Việt Nam hôm nay

https://lh4.googleusercontent.com/jwHXKk9yK83mb2U0iyp-OSXs7OZgoEcJKB4V-xqOO7STOu0djuO_hHd_dM8GkXjIamwCDoDrZRAdRPT5gaYIUOXwHgEk7mRpK7R7aGCo-eeVOtK72Nk

Thursday, 29 December 2016

CHƯNG CỜ VÀNG Ở HÀ NỘI - NGHỆ AN VÀ MIỀN TRUNG VIỆT NAM

----- Forwarded Message -----
From: Bien Nguyen <
To:
Sent: Wednesday, December 28, 2016 2:25 PM
Subject: Fwd: CHƯNG CỜ VÀNG Ở HÀ NỘI - NGHỆ AN VÀ MIỀN TRUNG VIỆT NAM

 CHƯNG CỜ VÀNG Ở HÀ NỘI - NGHỆ AN VÀ MIỀN TRUNG VIỆT NAM

---------- Forwarded message ----------
From:
Date: 2016-12-28 13:40 GMT-08:00
Subject: CHƯNG CỜ VÀNG Ở HÀ NỘI - NGHỆ AN VÀ MIỀN TRUNG VIỆT NAM
To:



On Wednesday, December 28, 2016 1:31 PM, 

CHƯNG CỜ VÀNG  Ở HÀ NỘI - NGHỆ AN VÀ MIỀN TRUNG VIỆT NAM
 

     ***  Nếu Cộng Sản Việt Nam muốn Hòa Giải Hòa Hợp Dân Tộc Thật Sự và muốn toàn thể Nhân Dân VN quên bớt đi những tội ác kinh khủng tày trời giết người , trộm cướp đất đai , ngân lượng , tiền của  ,  nhà cửa và các  tài sản của Nhân Dân từ trước năm 1950 đến nay thì một trong những điều tiên quyết mà Cộng Sản VN phải làm là PHẢI để cho Nhân Dân được tự do chưng cờ , cắm cờ và treo CỜ VÀNG đã có từ Thời của Hai Chị Em bà Trưng Trắc và Trưng Nhị ( đầu voi cắm ngọn Cờ Vàng ) ,   thời các Vua Chúa Nhà Nguyễn Gia Long và  Bảo Đại đến nay  ở khắp mọi nơi trên toàn thể đất nước Việt Nam , khắp các nẻo đường , các hang cùng , ngõ hẻm và khắp mọi nhà ở VN mà không có một lời than phiền , hạch hỏi hay tra vấn nào của  các đảng viên và cán bộ CSVN ...



Cờ vàng ba sọc đỏ ngày càng xuất hiện nhiều ở Việt Nam | Nhật Báo Calitoday

Những hoạt động của Hoàng Anh, những bạn trẻ cùng một số người dân ở Việt Nam từ Bắc vào Nam vào ngày 26/10 vừa ...
By adminOctober 27, 2016 10:16Cờ vàng ba sọc đỏ ngày càng xuất hiện nhiều ở Việt Nam
Cali Today News  “…Chế độ Cộng sản đã lộ bộ mặt phi nhân, giả dối và bán rẻ dân tộc, bán rẻ đất nước, đối lập với chế độ VNCH dù trong quá khứ nhưng đã mang lại tự do, dân chủ, nhân quyền cho nhân dân. Vậy cho nên sự chiến thắng của chế độ Cộng sản chỉ là nhất thời vì không có chính nghĩa, và tôi luôn tin tưởng vào sự trường tồn của Chính nghĩa Quốc gia


