Việt Nam hôm nay
Saturday, 31 August 2019
Friday, 30 August 2019
Thursday, 29 August 2019
Wednesday, 28 August 2019
Tuesday, 27 August 2019
Monday, 26 August 2019
Sự khác biệt giữa Chủ nghĩa Cộng Sản và Chủ nghĩa Xã Hội.
Subject:
Sự khác biệt giữa Chủ nghĩa Cộng Sản và Chủ nghĩa Xã Hội.
Theo
tôi nghe những quốc cán CS (cán bộ CS dự họp Hội nghị Quốc tế) trong thời gian
khoang 6 năm sống với chúng, thì có thể tóm gọn là Chủ nghĩa XÃ HỘI LÀ
QUÁ TRÌNH (trình độ đã qua) để tiển lên Chủ Nghĩa CỘNG SẢN.
Trong
tiến trình CNXH, thì làm theo khả năng hưởng
theo năng xuất.
Tại
Thụy Điển, người giàu lái xe vi phạm luật giao thông bị phạt theo mức tài sản
có rất nhiều lần hơn người nghèo, và đó là công bằng xã hội, chủ trương của
CNXH,
Khi
đã qua trình độ của CNXH thì tới kỳ Triệt Tiêu Tư Hữu, làm cho Đảng CS,
để đảng CS quản lý là tới lúc: Làm tùy
sức, Ăn tùy thích, hay là Làm theo Khả Năng, hưởng theo Nhu Cầu.
Tóm
tắt ngắn gọn là như thế. Có thể như Trọng Lú nói: "Chưa biết hết thế kỷ
này có hoàn thành, thực hiện được CNXH ở VN CS không??? và còn chết bao nhiêu
dân nữa, mất bao nhiêu đất và biển nữa???
TDT.
Sự khác biệt giữa Chủ nghĩa Cộng Sản và Chủ nghĩa Xã
Hội.
Hoàng
Thủy Ngữ (Danlambao) - Hiện nay các quốc gia trên thế giới áp dụng những lý
thuyết chính trị khác nhau để quản trị nhà nước và quản lý kinh
tế. Hầu hết mọi người đều biết ít nhiều về các thuật ngữ liên
quan, và có thể cho biết ý nghĩa cơ bản của chúng. Tuy nhiên, có hai
khái niệm chính trị thường hay bị hiểu lầm: Đó là chủ nghĩa
cộng sản và chủ nghĩa xã hội. Chúng gây bối rối đến mức
nhiều Chính-trị-gia cũng nhầm lẫn. Hai thuật ngữ chính trị này cứ
xuất hiện lẫn lộn do việc người dùng không lưu tâm nhiều đến nội dung
thực sự của chúng.
Thực ra, chủ nghĩa cộng sản và chủ
nghĩa xã hội hoàn toàn khác nhau. Mục đích của bài viết này là muốn
đưa ra những khác biệt cụ thể giữa hai chủ nghĩa đó.
Lý thuyết cộng sản:
Lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản xuất
phát từ việc chỉ trích chủ nghĩa tư bản trên thị trường. Ý tưởng cơ
bản của chủ nghĩa này là nền kinh tế tư bản cho phép thiểu số tinh
hoa thuộc tầng lớp có vị trí kinh tế, chính trị, và xã hội cao hơn
lợi dụng, và bóc lột đại đa số quần chúng còn lại, những thành
phần có vị trí kinh tế, xã hội thấp hơn. Karl Marx và Friedrich
Engels, những người đặt nền móng cho ý tưởng cộng sản, đã đề xuất
thay vào đó một xã hội, nơi tất cả các cá nhân đều bình đẳng về
kinh tế và xã hội. Sự bình đẳng này chỉ có được bằng cách hủy bỏ
tư hữu tài sản và tiền bạc và bằng cách làm việc chung như một cá
thể. Ngoài ra, nó còn yêu cầu các cá nhân chỉ cần sản xuất hàng
hóa và dịch vụ đủ để đáp ứng những nhu cầu cơ bản của quần chúng.
Không ai sở hữu tư liệu sản xuất; nhà nước CS sẽ kiểm soát tất cả
mọi phương tiện này. Cư dân trong xã hội cộng sản sở hữu chung các
hàng hóa và dịch vụ đã sản xuất được. Chúng sẽ được phân phối theo
nhu cầu, thay vì trên số lượng sản phẩm một cá nhân đã làm
được.
Xã hội cộng sản sẽ không có giai cấp
kinh tế và tư hữu. Trong xã hội cộng sản lý tưởng hơn, chính phủ
không cần phải tồn tại để quản lý kinh tế, mọi người sống và cùng
hợp tác sản xuất, đáp ứng mọi nhu cầu chung.
Lịch sử chủ nghĩa cộng sản:
Trong lịch sử thế giới hiện đại, chủ
nghĩa cộng sản gắn liền với chính phủ của những người Bolshevik do
Vladimir Lenin lãnh đạo vào đầu thế kỷ 20. Nhóm người này đã đẩy
nước Nga vào cuộc nội chiến tương tàn, và nạn đói thảm khốc, trước
khi nắm trọn quyền lực và thành lập Liên Bang Xô Viết kéo dài hơn 70
năm. Nhưng quốc gia này chưa bao giờ tiến tới được mô hình thuần túy
của chủ nghĩa cộng sản. Giai cấp kinh tế và xã hội vẫn tồn tại,
và chính phủ không bao giờ bị giải thể. Khi bắt đầu cầm quyền, đảng
Cộng Sản tuyên bố họ đang trên đường thực hiện chủ nghĩa cộng sản.
Suốt thời gian dài, giai cấp công nhân (giai cấp vô sản) bị đặt dưới
sự cai trị của một chế độ CS độc tài, và điều này được coi là cần
thiết cho một trong những giai đoạn tiến đến xã hội cộng sản thật
sự. Một số quốc gia khác như TC, Việt Nam CS, Cuba CS, Bắc Hàn CS, Đông
Đức CS... cũng áp dụng chủ thuyết này. Hậu quả là các nền độc tài
CS toàn trị với một thiểu số tận hưởng quyền lực cùng lợi nhuận
lớn đến từ các nguồn lực sản xuất của nhà nước CS.
Định nghĩa của chủ nghĩa xã hội:
Chủ nghĩa xã hội xuất hiện từ lâu,
trước chủ nghĩa cộng sản, nhưng cũng bắt nguồn từ mong muốn tạo ra một
xã hội dựa trên sự bình đẳng và điều kiện sống tốt hơn cho tất cả
người dân. Mọi hành động hay quyết định, cả về chính trị và kinh tế,
phải được tính toán và thực hiện với mục đích đem lại lợi ích cho
tập thể quần chúng. Chủ nghĩa xã hội, ở dạng ban đầu, là ý tưởng
mọi cá nhân nên cùng cộng tác để giải quyết các vấn đề luôn tồn
đọng trong xã hội (như nghèo đói và áp bức) hơn là lối sống cá nhân
ích kỷ. Ngoài ra, hệ tư tưởng này còn đề xuất các phương tiện sản
xuất thông thường (như đất đai và cơ sở sản xuất) nên thuộc quyền sở
hữu của toàn xã hội với chính phủ là đại diện thay mặt cho người
dân. Trong bối cảnh này, chủ nghĩa xã hội có nhiều tiềm năng hơn chủ
nghĩa cộng sản. Ví dụ, trong một xã hội theo chủ nghĩa xã hội, các
phương tiện sản xuất có thể được chính phủ hay các tổ hợp (những
nhóm người có cùng chí hướng, như nông dân, cùng làm việc để đạt
mục tiêu sản xuất) điều hành. Nó cũng thúc đẩy ý tưởng phân phối
lại quyền lực và sự giàu có như phương tiện để đạt được sự bình
đẳng.
Lịch sử chủ nghĩa xã hội:
Chủ nghĩa xã hội bám rễ sau khi thế
chiến thứ Hai kết thúc. Nó chính yếu tập trung tại các khu vực phía
Tây Âu Châu, và tại các quốc gia mới giành được độc lập, hậu thuộc
địa ở châu Á, châu Phi và Trung Đông. Các quốc gia ở Tây Âu như: Anh,
Pháp, Ý; và ở Bắc Âu như: Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy nghiêng về chủ
nghĩa xã hội, thực hiện các chương trình phúc lợi nhà nước và mở
rộng chính sách thuế khóa. Ngoài ra, các chính phủ này còn tìm cách
phân phối lại phúc lợi, các chương trình cải cách xã hội và
quốc-hữu-hóa các dịch vụ công. Bằng cách áp dụng ý tưởng của chủ
nghĩa xã hội, thuế khóa được hỗ trợ, y tế miễn phí cho toàn dân,
và chính phủ tài trợ các chương trình giáo dục và nhà ở cho tầng
lớp lao động.
Trong thời gian gần đây, nhiều phong trào
và chính phủ đã sử dụng hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa để hình
thành các điều kiện trong khuôn khổ tổ chức của họ. Các phong trào
giải phóng, phong trào nữ quyền, phong trào dân quyền v.v... đều có
một số yếu tố của chủ nghĩa xã hội để hỗ trợ lý tưởng của
mình.
Sự khác biệt giữa chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa cộng sản:
Một trong những khác biệt chính giữa
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là làm cách nào để có
thể đi đến những mô hình kinh tế này.
Theo lý thuyết nguyên thủy: Chủ nghĩa
cộng sản chỉ có thể đạt được khi giai cấp công nhân đứng lên lật đổ
tầng lớp trung lưu và thượng lưu bằng bạo lực. Các nhà lý luận cộng
sản tin rằng: Bạo lực cách mạng là biện pháp duy nhất để xóa bỏ
chủ nghĩa tư bản.
Ngược lại, chủ nghĩa xã hội chủ trương
việc thành hình thông qua quá trình bầu cử. Khi tham gia cuộc bầu cử,
công dân có thể chọn đảng phái để thay mặt mình Lãnh đạo chính phủ.
Phương pháp cải cách này chậm hơn nhưng duy trì được một số trật tự
nhất định trong lãnh vực chính trị và pháp lý của quốc gia.
Ngoài ra, hai chủ nghĩa này còn khác
nhau về các nguyên tắc sở hữu. Trong chủ nghĩa cộng sản, hàng hóa
và dịch vụ được phân phối dựa trên nhu cầu cá nhân thay vì trên nỗ
lực đóng góp của cá nhân vào quá trình sản xuất. Trái lại, chủ
nghĩa xã hội cho phép việc phân phối hàng hóa và dịch vụ dựa trên
sự đóng góp công sức của cá nhân vào sản xuất.
Mặc dù hai hệ tư tưởng chính trị này
rất khác nhau, không một quốc gia nào trên thế giới ngày nay có thể
tuyên bố là thuần túy cộng sản hay xã hội chủ nghĩa. Các nhà Nghiên
cứu lưu ý rằng: Hầu hết các chính phủ kết hợp các yếu tố từ
nhiều mô hình kinh tế để phát huy sức mạnh và cung cấp các dịch vụ
xã hội. Ngay cả ở Hoa Kỳ, quốc gia đề cao chủ nghĩa tư bản, người ta
cũng tìm thấy ý tưởng xã hội chủ nghĩa trong chương trình an sinh xã
hội Medicare và Medicaid của Lyndon B. Johnson, hay chương trình cải cách
kinh tế New Deal của Franklin D. Roosevelt và ông đã thành công: Nền kinh
tế Mỹ dần phục hồi sau cuộc Đại Suy Thoái Kinh Tế thế giới những
năm 1930.
Rất nhiều đảng phái tại các quốc gia
Tây Âu hiện nay tự nhận là dân chủ xã hội (social democracy), chẳng
hạn như Sveriges Sosialdemokratiska Arbetareparti ở Thụy Điển,
Arbeiderpartiet ở Na Uy, hay British Labour Party ở Anh. Mục tiêu không
phải để tạo ra bất kỳ một nền kinh tế kế-hoạch-hóa nào, nhưng là
một nền kinh tế hỗn hợp với hầu hết các hoạt động kinh tế nằm
trong thị trường tư bản tự do, đồng thời đặt nặng các lãnh vực y
tế, giáo dục và phúc lợi xã hội lên vai nhà nước.
Bằng cách kết hợp hệ tư tưởng của chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản và thể chế dân chủ, các quốc gia
như: Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy, Canada, Anh, Pháp... đã tạo ra được
một xã hội hài hòa giữa mục tiêu lợi nhuận của xã hội tư bản, và
lợi ích của chủ nghĩa xã hội cùng với một nền dân chủ vững
mạnh.
*
Tham khảo:
- Snl.no
- Sassoon Donald, One Hundred Years of Socialism: The West
European Left in the Twentieth Century.
Hết.
Sunday, 25 August 2019
Saturday, 24 August 2019
Friday, 23 August 2019
Thursday, 22 August 2019
Việt Nam CS và nỗi lo rác ‘đè’.
Subject: Việt Nam CS và nỗi lo rác ‘đè'.
Việt
Nam CS và nỗi lo rác ‘đè’.
Núi rác Cam Ly đổ ập xuống ruộng vườn người
dân Đà Lạt hôm 13/8/2019.
Mới đây, một núi rác thải bất ngờ đổ ập xuống
nương rẫy của người dân ở TP Đà Lạt sau đợt mưa lớn, làm dấy lên lo ngại về
tình trạng rác thải ở Việt Nam CS.
Núi rác thải từ bãi rác Cam Ly cả ngàn tấn đổ
xuống chảy dài hàng km lấp kín đường xá, vườn rau, nương rẫy hôm 13/8, theo
truyền thông CS Việt Nam.
Các video trên mạng xã hội và báo chí trong
nước cho thấy cảnh tượng 'chưa từng có' với 'dòng sông rác' ùn ùn tuôn từ trên
đồi cao xuống, chôn vùi đường xá, hoa màu.
Bãi rác này cách trung tâm thành phố Đà Lạt
5km, mỗi ngày tiếp nhận khoảng 200 tấn chất thải từ thành phố.
Nhiều ruộng hoa, lúa, rau gần đến kỳ thu hoạch
- là nguồn thu nhập chính nhà nông Đà Lạt khu vực này - đã mất trắng. Nhiều nơi
trước là nhà kính trồng hoa, nay rác lấp cao đến 4 - 5m.
Rác cũng tràn xuống suối, làm ô nhiễm cả một
vùng, mùi xú uế bốc lên nồng nặc. Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND CS TP
Đà Lạt (Lâm Đồng) cho hay: Đã trực tiếp tới bãi rác này để xem xét tình hình,
thống kê thiệt hại để xem xét bồi thường cho dân, theo báo Công an Nhân
dân CS hôm 14/8.
Còn theo gã Bùi Trung Đường, Chủ tịch HĐQT
Công ty cổ phần dịch vụ đô thị Đà Lạt (đơn vị vận hành bãi rác Cam Ly) thì sau
khi rác đưa về bãi Cam Ly sẽ được rắc vôi rồi chôn lấp để hạn chế gây ô nhiễm
môi trường. Thế nhưng người dân quanh khu vực nói họ chưa bao giờ nhìn thấy rác
được chôn, mà chỉ được ủi xuống thung lũng phía dưới rồi chất đống ở đó. Chính
vì thế sau đợt mưa lớn, núi rác đã đổ sập, theo Công an Nhân dân CS.
UBND CS TP Đà Lạt thừa nhận rằng: Rác ở
thành phố hiện chưa được xử lý đúng cách. Và bãi rác Cam Ly chỉ là bãi tạm do
bãi chính đang 'trục trặc', theo Tuổi Trẻ.
Vấn nạn rác:
Núi rác Cam Ly đổ ập xuống ruộng vườn người
dân Đà Lạt hôm 13/8/2019.
Vụ sạt lở núi rác ở Đà Lạt chỉ là một trong vô
số các hậu quả nhãn tiền từ vấn nạn rác chưa có lời giải ở Việt Nam CS.
Mỗi ngày, Việt Nam CS thải ra khoảng 18.000
tấn rác thải nhựa, con số này đang tăng dần, theo Tuổi Trẻ. Một phần trong
số này bị đổ trực tiếp ra biển. Theo thống kê tổ chức FAO, Việt Nam CS là một
trong 5 nước hàng đầu về xả nhiều rác thải nhựa ra biển, với tổng số 13 triệu
tấn/năm.
Với rác thải sinh hoạt, mỗi ngày Việt Nam CS
thải ra 120.000 tấn. Tốc độ gia tăng trung bình mỗi năm khoảng 12%. Tuy nhiên,
lượng rác thải thu gom chỉ đạt khoảng 85,5% (khu vực đô thị) và 45,5% (khu vực
nông thôn). Chính yếu được giải quyết theo hình thức chôn lấp (chiếm 75%).
Hiện Việt Nam CS có 660 bãi chôn lấp rác thải
có diện tích trên 1ha, nhưng chỉ 25% đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh.
Không những thế, Việt Nam CS đang trở thành
bãi rác thải công nghệ của thế giới.
Núi rác đổ sập ở Đà Lạt.
Một bài báo trên BBC News hồi tháng
6/2019 cho hay: Nhiều nước giàu trên thế giới chuyển rác sang các nước nghèo để
tái chế nhằm đạt chỉ tiêu tái chế ở nước mình, và giảm số lượng các bãi rác ở
địa phương. Nhiều nước nghèo, trong đó có Việt Nam CS, nhận các rác này, và
biến nó thành một nguồn thu nhập giá trị. Nhưng điều đáng lo ngại là có nhiều
chất thải độc hại, không thể tái chế, cũng nằm lẫn trong số các rác thải có thể
tái chế.
Ngoài ra, chỉ có một phần rất nhỏ số nhựa thải
ra là được tái chế. Số không được tái chế hoặc được đem đốt, hoặc chôn, gây ô
nhiễm khí, nước và đất. Nhiều nước đã quyết định xuất ngược trở lại rác thải.
Và nhiều trong số này thay vì trở về nơi sản xuất, lại bị xuất sang các nước
thứ ba khác, trong đó có Việt Nam CS.
Sự gia tăng nhập cảng rác thải đã gây ra tắc
nghẽn tại một số cảng Việt Nam CS. Hồi năm 2018, khoảng 6.000 container rác
thải nhập cảng các loại đã chất đống tại các điểm nhập cảnh tại Việt Nam CS,
theo Reuters.
Để giải quyết tình trạng này, Việt Nam CS sẽ
không cấp giấy phép nhập cảng mới và sẽ cấm hoàn toàn rác nhựa nhập cảng vào
năm 2025.
Nhưng từ nay đến lúc đó, thì vẫn nạn rác vẫn
đang làm đau đầu giới chức CS Việt Nam và đe dọa sức khỏe, đời sống của người
dân Việt Nam.
Đầu năm 2019, sau nhiều năm chịu đựng, dân
quanh khu bãi rác Nam Sơn, Hà Nội, đã biểu tình chặn xe, không cho mang rác vào
bãi. Kết quả là Thủ đô Hà Nội ngập trong rác vài ngày liền.
