Việt Nam hôm nay

https://lh4.googleusercontent.com/jwHXKk9yK83mb2U0iyp-OSXs7OZgoEcJKB4V-xqOO7STOu0djuO_hHd_dM8GkXjIamwCDoDrZRAdRPT5gaYIUOXwHgEk7mRpK7R7aGCo-eeVOtK72Nk

Friday, 18 September 2015

Cả họ làm lãnh đạo huyện: Con kính thưa bố...





Cả họ làm lãnh đạo huyện: Con kính thưa bố...

- Đọc câu chuyện cả họ tham bộ máy lãnh đạo huyện ở Mỹ Đức (Hà Nội), độc giả VietNamNet gần như đồng thanh "ở địa phương tôi cũng thế"!


Độc giả Nguyễn Văn Học nhận định việc này phổ biến không riêng gì ở Hà Nội mà ở khắp nơi, nhất là các cơ quan nhà nước: "Chủ yếu là con em trong nhà lãnh đạo, cứ thanh tra thử các cơ quan công quyền thì rõ".
"Không chỉ ở các cơ quan quản lý nhà nước, các tổng công ty cũng thế thôi!", là phản hồi của độc giả Nguyen Thanh Binh. Độc giả Anh Phúc ví von tình trạng này là "đồng chí con kính thưa đồng chí bố trong cùng một cơ quan".

Độc giả Anh Tien thấy công tác cán bộ đang "báo động", còn độc giả Anh Quang chỉ ra thực tế đang hiện hữu khắp nơi này khiến những người học hành giỏi giang về "chỉ biết đứng nhìn vào cơ quan chính quyền mà khóc" vì ở đó không trọng dụng người có năng lực. "Họ cần người họ hàng, thân thích để 'dễ bảo' hơn", độc giả này viết. 
Hậu quả của việc này, như độc giả  Duy Ki Ban chỉ ra là "quê cứ nghèo mãi", và "bao giờ VN có dân chủ và công bằng như các khẩu hiệu", theo độc giả Trần Cung. Đối với độc giả DTuan thì đây là nguyên nhân khiến "việc đấu tranh, phê bình, chống quan liêu, tham nhũng của Đảng và nhà nước chẳng đạt được nhiều kết quả".
Độc giả Chung Nhận cho rằng "đây là chứng minh cho việc đúng quy trình lạm quyền mà Đảng không kiểm soát được, những người có trách nhiệm cứ cố níu giữ cơ chế để hưởng lợi". "Nhưng nhân dân được gì, đảng viên được gì. Đại hội Đảng lần thứ 12 có bàn khắc phục việc này không?", độc giả đặt câu hỏi.
Chia sẻ băn khoăn này, độc giả Trần Văn Hoàng phản hồi: "Không biết trong dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc có đề cập đến chuyện này không? Nếu không loại bỏ được 'chế độ hậu duệ" này thì đừng hy vọng sự công bằng, dân chủ...".

Có năng lực thì không sợ
Tuy nhiên, cũng có người đặt vấn đề từ góc nhìn khác. Độc giả Hùng Dũng viết: "Có năng lực trình độ và công tâm thì không sợ, việc ấy trên thế giới các nước tiên tiến cũng làm, như ở Mỹ, Nhật... Bố làm thủ tướng, tổng thống, con sau này cũng làm tổng thống, thủ tướng".
"Nhưng ở họ công khai, minh bạch nên không vấn đề gì", độc giả trao đổi thêm.
Độc giả Trần Ngũ có ý kiến tương đồng khi đề nghị "thôi thì họ mạc cũng được nhưng nên thanh kiểm tra nghiêm túc xem các vị này có thực sự đủ tiêu chẩn không?"

Độc giả Hoang Van Tien thậm chí chỉ ra "luật chơi": Nếu họ làm tốt công việc thì không sao. Nếu làm sai thì cả họ rủ nhau đi tù.
Do đó, giải pháp vẫn nằm ở việc thực hiện các quy định của pháp luật. Độc giả Hung phân tích: "Đây là lỗ hổng rất lớn trong luật Công chức, Viên chức. Không chỉ ở huyện này mà còn rất nhiều nơi mang tính 'gia đình trị', lý do rất đơn giản là luật không cấm".
"Cần có quy định rõ ràng, trong một đơn vị, người đứng đầu không được có người ít nhất là ba đời thân thích làm cùng, kể cả bên nội và bên ngoại", độc giả viết. 
Độc giả Dũng Phan hưởng ứng, chỉ ra "từ thời nhà Nguyễn, luật đã không cho phép quan đứng đầu địa phương là người của địa phương". "Ta có cần học lại ông cha không?", độc giả này nêu quan điểm.
Chung Hoàng (tổng hợp)

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Giáo dân FATIMA Bình Triệu với Chuỗi hạt Mân Côi



Giáo dân FATIMA  Bình Triệu với Chuỗi hạt Mân Côi

Posted on 17/01/2014 by admin1 in Mẹ Fatima Bình Triệu // 0 Comments


Hầu hết người công giáo ở miềm nam VN đều nghe biết, hoặc đã đến hành hương tại Trung Tâm Bình Triệu, để cầu nguyện cùng Đức Mẹ Fatima Bình Triệu. Sở dĩ gọi là Fatima Bình Triệu, là khi Đức Mẹ hiện ra với giáo dân ở đây, Đức Mẹ đã lấy hình Đưc Mẹ Fatima để yên ủi giáo dân. Sự tích như sau: Tương truyền vào thời kỳ chiến tranh giữa 2 bên quốc gia và cộng sản. Địch xâm nhập vào ven đô Saigon, gây ra biết bao tang tóc đau thương cho đồng bào lương cũng như giáo. Để tránh bom đạn của cả 2 bên, nhiều ghe thuyền phải di tản ra vùng ngoại ô theo sông Bình Lợi. Trong lúc chạy loạn, nhiều ghe thuyền bị địch quân bắn chìm, nhiều người bị thương tích trầm trọng. Thêm vào đó ban đêm tối trời lại xảy ra giông tố bão táp, nước sông dâng cao cuồn cuộn chảy xiết, làm cho nhiều ghe thuyền tròng trành sắp sụp đổ. Trong lúc hoảng loạn, họ đã phải tìm cách ẩn nấp vào 1 bãi đất trống sình lấy, để họp nhau cầu nguyện, lần chuỗi Mân Côi, xin Đức Mẹ rủ lòng thương cho tai qua nạn khỏi. Ngay khi ấy, Đức Mẹ hiện ra mang hình Đức Mẹ Fatima với giáo dân, yên ủi mọi người, và hứa Mẹ sẽ cứu thoát giáo dân qua khỏi tai nạn, ngay trên bãi đất mà họ đang tập trung cầu nguyện bằng chuỗi hạt Mân Côi. Tức thì sóng yên gió lặng, mọi người được đi về bằng an.


Để cảm tạ Đức Mẹ, 1 đài kỷ niện với 1 tượng Đức Mẹ Fatima cao 3m đã được dựng lên ngay trên bãi đất mà chính Đức Mẹ đã hiện ra năm xưa. Càng ngày càng nhiều phái đoàn hành hương đổ dồn về đây kính viếng Đức Mẹ và cầu nguyện. Nơi đây, Đức Mẹ đã làm rất nhiều phép lạ ban ơn cho những ai đến kính viếng và cầu khẩn thánh danh Mẹ, với tước hiệu Fatima. Ngày nay để thoả mãn nhu cầu  thiêng liêng của giáo dân. Toà Tổng Giám Mục Saigon đã cho thiết kế xây dựng 1 trung tâm hành hương vĩ đại, bao bọc tượng thánh Đức Mẹ Fatima, mà ngày nay người ta gọi là trung tâm hành hương Fatima Bình Triệu, nổi tiếng khắp vùng Đông nam Á. Ở đây cứ mỗi ngày 13 hàng tháng, người ta lũ lượt từ khắp các nơi đổ dồn về Trung tâm hành hương này, để cầu khẩn đọc kinh lần chuỗi Mân Côi kính Đức Mẹ. Nhìn lên ảnh tượng Đức Mẹ cao ngất với ánh sáng tự nhiên ở ngoài trời chiếu vào. Tượng Đức Mẹ rực sáng với chuỗi hạt Mân Côi trong tay Mẹ như đang nhắn nhủ con cái xa gần: hãy năng lần hạt Mân Côi kính Đức Mẹ và cầu khẩn thì Mẹ sẽ ban cho tất cả được như ý.

Lời bàn :  Nếu người ta tin tưởng vào quyền phép Đức Mẹ qua chuỗi hạt Mân Côi, thì bất cứ ở đâu, chúng ta cũng có thể cầu khẩn với Đức Mẹ và được Đức Mẹ chấp thuận ban cho như ý. Tuy nhiên việc mất công để đến các trung tâm hành hương, là có ý nghĩa hợp ý với nhau mà cầu nguyên, vả lại cũng chứng tỏ cái thiện chí của mình khi phải đi xa, thì vẫn hơn là ở nhà đọc kinh 1 mình. Do đó việc đi hành hương có tác dụng riêng của nó. Có nhiều người chống báng việc đi hành hương, cho rằng ở đâu cũng có Đức Mẹ, việc gì mà phải tốn tiền mất công đi xa. Trừ khi chúng ta không có phương tiện, sức khỏe yếu kém, thì ta vẫn cứ tin tưởng và đọc kinh cầu nguyện với Đức Mẹ Mân Côi thì đều được Đức Mẹ nhận lời cả.
Tác giả: Thomas TRẦN KHẮC KHOAN

Tìm kiếm theo từ khóa

To search, type and hit enter

Thông tin 24/7

Hotline: 0906 110 008
Tư vấn Hành Hương La Vang
054.393.3579

Hỏi thông tin hoặc đặt tour hành hương La Vang, thuê xe đi La Vang


Sending ...

Bài đăng mới nhất

Danh mục

Cập nhật thông tin trên Facebook

Thuê xe đi La Vang

Thuê xe đi La Vang
Giới thiệu
www.melavang.info Trang tin hướng về Mẹ La Vang
Cung cấp thông tin, hỗ trợ hành hương về bên Mẹ
Hotline: +84 906 110 008
Email: melavangvietnam@gmail.com
Danh mục chính
Tour La Vang tháng 8/2014
Xem bài đăng theo ngày
January 2014
M
T
W
T
F
S
S


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
15
18
19
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

__._,_.___

Posted by: thanh loan 

Sunday, 13 September 2015

Phố đi bộ Nguyễn Huệ và câu chuyện về sự tiến bộ của một đất nước



Phố đi bộ Nguyễn Huệ và câu chuyện về sự tiến bộ của một đất nước
Cao Huy Huân
Phố đi bộ Nguyễn Huệ.

Dạo gần đây, người Sài Gòn có một địa điểm vui chơi công cộng mới: phố đi bộ Nguyễn Huệ. Ở đây, từ sáng tới khuya, lúc nào cũng thấy người qua kẻ lại, tấp nập nhộn nhịp vô cùng. Từ người lớn đến trẻ con, những cặp đôi dập dìu, cứ thi nhau làm kiểu chụp hình tự sướng, giữa dòng người đi bộ ngược xuôi suốt chiều dài con đường Nguyễn Huệ.

Có lần hẹn gặp một người bạn thân từ hồi đại học, tôi ca cẩm về tình hình xã hội Việt Nam đang kém đi, nào thất nghiệp, thu nhập thấp, nào lạm phát, xuất khẩu kém… thế là cô bạn tôi bổng nổi doá mà bảo rằng tôi suy nghĩ tiêu cực, không biết hài lòng với những gì đã có. 

Cô ấy dẫn chứng rằng Việt Nam mới thoát khỏi chiến tranh vài mươi năm, mà đã có… phố đi bộ, ngay tại khu trung tâm thành phố thế này. Cô cao hứng tiếp tục lý lẽ rằng con đường đi bộ này làm mới bộ mặt Sài Gòn, sành điệu hơn, sáng sủa hơn. Lúc đó tôi cũng tạch. Chẳng phải vì tôi đồng ý với bạn mình, mà bởi vì lý lẽ của cô ấy làm tôi suy nghĩ dài hơn cả con đường ấy.

Một phố đi bộ thế này, hẳn là khiến người dân Sài Gòn thấy… nở mặt nở mày lắm. Cũng đúng, vì dân chúng có nơi để đi bộ, để chụp hình, hẹn hò nhau ngay tại trung tâm thành phố thay vì phải chạy qua khu Phú Mỹ  Hưng, quận 7. Xa. Rồi thỉnh thoảng có chương trình phun nước, loa phát nhạc… Nghĩ tới đó, tôi cười ngượng. 

Tôi rẽ qua hướng nghĩ tới cái món nợ công 110 tỷ đô (theo số liệu World Bank) mà chẳng biết khi nào Việt Nam mới trả hết, rồi tôi nghĩ tới người nông dân Việt Nam trồng ra bao nhiêu hoa trái cũng đều bị lái buôn Trung Quốc chèn ép, đến độ mất giá phải đổ bỏ ngoài đồng cho trâu bò ăn, rồi nào là chích ngừa nhầm thuốc làm chết trẻ con, rồi sách giáo khoa dạy học sinh lòng dũng cảm bằng cách đi qua… miểng chai. Ở xứ này, hầu như không có lĩnh vực nào mà không có chuyện để than trời. Cái nghèo, cái khó luôn bủa vây người dân nghèo Việt Nam. Thì thử hỏi, làm sao tôi có thể huênh hoang vì một cái phố đi bộ Nguyễn Huệ như thế chứ?!

Dĩ nhiên không phải là không nên vui mừng vì thành phố có thêm một nơi sinh hoạt công cộng cho người dân, mà tôi cho rằng một con đường đi bộ cũng là xa xỉ phẩm nếu so sánh với tình trạng thiếu ăn thiếu mặc của đại đa số người dân khắp các tỉnh, thành ở Việt Nam. Thừa hưởng một con đường đi bộ chỉ là một bộ phận nhỏ, vốn là tầng lớp thị dân, trung lưu hay thượng lưu, ở Sài Gòn. Cho nên, tôi nghĩ rằng ta không nên để cái “bộ mặt” “sang chảnh”, sành điệu ấy che lấp đi những đắn đo về điều kiện sống cơ bản của đại đa số người dân ở một nước vẫn chưa thoát khỏi cái nghèo, cái đói như Việt Nam.

Mặt khác, tôi thấy lo. Lo vì những thành phần có học thức, được xem là tiến bộ và có tri thức như cô bạn tôi hoặc như tôi đây đang thụ hưởng những vật chất và tiện ích “văn minh” vốn chỉ tập trung ở những thành phố lớn như Sài Gòn, thì lại quên đi rằng đấy không phải là mẫu số chung cho cả một đất nước. Ta dường như bị xao nhãng khỏi những tiêu cực khác của xã hội bởi sự hoành tráng của một con phố đi bộ Nguyễn Huệ. 

Phố đi bộ Nguyễn Huệ như lớp son phấn được tô điểm cho gương mặt của một cô gái trẻ. Nhưng chớ nên quên rằng, cái giá trị cốt lõi vẫn nằm ở sức khoẻ, tri thức, hay tâm hồn của cô gái ấy.

Tôi không phủ nhận sự cần thiết của cái chỉnh chu, tươm tất của trung tâm thành phố bậc nhất đất nước như Sài Gòn. Nhưng điều đó không thể là sự ưu tiên, hay là cái bóng phủ mờ những thực trạng tiêu cực còn đầy rẫy của xã hội Việt Nam, vốn có khoảng cách khác biệt rất lớn giữa các vùng miền. Nếu có thể, chúng ta nên nhìn xa hơn, nhìn rộng hơn những gì đang bày ra trước mắt, nhất là những thông tin được cập nhật hàng ngày qua đủ mọi phương tiện truyền thông. Để rồi chúng ta có thể thấy được chiều sâu của những vấn đề bất cập của sự phát triển xã hội. Để ta thấy được rằng mỗi câu chuyện, mỗi thực trạng đều có nhiều tầng nhiều lớp ý nghĩa, hơn là cái bề nổi mà ta nhìn thấy bằng mắt thường.

Cách đây vài tháng, người dân và báo chí trong nước cũng vừa phản đối công trình tượng đài Bác Hồ 1,400 tỷ đồng ở Sơn La, vì nó “lãng phí” và “không cần thiết”. Tỉnh Sơn La còn rất nghèo, chiếm đa số là đồng bào các dân tộc miền núi. Người dân tỉnh vốn còn không đủ ăn, không đủ mặc, thì số tiền đầu tư nghìn tỷ ấy rõ ràng một điều vô lý, nếu không muốn nói là phi nghĩa. Thật khập khiểng nếu so sánh công trình phố đi bộ Nguyễn Huệ (tổng vốn 430 tỷ đồng), với công trình tượng đài Bác Hồ (Lúc đầu là 1,400 tỷ, về sau được cải chính thành 200 tỷ đồng tổng vốn đầu tư). Thế nhưng, điểm chung của 2 công trình công cộng này, như được báo chí và các lãnh đạo các tỉnh thành ấy lý giải, là để góp phần nâng cao diện mạo của tỉnh, thành phố.

Nếu trong trường hợp tỉnh Sơn La, chi tiêu quá tay cho công trình tượng đài liền gặp nhiều bàn tán phản đối từ cộng đồng mạng và báo chí, vậy thì sao chúng ta lại thiếu tinh thần phản biện trong công trình phố đi bộ Nguyễn Huệ? Để rồi tô vẽ nên một xã hội giàu mạnh, tiến bộ chỉ qua hình ảnh một con phố đi bộ. Cách nhìn này không sai, nhưng mà phiến diện, như là ếch ngồi đáy giếng (phải, dù chúng ta những người dân thị thành, luôn cần trong tay chiếc điện thoại thông minh, cập nhật tin tức mọi lúc mọi nơi nhưng vẫn là ngồi đáy giếng).

 Vì ta không nhìn xa hơn được cái facebook của mình, ta lại càng không nhìn xa ra hơn cái Sài Gòn nhộn nhịp, phồn hoa này, để thấy rằng Sài Gòn, Hà Nội, hay Đà Nẵng, cũng là những trường hợp đặc biệt mà thôi. Các thành phố này không thể là điển hình mặt bằng chung của một đất nước. Và cuối cùng thấy thấy rằng, Đài Loan hay Nam Triều Tiên  cũng cùng “trang lứa” với Việt Nam, vừa kết thúc chiến tranh vỏn vẹn vài mươi năm trước thôi, nhưng trình độ phát triển xã hội của họ đã không còn đo đếm chỉ bằng một cái phố đi bộ nào hết…
_



__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Đoàn tụ cùng gia đình Vươn & Quý


Đoàn tụ cùng gia đình Vươn & Quý

 Hoàng Xuân Phú

Xuyên qua mấy trận mưa to đổ xuống chặng đường dài hơn 120 km, chúng tôi về Cống Rộc thăm đại gia đình họ Đoàn, những người nông dân cần cù dũng cảm.
Cùng hội ngộ với gia đình Đoàn Văn Vươn (ngồi giữa) và Đoàn Văn Quý (thứ nhất bên phải) là Lã Dũng (thứ nhất bên trái), Hiền Giang (thứ hai bên trái) và Đại tá Nguyễn Đăng Quang (thứ hai bên phải).

Chị em gắn bó trong hoạn nạn – Hiền Giang chia sẻ cùng hai người phụ nữ kiên cường, đảm đang: Phạm Thị Báu (tức Hiền, vợ Đoàn Văn Quý, thứ nhất bên trái) và Nguyễn Thị Thương  (vợ Đoàn Văn Vươn, thứ nhất bên phải).
Sau mấy ngày vui được trả tự do và trở về đoàn tụ với người thân, rồi tất bật đón tiếp bà con xóm giềng, bầu bạn cùng người hâm mộ gần xa, anh em Vươn & Quý trở lại đối mặt với đời thường, ngổn ngang mối lo toan và bao nỗi ưu tư về những thiệt thòi, oan ức mà gia đình họ đã và đang còn phải gánh chịu.
Anh Quý hiền khô, thường chỉ lặng lẽ nghe anh Vươn nói chuyện với mọi người. Lành như đất mà buộc phải phản ứng tự vệ, thì “phận giun” đã bị xéo đến mức nào?
Đoàn Văn Quý chỉ lên tiếng khi mô tả mình đã bị tra tấn ra sao.
Giá mà sáng ngày 05/01/2012 đám người mang danh lực lượng cưỡng chế đi thẳng (theo con đường mà anh Vươn đang chỉ), để vào khu vực bị quyết định cưỡng chế, thì đã chẳng gặp phải bất kỳ phản kháng nào. Nhưng thay vì tiếp tục đi thẳng, đến ngã ba họ lại rẽ phải để làm điều sai trái…
Họ ngang nhiên đột nhập khu đất không thuộc diện tích bị quyết định cưỡng chế. Mặc dù chủ nhân đã thiết lập hàng rào chắn ngang đường để cảnh báo những vị khách không mời mà đến, rằng đừng bước qua ranh giới, chớ tiến vào khu vực thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công dân. Song họ vẫn bất chấp, cố tình “lạc công vụ”, vượt qua hàng rào để áp sát ngôi nhà hai tầng của gia đình Đoàn Văn Quý, mặc dù ngôi nhà ấy nằm sâu trăm mét trong khu đất không thuộc diện bị cưỡng chế. Một lực lượng đông đảo được trang bị vũ khí tối tân mò vào đó để làm gì, nếu không nhằm tấn công nơi sinh sống hợp pháp của công dân? Không thể đứng ra ngăn cản đám đột nhập phi pháp, chủ nhà đành tạo ra một tiếng nổ vô hại và dùng mấy phát súng hoa cải để cảnh báo lần cuối, rồi rút khỏi vòng vây. Chỉ còn lại ngôi nhà không người, để Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca có thể dễ dàng chỉ đạo tấn công, thực hiện “cuộc diễn tập… rất hay, có thể viết thành sách”.
Những kẻ can tội “nã đạn, khói bay mù mịt” vào nơi ở hợp pháp của công dân, với ý thức “bên trong ngôi nhà… có 3 người con trai và một phụ nữ”, thì hoàn toàn vô can, thậm chí còn được thăng quân hàm. Còn nạn nhân có quyền tự vệ chính đáng, dù chỉ phát tín hiệu cảnh tỉnh những kẻ đột nhập phi pháp, rồi rút khỏi vòng vây, thì lại bị kết án về “tội giết người”. Đáng lưu ý là cả phiên tòa sơ thẩm và phiên tòa phúc thẩm đều tuyên phạt Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý 5 năm tù, trong khi Điều 93 Bộ luật hình sự quy định mức phạt ít nhất đối với “tội giết người” là 7 năm tù. Phải chăng, bản án dưới khung hình phạt luật định chứng tỏ bản thân những người xử án cũng chẳng tin rằng anh em Vươn & Quý phạm “tội giết người”? Cuối cùng họ đã được trả tự do trước thời hạn. Và trở về, tần ngần đứng trước chốn tan hoang đầy cỏ dại.
Nơi đây từng sừng sững một ngôi nhà hai tầng kiên cố của gia đình Đoàn Văn Quý. Nó đã bị đám bất lương mạo danh “công vụ” tấn công, đập phá, rồi phi tang, và đổ vấy rằng “nhân dân bức xúc phᔓchòi canh cá”.
Không kể xiết những nỗi khổ đã đổ xuống đầu những người nông dân lương thiện.
Gia đình Vươn & Quý đã vật lộn với trời để vươn ra lấn biển, gây dựng nên một vùng đất đầm xanh tươi bát ngát, khiến khách viếng thăm hết sức ngạc nhiên và vô cùng kính nể. Song khối tài sản khổng lồ ấy lại khiến tham quan khó kìm nổi lòng tham. Phải chăng, đó chính là mầm mống tai họa? Họ đã viện cớ hết thời hạn sử dụng để thu hồi đất. Chua xót thay, trong khi người nước ngoài thì có thể ung dung thuê đất liền thổ đến 50 năm, thậm chí 70 năm, thì công dân (nước CHXHCN Việt Nam) Đoàn Văn Vươn chỉ được giao quyền sử dụng trong vòng 14 năm đối với vùng đất đầm do chính bản thân anh và gia đình lấn biển tạo ra…
Chẳng trở ngại nào có thể ngăn cản Đoàn Văn Vươn vươn vai đứng thẳng trên vùng đất của mình.
Bắt đầu khôi phục cơ nghiệp từ đường thông ra biển.
Cần mẫn phục hồi đầm của ta, đất của ta…
… và thu hoạch tôm cá của ta.
Niềm vui giản dị của anh hùng lấn biển.
Thoáng hạnh phúc nhà nông.
Bữa cơm chia sẻ khi niềm vui chưa trọn vẹn.

Chia tay gia đình Vươn & Quý, chúng tôi mong sớm đến ngày gặp lại, khi nụ cười không chỉ bất chợt thoáng qua, mà sẽ thường trực trên gương mặt thông minh của Đoàn Văn Vươn. Ấy là ngày mà đại gia đình họ Đoàn thực sự tai qua nạn khỏi, hai người đang phải lánh đi được trở về sum họp, và họ được chính quyền trao quyền sử dụng lâu dài cho vùng đất đầm mà họ đã đổ bao mồ hôi nước mắt để gây dựng. Và lúc đó họ phải được minh oan để trả lại công bằng.
09/09/2015
H. X. P.

Những người anh hùng không phải của chế độ

Kính Hòa, phóng viên RFA

Thân nhân đón những người tù được đặc xá hôm 31/8/2015 tại Hà Nội. AFP photo
Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Khi mạnh yếu có lúc khác nhau
Nhưng hào kiệt đời nào cũng có
Nguyễn Trãi
Bình Ngô Đại Cáo

Những anh hùng không phải của chế độ
Cuối tháng tám, đầu tháng chín, như mọi năm, truyền thông Việt Nam tràn ngập những hình ảnh, phim ảnh đầy màu sắc về những ngày đại lễ. Năm nay những hình ảnh đó còn long trọng hơn vì thời gian đã trôi qua đến 70 năm.

Những đoàn người diễu binh cùng cờ đỏ.
Những lời ca tụng những người anh hùng.
Nhưng cũng có những người anh hùng không đứng trong đoàn diễu binh đó.

Trên không gian truyền thông blog là những hình ảnh cũng đầy màu sắc khác, đó là hai anh em ông Đoàn Văn Vươn trở về sau hơn 3 năm tù.

Trong loạt ảnh của tác giả Hoàng Anh, người ta thấy hai anh em ông Vươn ăn mặc chỉnh tề tươi cười trong sắc pháo của dân làng chào đón hai ông, như những người anh hùng. Rồi dân làng long trọng dựng rạp mở tiệc chiêu đãi hai người anh hùng của họ.

Có điều gì bất thường khi dân chúng đón những người tù trở về như những anh hùng?
Một blogger bình luận rằng đó chính là lòng dân! Lòng dân và lòng chính quyền không là một.

Trong một bài viết mang tính trào lộng, blogger Hiệu Minh lại một lần nữa so sánh câu chuyện vụ án Làng Tiên Lãng của ông Vươn ngày nay, với câu chuyện vụ án Đồng Nọc Nạn thời mồ ma thực dân Pháp. Cùng là những người nông dân nổi dậy chống bất công, nhưng người nông dân thời thực dân được tha bỗng, còn người nông dân Đoàn Văn Vươn phải thụ án tù.

Tù nhân chính trị là thành phần không thể kiếm chác ở họ, mà chỉ có thể dùng để đổi chác cho mục đích khác, nên họ không thuộc diện đặc xá bình thường.
- Luật sư Lê Công Định
Đứng ở một góc nhìn tương đối khác, nhà văn Sương Nguyệt Minh, dù cho rằng sự hoan hỉ của dân chúng trong những tấm hình chụp hai anh em ông Vươn ngày được tự do về làng là Người ta vui mừng vì thấy đồng cảm, nhưng đồng thời tác giả cũng cho rằng sự vui mừng đó cũng thể hiện tính pháp quyền của nhà nước hiện hành, Ông Sương Nguyệt Minh viết rằng:

Ông Đoàn Văn Vươn được đặc xá, ra tù trước thời hạn không chỉ là niềm vui của gia đình, dòng họ nhà ông mà còn là nỗi hân hoan của những người dân bình thường quan tâm đến “Sự kiện cống Rộc – Tiên Lãng”. Người ta có niềm tin công lý đã được thực thi đúng đắn, hợp lý rằng: Việc anh em ông Vươn chịu vòng lao lý là thể hiện tính bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật nghiêm minh. Còn việc các ông được đặc xá trở về với đời sống công dân tự do thường nhật lại thể hiện tính nhân đạo của nhà nước pháp quyền.
Ngay lập tức, dường như để phản bác nhà văn Sương Nguyệt Minh về tính nhân đạo pháp quyền của nhà nước hiện tại, đêm mùng 1, rạng sáng ngày đại lễ mùng 2 tháng chín, cơ quan công an của nhà nước Việt Nam câu lưu Tiến sĩ Nguyễn Quang A 15 giờ đồng hồ tại sân bay Nội bài mà không có bất kỳ lý do nào.
Nhà báo Huy Đức nhận xét rằng hành động đó là một thông điệp phản chính trị.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng được bạn bè ông đón như một người anh hùng.

Bàn về luật pháp Việt Nam
Như vậy nhà nước pháp quyền có tồn tại ở Việt Nam như nhà văn Sương Nguyệt Minh viết hay không?
Có một bài báo rất dài trên báo chí chính thống Việt Nam phân tích các bản Hiến pháp và những phát ngôn trong đó, để nói rằng nước Việt Nam ngày nay là một quốc gia tôn trọng các quyền cơ bản của con người.
Song nhà báo Huy Đức nhận xét rằng chính quyền mà nhân sự và mô hình chính trị không được quyết định bởi lá phiếu của người dân thì chỉ mới có được một phiên bản khác của nền thực dân.

Tại Việt Nam hiện nay người ta vẫn nói rằng việc bầu cử là việc của dân nhưng do đảng cộng sản quyết định.
Nhưng tại sao với một sự độc tôn cai trị, đảng cộng sản cần gì phải đặt ra cái gọi là luật pháp cho thêm phần phức tạp?
Blogger, Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy trích lời vị Tổng thống nổi tiếng của Tiệp Khắc sau giai đoạn toàn trị cộng sản:
Anh em ông Đoàn Văn Vươn trong ngày được đặc xá.
Các bộ luật – ít nhất là trong một số lĩnh vực – chỉ là cái mặt nạ, chỉ là một khía cạnh của thế giới giả tạo. Thế thì tại sao lại cần pháp luật? Cũng cùng lí do như ý thức hệ: Nó cung cấp một cây cầu biện hộ giữa hệ thống và các cá nhân, nó giúp họ tham gia vào cấu trúc quyền lực và phục vụ những đòi hỏi độc đoán của bộ máy quyền lực một cách dễ dàng hơn.

Việc thao túng các toà án và các công tố viên thông qua con đường chính trị, những giới hạn kiềm chế khả năng bào chữa của luật sư trong quá trình bảo vệ thân chủ của mình, các phiên toà thực chất là xử kín và những hành độc đoán của lực lượng an ninh, quyền lực của các lực lượng này còn cao hơn pháp luật, và cách áp dụng rộng đến mức vô lí những điều luật cố tình soạn thảo một cách mù mờ.

Bà Nguyễn Thị Từ Huy viết tiếp:
Tôi sử dụng câu trả lời của Havel, được nêu lên từ nửa thế kỷ trước mà giờ đây vẫn còn rất đúng cho trường hợp Việt Nam, để nói rằng: mô hình chính trị Việt Nam là một mô hình ngoại lai hoàn toàn, copy hoàn toàn từ nước ngoài, nhập khẩu hoàn toàn từ ngoại quốc, nó là sản phẩm của thái độ sùng ngoại tuyệt đối của bộ máy lãnh đạo.

Trong mô hình mà bà Từ Huy nói rằng ngoại lai hoàn toàn đó, tác giả Phạm Tuấn Xa thấy rằng không những nó có luật mà còn là một rừng luật. Tác giả viết trong bài Luật rừng và rừng luật:
Nhà nước Cộng sản Việt Nam là Nhà nước ban hành một “Rừng luật” – Mỗi năm Quốc hội họp 2 lần – mỗi lần kéo dài từ 30 – 45 ngày chỉ để thông qua luật, sửa đổi luật và pháp lệnh. Tất cả mọi hoạt động xã hội dù nhỏ nhất cũng được luật hóa có vể rất nghiêm, rất minh bạch… Nhưng thực chất chỉ nhằm củng cố địa vị độc tôn của Đảng để bảo vệ khối tài sản khổng lồ của cán bộ Đảng từ địa phương đến Trung ương, và dựa vào đó Đảng dễ dàng cai trị.

Những tù nhân lương tâm và những đổ vỡ xã hội
Nếu câu chuyện tù tội của người nông dân Đoàn Văn Vươn là một câu chuyện vui, thì số phận những người tù chính trị trong đợt đặc xá nhân ngày đại lễ năm nay lại không được như thế.
Sau nhiều lời đồn đoán, cả trong lẫn ngoài nước, cả người Việt lẫn không phải Việt, không có một người tù chính trị nào được ân xá.
Luật sư Lê Công Định, một cựu tù chính trị nhận xét:
Tù nhân chính trị là thành phần không thể kiếm chác ở họ, mà chỉ có thể dùng để đổi chác cho mục đích khác, nên họ không thuộc diện đặc xá bình thường. Do vậy, xin đừng ngạc nhiên hay buồn bã vì không tù nhân chính trị nào được trả tự do trong dịp này.

Hiểu rõ sự vận hành của một hệ thống đặc thù như vậy tại Việt Nam, thì sẽ không thắc mắc như các phóng viên ngoại quốc gần đây trước tin tức đặc xá này.

Một sự đặc thù khác trong sự vận hành của chế độ tại Việt Nam được blogger Viết từ Sài gòn nêu lên, nói đúng hơn là kết quả của sự vận hành của chế độ cộng sản tại Việt Nam, góp phần làm cho đảng cộng sản duy trì sự cai trị của mình, đó là sự mê tín của dân chúng vào đảng cộng sản.

Chính quyền sử dụng bạo lực với dân, chính quyền đạp lên pháp luật. Pháp luật đó không có tác dụng, bây giờ người ta noi gương chính quyền mà sử dụng bạo lực.
- Nhà văn Phạm Đình Trọng
Sự mê tín vào đảng Cộng sản này được tích tụ một cách tiệm tiến trong quá trình tồn tại, nó chuyển hóa từ sợ hãi sang thỏa hiệp và cuối cùng là cơ hội. Nghĩa là với cách quản lý đầy sắc máu, nhà nước Cộng sản đã đẩy đại bộ phận nhân dân đến chỗ sợ hãi, đánh mất chính mình để tồn tại. Và đến một lúc nào đó, người ta cảm thấy những bất công, vô lý là chuyện bình thường, không có gì đáng bàn, người ta chấp nhận, thỏa hiệp với bất công, xem bất công và đàn áp như một lẽ đương nhiên. Và một khi đã xem điều đó là đương nhiên, người ta dễ dàng thích nghi để tìm ra cơ hội có lợi cho bản thân. Những kẻ cơ hội trong chế độ Cộng sản đều là những kẻ có khuynh hướng phát triển như trên.

Sự sợ hãi mà Viết từ Sài gòn đề cập được tạo nên bởi một thiết chế đặc trưng của các chế độ toàn trị, trong đó có chế độ cộng sản, là sự sử dụng một bộ máy công an khổng lồ. Việc này cũng không nằm ngoài những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa cộng sản mà những lý thuyết gia của nó đề cập từ buổi khởi đầu của chủ nghĩa này, đó là việc sử dụng bạo lực. Việc sử dụng bạo lực lâu ngày dài tháng đã tạo nên một xã hội bạo lực. 

Trong một lần trao đổi với chúng tôi, nhà văn Phạm Đình Trọng nói rằng:
Cái này đặc biệt nghiêm trọng, đáng báo động. Một xã hội bạo lực đang thắng thế và cái sự thắng thế này nó bắt đầu từ chính quyền. Chính quyền sử dụng bạo lực với dân, chính quyền đạp lên pháp luật. Pháp luật đó không có tác dụng, bây giờ người ta noi gương chính quyền mà sử dụng bạo lực. Chính quyền dùng bạo lực với dân quá phổ biến và trở thành bình thường. Việc đó trở thành một khuôn mẫu ứng xử của xã hội thì bây giờ người dân người ta cũng ứng xử như thế thôi.
Một xã hội bạo lực chính là một sự đổ vỡ về văn hóa, và cũng vô cùng nguy hiểm như Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc nhận xét:
Những sự tụt hậu về kinh tế có thể được khắc phục nếu không phải trong vài năm thì cũng vài chục năm, nhưng những sự đổ vỡ trong văn hoá và đặc biệt trong đạo đức và quan hệ giữa người với người thì rất khó hàn gắn và để lại rất nhiều di hại.

Và cuối cùng, blogger Viết từ Sài gòn cho rằng dù được sự hậu thuẫn bởi sự mê tín của dân chúng, nhưng đảng cộng sản cũng phải đối mặt với nguy hiểm gây ra bởi chính họ vì Khi mà tấm thẻ đảng trở nên rẻ rúng, khi mà quyền lực đảng đã rơi vào tay tài phiệt và mafia, khi mà tính đảng không còn thiêng liêng như những ngày người ta chấp nhận đói khổ, rúc rừng, chịu sốt rét và bom đạn, cái chết để đi theo đảng.

Trong tâm thức khá bi quan về sự đổ vỡ người ta sẽ cảm thấy một tia hy vọng khi nhìn qua trang blog Một góc nhìn khác của người cựu tù chính trị Trương Duy Nhất khi ông kể rằng cô con gái nhỏ của ông không chú ý cảnh duyệt binh trong ngày đại lễ mà quan tâm đến chuyện công an ở sân bay Nội bài đã trả tự do cho Tiến sĩ Nguyễn Quang A hay chưa!
K.H.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-18/11/2024

My Blog List