Việt Nam hôm nay
Monday, 31 December 2018
Sunday, 30 December 2018
Saturday, 29 December 2018
Friday, 28 December 2018
Thursday, 27 December 2018
Wednesday, 26 December 2018
Tuesday, 25 December 2018
Monday, 24 December 2018
Sunday, 23 December 2018
Saturday, 22 December 2018
Friday, 21 December 2018
Thursday, 20 December 2018
MỘT SỐ NGỤY BIỆN VỀ QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC.
On Wed, Dec 19, 2018 at 15:35, Tan Vinh Ho hotanvinh3072@gmail.com
[ChinhNghiaViet]
<ChinhNghiaViet@yahoogroups.com>
wrote:
THÔNG BÁO
TỪ BỎ ĐẢNG
Tôi
là Nguyễn Đình Cống, sinh năm 1937. Tôi vào Đảng Cộng sản VN năm 1985, tại đảng
bộ Đại học Xây dựng, lúc 48 tuổi và đã được phong chức danh Phó giáo sư, tiến sĩ,
hiện nay là Giáo sư.
Tôi
vào Đảng với nguyện vọng đóng góp trí tuệ và công sức làm cho Đảng trong sạch, vững
mạnh. Thế nhưng càng ngày tôi càng nhận ra rằng Chủ nghĩa Mác Lênin ( CNML) có
nhiều độc hại, rằng Chủ nghĩa cộng sản chỉ là ảo tưởng , rằng thể chế hiện tại
của VN là sự độc tài toàn trị của Đảng. Tôi đã viết nhiều bài phân tích sai lầm
của Mác, viết nhiều thư gửi tổ chức Đảng góp ý kiến về việc từ bỏ CNML và thay
đổi thể chế, viết ý kiến đóng góp cho Đại hội 12 với hy vọng đại hội sẽ có chuyển
biến tốt về phía dân chủ. Thế nhưng ĐH 12 vẫn kiên trì CNML và đường lối chính
trị cũ. Tôi thấy không còn lý do để tiếp tục ở trong Đảng, cũng là để tỏ thái độ
dứt khoát với CNML và sự độc tài toàn trị của ĐCSVN.
Vậy tôi thông báo từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 03 tháng
02 năm 2016. Yêu cầu tổ chức Đảng xóa tên tôi khỏi danh sách .
NGUYỄN ĐÌNH CỐNG
Ngày 3 tháng 2 năm 2016
MỘT SỐ NGỤY BIỆN VỀ QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC.
NGUYỄN
ĐÌNH CỐNG
Vừa qua Câu Lạc Bộ đọc sách báo của chúng tôi
mời được một diễn giả nói chuyện về tình hình thời sự. Ông MĐ là Tổng biên tập
một tờ báo lớn, đại biểu HĐND thành phố, ứng cử và được bầu tại Phường chúng
tôi. Việc ông dành thời gian gần 2 giờ để nói chuyện, đối với CLB là một vinh dự
ít có. Ông nói về một số vấn đề thời sự trong nước và thế giới, trong đó điều
làm tôi quan tâm nhất là quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc. Theo ông MĐ, tuy
rằng có một vài sự kiện ở biển Đông, nhưng quan hệ Việt Nam và Trung Quốc đang
rất tốt đẹp, đặc biệt sau chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Phúc. Ông cho rằng
đường lối hòa bình mềm dẻo và tôn trọng Luật pháp quốc tế của Đảng ta là sáng
suốt, phù hợp với tình hình quốc tế và truyền thống dân tộc. Ông viện dẫn các sự
kiện lịch sử các đời vua của Việt Nam vẫn thần phục và triều cống Hoàng đế Tàu,
mà sự kiện đáng chú ý là Quang Trung, sau khi đánh tan 20 vạn quân Thanh phải
sang Bắc kinh xin thần phục vua Khang Hy ( ! ) nhà Thanh, cho đó là tấm gương cần
noi theo.
Đã lâu tôi không được nghe các buổi nói chuyện
của các cán bộ tuyên giáo. Trước đây, mỗi lần được nghe như thế tôi chỉ tiếp
thu một chiều, làm tôi phấn khởi, được biết thêm nhiều chuyện, được sáng mắt
sáng lòng. Nay thì khác, tôi nghe để biết quan điểm của diễn giả và xem “sự ngụy
biện” đến đâu.
Kết thúc trong tiếng vỗ tay hoan hô, ông MĐ tỏ
ra thỏa mãn, nán lại gặp gỡ và trao đổi thêm với một vài người. Tôi cũng ở lại
một chốc, được ông chào và hỏi : “Bác thấy tôi trình bày thế nào”. Tôi trả lời
: “Anh nói hay, cung cấp được một số thông tin có giá trị, đa số bà con tham dự
xem ra là thỏa mãn, riêng tôi thấy có vài chỗ anh chỉ mới đề cập đến một phần của
sự thật bên ngoài, bỏ mất phần khác quan trọng hơn, riêng các lập luận, có hình
thức chặt chẽ nhưng để ý ra thì thấy khoảng một phần ba là sai vì phạm vào lỗi
ngụy biện, đặc biệt phần nói về quan hệ Việt Trung, về vua Quang Trung”. Đó là
một nhận xét có tính phản biện mà diễn giả không mong đợi. Tôi chờ một câu trả
lời đại khái như : “Xin cám ơn bác, xin bác chỉ cho biết những chỗ mà bác cho
là phần quan trọng hơn, là sai vì ngụy biện”. Nhưng không!. Ông ta phản ứng bằng
cách chống chế. Tôi biết không thể tiếp tục trao đổi nên xin rút lui để ông đàm
đạo với những người khác đang chờ đợi những ý kiến quý báu của ông.
Về quan hệ với Trung Quốc, xin vạch ra một số
ngụy biện mà Tuyên huấn của Đảng vẫn dùng để lừa nhân dân, mà tiếc thay, một số
người vẫn vui vẻ nghe theo (như tôi trước đây).
1- Nước ta bị thế kẹt là ở sát
Trung Quốc, bị nó khống chế nhiều bề.
Giáp với Trung Quốc không phải chỉ có Việt
Nam mà còn 13 nước khác như Mông Cổ, Bhutan, Nêpan, Takjikistan, Kazakstan,
Nga, Myanmar, Ấn độ v.v... Trừ Nga và Ấn độ, các nước khác đều bé, thế mà họ có
chịu khuất phục Trung Quốc như Việt Nam đâu. Đặc biệt như Bhutan, có biên giới
khá dài với Trung Quốc mà không có quan hệ ngoại giao. Sự chịu khuất phục do
nguyên nhân địa lý chỉ là một phần rất rất nhỏ. Nguyên nhân chính là do đường lối
lãnh đạo. Nếu đổ cho nguyên nhân địa lý thì giải thích thế nào về các nước như
Bhutan, Nêpan, Takjilistan...đều bé, Trung Quốc tuy có phá phách ít nhiều nhưng
cơ bản không làm họ khuất phục. Ta giáp với Trung Quốc từ khi lập quốc đến giờ
mà các đời vua phong kiến trước đây có chịu lép vế một bề như dưới thời Cộng sản
hay không.
2- Nước ta và Trung Quốc cùng ý
thức hệ cộng sản, cùng chung lý tưởng Xã hội chủ nghĩa.
Đây là lập luận ngụy biện xảo trá. Việc cùng
ý thức hệ có phải là tiền định, là Trời bắt phải thế đâu. Đó là do con người lựa
chọn. Từng đảng viên cộng sản khi vào Đảng thì có thề trung thành với Đảng
nhưng dân tộc này có bao giờ thề lệ thuộc vào Trung Quốc đâu. Ừ, mà cùng ý thức
hệ tốt đẹp thì cũng tạm được, nhưng ý thức hệ đó đã lạc hậu, đã thối rữa mất rồi
thì đeo bám làm gì. Trước đây chúng ta theo Liên Xô vì ý thức hệ, thế mà Liên
xô sụp đổ rồi, trong lúc Trung Quốc cố dựa vào ý thức hệ để thôn tính Việt Nam
thì vin vào nó mà làm gì ngoài sự lừa bịp những người nhẹ dạ cả tin. Mà hỏi
xem, ngoài một số rất ít còn dựa vào ý thức hệ để trục lợi thì đại đa số dân Việt
Nam có còn tin gì vào nó nữa đâu. Hơn nữa Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ giữ lại
cái tên và tổ chức chứ ý thức hệ Cộng sản cũng đã bị vứt bỏ từ lâu, chúng nó chỉ
dùng để lừa bịp những người khờ dại trong và ngoài nước. Cũng vì ý thức hệ mà
lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đã ký kết mật ước Thành Đô. Nhiều dư luận yêu cầu
công khai minh bạch cho toàn dân biết nội dung, thế mà đến nay lãnh đạo Đảng Cộng
sản vẫn giấu kín.
3- Truyền thống tổ tiên vẫn thần
phục Tàu.
Đây là lối ngụy biện dùng một phần sự thật để
che dấu bản chất. Tổ tiên chúng ta bên ngoài tỏ ra thần phục Tàu chứ chưa bao
giờ chịu khuất phục (trừ bọn Ích Tăc, Chiêu Thống…). Như Nguyễn Trãi đã viết :
“Như Đại Việt ta, vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã riêng, phong
tục Bắc Nam cũng khác. Trải mấy triều Đinh, Lê, Lý, Trần dựng nền độc lập. Cùng
Hán, Đường, Tống, Nguyên hùng cứ một phương…”. Xét trong lịch sử, trừ thời nhà
Hồ bị nhà Minh cướp nước (Gần đây vì họ Hồ chính sách nặng phiền, khiến trong
nước lòng người oán giận. Quân Minh cuồng bạo thừa dịp hại dân. Bọn nịnh mưu
gian rắp tâm bán nước… Tát cạn nước Đông hải khôn rửa sạch tanh hôi. Chẻ hết
trúc Nam sơn không đủ ghi tội ác…), thì chưa thấy có triều đại nào chịu khuất
phục Trung Quốc về mọi mặt một cách nhục nhã như bây giờ. Ngay như Quang Trung,
ông cho người đóng thế mình sang bái phục Càn Long (không phải Khang Hy ) chỉ
là cái mẹo sau khi đã đánh tan 20 vạn quân của Tôn Sĩ Nghị. Đánh thắng rồi mới
cầu hòa chứ không phải cúi đầu xin chỉ thị về mọi việc lúc chưa xẩy ra.
Việc nhất nhất thần phục Tàu Cộng đã được cài sẵn vào gène, vào máu của Cộng sản Việt Nam từ khi mới thành lập năm 1930 trên đất Tàu. Chẳng thế mà Trần Huy Liệu (người thay mặt Hồ Chí Minh vào Huế nhận sự thoái vị của Bảo Đại), vào khoảng năm 1949 có nói một câu nhận xét không tốt về Tàu (coi chừng kẻ thù truyền kiếp của dân tộc) thì bị thất sủng ngay. Năm 1954, Phạm Văn Đồng sau khi ký Hiệp định Genève đã khóc vì bị Chu Ân Lai ép buộc chia cắt đất nước đến vĩ tuyến 17. Năm 1958, được tin Trung Quốc muốn độc chiếm các đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì Phạm Văn Đồng ký Công hàm công nhận ngay (ngoài ông Đồng ra hình như không có ai ủng hộ Trung Quốc nữa). năm 1974 Hà Nội giữ hoàn toàn im lặng để cho Trung cộng đánh chiếm Hoàng Sa do Việt Nam Cộng Hòa quản lý. Năm 1988 Lê Đức Anh (Bộ trưởng Quốc phòng) ra lệnh cho các chiến sĩ đảo Gạc Ma không được chống cự lính Trung cộng, để toàn bộ 64 chiến sĩ bị sát hại, xác bị quăng xuống biển. Năm 1991 Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười sang Thành Đô (Trung Quốc không cho đến Bắc Kinh) cầu xin sự che chở và ký mật ước, cố xin gặp Đặng Tiểu Bình nhưng hắn không cho gặp. Năm 2000 Lê Khả Phiêu ký cho Tàu một số đất ở Thác Bản Giốc và Hữu nghị quan. Những chuyện như vậy liệu có bao giờ xấy ra trong lịch sử của tổ tiên. Thế mà Đảng Cộng sản cứ đưa tổ tiên ra làm bình phong để che đậy.
Việc nhất nhất thần phục Tàu Cộng đã được cài sẵn vào gène, vào máu của Cộng sản Việt Nam từ khi mới thành lập năm 1930 trên đất Tàu. Chẳng thế mà Trần Huy Liệu (người thay mặt Hồ Chí Minh vào Huế nhận sự thoái vị của Bảo Đại), vào khoảng năm 1949 có nói một câu nhận xét không tốt về Tàu (coi chừng kẻ thù truyền kiếp của dân tộc) thì bị thất sủng ngay. Năm 1954, Phạm Văn Đồng sau khi ký Hiệp định Genève đã khóc vì bị Chu Ân Lai ép buộc chia cắt đất nước đến vĩ tuyến 17. Năm 1958, được tin Trung Quốc muốn độc chiếm các đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì Phạm Văn Đồng ký Công hàm công nhận ngay (ngoài ông Đồng ra hình như không có ai ủng hộ Trung Quốc nữa). năm 1974 Hà Nội giữ hoàn toàn im lặng để cho Trung cộng đánh chiếm Hoàng Sa do Việt Nam Cộng Hòa quản lý. Năm 1988 Lê Đức Anh (Bộ trưởng Quốc phòng) ra lệnh cho các chiến sĩ đảo Gạc Ma không được chống cự lính Trung cộng, để toàn bộ 64 chiến sĩ bị sát hại, xác bị quăng xuống biển. Năm 1991 Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười sang Thành Đô (Trung Quốc không cho đến Bắc Kinh) cầu xin sự che chở và ký mật ước, cố xin gặp Đặng Tiểu Bình nhưng hắn không cho gặp. Năm 2000 Lê Khả Phiêu ký cho Tàu một số đất ở Thác Bản Giốc và Hữu nghị quan. Những chuyện như vậy liệu có bao giờ xấy ra trong lịch sử của tổ tiên. Thế mà Đảng Cộng sản cứ đưa tổ tiên ra làm bình phong để che đậy.
4- Luận điệu gìn giữ hòa bình,
tôn trọng luật pháp Quốc tế.
Cứ mỗi lần Trung Quốc có hành động ngang ngược
ở biển Đông thì phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam lại tuyên bố : ”Phản đối,
đòi tôn trọng chủ quyền, chủ trương giải quyết tranh chấp bằng hòa bình, thương
lượng, tôn trọng luật pháp quốc tế, không liên kết với nước khác để chống nước
thứ ba…”. Nghe quá hóa nhàm. Có những việc lớn, quan trọng mà sao chỉ có đại diện
Bộ Ngoại giao, hoặc quá lắm là một cá nhân cấp cao nào đó phát biểu một cách dè
dặt, Chính phủ, Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước lặng im. Và dân quá bức xúc
biểu tình phản đối thì bị đàn áp. Ừ thì tôn trọng hòa bình, ta không chủ động
gây chiến, nhưng ai cấm những phát biểu mạnh mẽ phản đối của Chính phủ, sao lại
cấm dân biểu tình, sao không dám kiện ra Tòa án quốc tế như Philippin. Luận điệu
“mềm dẻo, hòa bình, tránh xung đột” chẳng qua để che giấu một tâm trạng hèn yếu,
không dám tin vào dân, chỉ muốn thần phục để vinh thân phì gia.
5- Luận điểm : Về kinh tế ta phụ
thuộc vào Tàu quá nhiều, nếu ta có những đấu tranh mạnh mẽ để bảo vệ chủ quyền
mà bị Tàu nổi giận cắt đứt mọi giao dịch thương mại thì ta lâm vào khủng hoảng
lớn.
Tôi gọi đây là luận điểm chứ không phải luận
điệu vì xét ra có phần đúng. Nhưng có phải vì giao lưu hàng hóa mà để cho Tàu
vào chiếm cứ các vị trí xung yếu của đất nước, để người Tàu tràn ngập các vùng
quan trọng, để họ phá nát môi trường. Những nước như Mỹ, Đức, Nhật, Úc… họ có
làm như thế đối với các nước khác đâu. Việc để kinh tế, thương mại, xây dựng của
Việt Nam quá lệ thuuộc vào Tàu , để cho Tàu thực hiện các dự án lớn làm hủy hoại
môi trường là tội của những người lãnh đạo tham và ngu. Bây giờ đã lỡ ra rồi
thì không phải cứ cố trượt dài trên con đường sai lầm mà phải tìm cách khắc phục.
Tuy vậy việc ngừng giao lưu kinh tế với Tàu khi chúng ta có những đấu tranh mạnh
mẽ để bào vệ chủ quyền cũng chỉ mới là suy đoán. Việc giao lưu là có lợi cho cả
hai bên. Việc giao lưu với Tàu nếu bị giảm sút , trước mắt kinh tế Việt sẽ gặp
khó khăn, đời sống của đân bị ảnh hưởng. Nhưng thử hỏi dân xem họ có vui lòng
chấp nhận khó khăn trong thời gian ngắn để loại bỏ mọi xấu xa do Tàu mang đến.
Tôi nghĩ rằng được giải thích đa số dân sẽ vui lòng. Hơn nữa dân ta có câu :
“Trong cái khó ló cái khôn”. Trước đây vì nhầm lẫn mà ta ưu tiên thị trường
Trung Quốc, nhưng nếu vì bảo vệ chủ quyền mà nó bị co lại thì các nhà doanh
nghiệp Việt có đủ trí khôn để mở ra các nước khác, chứ làm sao chịu bó tay.
6- Nhận định:
Tôi cho rằng những ngụy biện trên đây chỉ nhằm
để duy trì chế độ độc tài đảng trị theo đường lối Cộng sản, đem nước ta phụ thuộc
vào Tàu cộng. Muốn thoát khỏi sự lệ thuộc này trước hết phải thoát ra khỏi ý thức
hệ Cộng sản, phải cải cách thể chế theo con đường dân chủ chân chính. Một ngày mà
Đảng Cộng sản Việt Nam còn kiên trì đường lối hiện hành thì dân Việt còn chịu cảnh
lầm than và đất nước dần dần bị thôn tính.
Để kết thúc xin kể câu chuyện : Ngày xưa bên
Tàu, nước Triệu (Thời U Mục Vương), nhờ có Lý Mục và Tư Mã Thượng là những người
tài giỏi, yêu nước mà ngăn chặn được sự xâm lược của nước Tần. Thế nhưng vua
Triệu tin dùng tên quan đứng đầu triều đình là Quách Khai, một kẻ tham lam.
Gián điệp nước Tần đem biếu Quách khai một số lớn vàng bạc với yêu cầu vu cáo
Lý Mục và Tư Mã thượng là bọn phản bội, chống lại nhà vua, để họ bị loại bỏ.
Quách Khai nhận vàng bạc, thực hiện âm mưu, xui dục vua giết chết Lý Mục, đuổi
được Tư Mã Thưọng. Kết quả quân Tần xâm chiếm nước Triệu một cách dễ dàng. Sau
vụ này vua Tần nói : Ta chỉ bỏ ra ít vàng bạc mua được Quách Khai, dùng Khai để
chiếm được Triệu, quá rẻ. Quách Khai hý hửng cho rằng đã lập công với Tần nhưng
bị Tần đuổi đi, không dùng kẻ phản phúc. Quách Khai về quê, chở theo mấy xe
vàng bạc. Giữa đường bị những người nghĩa khí giết hết cả nhà, lấy hết của cải.