Cuối năm 2018, người dân huyện Đức Phổ, tỉnh
Quảng Ngãi cũng biểu tình hản đối nhà máy rác thải ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức
Phổ, gây ô nhiễm môi trường bằng cách mang quan tài ra chặn ở quốc lộ 1 A nhằm
không cho xe rác vào bãi.
Theo Reuters, ô nhiễm là một nguy cơ
chính trị đối với Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong đó, vụ Formosa xả thải chất độc
ra biển được coi là một trong những thảm họa môi trường tồi tệ nhất của Việt
Nam CS xảy ra vào năm 2016.
Mạng xã hội nói gì?
Núi rác Cam Ly, Đà Lạt đổ sập gây ô nhiễm cả
các con suối.
Facebooker Linh Thùy Bạch: "Đà Lạt giờ đã
thành bãi rác. Còn bao nhiêu vùng đất sẽ trở thành bãi rác nữa, khi con người
cứ chặt phá rừng vô tội vạ, hạ cây làm nhà, tậu thật nhiều xe hơi, xả thật
nhiều túi nilon, hộp nhựa, cốc nhựa ra biển...? Càng nghĩ càng thấy có quá
nhiều điều cần làm với giáo dục."
Facebooker Ngô Thu: "Người dân [Đà Lạt]
cần kiện đòi bồi thường. Theo quan sát của chúng tôi, do bãi rác nằm trên đỉnh
một ngọn đồi, phía dưới là thung lũng có độ dốc khá lớn, nhiều người dân canh
tác nông nghiệp, lượng rác thải khi được đưa về đây chỉ được phía công ty dùng
xe múc cào đẩy xuống phía dưới theo kiểu lộ thiên, rồi tiến hành phun xịt mà
không được khoanh vùng chống trôi sụt. Vì thế, việc rác bị sạt lở khi gặp mưa
là chuyện khó có thể tránh khỏi. Hậu quả trước mắt không chỉ người dân gánh do
bị mất đất canh tác mà còn gây ra ô nhiễm không khí, đất đai và cả nguồn nước
trong khu vực và tương lai sẽ còn gây ra những tác hại khôn lường về môi
trường."
Facebooker Gkh Gkh:
"Thiên nhiên đã ném rác trở lại cho con người. Thẳng mặt luôn!"
Hết.
__._,_.___
Wednesday, 21 August 2019
Tuesday, 20 August 2019
Monday, 19 August 2019
Sunday, 18 August 2019
Lênh đênh khắp miền Tây sông nước ở những khu chợ nổi bình dị.
Subject:
Lênh đênh khắp miền Tây sông nước ở những khu chợ nổi bình dị.
Lênh đênh khắp miền Tây
sông nước ở những khu chợ nổi bình dị.
·
Bích
Phương.
·
·
·
·
Nếu có dịp
ghé thăm miền Tây, du khách không thể bỏ qua những khu chợ nổi nhộn nhịp mà
bình dị, thưởng thức đủ loại nông sản, các món ăn vặt nổi tiếng đất phương Nam.
|
|
Chợ nổi Ngã Năm (Sóc Trăng) mang nét đẹp nguyên bản, giản dị của phiên chợ
miền Tây sông nước. Khác với những khu chợ khác, chợ nổi Ngã Năm bắt đầu họp
từ 3h sáng, chợ tấp nập nhất vào lúc 5h. Nếu muốn ngắm bình minh trên chợ
nổi, bạn nên đến vào lúc 6h, đây là thời điểm mặt trời vừa lên. Đến chợ nổi
Ngã Năm, bạn có thể thưởng thức các loại nông sản như: Dứa, chôm chôm và dừa.
