Việt Nam hôm nay

https://lh4.googleusercontent.com/jwHXKk9yK83mb2U0iyp-OSXs7OZgoEcJKB4V-xqOO7STOu0djuO_hHd_dM8GkXjIamwCDoDrZRAdRPT5gaYIUOXwHgEk7mRpK7R7aGCo-eeVOtK72Nk

Friday, 31 July 2015

Cái mặt bị từ khước cũa Việt Nam!

 
Tôi còn nhớ có lần Đức Cố Tỗng Giám Mục Hànội Ngô Quang Kiệt tuyên bố: Mang cái thông hành Việtnam ra nước ngoài là một sự sĩ nhục.

MT 


Cái mặt bị từ khước cũa Việt Nam!

Tạp ghi Huy Phương
Đã có lần bạn là người khách quý đến Honolulu, tại phi trường được một thiếu nữ xinh đẹp tươi tắn, choàng cho một vòng hoa sứ với câu chào Aloha cùng một nụ cười thân thiện. Nhưng không phải du khách nào trên thế giới cũng được sự chào đón như thế!


 
Tuần trước, báo chí lại loan tin, những người Việt Nam, đồng bào của chúng ta, từ Sài Gòn đến phi trường Changi, Singapore, bị từ chối nhập cảnh, nói rõ ra là bị đuổi về.
Singapore là một trong 48 quốc gia mà người mang visa Việt Nam vào không cần thị thực, nhưng lần này mặc dù có đầy đủ giấy tờ tùy thân, nhiều hành khách Việt Nam, phần lớn là phụ nữ, vẫn bị nhà chức trách Singapore từ chối cho vào xứ của họ. Những người Việt này bị đối xử như tội phạm, bị đưa vào phòng riêng, kiểm soát chặt chẽ giấy tờ, bị phỏng vấn và bắt tự đếm số tiền mang theo trước mặt nhân viên sân bay. Những người khách này buộc phải trở lại Việt Nam trên các chuyến bay đưa họ đến, hay lưu lại những khách sạn gần phi trường mà hãng hàng không Việt Nam phải đài thọ chi phí.

Lối hành xử này của Singapore cũng na ná như lối đối xử của chính quyền Việt Nam đối với những nhà hoạt động chính trị, nghi ngờ có hoạt động chính trị hay bất đồng chính kiến về Việt Nam lâu nay, mà không hề nói lý do.

Chính quyền Singapore cũng không hề nói lý do họ không cho những người Việt này vào nước họ, nhưng cái lý do này thì những người trong cuộc, hay toàn thể “khúc ruột ngàn dặm” trên khắp thế giới đều biết rõ, đều cảm thấy xấu hổ và đau lòng.

Hãng Jetstar Pacific, một trong hai hãng máy bay rẻ tiền có những đường bay ngắn cho biết, khi hành khách bị nhà chức trách từ chối nhập cảnh Singapore, người đó sẽ phải trả tiền ăn ở, tại sân bay. Phía Singapore thường buộc hãng hàng không phải ứng trước chi phí sau đó sẽ tính lại với hành khách. Chi phí cho mỗi khách bị từ chối nhập cảnh là khoảng hơn $200, chưa kể vé máy bay trở lại Việt Nam. Mỗi tháng, hãng này phải trả khoảng $20,000 cho những hành khách bị từ chối nhập cảnh tại Singapore.

Hãng Vietjet Air có hai chuyến bay Sài Gòn đi Singapore mỗi ngày. Trung bình mỗi tháng có 200 nữ hành khách bị Singapore yêu cầu quay về nước. Như vậy mỗi tháng Vietjet Air phải chi ra phí khoảng $750,000 cho những hành khách này mà không bao giờ đòi lại được tiền.

Phía Việt Nam mong phía Singapore cho họ biết danh sách những người Việt không được nhập cảnh vào Singapore để tiện việc ngăn chận, tránh sự tổn thất như trên, nhưng những người này đâu phải như những người làm chính trị có sổ đen của công an Việt Nam, mà chỉ là những cô gái, một ngày đẹp trời nào đó được rủ rê hay móc nối sang đây để... “đứng đường!” Trên các trang net, và ngay cả một phóng sự trên báo Thanh Niên trong nước, cũng công nhận rằng phần đông những cô gái đến với nghề này là hoàn toàn tự nguyện.

Chuyện không phải bây giờ mà cách đây vài năm Singapore đã loan tin cảnh sát tổng càn quét vào khu mại dâm Việt ở Geylang và Joo Chiat, bắt giữ hàng chục gái mại dâm người Việt lẫn bảo kê. Liên tục trong vòng một tuần, chỉ riêng tại khu Joo Chiat, 52 cô gái Việt đã bị bắt giữ. 

Các cô trang điểm diêm dúa, ăn mặc hở hang đón xe buýt hoặc xe taxi đến quán karaoke, vô từng bàn khách, ăn uống, rượu bia, lả lơi, ôm ấp, bán dâm tại bàn rượu hoặc đi ngủ đêm với khách, cố moi tiền bằng đủ mọi cách. Dân Singapore cho biết gái mại dâm Việt đã câu kéo khách bằng cách không mặc đồ lót và cho phép khách thoải mái sờ soạng. Sang Singapore là một nghề kiên trì, lần này bị đuổi lần sau lại lên máy bay sang nữa. Một cô gái cho biết cô đến rồi về nhiều lần, mỗi lần ở Singapore kiếm vài nghìn đô la.

Lối cấm cửa phụ nữ Việt Nam ở Singapore rõ ràng là nỗi đau đớn, nhục nhã. Rồi liệu, Bộ Ngoại Giao Việt Nam như lời yêu cầu có dám gửi công hàm đến Singapore để xin làm rõ trắng đen chuyện này không, hay nói ra chỉ thêm mất mặt! Làm người khác mất mặt cũng là một thứ làm nhục nhau. Ngày xưa làm nhục nhau thì kẻ sĩ thách nhau đấu súng hay rút gươm ra khỏi vỏ. Ngày nay, bị nhục thì đành ráng ngậm miệng mà đi.
Thể diện cũng có nghĩa là danh dự, ai làm mình mất thể diện là làm mất danh dự mình.
Nếu danh dự phụ nữ Việt Nam bị coi thường hay chà đạp là danh dự của cả dân tộc cũng bị coi thường. Ai có trách nhiệm trong việc đàn bà con gái Việt Nam bị cấm cửa và cái mặt Việt Nam trong thời gian gần đây, có thể nói xa hơn là dưới chế độ xã hội chủ nghĩa đã bị lấm lem đến mức tồi tệ.

Cái mặt Việt Nam ở Nhật mà đại diện là phi công, tiếp viên hàng không, người mẫu, du học sinh ăn cắp... không kể hết tên.

Cái mặt Việt Nam ở Thụy Điển rồi Anh, mà đại diện là Kiều Trinh, kẻ ăn cắp, đã rao giảng văn hóa trên truyền hình nhà nước, con cán bộ Trung Ương Đảng, đã được Bộ Y Tế Việt Nam chứng nhận là tâm thần và Tòa Đại Sứ Việt Nam can thiệp.

Cái mặt Việt Nam ở Phi Châu mà đại diện là nhân viên ngoại giao Vũ Mộc Anh, bí thư thứ nhất của Đại Sứ Quán Việt Nam tại Nam Phi, buôn lậu sừng tê giác.
Cái mặt Việt Nam ở Thụy Sĩ, ở Thái Lan mà đại diện là du khách ăn cắp.
Cái mặt Việt Nam ở Đài Loan mà đại diện là công nhân “xuất khẩu” ăn trộm chó làm thịt.
Cái mặt Việt Nam ở Nhật mà người Việt trộm dê làm thịt.
Cái mặt Việt Nam ở Malaysia: Khám phá một lần mà tống xuất 150 phụ nữ mại dâm về nước.
Cái mặt Việt Nam ở Nga, Tiệp Khắc, Ba Lan, Đông Đức với những nhóm băng đảng, buôn người có các tòa đại sứ Việt Cộng... chống lưng.

Chuyện mất mặt, bẽ mặt, xấu mặt hay mất thể diện thì cũng một nghĩa.
Hãnh diện thì ngẩng mặt, xấu hổ thì cúi mặt, vuốt mặt, quay mặt, giấu mặt đi.
Cái mặt chai lì, tê cứng, không biết xấu hổ, vô cảm là cái mặt mo, mặt mẹt, mặt trơ.
Những cái mặt... Việt Nam nên che đi là những cái mặt của Đặng Xuân Hợp, Vũ Mộc Anh, Kiều Trinh, vì họ đại diện cho chính quyền Việt Nam. Cái mặt đáng thương những người phụ nữ vì xấu hổ cũng phải che đi, tủi thân vì số kiếp phụ nữ Việt Nam, nhưng quả đáng thương hơn những đảng viên luôn luôn trơ mặt làm liều.
Quá đẹp là cái tên Việt Nam, hôm nay vang lừng khắp bốn biển năm châu.

Cờ đỏ sao vàng được minh họa cho hai chữ “ăn cắp.” (*)

Tiếng Việt được dùng để viết những thông báo răn đe người Việt chớ... ăn cắp.
Ai đã sáng tác ra cái câu nói dối trá, “Tôi mơ ước một buổi sáng thức dậy, thấy mình là người Việt Nam?” sẽ phải ân hận suốt đời.

Phần tôi, mỗi khi soi gương, tôi vẫn nhớ, “Tôi là người Việt Nam!” và cảm thấy thương cho tôi và thù ghét những con người đã làm cho hình ảnh Việt Nam xấu xa đi như hôm nay.
Cám ơn ký giả Xuân Dương ở trong nước với câu viết, “Một người, một gia đình, một dòng họ hay một dân tộc, khi sự xấu hổ bị đánh cắp thì không còn gì để mất!”

















__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

Thursday, 30 July 2015

“Hãy phá đổ bức tường này!”


“Hãy phá đổ bức tường này!”

Võ Thị Hảo
2015-07-29
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg10109836.jpg
Từ trái qua: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rời khỏi lăng cố chủ tịch Hồ Chí Minh hôm 20/10/2014.
AFP photo

Để sống sót

Theo nhiều nhà quan sát thì các phe nhóm cầm quyền Việt Nam vẫn canh chừng nhau, ăn miếng trả miếng. Quyền lực có lúc phân tán giữa phe thân TQ và phe thân Mỹ bởi rất nhiều người cơ hội gió chiều nào che chiều ấy.
Tình hình có biến chuyển gần đây. Theo báo Boxun của TQ và một số nguồn tin “phái thân TQ” đã phải đầu hàng “phái thân Mỹ”. Phái thân Mỹ  hiện đã chiểm được sự ủng hộ của khoảng 80% ủy viên TW và rồi sẽ nắm ưu thế tuyệt đối.
Dưới sức ép đấu tranh trong nước và quốc tế đang dâng lên mạnh mẽ, người thâu tóm được quyền lực sẽ lựa chọn điều gì?
Có thể xẩy ra hai trường hợp: hoặc độc tài hơn và tàn bạo hơn, hoặc sẽ cải cách và đổi mới ở một mức độ tương thích để sống sót. Kinh tế, chính trị và ngoại giao VN sẽ sụp đổ và bế tắc nếu không thay đổi theo những giá trị dân chủ, tự do theo nguyện vọng của người dân.
Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Trung quốc cùng nhiều dấu hiệu cho thấy ngày tàn của đế chế “tư bản đỏ” TQ không xa. Tương tự thời kỳ mà chính Liên xô cũng đã không thể lo nổi phận mình, buộc phải buông các nước trong phe xã hội chủ nghĩa. Cái phao cứu sinh duy nhất của VN hiện nay là nước Mỹ và khối đồng minh.
Hiện trạng này khiến người ta nhớ lại Diễn văn lịch sử  của Tổng thống Hoa kỳ Ronald Reagan ngày 12/6/1987 tại Bức tường Berlin:
“Tổng Bí thư Gorbachev, nếu ông mưu tìm hòa bình, nếu ông mưu tìm thịnh vượng cho Liên xô và Đông Âu,, nếu ông mưu tìm giải phóng, hãy đến đây nơi cổng này.  Ổng Gorbachev, hãy mở cổng này, hãy phá đổ bức tường này!”

Răng và mắt đều “phát triển vượt bậc”

Người Việt Nam ít nhiều đều hoặc là người của  Cộng sản hoặc nạn nhân của Cộng sản. Hành trình gần một thế kỷ trong con đường xã hội chủ nghĩa đã sinh ra những thế hệ thần tượng sự tăm tối, thế hệ ngu trung, thế hệ lầm lạc… Nhưng cho đến nay, trước đỉnh điểm phô bày những khối ung thư của thể chế này, thì ngay cả nhiều đảng viên đã cả đời trung thành với thể chế này cũng thấy rằng không thể chấp nhận nó nữa. Đơn giản chỉ vì họ biết họ đang lênh đênh trên một con thuyền thủng đáy. Tiếng sôi réo chết chìm đã vang động không gian.
Cuộc đấu đã đến một mất một còn. Hiện tượng Phùng Quang Thanh chết hay sống vừa rồi cùng với những che chắn vụng về của nhà cầm quyền cùng ngành tuyên giáo Việt Nam thật ly kỳ như phim trinh thám, khiến cho dân chúng được một phen mãn nhãn.
Đại tướng Phùng Quang Thanh đến hội trường Bộ Quốc phòng tối ngày 27/07/2015
Đại tướng Phùng Quang Thanh đến hội trường Bộ Quốc phòng tối ngày 27/07/2015
Việc ông Phùng trở về, nhưng bỗng có sở thích khác thường như chỉ thích xem văn nghệ, không thích vào lăng viếng “Cha già”. Hình hài của ông sau khi xuất viện từ Pháp quốc có vẻ như là một hình ảnh quảng cáo siêu hiệu quả cho tài năng biến dạng của bệnh viện này. Khán giả tính toán ông  trong ảnh của báo “lề phải” dường như cao hơn cả chục cm chỉ trong hơn một tháng nằm viện. Răng và mắt ông đều phát triển vượt bậc. Đặc biệt lại thêm sở thích kỳ lạ: không chịu về nhà, chỉ ở lại Bộ quốc phòng… Những hình ảnh của ông càng khiến dư luận thêm thắc mắc. Khổ là nhà cầm quyền và “lề phải” dối trá quá nhiều rồi nên ngay cả khi nói thật cũng chẳng ai tin. Tất cả những lùm xùm quanh vụ này tố cáo sự giằng co hai phe nhóm quyền lực.
Ai nắm được đồng thời cả công an và quân đội, người đó sẽ thắng.
Và người thắng ấy, nếu là “phái thân Mỹ”,  sẽ có được vô số thuận lợi, được sự ủng hộ của dân VN trong và ngoài nước, được điều kiện vô tiền khoáng hậu để bảo vệ và tái thiết đất nước dưới sự hỗ trợ toàn diện của Mỹ và các nước đồng minh.

“Phá bỏ bức tường này”

Có thể cải tổ Đảng CS  được không?
Cải tổ tương tự chữa một vết thương. Vết thương chỉ có thể lành khi đó không phải là khối ung thư. Với khối ung thư, không thể cải tổ. Dẫu là dạ dày, cũng phải cắt bỏ để thoát chết.
Đảng cộng sản với thể chế độc tài toàn trị có cải tổ được không?
Rất tiếc là không. Lịch sử đã minh chúng điều đó.
Nguyên Tổng Bí thư Đảng CS Liên xô Mikhain Gorbachev, khi trả lời phỏng vấn về những điều mà ông hối tiếc nhất, đã nói: “Đó là việc tôi nấn ná quá lâu với nỗ lực cải tổ đảng Cộng sản.”
Những người theo cộng sản Việt Nam nên hiểu rằng thay đổi thể chế chính trị sang dân chủ đa nguyên không phải với mục đích là trừng trị, cướp đoạt quyền lợi của họ, như đảng cộng sản đã làm với người dân trong Cải cách ruộng đất và sau này. Mà thay đổi thể chế chính trị là để sống sót, cứu tất cả mọi người và để cứu chính cả những người cộng sản.
Tại các nước khối Đông Âu đã không có tắm máu, thậm chí đời sống của người theo cộng sản trước đây đều được cải thiện vượt bậc theo mức sống chung cả nước. Đó không phải vì lòng tốt của một ai đó, mà chỉ vì trong chính thể chế chính trị dân chủ đa nguyên cùng nền tự do ngôn luận, hệ thống giám sát minh bạch đã tự động bảo vệ quyền lợi của mọi công dân khỏi những phân biệt đối xử và thù địch.
Tổng thống Nga V. Putin, vốn là một trong những con cưng và đồng phạm của chế độ cộng sản Liên Xô, lại là một cựu sĩ quan KGB, hẳn cũng khó tránh khỏi một số tội ác, chí ít là khi phải tuân lệnh cấp trên, đã nhận thức rất rõ về việc không thể để nước Nga quay lại thể chế cộng sản. Ông nói: “Đừng mong cái triều đại cộng sản gian tà ấy có cơ hội sống lại trên đất nước này khi dân tộc Nga còn tồn tại.”

Bàn tay nào?

Cán cân sẽ thay đổi, nếu có một ai đó trong tứ trụ triều đình đủ tài năng và khôn ngoan chớp thời cơ nắm cả ngành công an và quân đội để đưa Việt Nam đi theo con đường phong quang nhất mà Liên xô và các nước Đông Âu đã đi từ những năm 90.
Đó là con đường duy nhất để cứu Việt Nam lúc này. Nếu các phe phái nhận thức rõ tình thế, chịu ngồi lại với nhau theo quyền lợi đất nước thì người Việt Nam sẽ không phải đổ máu. Một cuộc thay đổi từ trên xuống, dưới áp lực của người dân Việt Nam và các lực lượng quốc tế. Tại sao không?
Nhiều người nghi ngờ khả năng này. Và ai mà chẳng phải ngờ, bởi các nhà cầm quyền Việt Nam đều đã gây ra quá nhiều thất vọng,  đã làm mọi biện pháp để tước đoạt những quyền đương nhiên của các công dân và đẩy đất nước vào thảm họa.
Nhưng nếu ta nhìn lại lịch sử, những cuộc thay đổi thể chế từ trên xuống là điều không hiếm.
Mùa xuân năm 1991, Tổng Bí thư Đảng CS Liên xô Gorbachev đã bị mắc kẹt giữa hai khuynh hướng quyền lực khiến ông rất khó xoay chuyển tình hình. Một bên là phe bảo thủ cứ cố lật ngược mọi chính sách cải cách của ông. Bên kia là những người am hiểu thời thế, có lương tâm với đất nước, muốn ông thiết lập một hệ thống chính trị đa đảng và đi theo xu hướng cải cách thị trường. Ông phải lựa chọn.
Và nền dân chủ đã đến từ bàn tay của Mikhain Gorbachop. Đương nhiên đó không phải là bàn tay sạch. Ông vốn là một trong những kẻ thống soái thể chế độc tài cộng sản lớn nhất, gần một thế kỷ dìm nhân loại vào ác mộng.
Nhưng ông đã tỉnh ngộ, đã kịp thời hành động và được nhân loại mãi tri ân trên phương diện là người trực tiếp trả lại quyền dân chủ và tự do cho người dân. Lãnh đạo Liên bang Xô viết chỉ 6 năm nhưng nỗ lực của ông là không thể tính đếm. Ông đã giúp  chấm dứt Chiến tranh lạnh, giải thể Liên bang Xô viết, làm sụp đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa trái tự nhiên, chấm dứt gần một thể kỷ ác mộng của loài người trong chủ nghĩa cộng sản. Từ chỗ là một trong những thủ phạm lái con tàu độc tài cản trở phát triển, ông đã được trao giải Nobel Hòa bình và trở thành một anh hùng thời đại.
Có vô số ví dụ về việc con cưng của một thể chế chính trị - vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm, đã thức tỉnh và đứng lên thay đổi thể chế ấy.
Có thể có nhiều người có khát vọng hơn họ, trong sạch hơn họ, nhưng không hội đủ nguồn lực và tài năng, đủ thủ đoạn chính trị để đốn vào tử huyệt của chính thể hiện thời.
Tại sao Myanmar - chế độ độc tài quân phiệt đã đi theo khuynh hướng tự do dân chủ? Ngoài những nỗ lực của bà Aung San Suu Kyi, ai mà ngờ được rằng Than Shwe, kẻ độc tài có nhiều nợ máu với người dân lại là kiến trúc sư của nền dân chủ hiện tại của Myanmar?
Tổng thống Thein Seinn đương nhiệm chính là người được tiền nhiệm Than Shwe – vị tổng thống được cho là  tàn nhẫn nhất trong các nhà độc tài quân sự của Myanmar lựa chọn. Thein Sein đã có công thúc đẩy cải cách thể chế chính trị này bằng việc thoát Trung và mở cửa, đi với Mỹ và phương Tây, bỏ cấm vận, dưới âm hưởng của cách mạng mùa xuân A rập.
Nền dân chủ  đa nguyên sơ khai của Việt Nam có thể đến qua tay một vài nhân vật nào đó trong đám cầm quyền độc tài hiện tại, khi họ tận dụng được sự đấu tranh của người dân, áp lực quốc tế và thời cơ,  là điều hoàn toàn tin được.
Tốt nhất là có một Thánh Gióng. Nhưng Gióng là huyền thoại và chỉ biết đánh giặc rồi bay về trời.
Vậy thì cần những ai đó trong đám nhân quần, với những ưu nhược và vị thế sẵn có, dám sám hối và dâng tặng phần cuối cuộc đời mình cho dân nước Việt Nam, trước hết là cũng để cứu chính họ.
Sao không là một vài người nào đó trong Tứ trụ “Sang Trọng Hùng Dũng?”
Hoặc, sao không là Nguyễn Tấn Dũng?
Các vị này đã kịp hưởng thụ quá nhiều tiền rừng bạc bể mặn mồ hôi và máu của dân Việt. Họ chỉ còn thiếu việc biết sám hối bằng hành động “để có danh gì với núi song.”
Võ Thị Hảo


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa bin

Trường huấn luyện biệt kích thiếu nhi tại Việt Nam?

 
Xây phi trường ,cao tốc bạc tỷ mà không làm nổi cây cầu qua con suối cho học sinh nghèo?
Các em học sinh  nầy không phải là con cháu chú Hồ???
On Wednesday, July 29, 2015 7:14 AM, Giang Duc Nguyen <> wrote:



From: V Td
Date: 2015-07-28 17:52 GMT-04:00
Subject: Trường huấn luyện biệt kích thiếu nhi tại Việt Nam?
To:

Trường huấn luyện biệt kích thiếu nhi tại Việt Nam?
image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image
image



__._,_.___

Posted by: Khai Vo 

Thursday, 23 July 2015

"CỘNG SẢN CHƠI TRÒ DƠ BẪN, THỐI THA"

 
 Lá thư linh mục Phan văn Lợi:

"CỘNG SẢN CHƠI TRÒ DƠ BẪN, THỐI THA"
       

From: 'Duy Nguyen' via VN-SHARE-NEWS <
Sent: Wednesday, July 22, 2015 3:26 AM
Subject: Lá thư linh mục Phan văn Lợi: CỘNG SẢN CHƠI TRÒ DƠ BẪN, THỐI THA.

Kính thưa Bà con

Tối hôm qua (21-07-2015), nhiều kẻ lạ mặt và bịt mặt đã ném 6 bịch đồ hôi thối vào nhà của tôi (giữa sân và trên gác) ở 16/46 Trần Phú, thành phố Huế (3 bịch lúc 9g và 3 bịch khác lúc 11g). Mùi tanh tưởi bốc lên nồng nặc. Sáng nay, chùi rửa sạch sẽ xong, vẫn còn vương mùi. Ngoài ra chúng còn ném đá lên mái nhà. (Xin xem hình).

Gia đình tôi không có thù oán với ai, ngoại trừ tôi đã gây căm ghét nơi nhà cầm quyền Việt cộng về những gì tôi đã nói và làm để bênh vực công lý và sự thật, cũng như cổ vũ dân chủ và tự do từ bao năm nay. Bà con có thể từ đó đoán ra ai là thủ phạm.

Vậy là sau cái trò cho công an canh gác quanh nhà tôi (hầu như mỗi ngày) kể từ năm 2001, gởi thư nặc danh (hoặc ký tên giả) đến nhiều linh mục và nhiều hội đồng giáo xứ thuộc Tổng giáo phận Huế để bịa chuyện vu khống tôi (vài tháng một lá thư, kể từ nhiều năm nay), nay lại thêm trò ném chất bẩn vào nhà (y như cụ Hoàng Minh Chính, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, cô Trần Thị Nga... từng bị).

Phải chăng đây là để thể hiện lời Nguyễn Phú Trọng mới tuyên bố tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và những vấn đề Quốc tế của Hoa Kỳ (CSIS) chiều 8/7/2015:
"Tôi khẳng định Việt Nam hết sức coi trọng vấn đề quyền con người... Chúng tôi đang nỗ lực không mệt mỏi để xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.... Bảo đảm và cải thiện quyền của công dân là ưu tiên cơ bản và chiến lược của chúng tôi... Người dân VN chưa bao giờ được sống trong bầu không khí dân chủ như hiện nay".

Kính báo cho Bà con xa gần hiệp thông.

Xin cảm ơn,
Lm P.Phan Văn Lợi.


__._,_.___

Posted by: <vneagle_1


Wednesday, 22 July 2015

Vụ xe ủi cán người biểu tình: Giới trẻ phản ứng


Vụ xe ủi cán người biểu tình: Giới trẻ phản ứng

 Trà Mi-VOA

 
Nạn nhân nằm dưới bánh của máy xúc trong đoạn video clip gây xôn xao dư luận.

Chính quyền tỉnh Hải Dương phủ nhận chuyện một nông dân biểu tình bị xe ủi cán qua người khi tham gia phản đối vụ cưỡng chế đất cho dự án khu công nghiệp Lương Điền-Cẩm Điền ở huyện Cẩm Giàng hôm 10/7 do giá đền bù không thỏa đáng.
Video do nhân chứng tại hiện trường quay phổ biến rộng rãi trên các trang mạng xã hội cho thấy khi nửa phần thân thể của bà Lê Thị Châm, 54 tuổi, đã nằm lọt dưới bánh xích của máy xúc, tài xế vẫn chưa cho xe lùi lại trước sự la ó, cầu cứu của đoàn người biểu tình.
Trước những phẫn nộ và tranh cãi trong công luận, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương hôm 11/7 gửi báo cáo chính thức lên trung ương khẳng định “không có xảy ra việc xe ủi đất đè lên người”, mà do bà Châm “bị ngã có chạm vào xe ủi”.
Kết luận này có thuyết phục hay không và phản hồi của những người trẻ quan tâm đến bi kịch mới nhất trong chính sách đất đai tại Việt Nam như thế nào? Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay mời quý vị cùng gặp gỡ với ba thanh niên từ Hưng Yên, Hà Nội, và Sài Gòn: anh Sang, người ở gần địa phương có đến tận nơi tìm hiểu vụ việc, chị Thảo vừa vào viện thăm nạn nhân Lê Thị Châm, và anh Duy theo dõi sự việc đa chiều qua báo chí chính thống và các trang mạng truyền thông xã hội.
Trà Mi: Các bạn ở đây đã xem qua đoạn video đó chưa? Các bạn thấy thế nào?
Sang: Mình có coi video đó và hôm nay mình có đi ngang qua khu đó. Trước hết, mình thấy đó là video thật vì đưa lên cùng lúc đấy luôn chứ không phải đợi một thời gian sau mà nói là có thời gian để cắt ghép được. Chiều nay, mình có tới đó, cách chỗ mình mấy chục cây số.
Trà Mi: Hai tháng ròng trước ngày 10/7 khi vụ việc xảy ra, bà con địa phương hằng ngày ra đó giữ đất. Sau vụ này, hiện giờ khu vực đó ra sao? Bà con có còn ra đó và công việc thi công họ có vẫn xúc tiến?
Sang: Tôi qua đó không thấy người nào, chỉ còn máy xúc, cờ quạt, và các băng-rôn. Công trình chưa thấy thi công, có một băng-rôn ghi là “Đất chưa đền bù, xin đừng thi công”. Còn lại thấy cờ cắm ở đó nhiều lắm.
Trà Mi: Anh có hỏi chuyện ai ở đó không?
Sang: Không mình chỉ đi qua thôi.
Trà Mi: Chị Thảo theo dõi vụ này, chị thấy đoạn video đó thế nào?
Thảo: Video đó đương nhiên là thật rồi. Rất phẫn nộ trước việc họ làm. Ngay hôm nay tôi cùng một số anh em có vào viện thăm bà Châm. Sức khỏe bà cũng ổn đi rồi. Ngay hôm đầu tiên, khi sự việc đang nóng, chính quyền họ cho côn đồ giả dạng lãng vãng trong đó. Hôm nay chúng tôi vào không còn bị ngăn cản nữa. Hôm đầu không thể tiếp cận bà Châm được. Hôm nay mới bắt đầu vào thăm được. Bà ấy rất yếu, con mắt phải có khả năng không nhìn thấy được. Bây giờ không còn nhìn thấy tròng đen nữa. Rất đáng thương. Họ sẽ tìm cách dập vụ này cho chìm xuồng.
Trà Mi: So với hình ảnh chụp cảnh bà bị xe ủi cán với thương tích chị nhìn thấy tận mắt, chị thấy thế nào?
Thảo: Bà hôm nay đã qua cơn nguy kịch rồi. Máy xúc rõ ràng đè qua người bà nhưng rõ ràng vào chỗ đất xốp nên đất cát cản bớt, giảm tối đa thương tật. Chứ nếu vào chỗ đất bằng thì người đã bẹp dí. Chính quyền họ trắng trợn chối, bảo là clip giả. Ngay cả người lái xe ủi đó nó bỏ chạy, bà con túm được có ảnh đàng hoàng. Họ không thể nói không có chuyện đó được. Lúc bà con xô đẩy nhau, có thể bà bị ngã xuống. Khi bà con kêu la, nó vẫn cố tình chèn. Đến khi người ta nói có người chết nó mới lùi lại. Khi nó nhảy xuống xe, bà con túm được. Chính chúng tôi vào viện thăm bà để tìm hiểu, chứ không phải nghe ai nói cả. Mặt mũi bà giờ sưng tấy hết, mắt bị nặng, giờ còn đang nẹp phần bụng với phần sườn. Bà khóc tủi thân, vì giờ trên báo đài nhà nước bảo là video cắt ghép.
Duy: Tôi đã xem qua video lan truyền trên mạng. Không chỉ tôi mà ai xem qua cũng bị sốc. Đó là một clip quay thô sơ, hình ảnh không rõ nét nhưng đủ để thấy cảnh một phụ nữ bị xe ủi cán qua người. Sau khi xem video, tôi lên các trang báo tìm hiểu xem chính quyền địa phương nói thế nào. Ngay cả ông Trung tá Nguyễn Văn Hiển, phó trưởng công an huyện Cẩm Giàng phát biểu rất bất nhất. Ngay lúc đầu ông khẳng định xe không cán qua dân dù chưa mở điều tra.
Trà Mi: Tranh cãi nảy sinh không chỉ ở chuyện xe thi hành công vụ có cán dân hay không mà cả ở vấn đề thông tin giữa lề phải và lề trái, và vấn đề giải tỏa đất đai. Trước khi nói về vấn đề nóng: cưỡng chế, thu hồi đất, hãy bàn về vấn đề thông tin. Các bạn phản hồi thế nào trước những thông tin từ các trang mạng xã hội, lề dân, và thông tin từ báo chí nhà nước, lề đảng, qua vụ việc ở Hải Dương?
Sang: Báo chí lề đảng mình ít đọc lắm vì thông tin không chính xác, chỉ theo định hướng thôi.
Thảo: Mấy trăm tờ báo chỉ từ một Ban Tuyên giáo mà ra, thông tin chắc chắn là không trung thực, toàn có lợi cho tuyên truyền nhà nước thôi, bao giờ họ chả lấp liếm, bao che sự thật. Đất đai là vấn đề vô cùng bức xúc với dân.
Duy: Trong bối cảnh toàn bộ báo chí Việt Nam đều do chính quyền kiểm soát. Họ không đưa những gì bất lợi cho chính quyền cho nên sự công tâm của họ khi đưa tin là không có.
Trà Mi: Từ sự việc ở Hải Dương, vấn đề nóng của xã hội Việt Nam lại khơi dậy bức xúc công luận: chính sách trưng thu đất đai đã dẫn tới những vụ việc đáng tiếc, nếu không muốn nói là đau lòng. Người trẻ có quan tâm và quan sát thời sự xã hội, các bạn ghi nhận và phản hồi thế nào về vấn đề này?
Sang: Quan trọng nhất là vấn đề luật pháp về đất đai, về quyền tư hữu. Người dân không có quyền sở hữu mảnh đất của mình. Bất cập từ đó mà ra, đất đai mà chỉ được quyền sử dụng mà không được quyền sở hữu thì nhà nước muốn lấy lúc nào thì lấy. Doanh nghiệp muốn mảnh đất nào chỉ tác động lên chính quyền thì sẽ thu hồi được với giá chẳng nghĩa lý gì. Người dân có đồng ý bồi thường thì vẫn bị thiệt thòi như thường.
Trà Mi: Việt Nam từ nước nông nghiệp tiến lên công nghiệp tất phải cần xây dựng, quy hoạch để phát triển. Vướng phải những sự phản đối thế này làm thế nào để có thể tiến hành công tác đó?
Sang: Bây giờ doanh nghiệp muốn đất thì bàn trực tiếp với dân, tôi có dự án, anh có đất thì phần trăm cổ phần ra, đồng ý thì làm. Người dân thấy chỗ nào có lợi họ sẽ hợp tác, thị trường mà.
Thảo: Nhà nước bảo đất đai của toàn dân nhưng nhà nước quản lý. Cái đó rất vô lý. Đất tôi mua, đổ mồ hôi lao động, đóng thuế đàng hoàng mà tới hồi họ cần họ muốn lấy là lấy. Không được thì họ cưỡng chế, dùng sức mạnh đàn áp thôi. Đất của người ta chứ có ai cấp cho đâu mà muốn lấy là lấy. Nhà nước đứng giữa ăn chặn, trưng thu đất của dân giá rẻ bán lại cho doanh nghiệp giá cao đút túi. Còn dân mất cửa mất nhà không biết kêu ai. Càng ngày càng nhiều dân oan khắp các tỉnh vùng miền đổ dồn lên Hà Nội khiếu kiện đất đai. Đó là vấn đề khó khăn nhất của cái nhà nước này. Trên bất chính hạ tắc loạn. Dân họ phải phản kháng thôi.
Duy: Theo thống kê của chính phủ, đa số các vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai. Nguồn gốc là do quyền sở hữu đất đai không rõ ràng. Đất thuộc sở hữu toàn dân. Toàn dân là tất cả mà cũng không là ai hết, cho nên sự nhập nhằng trong đất đai dẫn tới tình trạng khiếu kiện ngày càng nhiều. Quyết định giá đền bù theo cơ chế thị trường và công khai minh bạch tiến trình và giá cả trưng thu đất dựa trên quyết định của người dân thì mới tránh được những khiếu kiện.
Trà Mi: Để nguyện vọng đó sớm đạt thành, người trẻ có thể góp phần thế nào không?
Thảo: Vấn đề đất đai tại Việt Nam là vô cùng phức tạp. Bây giờ có kêu gào thì chính thể độc tài này họ cũng không bao giờ lay chuyển. Mình phải có sức mạnh truyền thông và chính các nạn nhân phải lên tiếng.
Duy: Ở Việt Nam giờ có Hội Dân oan về đất đai. Tôi nghĩ đây cũng là một trong những tiếng nói cổ vũ cho sự tham gia của xã hội dân sự. Những sự cố đáng tiếc như chuyện của bà Châm sẽ làm công luận quan tâm hơn đến vấn đề đất đai. Từ đó họ tìm hiểu, hiểu biết được nhiều chuyện hơn, và sẽ lên tiếng để đòi thay đổi.
Trà Mi: Cảm ơn các bạn rất nhiều đã dành thời gian tham gia chương trình.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Chặt cây HN: Kiểm điểm phó chủ tịch TP

