Ý kiến: Làm Nghị sỹ là làm gì?
Luật sư Ngô Ngọc Trai Gửi cho BBCVietnamese.com
- 6
tháng 9 2016
Trong cuộc bầu cử Hội đồng lập pháp Hong Kong mới đây một chàng
thanh niên 23 tuổi đã trúng cử Nghị sỹ.
Chàng thanh niên này là một trong những lãnh đạo phong trào ‘Biểu
tình ô dù’ hồi năm 2014 nhằm đòi quyền độc lập tự chủ cho Hong Kong.
Việc một thanh niên 23 tuổi trở thành Nghị sỹ khiến nhiều người
thắc mắc trẻ thế mà đã làm Nghị sỹ. Vậy làm Nghị sỹ là làm gì?
Xuất xứ
Trong lịch sử phát triển nền văn minh nhân loại, biết bao thế hệ
đã nhọc công kiếm tìm suy nghĩ về các mô hình chính quyền, cái mà nó có thể
thúc đẩy thăng tiến hoặc kìm hãm cả một dân tộc, giống nòi.
Ban đầu thì ở mọi nơi chính quyền đều do một ông vua làm chủ, nắm
toàn quyền định đoạt số phận và tài sản của mọi tầng lớp dân chúng theo sở
thích yêu ghét của ông ta.
Nhưng có một giai đoạn trong lịch sử loài người cách nay hơn hai
nghìn năm xuất hiện nền văn minh Hy Lạp, ở nơi đó chính quyền được nắm giữ bởi
toàn thể những công dân tự do. Người ta thảo luận hàng ngày ở quảng trường về
các vấn đề của thành phố, đặt ra chính sách và chỉ định người giải quyết.
Nền văn minh Hy Lạp tồn tại không được bao lâu thì tàn lụi, mô
hình chính quyền dân chủ trực tiếp kiểu đó cũng biến mất, thế giới trở lại đồng
nhất với mô hình chính quyền thuộc về ông vua.
Theo mô hình này thì quyền lực chỉ thuộc về nhân dân, nhân dân là
chủ nhân của đất nước. Song nhân dân vì sự đông đảo và mải lo làm ăn nên không
thể quan tâm giải quyết hết các công việc của đất nước, cho nên sẽ bầu ra những
người đại diện cho mình để lập ra một hội đồng tối cao có tên gọi là Nghị viện
hoặc Quốc hội.
Hội đồng tối cao này nắm toàn quyền quyết định về các vấn đề đất
nước như quyết định việc chi tiêu ngân sách, quyết định việc chiến tranh với
nước ngoài, ban hành các bộ luật để điều chỉnh hoạt động của dân chúng.
Đặc biệt là để giải quyết các vấn đề của đất nước thì cơ quan tối
cao sẽ bầu ra một chính phủ với kết cấu nhân sự phù hợp để giao việc thực thi
các công việc.
Hội đồng tối cao sẽ chỉ giữ vai trò bàn luận và quyết định các vấn
đề, còn việc thực hiện công việc sẽ do chính phủ thực hiện. Hội đồng tối cao
giữ vai trò giám sát, nếu chính phủ làm việc không tốt sẽ bị loại bỏ thay thế
ngay.
Dù cho có thể khác nhau đôi chút song về cơ bản các hệ thống chính
quyền trên toàn thế giới hiện nay đều được thiết lập theo nguyên lý cách thức
như vậy.
‘Chính thể đại diện’
Để hiểu rõ hơn về mô hình chính thể đại diện và vai trò của Nghị
viện (hay Quốc hội) và từ đó thấy được một người trẻ có nên làm Nghị sỹ không,
thì tốt nhất là tìm giải đáp qua tác phẩm của triết gia người Anh, ông John
Stuart Mill.
Tác phẩm Chính thể đại diện tên tiếng Anh là Representative
government được xuất bản ở Anh từ năm 1861 tới nay đã một thế kỷ rưỡi. Mới đây
cuốn sách được Nhà xuất bản Tri thức cho xuất bản bản tiếng Việt do ông Nguyễn
Văn Trọng và Bùi Văn Nam Sơn dịch và giới thiệu.
Đây là cuốn sách mô tả, lý giải cặn kẽ mô hình chính thể đại diện.
Nó trở thành sách giáo khoa cho bất kỳ một nhà nước mới hình thành nào. Vậy tác
giả triết gia viết gì về Quốc hội và Chính phủ?
Ông viết: "Có một sự khác biệt triệt để giữa việc kiểm soát
công việc của chính quyền và việc thực sự làm công việc đó. Tất cả các nước
hiểu biết hệ thống đại diện trong thực tiễn đều thừa nhận rằng các hội đồng đại
biểu đông người không nên làm công việc quản lý của chính quyền."
Tác giả kết luận:
Như vậy công việc chính của một Nghị sỹ sẽ là giám sát và thúc đẩy
chính phủ. Điều này thì chỉ cần sự nhiệt tình tìm hiểu các vấn đề đời sống hàng
ngày là có thể thấy ngay các vấn đề mà người dân cần chính phủ giải quyết là gì
và thúc giục chính phủ thực hiện.
Một người trẻ 23 tuổi sẽ không gặp khó trong một
công việc như vậy.
Để làm rõ thêm thì thử hỏi, nếu một thanh niên 23 tuổi không nên
làm Nghị sỹ, vậy phải chăng Nghị sỹ chỉ nên là những người đã từng trải với
kiến thức uyên thâm trên từng lĩnh vực?
Triết gia John Stuart Mill cho ta một gợi ý, ông viết: "Cơ
quan đại diện không phải là một chọn lọc từ những trí tuệ chính trị lớn nhất
của đất nước mà qua ý kiến của những người này rất khó suy ra đúng được ý kiến của
dân chúng.
"Nhưng cơ quan đại diện cần là một mẫu chính xác cho mọi
trình độ trí tuệ trong nhân dân, mà tất cả đều được quyền có tiếng nói trong
các công việc chung.
"Phần việc của họ là chỉ ra những gì cần thiết, là cơ quan
đưa ra các đòi hỏi của dân chúng và là một nơi để tranh cãi lật đi lật lại mọi
ý kiến liên quan tới những việc chung dù lớn hay nhỏ.
"Cùng với việc này là kiểm tra giám sát bằng phê bình và cuối
cùng là rút lại sự ủng hộ đối với những quan chức cao cấp trên thực tế quản lý
việc công hay những người bổ nhiệm những quan chức ấy."
Xét theo luận điểm này thì không có vấn đề gì khi chàng trai 23
tuổi kia trở thành Nghị sĩ đại diện tiếng nói cho thanh niên Hong Kong. Có
nghĩa là không cứ phải những người tài giỏi như giáo sư Ngô Bảo Châu mới nên là
Đại biểu quốc hội (ở Việt Nam).
Nghị sỹ Việt đang làm gì?
Các Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp được
cho là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của cử tri, vậy lâu nay họ đã
làm gì để phản ánh các vấn đề trong dân chúng?
Có thể nhận định là các Nghị sỹ Việt còn rất yếu kém mờ nhạt trong
việc thực hiện vai trò đại diện, bằng chứng là có rất nhiều các vấn đề cần lên
tiếng trước các sai trái trong hoạt động của cơ quan công quyền nhưng đã không
được các Nghị sỹ Việt Nam giám sát chỉ ra, đấu tranh xử lý.
Ví như Đại biểu Hội đồng Nhân dân ở Hà Nội phải đi vào đời sống,
phát hiện và phản ánh vấn đề ô nhiễm môi trường như thông tin một bài báo nêu
ra mới đây, yêu cầu chính quyền thành phố xử lý, đó mới là hoạt động của Nghị
sỹ (bài 'Dòng nước đỏ như máu bủa vây ngôi làng ở Hà Nội' trên báo điện tử Vietnamnet).
Hoặc các Nghị sỹ phải khai thác phanh phui chi tiêu sai phạm trong
các bộ ban ngành và doanh nghiệp nhà nước. Như thông tin mới đây cho biết Tổng
công ty đường sắt Việt Nam trong 3 năm mà có tới 188 đoàn cán bộ đi học tập
kinh nghiệm ở nước ngoài gây tốn kém ngân sách.
Các Đại biểu Quốc hội phải moi móc, tìm tòi những sự vụ như vậy để
đưa ra ánh sáng, chất vấn trách nhiệm và yêu cầu xử lý. Đó là công việc của Đại
biểu.
Nhưng thực tế các đại biểu ở Việt Nam hoạt động ra sao, đang làm
những gì? Có lẽ họ cũng bàn luận trao đổi này nọ trong các buổi họp hoặc gửi những
lá thư ý kiến đến các cấp chính quyền này nọ. Tựu chung lại họ đã làm quá ít
việc so với thực tế đòi hỏi và họ làm theo một cách kém hiệu quả vì không phát
huy tính hữu dụng của sự công khai.
Cho nên các sai phạm tiêu cực lâu nay được đánh giá là phần lớn do
báo chí và người dân phản ánh và hoạt động của công quyền thì đầy rẫy các vấn
đề bất cập sai trái.
Quay lại việc chàng trai 23 tuổi người Hong Kong được bầu làm Nghị
sỹ, anh xem ra đã rất tích cực lên tiếng về các vấn đề chính trị xã hội cho nên
đã giành được sự ủng hộ của dân chúng. Vậy nếu ở nơi khác anh có được hoan
nghênh hay không?
Từ một thế kỷ rưỡi trước triết gia John Stuart Mill đã cho biết:
"Những nhà cầm quyền vô trách nhiệm cần sự im lặng của những kẻ bị trị hơn
là cần tới bất cứ tính tích cực nào, ngoại trừ tính tích cực mà họ khống chế
được".
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả, gửi
cho BBC Tiếng Việt từ Hà Nội.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment