Vụ xe ủi cán người biểu tình:
Giới trẻ phản ứng
Trà Mi-VOA
Nạn nhân nằm dưới bánh của máy xúc trong đoạn video clip gây xôn
xao dư luận.
Chính quyền tỉnh Hải Dương phủ nhận chuyện một nông dân biểu tình bị xe ủi cán qua người khi tham gia phản đối vụ cưỡng chế đất cho dự án khu công nghiệp Lương Điền-Cẩm Điền ở huyện Cẩm Giàng hôm 10/7 do giá đền bù không thỏa đáng.
Video do nhân chứng tại hiện trường quay phổ biến rộng rãi trên
các trang mạng xã hội cho thấy khi nửa phần thân thể của bà Lê Thị Châm, 54 tuổi,
đã nằm lọt dưới bánh xích của máy xúc, tài xế vẫn chưa cho xe lùi lại trước sự
la ó, cầu cứu của đoàn người biểu tình.
Trước những phẫn nộ và tranh cãi trong công luận, Ủy ban Nhân dân tỉnh
Hải Dương hôm 11/7 gửi báo cáo chính thức lên trung ương khẳng định “không có
xảy ra việc xe ủi đất đè lên người”, mà do bà Châm “bị ngã có chạm vào xe ủi”.
Kết luận này có thuyết phục hay không và phản hồi của những người
trẻ quan tâm đến bi kịch mới nhất trong chính sách đất đai tại Việt Nam như thế
nào? Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay mời quý vị cùng gặp gỡ với ba thanh niên từ
Hưng Yên, Hà Nội, và Sài Gòn: anh Sang, người ở gần địa phương có đến tận nơi
tìm hiểu vụ việc, chị Thảo vừa vào viện thăm nạn nhân Lê Thị Châm, và anh Duy
theo dõi sự việc đa chiều qua báo chí chính thống và các trang mạng truyền
thông xã hội.
Trà Mi: Các bạn ở đây đã xem qua đoạn video đó chưa? Các bạn thấy thế
nào?
Sang:
Mình có coi video đó và hôm nay mình có đi ngang qua khu đó. Trước hết, mình
thấy đó là video thật vì đưa lên cùng lúc đấy luôn chứ không phải đợi một thời
gian sau mà nói là có thời gian để cắt ghép được. Chiều nay, mình có tới đó,
cách chỗ mình mấy chục cây số.
Trà Mi: Hai tháng ròng trước ngày 10/7 khi vụ việc xảy ra, bà con địa
phương hằng ngày ra đó giữ đất. Sau vụ này, hiện giờ khu vực đó ra sao? Bà con
có còn ra đó và công việc thi công họ có vẫn xúc tiến?
Sang: Tôi
qua đó không thấy người nào, chỉ còn máy xúc, cờ quạt, và các băng-rôn. Công
trình chưa thấy thi công, có một băng-rôn ghi là “Đất chưa đền bù, xin đừng thi
công”. Còn lại thấy cờ cắm ở đó nhiều lắm.
Trà Mi: Anh có hỏi chuyện ai ở đó không?
Sang: Không
mình chỉ đi qua thôi.
Trà Mi: Chị Thảo theo dõi vụ này, chị thấy đoạn video đó thế nào?
Thảo: Video
đó đương nhiên là thật rồi. Rất phẫn nộ trước việc họ làm. Ngay hôm nay tôi
cùng một số anh em có vào viện thăm bà Châm. Sức khỏe bà cũng ổn đi rồi. Ngay
hôm đầu tiên, khi sự việc đang nóng, chính quyền họ cho côn đồ giả dạng lãng
vãng trong đó. Hôm nay chúng tôi vào không còn bị ngăn cản nữa. Hôm đầu không
thể tiếp cận bà Châm được. Hôm nay mới bắt đầu vào thăm được. Bà ấy rất yếu,
con mắt phải có khả năng không nhìn thấy được. Bây giờ không còn nhìn thấy
tròng đen nữa. Rất đáng thương. Họ sẽ tìm cách dập vụ này cho chìm xuồng.
Trà Mi: So với hình ảnh chụp cảnh bà bị xe ủi cán với thương tích chị
nhìn thấy tận mắt, chị thấy thế nào?
Thảo: Bà
hôm nay đã qua cơn nguy kịch rồi. Máy xúc rõ ràng đè qua người bà nhưng rõ ràng
vào chỗ đất xốp nên đất cát cản bớt, giảm tối đa thương tật. Chứ nếu vào chỗ
đất bằng thì người đã bẹp dí. Chính quyền họ trắng trợn chối, bảo là clip giả.
Ngay cả người lái xe ủi đó nó bỏ chạy, bà con túm được có ảnh đàng hoàng. Họ
không thể nói không có chuyện đó được. Lúc bà con xô đẩy nhau, có thể bà bị ngã
xuống. Khi bà con kêu la, nó vẫn cố tình chèn. Đến khi người ta nói có người
chết nó mới lùi lại. Khi nó nhảy xuống xe, bà con túm được. Chính chúng tôi vào
viện thăm bà để tìm hiểu, chứ không phải nghe ai nói cả. Mặt mũi bà giờ sưng
tấy hết, mắt bị nặng, giờ còn đang nẹp phần bụng với phần sườn. Bà khóc tủi
thân, vì giờ trên báo đài nhà nước bảo là video cắt ghép.
Duy: Tôi
đã xem qua video lan truyền trên mạng. Không chỉ tôi mà ai xem qua cũng bị sốc.
Đó là một clip quay thô sơ, hình ảnh không rõ nét nhưng đủ để thấy cảnh một phụ
nữ bị xe ủi cán qua người. Sau khi xem video, tôi lên các trang báo tìm hiểu
xem chính quyền địa phương nói thế nào. Ngay cả ông Trung tá Nguyễn Văn Hiển,
phó trưởng công an huyện Cẩm Giàng phát biểu rất bất nhất. Ngay lúc đầu ông khẳng
định xe không cán qua dân dù chưa mở điều tra.
Trà Mi: Tranh cãi nảy sinh không chỉ ở chuyện xe thi
hành công vụ có cán dân hay không mà cả ở vấn đề thông tin giữa lề phải và lề
trái, và vấn đề giải tỏa đất đai. Trước khi nói về vấn đề nóng: cưỡng chế, thu
hồi đất, hãy bàn về vấn đề thông tin. Các bạn phản hồi thế nào trước những
thông tin từ các trang mạng xã hội, lề dân, và thông tin từ báo chí nhà nước,
lề đảng, qua vụ việc ở Hải Dương?
Sang: Báo
chí lề đảng mình ít đọc lắm vì thông tin không chính xác, chỉ theo định hướng
thôi.
Thảo: Mấy
trăm tờ báo chỉ từ một Ban Tuyên giáo mà ra, thông tin chắc chắn là không trung
thực, toàn có lợi cho tuyên truyền nhà nước thôi, bao giờ họ chả lấp liếm, bao
che sự thật. Đất đai là vấn đề vô cùng bức xúc với dân.
Duy: Trong
bối cảnh toàn bộ báo chí Việt Nam đều do chính quyền kiểm soát. Họ không đưa
những gì bất lợi cho chính quyền cho nên sự công tâm của họ khi đưa tin là
không có.
Trà Mi: Từ sự việc ở Hải Dương, vấn đề nóng của xã hội
Việt Nam lại khơi dậy bức xúc công luận: chính sách trưng thu đất đai đã dẫn
tới những vụ việc đáng tiếc, nếu không muốn nói là đau lòng. Người trẻ có quan
tâm và quan sát thời sự xã hội, các bạn ghi nhận và phản hồi thế nào về vấn đề
này?
Sang: Quan
trọng nhất là vấn đề luật pháp về đất đai, về quyền tư hữu. Người dân không có
quyền sở hữu mảnh đất của mình. Bất cập từ đó mà ra, đất đai mà chỉ được quyền
sử dụng mà không được quyền sở hữu thì nhà nước muốn lấy lúc nào thì lấy. Doanh
nghiệp muốn mảnh đất nào chỉ tác động lên chính quyền thì sẽ thu hồi được với
giá chẳng nghĩa lý gì. Người dân có đồng ý bồi thường thì vẫn bị thiệt thòi như
thường.
Trà Mi: Việt Nam từ nước nông nghiệp tiến lên công
nghiệp tất phải cần xây dựng, quy hoạch để phát triển. Vướng phải những sự phản
đối thế này làm thế nào để có thể tiến hành công tác đó?
Sang: Bây
giờ doanh nghiệp muốn đất thì bàn trực tiếp với dân, tôi có dự án, anh có đất
thì phần trăm cổ phần ra, đồng ý thì làm. Người dân thấy chỗ nào có lợi họ sẽ
hợp tác, thị trường mà.
Thảo: Nhà
nước bảo đất đai của toàn dân nhưng nhà nước quản lý. Cái đó rất vô lý. Đất tôi
mua, đổ mồ hôi lao động, đóng thuế đàng hoàng mà tới hồi họ cần họ muốn lấy là
lấy. Không được thì họ cưỡng chế, dùng sức mạnh đàn áp thôi. Đất của người ta
chứ có ai cấp cho đâu mà muốn lấy là lấy. Nhà nước đứng giữa ăn chặn, trưng thu
đất của dân giá rẻ bán lại cho doanh nghiệp giá cao đút túi. Còn dân mất cửa
mất nhà không biết kêu ai. Càng ngày càng nhiều dân oan khắp các tỉnh vùng miền
đổ dồn lên Hà Nội khiếu kiện đất đai. Đó là vấn đề khó khăn nhất của cái nhà
nước này. Trên bất chính hạ tắc loạn. Dân họ phải phản kháng thôi.
Duy: Theo
thống kê của chính phủ, đa số các vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai. Nguồn
gốc là do quyền sở hữu đất đai không rõ ràng. Đất thuộc sở hữu toàn dân. Toàn
dân là tất cả mà cũng không là ai hết, cho nên sự nhập nhằng trong đất đai dẫn
tới tình trạng khiếu kiện ngày càng nhiều. Quyết định giá đền bù theo cơ chế
thị trường và công khai minh bạch tiến trình và giá cả trưng thu đất dựa trên
quyết định của người dân thì mới tránh được những khiếu kiện.
Trà Mi: Để nguyện vọng đó sớm đạt thành, người trẻ có thể góp phần thế nào
không?
Thảo: Vấn
đề đất đai tại Việt Nam là vô cùng phức tạp. Bây giờ có kêu gào thì chính thể
độc tài này họ cũng không bao giờ lay chuyển. Mình phải có sức mạnh truyền
thông và chính các nạn nhân phải lên tiếng.
Duy: Ở
Việt Nam giờ có Hội Dân oan về đất đai. Tôi nghĩ đây cũng là một trong những
tiếng nói cổ vũ cho sự tham gia của xã hội dân sự. Những sự cố đáng tiếc như
chuyện của bà Châm sẽ làm công luận quan tâm hơn đến vấn đề đất đai. Từ đó họ
tìm hiểu, hiểu biết được nhiều chuyện hơn, và sẽ lên tiếng để đòi thay đổi.
Trà Mi: Cảm ơn các bạn rất nhiều đã dành thời gian tham gia chương trình.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment