Việt Nam hôm nay

https://lh4.googleusercontent.com/jwHXKk9yK83mb2U0iyp-OSXs7OZgoEcJKB4V-xqOO7STOu0djuO_hHd_dM8GkXjIamwCDoDrZRAdRPT5gaYIUOXwHgEk7mRpK7R7aGCo-eeVOtK72Nk

Tuesday 31 May 2016

2 tháng rồi vẫn chưa biết sao cá chết?.....TRONG KHI BIỂN CHẾT, CÁ CHẾT, NGƯỜI CHẾT, NGƯ DÂN ĐÓI, DU LỊCH HẤP HỐI




2 tháng rồi vẫn chưa biết sao cá chết?
TRONG KHI BIỂN CHẾT, CÁ CHẾT, NGƯỜI CHẾT, NGƯ DÂN ĐÓI, DU LỊCH HẤP HỐI.

CÁ CHẾT LÀ PHẢI NỔI, ĐỪNG ĐỂ CHÌM.

52 ngày trôi qua nhưng nhà cầm quyền vẫn im lặng trước câu hỏi, cớ sao cá chết.
Để thảm họa môi trường mang tên Formosa chìm xuống là có tội với thế hệ con cháu. Trách nhiệm thuộc về tất cả chúng ta. Chúng ta phải lên tiếng!!!
 Alau Lau

Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc và Đức GM Phaolô Nguyễn Thái Hợp với thảm họa ô nhiễm biển Miền Trung

Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN

Biển miền Trung bị ô nhiễm nặng. Cá chết hàng loạt từ 2 tháng nay.
Liên quan đến sự kiện đau thương này, có 2 văn thư của các Đức Giám mục Việt Nam đã được công bố, chưa kể một văn thư giải thích của Văn phòng Hội đồng Giám mục.
Văn thư thứ nhất là “Thông báo về tình trạng cá chết bất thường tại Miền Trung Việt Nam”, do Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc ấn ký ngày 30/4/2016, trong tư cách Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam.
JPEG - 45.6 kb
Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc và Đức GM Phaolô Nguyễn Thái Hợp
Văn thư thứ hai là “Thư chung về thảm họa ô nhiễm môi trường biển Miền Trung”, do Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp ấn ký ngày 13/5/2016, trong tư cách Giám mục Giáo phận Vinh, là nơi môi trường biển bị ô nhiễm đầu tiên và nặng nề nhất.
Tất nhiên hai văn thư này rất khác nhau. Và các cơ quan truyền thông do chính quyền kiểm soát đã “khai thác” một cách không lương thiện sự khác nhau giữa hai văn thư này. Nhiều người, trong đó có không ít tín hữu Công giáo, cảm thấy bối rối và thậm chí hoang mang vì điều đó.
Nhưng thực ra, sự tương đồng giữa hai văn thư thì lớn hơn sự khác biệt.
Bởi lẽ điểm tương đồng này là điểm quyết định cho thấy sự thống nhất trong nguyên tắc suy tư và trong tiêu chuẩn phán đoán về sự kiện ô nhiễm môi trường biển này, mà các Đức Giám mục, tức là huấn quyền của Hội thánh địa phương, muốn đề nghị với các tín hữu và mọi người thiện chí thuộc về hay không thuộc về chính quyền.

Về nền tảng và nguyên tắc suy tư, cả hai Đức Cha đều quy chiếu về giáo huấn của Hội thánh được trình bày một cách hết sức rõ ràng, súc tích và phong phú trong thông điệp Laudato Si’ (về chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta) của Đức đương kim Giáo hoàng Phanxicô.
Điều đáng quan tâm là nhận định của các Đức Cha về sự kiện ô nhiễm môi trường biển Miền Trung hiện nay. Cả hai Đức Giám mục đều nhận định đây là một THẢM HỌA MÔI TRƯỜNG.
Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam nói rõ ràng và khúc chiết: “Đây có thể gọi là một thảm họa môi trường”, cho dù trong tiêu đề văn thư chỉ nói “tình trạng cá chết bất thường tại Miền Trung Việt Nam”.
Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, trong văn thư vốn được công bố sau đó gần 2 tuần và là văn thư của vị Giám mục đang lãnh đạo Dân Chúa tại vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thảm họa, đã triển khai, một cách rõ ràng và chi tiết hơn, chính nhận định đó của Đức Cha Chủ tịch Hội đồng Giám mục. Đức Giám mục Giáo phận Vinh đã đưa ra hàng loạt luận cứ và luận chứng rất có sức thuyết phục, cho thấy quả thực phải gọi đúng tên những gì đang xảy ra là một thảm họa môi trường. Đức Cha đã không ngần ngại nhiều lần nhấn mạnh hạn từ “thảm họa”. Ngay trong câu đầu tiên của “Thư Chung”, ngài còn nói rõ đây là một “thảm họa môi trường biển chưa từng thấy”. Trong triệt thứ hai, ngài nói rõ: “… thảm họa môi trường này có mức độ lâu dài và nguy hiểm vô cùng to lớn”…

Khi gọi đích danh đây là một thảm họa môi trường, các Đức Giám mục Việt Nam đã tinh tế đưa ra một đề nghị quan trọng cho cách hành xử cần phải có: chính quyền và toàn thể quốc gia phải ứng xử theo cách ứng xử với một thảm họa, chứ không phải với một vụ việc thông thường.
Hội thánh không giẫm chân chính quyền và các tổ chức dân sự hay khoa học… để đưa ra những giải pháp kỹ thuật, nhưng Hội thánh có quyền và trách nhiệm góp tiếng nói của mình để lay động lương tâm con người trước thực tế vốn rất đau thương và nghiêm trọng. Chính trong tư cách đó, Hội Thánh đề nghị phải coi đây là một thảm họa môi trường và phải hành động nghiêm túc, khoa học và toàn diện như cần phải hành động trong việc giải quyết một thảm họa.
JPEG - 105.3 kb
Thánh lễ cầu nguyện cho Công lý - Hoà bình và nạn nhân của thảm hoạ môi trường ở miền Trung tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, Hà Nội ngày 29-5-2016. Nguồn: Fb Lê Anh Hùng
Trong cả hai văn thư, các Đức Cha đều kín đáo đưa ra nhận xét mang tính phê bình khi cho thấy chính quyền vẫn chưa đưa ra được kết luận chính thức về nguyên nhân của thảm họa, cho dù thảm họa đã diễn ra ở mức độ kinh khủng cả gần một tháng, thậm chí cả hơn một tháng, tính tới ngày các Đức Cha viết các văn thư này. 

Thay vào đó, như “Thư Chung” nói rõ, lại là những cách hành động không phù hợp việc đối phó với một thảm họa môi trường “có mức độ lâu dài và nguy hiểm vô cùng to lớn”: “Mặc dù tầm mức nguy hiểm của thảm họa to lớn như vậy, nhưng đã hơn một tháng qua, các nhà chức trách vẫn né tránh việc công bố nguyên nhân và thủ phạm gây ra thảm họa này. Bên cạnh đó một số người còn khuyến khích dân chúng tiêu thụ thủy hải sản một cách thiếu căn cứ khoa học. Trong khi đó, thật khó hiểu khi nhà cầm quyền lại nặng tay đàn áp những người biểu tình ôn hòa đòi trả lại môi trường trong sạch cho người dân.”

Chúng ta, các tín hữu Chúa Kitô và mọi người thiện chí đều mong mỏi chính quyền và các cơ quan chức năng ứng phó với sự kiện ô nhiễm biển Miền Trung đúng với bản chất và tầm mức của nó: một thảm họa môi trường biển rất trầm trọng.
Ưu sầu và lo lắng của cả dân tộc chúng ta lúc này là ưu sầu và lo lắng trước một thảm họa môi trường biển, chứ không phải trước một tai nạn thông thường và nhỏ bé.

Ưu sầu và lo lắng ấy đã thực sự gây tiếng vọng trong tâm hồn Hội thánh Chúa Kitô đang đi giữa dân tộc này, như được chứng tỏ trong văn thư của Đức Tổng Giám mục Chủ tịch Hội đồng Giám mục và văn thư của Đức Giám mục Giáo phận Vinh.

Chính các tín hữu giáo dân, theo đúng ơn gọi và trách nhiệm của mình, phải cùng với mọi người thành tâm thiện chí dấn thân vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội… để giải quyết thảm họa môi trường biển này.

Tân Thanh

Có 3 thứ không thể kết hợp với nhau
Có 3 thứ không thể kết hợp với nhau: Đó là thông minh, lương thiện & cộng sản.
1 - Một người thông minh và lương thiện thì không theo cộng sản.
2 - Một người thông minh mà theo cộng sản thì không thể lương thiện.
3 - Một người lương thiện mà theo cộng sản thì chắc chắn không thông minh.
Jason Nguyen

'Lẽ phải không thuộc về kẻ mạnh trong tranh chấp Biển Đông'

Cựu Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong.
Cựu Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong.

Tờ Nikkei Asian Review hôm nay dẫn lời cựu Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong nói sự trỗi dậy của Trung Quốc đang làm nghiêng cán cân quyền lực ở châu Á và điều đó thể hiện rõ nhất tại Biển Đông.
Lên tiếng trong một bài phát biểu hôm nay, 30/5 tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 22 về Tương lai Châu Á diễn ra ở Tokyo, ông Goh Chok Tong nói các tranh chấp trên Biển Đông được thúc đẩy bởi chủ nghĩa dân tộc tại nhiều nước tranh giành lãnh hải, nhưng theo lời ông, không thể nào giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ bằng lập luận "lẽ phải thuộc về kẻ mạnh".
Hội nghị bàn về tương lai của Châu Á, do tờ Nikkei tổ chức, sẽ kéo dài tới ngày mai, thứ ba.
Ông Goh - từng làm thủ Tướng Singapore trong 14 năm, còn đề cập tới các công trình lấp biển xây đảo quy mô do Trung Quốc thực hiện tại Biển Đông, kể cả xây phi đạo, bến cảng, và bố trí các khí tài quân sự. Ông cảnh báo rằng “hậu quả cuối cùng có thể là một Biển Đông bị quân sự hoá nhiều hơn”.

Nhà lãnh đạo lão thành của Singapore khuyến cáo rằng ranh giới giữa các chính sách đối nội và đối ngoại đã bị lu mờ, và cho rằng khích động chủ nghĩa dân tộc có thể tăng khả năng xung đột trên Biển Đông. Ông khẳng định nên giải quyết tranh chấp thông qua luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, gọi tắt là UNCLOS.

Về bức tranh toàn cảnh, ông Goh nói Hoa Kỳ sẽ tiếp tục là một tác nhân có ảnh hưởng lớn nhất trên toàn cầu trong tương lai có thể trông thấy được. Nhưng giữa lúc Trung Quốc đang tăng tầm ảnh hưởng và trở nên tự tin hơn, các nước “sẽ phải thực hiện một số điều chỉnh.”

Ông Goh nói sự cạnh tranh giữa các cường quốc là điều không thể tránh khỏi, nhưng không một nước nào muốn phải chọn ngả về bất cứ bên nào.

Ông kết luận rằng ổn định khu vực tại Á Châu sẽ tuỳ thuộc vào quan hệ Mỹ-Trung. Ông nói khu vực này đủ rộng lớn để tất cả các cường quốc lớn đều có thể sống chung, kể cả Nhật Bản, và do đó tất cả các bên liên hệ nên sống chung hoà bình và giải quyết các vấn đề một cách xây dựng, và đừng để cho căng thẳng leo thang.

Nhưng giữa lúc Toà án trọng tài quốc tế tại La Haye đang chuẩn bị đưa ra phán quyết về vụ án chính phủ Philippines kiện Trung Quốc về vấn đề chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông mà Manila gọi là biển Tây Philippines, có nhiều lo sợ căng thẳng sẽ leo thang trong những tuần lễ sắp tới.

Trung Quốc chưa gì đã tuyên bố sẽ bác bỏ phán quyết của toà án quốc tế, làm dấy lên lo sợ về nguy cơ sẽ có đụng độ giữa máy bay Trung Quốc và Mỹ hoặc các đồng minh của Mỹ do những tính toán sai lầm, và bất chấp phán quyết của toà án La Haye, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh việc xây dựng thêm trên các đảo và bãi đá trên tuyến hàng hải thương mại quốc tế quan trọng ở khu vực để củng cố yêu sách chủ quyền của nước này.


Ẩn số lớn nhất trong chuyến đi VN của Obama bắt đầu được giải mã

Tổng thống Obama trong cuộc họp báo chung với Chủ tịch Trần Đại Quang tại Hà Nội, ngày 23/5/2016.
Tổng thống Obama trong cuộc họp báo chung với Chủ tịch Trần Đại Quang tại Hà Nội, ngày 23/5/2016.

30.05.2016
Giải đáp cho câu hỏi hỏi về mục đích lớn nhất trong chuyến đến Việt Nam của Tổng thống Obama bắt đầu hé lộ
‘Mỹ tiếp cận Cam Ranh’

Trước ngày Tổng thống Obama đến Việt Nam, có rất ít tin tức được coi là thực chất về chuyến đi này. Chỉ có vài tờ báo quốc tế như The Nikkei hé lộ “mấu chốt là cảng Cam Ranh”. The Nikkey, một tờ báo lớn của Nhật Bản, dường như có nguồn tin nội bộ về mối quan hệ “giao lưu hải quân” giữa Nhật Bản và Việt Nam, đặc biệt về cuộc diễn tập chung tại Đà Nẵng của hải quân hai quốc gia này vào tháng 4/2016 – một sự kiện không hề được công bố trên báo chí nhà nước Việt Nam.

Sau quyết định bất ngờ của Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam, một vài  nhà phân tích thuộc phái “phản biện trung thành” cho rằng quyết định trên chỉ đơn giản là Washington cảm thấy lệnh cấm vận đã tồn tại quá lâu và “đã đến lúc gỡ bỏ”, và “điều đó tốt cho lợi ích của hai quốc gia”.

Nhưng ngay sau khi Obama rời Việt Nam, một hiện tượng đáng ngạc nhiên là báo nhà nước bắt đầu công khai đưa tin “Mỹ tiếp cận Cam Ranh”, mô tả chi tiết hơn về mục đích chuyến thăm và hàm ý những gì mà Mỹ và Việt Nam có thể đã thỏa thuận với nhau.

Đài truyền hình Việt Nam (VTV), một kênh báo đảng, vừa tiết lộ một lời giải cho động thái trên của Mỹ. Trong một bài phỏng vấn TS Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thuộc Bộ Ngoại giao, VTV đã đặt tựa đềLý do Tổng thống Obama dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam vào phút chót”. 

Một trong những lý do mà ông Trần Việt Thái nêu ra để lý giải về quyết định của Tổng thống Obama là: “Tiếp đến, điều này cũng mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội, nhiều sự lựa chọn hơn trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Mặc dù không đề cập đến cụm từ “vào phút chót” như hàm ý trong tựa đề bài phỏng vấn của VTV, nhưng lý do “bảo vệ Tổ quốc” mà ông Thái nêu ra rất có thể là nguồn cơn chủ yếu dẫn đến sự kết thúc quá trình mặc cả giữa Mỹ và Việt Nam về những nội dung liên quan đến cấm vận vũ khí, quân sự và quốc phòng.

Trong khi VTV hé lộ về quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đã chỉ xảy ra “vào phút chót”, báo VietTimes đưa tin theo đường gián tiếp “Các nhà hoạch định hải quân Mỹ muốn tiếp cận nhiều hơn vào cảng tại vịnh Cam Ranh của Việt Nam, cảng nước sâu tốt nhất Đông Nam Á. Một cảng quốc tế đã được Việt Nam khai trương vào tháng 3/2016 sẽ đem lại nhiều cơ hội hợp tác với Việt Nam, đô đốc Scott Swift phát biểu trên Navy Times”.

Những câu hỏi về Cam Ranh
Không bị vòng kim cô của Ban Tuyên giáo trung ương kiềm chế, báo chí quốc tế đã đề cập đến vấn đề cảng Cam Ranh một cách trực tiếp và thoải mái hơn nhiều. Bài của tác giả James Holmes trên tạp chí Foreign Policy mới đây đã nêu ra những nội dung rất đáng chú ý:

Điều khiến bất kỳ thủy thủ Hoa Kỳ nào cũng quan tâm nhất lại là thông tin Hà Nội có thể mở cửa trở lại cảng nước sâu Cam Ranh cho tàu chiến Mỹ như một phần của món quà để đổi lấy việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí

Một số điều cần dõi theo khi cuộc phiêu lưu tuyệt vời của Tổng thống Obama được tiết lộ: Thứ nhất, vấn đề hệ trọng là ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam có quyết định cho phép hải quân Mỹ quay lại hay không? Thứ hai, việc cho phép đó kèm theo những điều kiện nào? Hà Nội sẽ chỉ chấp nhận một sự ‘hiện diện luân phiên’, theo đó tàu thuyền trú tại Cam Ranh trong những quãng thời gian dài nhưng sau đó phải quay về nước? Hay họ sẵn sàng đồng ý với những điều khoản thoáng hơn, chẳng hạn như việc thiết lập một hải cảng lâu dài cho một đội tàu? Thứ ba, Hà Nội sẽ cho phép quy mô hiện diện như thế nào? Bao nhiêu tàu được phép cập cảng, và những loại tàu nào?

“Đối với Washington, một hạm đội với các chiến hạm lớn như khu trục hạm hay tuần dương hạm - tàu được trang bị thiết bị cảm biến cùng vũ khí đủ loại - là một công cụ chính sách hoàn toàn khác so với một đội tàu bao gồm những tàu trang bị nhẹ quanh quẩn ven bờ. Đồng thời nó cũng chuyển tải một thông điệp hoàn toàn khác tới Bắc Kinh về năng lực và quyết tâm của Hoa Kỳ và Việt Nam.

“Và cuối cùng, Hà Nội sẽ cho phép tàu thuyền Hoa Kỳ được làm gì khi chúng đồn trú tại Cam Ranh? Chào đón một cựu thù quay lại lãnh thổ Việt Nam không phải là một động thái nhỏ nhặt, ngay cả khi điều đó xẩy ra sau cuộc chiến tranh Việt Nam bốn thập niên. 

Liệu hai lực lượng hải quân có tiến hành hoạt động tuần tra chung trên vùng biển tranh chấp hay không? Hay Hà Nội sẽ cho phép các tư lệnh Hoa Kỳ tự do thực hiện các yêu cầu của Washington?”.

Trong bối cảnh Trung Quốc triển khai hệ thống tên lửa phòng không hiện đại trên quần đảo Hoàng Sa, được tờ báo La CroixLes Echos đánh giá là “một bước tiến tới âm mưu quân sự hóa khu vực Biển Đông”, nguy cơ Việt Nam bị tấn công là có thật. 

Nguy cơ này, cùng với những tin tức tình báo mà Hà Nội có thể đã thu thập được, đã giải thích tại sao từ đầu năm 2016 đến nay, chính quyền Việt Nam dường như có một số biểu hiện mang hơi hướng “giãn Trung”, trong đó đặc biệt là vào tháng 2/2016 lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Việt Nam dám đưa ra tuyên bố về “tàu Mỹ đi qua vô hại” ở khu vực Biển Đông, và lần đầu tiên hải quân Việt Nam dám bắt giữ tàu chở dầu của Trung Quốc vào tháng 3/2016.

Bây giờ thì đừng mãi tuyên truyền về “Mỹ cần Việt Nam”. Không có Cam Ranh, các tàu khu trục và máy bay của Hạm đội 7 Mỹ vẫn chẳng ngần ngại tuần tra vùng hải phận và không phận Biển Đông. Nhưng không có Mỹ ở Cam Ranh, làm sao bảo đảm Việt Nam sẽ chống đỡ nổi một chiến dịch tập kích cả đường biển lẫn đường không của Trung Quốc trong tương lai gần?

Vừa chơi vừa sợ
Có thể cho rằng “món quà” bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đã được đổi lại bằng một thứ đáng giá không kém. Giả thiết về Cam Ranh đã có căn cứ, thậm chí là căn cứ có độ xác thực cao.

Và rất có thể Cam Ranh là quân hậu trên bàn cờ của một “thỏa thuận quân sự” nào đó giữa Mỹ và Việt Nam đã được đàm phán trong một thời gian dài trước chuyến đi Việt Nam của Obama, nhưng chỉ được quyết định “vào phút chót” với sự hiện diện đầy ẩn ý của Cố vấn an ninh Susan Rice.

Tuy nhiên, rất có thể cả Mỹ lẫn Việt Nam đều không muốn công bố thông tin tuyệt mật về “thỏa thuận quân sự” ấy. 
Nhưng chỉ cần nhìn vào phản ứng của Trung Quốc cũng có thể đánh giá và xác nghiệm xem những nội dung đã được thỏa thuận có tầm quan yếu đến đâu.

Trong khi đó, vài tờ báo quốc tế đã bắt đầu đề cập việc Trung Quốc “nổi giận” khi chứng kiến Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí cho Việt Nam.
Theo logic đó, nếu Trung Quốc tái diễn hành vi gây hấn với mức độ cao hơn đối với Việt Nam trong những tháng tới, cùng lúc diễn ra những hoạt động “giao lưu hải quân” dày hơn của Mỹ tại Đà Nẵng và đặc biệt là Cam Ranh, có thể cho rằng “thỏa thuận quân sự” giữa Mỹ và Việt Nam đang được triển khai.

Khi đó, chính sách “không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam” của Việt Nam sẽ có thể ít hoặc không được giới ngoại giao nắng mưa thất thường của nước này nhắc đến nữa.
Việt Nam cũng vì thế sẽ dấn thân hơn vào “quỹ đạo” của Mỹ. Không chỉ “bình thường hóa hoàn toàn quan hệ” mà còn “chơi với Mỹ”.

Tuy nhiên, tiến độ “chơi” đến đâu và “giao lưu hải quân” giữa Mỹ và Việt Nam nhanh chóng đến mức nào còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có mức độ phản ứng của Trung Quốc trong thời gian tới và bản lĩnh bớt sợ của giới lãnh đạo Việt Nam.

Một chi tiết được giới quan sát ghi nhận là trong cuộc viếng thăm của Tổng thống Mỹ vào tháng 5/2016, trong lúc Obama luôn tươi cười và thoải mái, gương mặt giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam lại luôn toát lộ vẻ lo lắng và căng thẳng. 

Có người giải thích: cuối cùng thì những quan chức này đã buộc phải quyết định việc không thể mãi đu dây và cách nào đó trở thành “đồng minh” của Mỹ, nhưng vẫn lo ngay ngáy sẽ làm cho Bắc Kinh nổi giận.



No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

Popular Posts

My Blog List