 

http://thucphamantam.com.vn/wp-content/uploads/2015/06/%C4%91%E1%BB%95-l%E1%BB%97i.jpg

Chặt cây HN: Kiểm điểm phó chủ tịch TP

  • 21 tháng 7 2015

Đông đảo người dân đã tuần hành vì cây xanh hôm 22/3 ở Hà Nội

Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng “đã nghiêm túc kiểm điểm và nhận trách nhiệm cá nhân” về thiếu sót trong dự án cải tạo, thay thế cây xanh.
UBND TP. Hà Nội cũng đề nghị kiểm điểm đối với nguyên phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Khôi.
Đây là một phần thông báo của UBND thành phố Hà Nội hôm 21/7 về xử lý trách nhiệm trong vụ việc gây xôn xao dư luận.
Thông báo nói UBND TP yêu cầu phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Hùng “nghiêm khắc kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc”.
UBND TP phê bình tập thể Ban giám đốc Sở Xây dựng, trong đó có ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở.
Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Hoàng Nam Sơn bị cảnh cáo, không giao phụ trách lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị.
UBND TP yêu cầu Giám đốc Sở Xây dựng xem xét giáng chức ông Trần Trọng Hiếu, Trưởng phòng Quản lý hạ tầng kỹ thuật môi trường và công trình ngầm (Sở Xây dựng).
Ông Trịnh Văn Lý, Phó trưởng phòng Quản lý hạ tầng kỹ thuật môi trường và công trình ngầm (Sở Xây dựng) cũng bị đề nghị giáng chức.
UBND TP yêu cầu Giám đốc Sở Xây dựng xem xét cách chức ông Trần Ngọc Hùng, trưởng phòng Kỹ thuật giám sát cây xanh, Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Ông Lê Trung Ngọc, nhân viên Phòng Quản lý hạ tầng kỹ thuật môi trường và công trình ngầm, bị yêu cầu cho thôi việc.
Một vài người nữa nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo, khiển trách.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Tuesday, 21 July 2015

Đại biểu Quốc hội chuyên nghiệp, trình độ cao, thì cần chi đông và cần chi phải họp nhiều mới cho ra sản phẩm chất lượng cao?

 
  
(Bạn đọc) - Đại biểu Quốc hội chuyên nghiệp, trình độ cao, thì cần chi đông và cần chi phải họp nhiều mới cho ra sản phẩm chất lượng cao?

Trong khi Quốc hội đang thảo luận về Dự án Luật Bầu cử, các Bác thản nhiên ngủ gật

Trong khi Quốc hội đang thảo luận về Dự án Luật Bầu cử, các Bác thản nhiên ngủ gật
“Đối với cơ quan dân cử, chúng tôi có vài đề xuất cụ thể. Đề xuất thứ nhất là chuyên nghiệp hoá hoạt động của Quốc hội. Muốn vậy, đại biểu Quốc hội phải hoạt động toàn thời gian, coi đại biểu là một nghề chứ không nên kiêm nhiệm quá nhiều vai như hiện nay. Số đại biểu quốc hội cũng không nên quá đông, lên đến 500 người như hiện nay mà chỉ cần 200-300 người là đủ. 

Cả nước chia thành 2-300 đơn vị bầu cử, mỗi đơn vị chọn lấy một người. Người này phải có văn phòng ở đơn vị bầu cử, có nhân viên phục vụ và có văn phòng ở trung ương. Bằng cách đó, chúng ta học hỏi dần các thể chế dân cử nước ngoài. Dân biểu được bầu có chân rết ở đơn vị cử tri, có văn phòng và bộ máy giúp việc để giúp họ có thông tin, có kiến thức để tham gia thảo luận hiệu quả hơn”. PGS.TS Phạm Duy Nghĩa đã trao đổi như vậy trên Vietnamnet khi bàn về nội dung cải cách thể chế.
(Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp)
“Nghị sĩ chuyên nghiệp” đã được bàn đến từ lâu nhưng cho đến nay vẫn chưa thực hiện. Đại biểu Quốc hội của Việt Nam hiện nay đa số kiêm nhiệm, phần lớn là quan chức của các bộ, ngành, cơ quan đảng và chính quyền của các địa phương. Họ là “ông nghị” nhưng không chuyên, cho nên chất lượng không thể cao. Chất lượng không cao có thể do trình độ hạn chế, nhưng rõ ràng nhất là do họ có quá nhiều việc phải lo nên không tập trung.

Có nhiều cuộc họp, đại biểu Quốc hội vắng đến 25%, đến nỗi Quốc hội phải lên tiếng báo động, đưa ra giải pháp hạn chế vắng mặt như điểm danh. Điều này phản ánh đúng thực tế về sự không chuyên, đại biểu là cán bộ to của nhiều cơ quan, nên phải tranh thủ bỏ họp về giải quyết sự vụ. Về tình trạng này, có lần Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc lên tiếng: “Đại biểu Quốc hội chỉ có 25% chuyên trách, còn lại là kiêm nhiệm, thời gian kỳ họp này kéo dài hơn một tháng nên việc bố trí dự họp đầy đủ tất cả các phiên là sự cố gắng hết sức, mong cử tri thông cảm”. Tất nhiên cử tri dù không muốn thông cảm cũng phải cảm thông, nhưng điều quan trọng chính là chất lượng của kỳ họp Quốc hội sẽ bị ảnh hưởng.
Thế sao các Bác vẫn thản nhiên chơi điện tử thế kia?"
Thế sao các Bác vẫn thản nhiên chơi điện tử thế kia?”
Số lượng đại biểu Quốc hội cũng cần giảm một nửa, đề xuất này rất đáng nghiên cứu, áp dụng. Tại sao phải đông, trong lúc cái cần là tinh túy. Nhiều người xuân thu nhị kỳ đi họp Quốc hội nhưng có làm được gì có thực chất không, điều này có lẽ chính mỗi đại biểu hiểu rõ nhất về mình. Thậm chí, có người phát biểu những câu “hồn nhiên”, bộc lộ hạn chế về kiến thức, cử tri rất thất vọng về những đại biểu này.

Vậy thì đông làm gì cho tốn kém tiền bạc của nhà nước, của nhân dân. Mỗi ngày họp Quốc hội, chi phí ít nhất cũng cả tỉ đồng. Nếu giảm số lượng xuống còn 200 người, đồng thời giảm thời gian họp, thì sẽ tiết kiệm được rất lớn.
Đại biểu Quốc hội chuyên nghiệp, trình độ cao, thì cần chi đông và cần chi phải họp nhiều mới cho ra sản phẩm chất lượng cao?
Lê Chân Nhân (Dan Tri)
__._,_.___


Posted by: truc nguyen <


Thái-Dương Thành, JUL-17-15

Quý nhân TVT (CA) kính,
- Nhiều tiền thì nhiều chó săn là cái chắc quý nhân ạ !
- Song song, buồn là phe ta “chia rẽ” (vì cá-nhân) hơn là “Đoàn kết” (tạo cộng-đồng).
- Kính chúc quý nhân một cuối tuần như ý.

NHÂN-TÀI BƯNG BÔ
(Bàn trong nội-dung “Bưng Bô”)

Bưng bô Cộng-Sản lắm nhân-tài.
Còn phía Quốc-Gia chẳng thấy ai.
Rõ-rệt vong nòi rồi mốt nọ.
Mập-mờ mất nước sẽ nay mai.
Anh-hùng trước súng run dông lẹ.
Chí-sĩ bên tù xụm lạy dài.
Chưa kể tham danh hay hám bạc,
Hùa tà trắng-trợn vẫn vênh mày.

TDT, JUL-17-15
Ngô-Phủ

Ước chi :
Nhất trí toàn dân trừ Việt-cộng,
Đồng tâm cả nước đập Tàu-phù.

Ngô-Phủ

Featured post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-18/11/2024

My Blog List