Nam Sơn, Hà Nội, đã biểu tình chặn xe, không cho mang rác vào
bãi. Kết quả là Thủ đô Hà Nội ngập trong rác vài ngày liền.
Cuối năm 2018, người dân huyện Đức Phổ, tỉnh
Quảng Ngãi cũng biểu tình hản đối nhà máy rác thải ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức
Phổ, gây ô nhiễm môi trường bằng cách mang quan tài ra chặn ở quốc lộ 1 A nhằm
không cho xe rác vào bãi.
Theo Reuters, ô nhiễm là một nguy cơ
chính trị đối với Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong đó, vụ Formosa xả thải chất độc
ra biển được coi là một trong những thảm họa môi trường tồi tệ nhất của Việt
Nam CS xảy ra vào năm 2016.
Mạng xã hội nói gì?
Núi rác Cam Ly, Đà Lạt đổ sập gây ô nhiễm cả
các con suối.
Facebooker Linh Thùy Bạch: "Đà Lạt giờ đã
thành bãi rác. Còn bao nhiêu vùng đất sẽ trở thành bãi rác nữa, khi con người
cứ chặt phá rừng vô tội vạ, hạ cây làm nhà, tậu thật nhiều xe hơi, xả thật
nhiều túi nilon, hộp nhựa, cốc nhựa ra biển...? Càng nghĩ càng thấy có quá
nhiều điều cần làm với giáo dục."
Facebooker Ngô Thu: "Người dân [Đà Lạt]
cần kiện đòi bồi thường. Theo quan sát của chúng tôi, do bãi rác nằm trên đỉnh
một ngọn đồi, phía dưới là thung lũng có độ dốc khá lớn, nhiều người dân canh
tác nông nghiệp, lượng rác thải khi được đưa về đây chỉ được phía công ty dùng
xe múc cào đẩy xuống phía dưới theo kiểu lộ thiên, rồi tiến hành phun xịt mà
không được khoanh vùng chống trôi sụt. Vì thế, việc rác bị sạt lở khi gặp mưa
là chuyện khó có thể tránh khỏi. Hậu quả trước mắt không chỉ người dân gánh do
bị mất đất canh tác mà còn gây ra ô nhiễm không khí, đất đai và cả nguồn nước
trong khu vực và tương lai sẽ còn gây ra những tác hại khôn lường về môi
trường."
Facebooker Gkh Gkh:
"Thiên nhiên đã ném rác trở lại cho con người. Thẳng mặt luôn!"
Hết.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment