Đường lên thiên đàng xã nghĩa nó phải thế, chứ còn gì nữa
Hạ Trắng
(Danlambao) - Việc cưỡng bức những con phố, tên đường phải bỏ tên cũ để thay
bằng tên của các lãnh tụ cộng sản là một trong những “nhiệm vụ chính trị” cực
kỳ quan trọng phải thực hiện. Mà một khi đã thuộc về quyết tâm chính trị thì dù
có... dở hơi, ngớ ngẩn đến mấy cũng phải làm cho bằng được.
Dù có chướng tai,
gai mắt với những tên đường, tên phố mang tên các đồ tể cộng sản như Nguyễn
Lương Bằng, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng, Võ Thị Sáu… thì lũ
dân vẫn cứ phải sử dụng như thường. Làm đếch gì được chúng ông.
Đấy, ví như thành phố
Sài Gòn giàu có, đẹp đẽ và văn minh như thế, chúng ông cũng đổi một phát thành
Hồ Chí Minh sau khi đã truy sát, bức tử và xua đuổi hàng vạn người dân già,
trẻ, lớn, bé ra khỏi quê hương. Đấy, đứa nào dám ho he.
Kể cả tên nước là Việt
Nam, tổng Lú khi cao hứng còn phán xanh rờn trên ti-vi, đây là “đất nước Hồ Chí
Minh” cơ mà, ngán gì. Hố hố! Chưa có thời nào làm quan sướng như thời cộng sản.
Chúng ông mà ứng khẩu câu nào, câu ý lập tức thành nghị quyết ấy chứ chả chơi.
Nhưng đôi khi cũng phải
thay mốt một tí cho nó đa dạng, và… hót. Biết đâu chó ngáp phải ruồi, lại được
vào kỷ lục Ghi-nét thì ô hô, quá sướng. Cơ mà bọn đàn em ngu lâu, (tại cái gì
đảng cũng nghĩ cho tuốt rồi) nên nó sáng tạo… ngu quá. Ngày xưa ngu, nhưng chưa
có thằng Anh- tạch-nét vạch mặt thì chả ai biết mình ngu. Giờ có thằng
Anh-tạch-nét rồi, thằng dân cũng biết hóng hớt và lắp bắp cái miệng rồi nên
không cẩn thận là ăn tổng sỉ vả ngay.
Đường Mẫu Giáo Nghĩa Địa thuộc ấp 1, xã Phước Khánh, huyện
Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (1)
Ngu quá! Ai lại sáng tạo
như vầy có chết không cơ chứ lị.
Thực ra thì lấy tên đường “Cựu chiến binh không rác” (2) cũng được. Vì dù sao nó cũng “dẫn vào
khu vực có rất nhiều cựu chiến binh cư trú”. Và thể hiện ý chí, “quyết tâm
làm con đường mới này trở nên sạch đẹp”. Làm được vầy cũng tốt. Cái gì cũng phải gắn với quyết tâm chính
trị mới được. Nó sẽ làm tiền đề và biết đâu sẽ trở thành mô hình thí điểm cho các
địa phương khác thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền của đảng.
Ví dụ địa phương nào
quyết tâm không có người say rượu thì sẽ là“Làng/xóm/thôn
không say rượu”. Đường nào mà có nhiều
đèn mờ bia ôm sẽ lấy tên là “Phố/
đường hàng vẫy” để hướng dẫn và mời chào
khách qua lại. Hay sẽ cho ra đời một loạt những tổ dân cư, khu phố như: “Tổ dân phố
không nạo phá thai”, “Khu phố không đẻ con thứ 3”, “Cụm dân cư không đánh vợ”,
“khu tập thể không chửi tục”, “làng không đánh bạc”, “khu chung cư yêu đảng”,
“khu tập thể những gia đình yêu bác Hồ”, “xóm không nghĩa địa”, “làng không
đánh nhau”, “phố không ma túy” v.v…
Ngoài danh hiệu làng,
khu dân cư, gia đình văn hóa sẽ bổ sung thêm một số danh hiệu khác cho nó hồ
hởi và phấn khởi. Chẳng hạn như: “Gia đình
không có ai giết người”, “gia đình không hút sách”. “gia đình không chửi bậy”,
“gia đình có hiếu”… và vô số danh hiệu
khác.
Còn cái tên đường “Ướp lạnh”
(3) nghe chừng không ổn lắm. Nhưng nó là lỗi của Công ty Cổ phần Công trình
Giao thông 2 Hà Nội (đơn vị thuộc Sở GTVT Hà Nội), chứ chả phải do đỉnh cao trí
tuệ đảng. Lỗi đây: “Vì đoạn
đường mới đưa vào khai thác nên khi cắm biển tên đường cho đoạn điều chỉnh kéo
dài phố Hàm Nghi, do sơ suất của đơn vị quản lý địa bàn đã gắn kèm thêm biển
tên đường “Ướp Lạnh” với mục đích hướng dẫn người dân đi lại thuận tiện”. Công ty Cổ phần Công trình giao thông 2 Hà Nội
giải thích thêm: “… cái tên
“Ướp Lạnh” nói trên là do người dân trong vùng gọi theo thói quen truyền miệng
của địa danh.”
Ảnh Facebook Quach Hien
Đấy, ai bảo người dân cứ
gọi theo thói quen thì chúng tôi… chiều, chứ chúng tôi có cự cãi gì đâu. Cái gì
nó cũng có nguyên do của nó, nhá.
Tóm lại vầy, dù các con
đường, con phố mang tên lãnh tụ cộng sản, hay thể hiện những “quyết tâm chính
trị” theo dạng không có các tệ nạn xã hội, viết gọn kiểu như: Phố/ đường
Mại Dâm, Ma Túy, Buôn Người. Buôn Trẻ Em, Giết Người, Cướp Của… thì
cũng đều là con đường tiến đến thiên đàng Chủ nghĩa xã hội cả. Mọi ngả đường
đều dẫn đến Xuống Hố Cả Nút, việc gì phải thắc mắc.
8/9/2015
__._,_.___
No comments:
Post a Comment