Du khách nên đến bữa sáng lênh đênh trên sông, thưởng thức cơm tấm, hay hủ
tiếu nóng hổi. Ảnh: Nguyễn
Hoàn Hảo.
|
|
Chợ nổi Ngã Bảy còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp, một điểm đến du khách không
thể bỏ qua khi ghé Hậu Giang. Nếu không thích những nơi tấp nập du khách, bạn
nên ghé chợ nổi Phụng Hiệp và thưởng ngoạn cuộc sống bình dị của người miền
Tây. Mỗi thuyền, ghe, bán một loại nông sản, hay mặt hàng riêng. Các mặt hàng
được treo cao trên những cây bẹo thay cho biển quảng cáo. Đến đây, bạn có thể
thưởng thức những ly cà phê đặc sánh, thả tâm hồn trôi theo những câu vọng cổ
miên man ngân vang trên sông. Ảnh: tonbi_ko.
|
|
Ghé thành phố Long
Xuyên (An Giang), du khách không thể bỏ qua chợ nổi Long Xuyên,
khu chợ nổi trên dòng sông Hậu đỏ nặng phù sa. Chợ nổi cách trung tâm thành
phố Long Xuyên khoảng 2 km. Đến đây, bạn có thể thưởng thức các món ăn mộc mạc,
đậm vị miền Tây như: Bún cá, bánh tầm, bánh da lợn… Ảnh: Thái Bụng Bự.
|
|
Khác với chợ nổi Ngã
Năm hay Phụng Hiệp, chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) nhộn nhịp, tấp nập du khách
hơn. Đây là khu chợ nổi tiếng ở mảnh đất Tây Đô trù phú. Chợ Cái Răng cách
bến Ninh Kiều (Cần Thơ) khoảng 4 km, du khách đi thuyền khoảng 30 phút sẽ đến
chợ. Đến chợ nổi Cái Răng, du khách nên thưởng thức các loại nông sản nổi
tiếng đất phương Nam như: Quýt Lai Vung, bưởi Năm roi, sầu riêng... Ảnh: syerzao.
|
|
Ngoài thưởng thức
các loại trái cây, đi trên thuyền vào buổi sớm cũng là trải nghiệm nhiều du
khách yêu thích khi ghé chợ nổi Cái Răng. Bạn nên đến chợ vào lúc 5h sáng,
hòa mình với cuộc sống thường nhật của người miền Tây trên sông, nếm thử loạt
món ăn vặt nổi tiếng và ghi lại những bức hình "sống ảo" nghìn ưa thích.
Ảnh: nhonhonguyen226.
|
|
Khác với nhiều phiên
chợ miền Tây, chợ
nổi Cái Bè (Tiền Giang) họp từ buổi sáng tinh mơ và tan
vào lúc đêm muộn. Chợ nổi Cái Bè tấp nập, nhộn nhịp với các xuồng, ghe đủ màu
sắc. Du khách nên ghé khu chợ vào buổi tối, thưởng ngoạn quang cảnh mua bán
nhộn nhịp, lung linh trên sông. Ảnh: nhannt98, hoangminh_dg.
|
Gầm
cầu Vàm Cống, góc sống ảo mới toanh của giới trẻ:
Ngoài các điểm
thăm viếng như: Cánh đồng thốt nốt, rừng tràm Trà Sư... cầu Vàm Cống là góc chụp
hình đang lôi cuốn giới trẻ khi đến với miền Tây.
Hết.
Tổng hợp
__._,_.___
Subscribe to:
Posts (Atom)
Featured post
Popular Posts
Popular Posts
My Blog List
-
-
-
-
-
-
-
https://www.facebook.com/reel/802490438523735 - https://www.facebook.com/reel/8024904385237355 months ago
-
-
-
BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP - https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa rpedn...2 years ago
-
-
-
-
Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái - From: *VUONG DANG* < Date: Sun, Nov 22, 2020 at 8:10 PM Subject: Fw: Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái/Why Sleepingon Your Left ...3 years ago
-
5 Kỷ Lục Thế Giới Dành Cho Ẩm Thực Việt Nam - WATCH LIVE NOW : NHỮNG CA KHÚC HAY NHẤT CỦA HOÀI AN [14 Ca Khúc] (Super HD Videos) https://www.youtube.com/playlist?list=PLNBxCTIUVE70m607mVC5vUdM...4 years ago
-
-