Bình luận: Việc này đáng cho nhiều người Việt
suy ngẫm. Nhưng những kẻ rắp tâm bán nước nghĩ rằng họ khôn hơn Quách Khai vì
đã tuồn nhiều của cải và cho con cháu ra nước ngoài. Không đâu, chúng mày khôn,
sẽ có người khôn hơn và trên hết, chúng mày đã gây ra nghiệp chướng, thế nào
cũng chịu nghiệp báo. Hãy luôn nhớ rằng của cải do sức lao động và tài năng làm
ra mới bền chặt, còn của phi nghĩa do gian lận, tham nhũng, tước đoạt thì chỉ
làm giàu tạm thời, không đời chúng mày thì đời con, đời cháu cũng tiêu thành
mây khói và chưa biết còn những thảm họa nào nữa.
GS. Nguyễn
Đình Cống./.
'DÁNG
MAI' phổ biến ngày 20 tháng 12 năm 2018
__._,_.___
Wednesday, 19 December 2018
Tuesday, 18 December 2018
Monday, 17 December 2018
Sunday, 16 December 2018
Saturday, 15 December 2018
Friday, 14 December 2018
Thursday, 13 December 2018
Wednesday, 12 December 2018
Tuesday, 11 December 2018
Monday, 10 December 2018
Sunday, 9 December 2018
Saturday, 8 December 2018
Friday, 7 December 2018
Thursday, 6 December 2018
Wednesday, 5 December 2018
Tuesday, 4 December 2018
Monday, 3 December 2018
Sunday, 2 December 2018
Saturday, 1 December 2018
Friday, 30 November 2018
Thursday, 29 November 2018
Sài Gòn Đệ Nhất cơm tấm “Sà bì chưởng”..
Sent: Monday, November 26, 2018, 12:36:47 PM CST
Subject: [ChinhNghiaViet] Sài Gòn Đệ Nhất Cơm tấm
"Sà bì chưởng".
Chủ đề: Sài Gòn ( ngày xưa) Đệ Nhất cơm
tấm “Sà bì chưởng”.
Sài Gòn Đệ Nhất cơm tấm “Sà bì chưởng”..
"Sà
bì chưởng" là nói lái của “Sườn bì chả", là “Bộ tam huyền thoại” của
món Cơm tấm Sài Gòn, món mà nhìn theo khía cạnh ẩm thực là chưa ăn coi như chưa
đặt chân tới Sài Gòn đâu !
Mà thiệt tình là vậy, chưa dính “Sà bì chưởng" coi như chưa đặt chân tới Sài Gòn. Tại sao lại là Cơm tấm, và vì sao lại kèm “Bộ tam sườn bì chả" huyền thoại này, đó là cả một câu chuyện dài gắn liền nhiều biến cố văn hóa và lịch sử của nó đấy ! Ở góc độ một người yêu thương Sài Gòn, tôi chỉ viết về những cảm nhận bên lề món Cơm tấm nổi danh thiên hạ này thôi.
1. Cơm tấm, dĩ nhiên là cơm nấu bằng tấm, tấm trong Tấm cám, là một phế phẩm, là những hạt gạo bể trong quá trình xay xát gạo. Ngày xưa, thời lúa gạo đầy bồ, tấm thì dành nuôi gà, cám thì dùng nuôi heo, rồi gà heo lại nuôi người, chưa ai nghĩ dùng tấm để ăn cả. Sau, ở miền Tây nước nổi mấy tháng liền, gạo ăn cũng hết mà đất không có để thả gà, dân tình bèn dùng tấm nấu ăn thử, thấy ngon, từ đó có món Cơm tấm ra đời.
Cơm tấm xưa chỉ là dân cắt lúa, vác lúa mướn, hoặc dân làm đồng xa nấu ăn, vừa chắc bụng lại vừa ngon miệng. Gạo tấm nở ít, lại dính nhựa gạo và còn nhiều bụi cám nên rất khó nấu, nhưng nấu đúng cách ăn kèm món gì cũng ngon, no lâu và rất bổ, thường được dùng nấu bữa sáng, vừa đỡ ngán, vừa no luôn tới trưa.
Rồi người Pháp qua đầy Sài Gòn, có xe đò lục tỉnh, xe lửa Mỹ Tho, Hóc Môn, có đò khách xuôi Bến Nghé, Chợ Lớn, có đường sá hàng quán mọc dài theo lộ xe, theo từng thị tứ… Món Cơm tấm bắt đầu được chuộng nhiều hơn, như một bữa sáng chợ. Tuy nhiên, để cho nó trở nên văn minh Tây phương, có thể bán cho dân buôn, công chức hãng sở, cho lính Pháp, hay lính Mã tà, cho người Hoa, người Ấn…, để món Cơm tấm không giống, hoàn toàn không giống một món cơm bình thường, nó được phục vụ trong dĩa, ăn với muỗng nĩa, chứ không dùng chén đũa truyền thống.
Thời này, cũng tương tự như Bánh mì Sài Gòn, Cơm tấm là một biểu tượng mang tính huyền thoại của giao thoa văn hóa ẩm thực Đông Tây Nam Bắc. Cơm tấm ăn bằng dĩa với muỗng nĩa, ăn kèm thịt nướng kiểu người Pháp, bì thính của người Bắc, và chả chưng cách thủy của người Việt gốc Hoa. Ngoài thành phần chánh là tấm để nấu cơm, và sườn bì chả vay mượn, thì người Sài Gòn đưa vào món cơm tấm hai thứ tuyệt vời, hai thứ quyết định độ quyến rũ của món ăn huyền thoại này, đó là nước mắm chua ngọt và mỡ hành nữa, thiếu hổng được !
Nước mắm chua ngọt và mỡ hành thường dùng ăn kèm bánh hỏi heo quay (nói nhỏ là món này miền Tây có Phong Điền là bá chủ thôi hà !) nhưng khi kết hợp với Cơm tấm tạo ra một món ăn thượng hạng, chính mỡ hành làm cho hạt tấm cùng với vị cám nồng trở nên béo và thơm hơn, bớt rời rạc hơn. Và nước mắm chua ngọt sẽ thỏa mãn tất cả các yêu cầu còn lại của mọi… cái lưỡi, dù khó tính đến đâu chăng nữa.
Mà thiệt tình là vậy, chưa dính “Sà bì chưởng" coi như chưa đặt chân tới Sài Gòn. Tại sao lại là Cơm tấm, và vì sao lại kèm “Bộ tam sườn bì chả" huyền thoại này, đó là cả một câu chuyện dài gắn liền nhiều biến cố văn hóa và lịch sử của nó đấy ! Ở góc độ một người yêu thương Sài Gòn, tôi chỉ viết về những cảm nhận bên lề món Cơm tấm nổi danh thiên hạ này thôi.
1. Cơm tấm, dĩ nhiên là cơm nấu bằng tấm, tấm trong Tấm cám, là một phế phẩm, là những hạt gạo bể trong quá trình xay xát gạo. Ngày xưa, thời lúa gạo đầy bồ, tấm thì dành nuôi gà, cám thì dùng nuôi heo, rồi gà heo lại nuôi người, chưa ai nghĩ dùng tấm để ăn cả. Sau, ở miền Tây nước nổi mấy tháng liền, gạo ăn cũng hết mà đất không có để thả gà, dân tình bèn dùng tấm nấu ăn thử, thấy ngon, từ đó có món Cơm tấm ra đời.
Cơm tấm xưa chỉ là dân cắt lúa, vác lúa mướn, hoặc dân làm đồng xa nấu ăn, vừa chắc bụng lại vừa ngon miệng. Gạo tấm nở ít, lại dính nhựa gạo và còn nhiều bụi cám nên rất khó nấu, nhưng nấu đúng cách ăn kèm món gì cũng ngon, no lâu và rất bổ, thường được dùng nấu bữa sáng, vừa đỡ ngán, vừa no luôn tới trưa.
Rồi người Pháp qua đầy Sài Gòn, có xe đò lục tỉnh, xe lửa Mỹ Tho, Hóc Môn, có đò khách xuôi Bến Nghé, Chợ Lớn, có đường sá hàng quán mọc dài theo lộ xe, theo từng thị tứ… Món Cơm tấm bắt đầu được chuộng nhiều hơn, như một bữa sáng chợ. Tuy nhiên, để cho nó trở nên văn minh Tây phương, có thể bán cho dân buôn, công chức hãng sở, cho lính Pháp, hay lính Mã tà, cho người Hoa, người Ấn…, để món Cơm tấm không giống, hoàn toàn không giống một món cơm bình thường, nó được phục vụ trong dĩa, ăn với muỗng nĩa, chứ không dùng chén đũa truyền thống.
Thời này, cũng tương tự như Bánh mì Sài Gòn, Cơm tấm là một biểu tượng mang tính huyền thoại của giao thoa văn hóa ẩm thực Đông Tây Nam Bắc. Cơm tấm ăn bằng dĩa với muỗng nĩa, ăn kèm thịt nướng kiểu người Pháp, bì thính của người Bắc, và chả chưng cách thủy của người Việt gốc Hoa. Ngoài thành phần chánh là tấm để nấu cơm, và sườn bì chả vay mượn, thì người Sài Gòn đưa vào món cơm tấm hai thứ tuyệt vời, hai thứ quyết định độ quyến rũ của món ăn huyền thoại này, đó là nước mắm chua ngọt và mỡ hành nữa, thiếu hổng được !
Nước mắm chua ngọt và mỡ hành thường dùng ăn kèm bánh hỏi heo quay (nói nhỏ là món này miền Tây có Phong Điền là bá chủ thôi hà !) nhưng khi kết hợp với Cơm tấm tạo ra một món ăn thượng hạng, chính mỡ hành làm cho hạt tấm cùng với vị cám nồng trở nên béo và thơm hơn, bớt rời rạc hơn. Và nước mắm chua ngọt sẽ thỏa mãn tất cả các yêu cầu còn lại của mọi… cái lưỡi, dù khó tính đến đâu chăng nữa.
Cơm tấm là một trong những món ăn được ưa chuộng nhất ở miền Nam. Ảnh: HTD.
2. Khi người Mỹ đến Sài Gòn, thì Cơm tấm là món ăn đường phố được phổ biến nhiều rồi. Các tiệm Cơm tấm lớn bắt đầu hình thành chớ không còn chỉ là hàng quán bờ bụi, hẻm hóc, bờ kinh, bến xe nữa. Lúc này món Cơm tấm trở thành món điểm tâm được ưa chuộng bậc nhứt Sài Gòn. Từ Công hầu khanh tướng cho đến xích lô ba gác đều dùng được và đi kèm với dĩa Cơm tấm sườn bì chả bốc khói thơm lựng mỗi sáng là ly cà phê đá Sài Gòn, cũng huyền thoại không kém.
Cà phê đá kiểu Sài Gòn không thể nhái được, nó pha bằng vợt, bằng vớ, bột cà phê phải rang khen khét với vị bắp cháy kèm một giọt mắm nhỉ, và một mẩu bơ nhỏ. Đá thì được bào mịn, cà phê được oánh cho lên bọt trắng… Sáng dậy, làm đúng hai món này coi như đã… đến Sài Gòn rồi na !
"Buổi sáng ở Sài Gòn, “quất” xong dĩa cơm tấm “ Sà bì chưởng" , quậy quậy ly cà phê đá, đưa lên làm một ngụm, rồi ngồi tréo chân chữ ngũ hoặc chữ bát, lật tờ nhật trình vừa đọc tin tức khắp nơi, vừa nghe tiếng xe xích lô máy, xe Lam ba bánh chạy ầm ì, pha lẫn mùi rít một hơi dài điếu Ruby Queen, hoặc CAPSTAN (Chiếc Áo Phong Sương Tình Anh Nặng, Nghĩa Ân Tình Sao Phụ Anh Chi, hoặc Con Anh Phá Sản Tại Anh Ngu), ta nói nó sướng gì đâu á!”. Chắc Thiên đàng có thế mà thôi! Tự sướng chỉ có vậy thôi mờ !
Sau này, kinh doanh Cơm tấm phát triển mạnh mẽ, lượng tấm tự nhiên không đủ cung ứng, nên người ta xay lại gạo thành gạo bể, dùng thay gạo tấm. Cái này làm dở Cơm tấm đi rất nhiều, bởi gạo bể do xay lại sẽ thiếu mất phần nhựa gạo và bột cám, làm hạt Cơm tấm lúc này không còn ngon như trước, dù dẻo hơn và thơm hơn xưa. Giờ Cơm tấm cũng đa dạng hơn rất nhiều, ngoài món chính là “Sườn bì chả" thì có thịt gà, ốp la, mực, đậu, lạp xưởng hầm bà lằng… đu theo nữa. Nhưng chỉ là phục vụ khách ăn trưa, ăn tối, chớ điểm tâm thì dứt khoát phải là “Sà bì chưởng" mới đúng điệu nghệ nhứt !.
3. Sườn
nướng là thành phần cơ bản, là anh cả của “Bộ tam quyền lực Sà bì chưởng”. Quán
nào lựa sườn đẹp, ướp sườn ngon, nướng sườn đều, mềm vừa, thơm lựng, ngọt lịm...
là quán đó đông liền. Nhiều quán đông bán mỗi ngày mấy thau sườn ướp, có quán
mà hai con bé mủm mỉm dễ thương cách chi, quạt than nướng sườn đứng kế nhau, mà
quanh năm không nhìn thấy mặt nhau, vì khói bay mịt mù pha lẫn với mùi thơm lừng
chảy vãi cả nước bọt ra !
Miếng sườn đẹp là có miếng xương, dải thịt dày mềm, có một viền mỡ mỏng… Có nhiều cách để ướp sườn ngon, các bạn có thể tham khảo trên mạng. Riêng cá nhân tôi, tôi hay dùng nước mắm ngon kết hợp với sữa đặc hiệu ông Thọ thay cho đường, bảo đảm sườn mềm và thơm ngất trời, Ngọc hoàng Thượng đế vì mùi sườn nướng bốc tận mây xanh nầy, còn muốn bỏ cả đám Tiên Nữ Hoa Hôi trẻ măng để hạ xuống trần gian hầu nhắm thử đó cơ mà !
Buổi sáng mấy quán Cơm tấm thường đặt đầu hẻm, lò than đốt trước, rồi khi đặt miếng sườn đầu tiên lên, thằng cha chủ quán mới lấy cái quạt máy, chơi ác đạn chĩa quạt vô lò đẩy khói bay thẳng vô hẻm. Luồng khói than cuộn theo mùi sườn nướng thơm ngậy trời theo con hẻm vào từng nhà, đánh thức khứu giác của từng người. Rồi, như một phép màu, lần lượt biển người dân hẻm sẽ đổ ra. Người đóng bộ đi làm hãng sở, trẻ nít đồng phục đến trường, ghé qua mần dĩa cơm tấm trước đã. Lứa sau là các bạn làm khuya dậy trễ hay người già tập thể dục về, vô quán, hoặc ra ngồi quán cà phê cóc gần đó, đưa ba ngón tay cho chủ quán, vậy là có dĩa “Sà bì chưởng" qua tới bàn cà phê… Đó là cách mà “Chưởng pháp” "Sà bì chưởng" vận hành cả cái đất Sè Gòn này.
Nhiều người đi xa nhớ Sài Gòn, cũng chưa biết mình nhớ gì. Bị vì… trúng chưởng rồi mà, nên tôi chắc rằng họ nhớ mùi sườn nướng buổi sáng, nhớ lúc đóng bộ ra đầu hẻm, đưa ba ngón tay gọi “Sà bì chưởng", kèm ly cà phê đá khen khét. Xong chưa? Chưa đâu bồ tèo! Ở Sài Gòn còn một món đi kèm nữa, bên cạnh Cơm tấm và ly cà phê đá, đó là… báo. Ta nói “quất” xong dĩa Cơm tấm “Sà bì chưởng", quậy quậy ly cà phê đá, đưa lên làm một ngụm rồi ngồi tréo chân lật tờ nhật trình vừa đọc tin tức khắp nơi vừa nghe tiếng xe máy chạy ầm ì. Vậy thôi, mà nhớ nhớ nhớ nhớ… phút giây xa gồi !….
Chỉ là vài chiếc ghế nhựa được kê trong một không gian nhỏ hẹp, nhưng những quán ăn dưới đây vẫn nườm nượp khách có tâm hồn ăn uống...
Miếng sườn đẹp là có miếng xương, dải thịt dày mềm, có một viền mỡ mỏng… Có nhiều cách để ướp sườn ngon, các bạn có thể tham khảo trên mạng. Riêng cá nhân tôi, tôi hay dùng nước mắm ngon kết hợp với sữa đặc hiệu ông Thọ thay cho đường, bảo đảm sườn mềm và thơm ngất trời, Ngọc hoàng Thượng đế vì mùi sườn nướng bốc tận mây xanh nầy, còn muốn bỏ cả đám Tiên Nữ Hoa Hôi trẻ măng để hạ xuống trần gian hầu nhắm thử đó cơ mà !
Buổi sáng mấy quán Cơm tấm thường đặt đầu hẻm, lò than đốt trước, rồi khi đặt miếng sườn đầu tiên lên, thằng cha chủ quán mới lấy cái quạt máy, chơi ác đạn chĩa quạt vô lò đẩy khói bay thẳng vô hẻm. Luồng khói than cuộn theo mùi sườn nướng thơm ngậy trời theo con hẻm vào từng nhà, đánh thức khứu giác của từng người. Rồi, như một phép màu, lần lượt biển người dân hẻm sẽ đổ ra. Người đóng bộ đi làm hãng sở, trẻ nít đồng phục đến trường, ghé qua mần dĩa cơm tấm trước đã. Lứa sau là các bạn làm khuya dậy trễ hay người già tập thể dục về, vô quán, hoặc ra ngồi quán cà phê cóc gần đó, đưa ba ngón tay cho chủ quán, vậy là có dĩa “Sà bì chưởng" qua tới bàn cà phê… Đó là cách mà “Chưởng pháp” "Sà bì chưởng" vận hành cả cái đất Sè Gòn này.
Nhiều người đi xa nhớ Sài Gòn, cũng chưa biết mình nhớ gì. Bị vì… trúng chưởng rồi mà, nên tôi chắc rằng họ nhớ mùi sườn nướng buổi sáng, nhớ lúc đóng bộ ra đầu hẻm, đưa ba ngón tay gọi “Sà bì chưởng", kèm ly cà phê đá khen khét. Xong chưa? Chưa đâu bồ tèo! Ở Sài Gòn còn một món đi kèm nữa, bên cạnh Cơm tấm và ly cà phê đá, đó là… báo. Ta nói “quất” xong dĩa Cơm tấm “Sà bì chưởng", quậy quậy ly cà phê đá, đưa lên làm một ngụm rồi ngồi tréo chân lật tờ nhật trình vừa đọc tin tức khắp nơi vừa nghe tiếng xe máy chạy ầm ì. Vậy thôi, mà nhớ nhớ nhớ nhớ… phút giây xa gồi !….
Chỉ là vài chiếc ghế nhựa được kê trong một không gian nhỏ hẹp, nhưng những quán ăn dưới đây vẫn nườm nượp khách có tâm hồn ăn uống...
Theo Đàm Hà Phú.
Một thời oanh liệt…
Người dân nước
Nam …
Từng ăn dĩa cơm ngon khắp non sông ….
Hết.
__._,_.___
Wednesday, 28 November 2018
Tuesday, 27 November 2018
Monday, 26 November 2018
Sunday, 25 November 2018
Saturday, 24 November 2018
Friday, 23 November 2018
Thursday, 22 November 2018
Wednesday, 21 November 2018
Tuesday, 20 November 2018
Monday, 19 November 2018
Sunday, 18 November 2018
Saturday, 17 November 2018
Friday, 16 November 2018
Thursday, 15 November 2018
Wednesday, 14 November 2018
Tuesday, 13 November 2018
Monday, 12 November 2018
Sunday, 11 November 2018
Saturday, 10 November 2018
Friday, 9 November 2018
Thursday, 8 November 2018
Tuesday, 6 November 2018
Monday, 5 November 2018
Sunday, 4 November 2018
Saturday, 3 November 2018
Friday, 2 November 2018
Thursday, 1 November 2018
Wednesday, 31 October 2018
Tuesday, 30 October 2018
Monday, 29 October 2018
Sunday, 28 October 2018
Friday, 26 October 2018
Thursday, 25 October 2018
Wednesday, 24 October 2018
Tuesday, 23 October 2018
Monday, 22 October 2018
Sunday, 21 October 2018
Saturday, 20 October 2018
Friday, 19 October 2018
Thursday, 18 October 2018
Wednesday, 17 October 2018
Tuesday, 16 October 2018
Monday, 15 October 2018
Saturday, 13 October 2018
Friday, 12 October 2018
Thursday, 11 October 2018
Wednesday, 10 October 2018
Tuesday, 9 October 2018
Monday, 8 October 2018
Saturday, 6 October 2018
Friday, 5 October 2018
Thursday, 4 October 2018
Wednesday, 3 October 2018
Tuesday, 2 October 2018
Monday, 1 October 2018
Sunday, 30 September 2018
Saturday, 29 September 2018
Friday, 28 September 2018
Thursday, 27 September 2018
Wednesday, 26 September 2018
Tuesday, 25 September 2018
Monday, 24 September 2018
Cảnh khó tin dưới mũi giày hot girl lượn Trung thu phố cổ
----- Forwarded
Message -----
From: Hien Do <
Sent: Sunday, September 23, 2018, 6:12:36 PM PDT
Subject: Hà Nội : Cảnh khó tin dưới mũi giày hotgirl
lượn Trung thu phố cổ
Cảnh khó tin dưới mũi giày
hot girl lượn Trung thu phố cổ
24/09/2018 07:45 GMT+7
- Cả tuyến
phố cổ đông nghịt người đi chơi trung thu, sau nửa đêm để lại cả con đường ngập
ngụa trong rác.
XEM CLIP:
Đêm qua đến rạng sáng nay, dọc các tuyến phố Hàng Mã, Hàng Lược,
Hàng Chiếu, Hàng Đường,... (Hoàn Kiếm, Hà Nội), nơi tổ chức "Chợ Trung thu
truyền thống", khi biển người rút đi các con phố ngập đầy rác.
Giấy bìa, nylon, thức ăn thừa, chai nhựa... tràn trắng xóa. Lượng
rác gấp nhiều lần so với ngày thường, khiến các công nhân môi trường quận Hoàn
Kiếm phải thức xuyên đêm đến 2-3h sáng để dọn dẹp.
Quá nửa
đêm, khi chợ đã tan, cũng là lúc sự "phồn hoa" biến mất, thay vào
đó là một loạt tuyến đường ngổn ngang rác do người bán hàng, người đi chợ vứt
lại. Ảnh chụp tại phố Hàng Mã
|
Hai
bên đường được trang bị rất ít thùng rác. Nên nhiều khách tham quan mua thức
ăn, nước uống dùng xong là quăng thẳng xuống đường. Ảnh chụp tại ngã tư Hàng Mã-
Hàng Chiếu-Hàng Đường
|
Túi nylon, vỏ hộp, cốc nhựa, đồ ăn thừa, hộp xốp… la liệt trên hè phố, dưới
lòng đường
|
Tuyến
phố tập trung chủ yếu các điểm ăn uống tấp nập người dân và du khách, chính
vì thế lượng rác thải cũng rất lớn
|
Nhiều
địa điểm, khách tham quan đứng trò chuyện, ăn uống ngay trên rất nhiều
bọc nhựa, bao bì
|
Nam
thanh niên chụp ảnh ngay cạnh đống rác trên phố Hàng Lược
|
Phố
Hàng Chiếu
|
Các
bạn trẻ vẫn vô tư "selfie" ngay giữa "biển rác"
|
Các
tuyến phố cổ những ngày này luôn là cảnh người chen người để đi xem, mua sắm
đồ chơi Trung thu
|
Rác
la liệt khắp nơi
|
Nam
thanh nữ tú vô tư selfea trên phố ngập rác đêm trung thu
|
Chỉ
mới dọn vài mét nhưng công nhân môi trường quận Hoàn Kiếm đã gom
được cả 'núi rác'
|
Đến
2h sáng công việc dọn rác vẫn chưa xong
|
--
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "DiendanTuoiHac" group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to xomnhala_yamaha+unsubscribe@googlegroups.com.
To post to this group, send email to xomnhala_yamaha@googlegroups..com.
To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/xomnhala_yamaha/CANAdbNyBG4CviW7zN5rOX%2BMTv4NN%3DFwwSap9hEJt7GOWNbwUZw%40mail.gmail.com.
For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "DiendanTuoiHac" group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to xomnhala_yamaha+unsubscribe@googlegroups.com.
To post to this group, send email to xomnhala_yamaha@googlegroups..com.
To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/xomnhala_yamaha/CANAdbNyBG4CviW7zN5rOX%2BMTv4NN%3DFwwSap9hEJt7GOWNbwUZw%40mail.gmail.com.
For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.
__._,_.___
Sunday, 23 September 2018
Saturday, 22 September 2018
Friday, 21 September 2018
Thursday, 20 September 2018
Wednesday, 19 September 2018
Tuesday, 18 September 2018
Hãy đi cùng tôi trên con đường nhiều sợ hãi
---------- Forwarded message ---------
From: Tran Ngoc <
Date: Mon, Sep 17, 2018 at 2:16 PM
Subject: Fwd: Fw: Hãy đi cùng tôi trên con đường nhiều sợ hã
To: Ngoc Tran <>
From: Tran Ngoc <
Date: Mon, Sep 17, 2018 at 2:16 PM
Subject: Fwd: Fw: Hãy đi cùng tôi trên con đường nhiều sợ hã
To: Ngoc Tran <>
Hãy
đi cùng tôi trên con đường nhiều sợ hãi
Phạm Thanh Nghiên (Danlambao) - ...Có một điều đáng sợ hơn hết
thảy mọi nỗi sợ, đó là nỗi sợ không có Tự do. Tự do là thứ quý giá nhất của con
người. Nó đáng lẽ ra là được sinh ra cùng với chúng ta và chỉ mất đi khi chúng
ta chết. Nhưng Tự do lại là thứ chúng ta đang không có. Nên phải can đảm, vượt
qua mọi nỗi sợ khác để dành lấy Tự do. Dù sống, dù chết hay bị tù đày, tôi vẫn
phải là người Tự do...
Hãy đi cùng tôi. Vì chính bước chân của bạn sẽ làm giảm đi nỗi sợ
hãi dù muốn dù không vẫn luôn tồn tại trong tôi. Hãy đi cùng tôi. Vì mỗi bước
chân chúng ta đi sẽ làm nên cuộc sống của những người muốn sống một cuộc sống
có ý nghĩa. Hãy đi cùng tôi. Để bạn, tôi và 90 triệu đồng bào thương yêu của
chúng ta không phải sống mà như đã chết như những con cá phơi xác trên bờ biển
Đông kia...
*
Nhiều người cho
rằng tôi là một phụ nữ can đảm khi tôi tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa năm
2007 trước khi bị bắt vào tù, năm 2015 sau khi hết bị quản chế và gần đây nhất
là ngày 1/5/2016. Cũng nhiều người tưởng rằng tôi đã trải qua những năm tháng
tù đày thì không còn sợ hãi nữa.
Không! Tôi cũng
như nhiều người khác, cũng sợ hãi và lo âu.
Tôi có sợ bị đụng
xe, hay bị những kẻ lạ mặt hành hung giữa đường không?: Có!
Tôi có sợ bị cướp
điện thoại, bị xịt hơi cay và bị đánh đập ngay tại các cuộc biểu tình ôn hòa
không?: Có!
Tôi có sợ bị lôi
về đồn công an rồi bị chúng thi nhau đánh đập không?: Có! Da thịt mà, ai không
đau đớn!?
Tôi có uất ức khi
bị chửi rủa, xúc phạm, hạ nhục không?: Tất nhiên rồi, có chứ!
Nhưng có một điều đáng sợ hơn hết thảy mọi nỗi sợ, đó là nỗi sợ
không có Tự do. Tự do là thứ quý giá nhất của con người. Nó đáng lẽ ra là được
sinh ra cùng với chúng ta và chỉ mất đi khi chúng ta chết. Nhưng Tự do lại là
thứ chúng ta đang không có. Nên phải can đảm, vượt qua mọi nỗi sợ khác để dành
lấy Tự do. Dù sống, dù chết hay bị tù đày, tôi vẫn phải là người Tự do.
Tướng Aung San,
cha của ngoại trưởng Miến Điện - bà Aung San Suu Kyi đã từng nói: “Chớ lệ thuộc
vào lòng can đảm và tinh thần dũng cảm của người khác. Mỗi người và mọi người
cần biết sự hy sinh để trở thành anh hùng sở hữu lòng can đảm và tinh thần dũng
cảm. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể được hưởng tự do thực sự.”
Thế nên, tôi vẫn
tiếp tục con đường mình đã chọn: bước qua sợ hãi để làm người tự do.
Một trong những
hành động tôi lựa chọn để thử thách lòng can đảm của chính mình là tiếp tục
xuống đường tuần hành ôn hòa, yêu cầu nhà cầm quyền bạch hóa các thông tin về
thảm họa môi trường.
Tôi sẽ gửi đi
những thông điệp của mình bằng những việc làm nho nhỏ, như vẽ cá, vẽ biển lên
mặt, cầm biểu ngữ tại những nơi công cộng, hoặc tọa kháng như các bạn của mình.
Có rất nhiều cách để chúng ta tỏ bày tấm lòng với quê hương đất nước.
Ngày mai, hay
trong những ngày sắp tới rất có thể nhiều người trong số chúng ta bị bắt bớ,
đánh đập, thậm chí bị tra tấn. Nhưng chúng ta nhất định không lùi bước. Rồi sẽ
có một ngày, nhà tù, súng đạn, giáo gươm sẽ phải đầu hàng trước lòng yêu nước
và khát vọng được làm người tự do của mỗi chúng ta.
Chúng ta có Quyền
Được Biết những gì đang xảy ra ở đất nước chúng ta. Chúng ta có quyền được biết
tại sao Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Tất Thành/Nguyễn Ái Quốc. Chúng ta có
quyền bày tỏ chính kiến, thể hiện trách nhiệm của một người dân đối với Tổ quốc
mình. Chúng ta không thể là những người suốt đời bị dẫn dắt, bịt mắt, che tai,
lầm lũi đi như những con cừu sợ hãi và tin vào một kẻ có thân thế bất
minh.
Hãy đi cùng tôi.
Vì chính bước chân của bạn sẽ làm giảm đi nỗi sợ hãi dù muốn dù không vẫn luôn
tồn tại trong tôi.
Hãy đi cùng tôi.
Vì mỗi bước chân chúng ta đi sẽ làm nên cuộc sống của những người muốn sống một
cuộc sống có ý nghĩa.
Hãy đi cùng tôi.
Để bạn, tôi và hơn 90 triệu đồng bào thương yêu của chúng ta không phải sống mà
như đã chết như những con cá phơi xác trên bờ biển Đông kia.
|
__._,_.___
Subscribe to:
Posts (Atom)
Featured post
Popular Posts
Popular Posts
My Blog List
-
-
-
-
-
-
-
https://www.facebook.com/reel/802490438523735 - https://www.facebook.com/reel/8024904385237355 months ago
-
-
-
BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP - https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa rpedn...2 years ago
-
-
-
-
Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái - From: *VUONG DANG* < Date: Sun, Nov 22, 2020 at 8:10 PM Subject: Fw: Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái/Why Sleepingon Your Left ...3 years ago
-
5 Kỷ Lục Thế Giới Dành Cho Ẩm Thực Việt Nam - WATCH LIVE NOW : NHỮNG CA KHÚC HAY NHẤT CỦA HOÀI AN [14 Ca Khúc] (Super HD Videos) https://www.youtube.com/playlist?list=PLNBxCTIUVE70m607mVC5vUdM...4 years ago
-
-