Hát Quốc ca Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và chào Quốc kỳ VNCH là Cờ Vàng ba sọc đỏ, đó là những hoạt động mà một số bạn trẻ tự tổ chức nhằm chào đón nhân kỷ niệm 60 năm ngày Quốc khánh nền Đệ nhất Cộng hòa (26/10/1956- 26/10/2016) vừa qua. Điều đáng nói là các hoạt động này được các bạn trẻ tổ chức công khai tại Việt Nam, một điều mà mấy mươi năm qua không phải người Việt Nam nào ở trong nước cũng làm được. Biết bao trái tim mơ một ngày được ngắm lá Cờ Vàng ba sọc đỏ xuất hiện trở lại trên quê hương Việt Nam nay đã thành hiện thực, nghẹn ngào và xúc động cứ tuôn trào mãi…
Một bạn trẻ ở Hà Nội cầm quốc kỳ VNCH, kỷ niệm 60 năm ngày quốc khánh Đệ nhất Cộng hòa 26/10/2016.(Ảnh; Facebook Trần Hải Hoàng Anh)
Một bạn trẻ ở Hà Nội cầm Quốc kỳ VNCH, kỷ niệm 60 năm ngày Quốc khánh Đệ nhất Cộng hòa 26/10/2016


Kỷ niệm 60 năm ngày Quốc khánh Đệ nhất Cộng hòa tại Việt Nam
Cũng cần phải nhắc lại, theo tư liệu lịch sử ghi chép lại thì nền Đệ nhất Cộng hòa được thành lập sau cuộc trưng cầu dân ý năm 1955 ở miền Nam Việt Nam. Thủ tướng Ngô Đình Diệm thay thế Bảo Đại làm Quốc trưởng. Quốc trưởng Ngô Đình Diệm sau đó tổ chức dân cử bầu Quốc hội Lập hiến cho Quốc gia Việt Nam. Quốc hội Lập hiến ban hành Hiến pháp đổi tên Quốc gia Việt Nam thành VNCH. Quốc kỳ là Cờ Vàng ba sọc đỏ. Người đứng đầu VNCH là Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ngày Quốc hội Lập hiến chính thức ban hành Hiến pháp Dân chủ đầu tiên (26/10/1956) được xem là ngày Quốc khánh của nền Đệ nhất Cộng hòa. Nền Đệ nhất Cộng hòa kết thúc vào ngày 01/11/1963 với cuộc đảo chính năm 1963 và Tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát. Nền Đệ nhị Cộng hòa kế tục những năm tiếp theo cho đến ngày 30/4/1975, toàn miền Nam Việt Nam bị cộng sản Việt Nam cưỡng chiếm, kề từ đây thể chế VNCH và Cờ Vàng ba sọc đỏ hoàn toàn vắng bóng trên toàn cõi Việt Nam, những điều tốt đẹp cũng như những thành tựu mà VNCH để lại trong 20 năm tạo dựng cũng dần bị triệt tiêu gần hết. Một tư tưởng nhồi sọ, tẩy não bởi thuyết cộng sản được chính những cộng sản Việt Nam thi hành nhồi nhét vào tư tưởng người Việt Nam.
Cứ tưởng người dân Việt Nam trong nước chẳng mấy ai còn nhớ đến Tổng thống Ngô Đình Diệm, chẳng mấy ai còn nhớ đến nền Đệ nhất Cộng hòa hoặc cũng chẳng mấy ai có thể tin được rằng; một ngày nào đó mình được tận mắt thấy Cờ Vàng ba sọc đỏ, ngọn cờ của Chính nghiã Quốc gia xuất hiện trở lại trên quê hương Việt Nam. Song, như đã nói trên, ngày 26/10/2016 vừa qua, một số bạn trẻ ở Việt Nam trong đó có những bạn trẻ là thành viên của Hội yêu Quân lực VNCH đã đáp ứng niềm mong mỏi của hàng triệu trái tim người Việt Nam ở khắp nơi. Điều đặc biệt, đa phần những bạn trẻ này lại sinh sau năm 1975, hoàn toàn không có lấy một ngày sống dưới thể chế VNCH ở miền Nam Việt Nam, đó là chưa nói có nhiều bạn trẻ sinh ra và lớn lên ở đất Bắc, cái nôi cộng sản lâu đời ở Việt Nam. Vậy làm sao những bạn trẻ này biết đến thể chế VNCH? Làm sao biết đến nền Đệ nhất Cộng hòa mà tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày Quốc khánh?
Những bạn trẻ công khai cờ vàng ba sọc đỏ tại Nghệ An (ảnh; Facebook Dũng Phi Hổ)
Những bạn trẻ trong Hội yêu Quân lực VNCH (ảnh; Facebook Dũng Phi Hổ)
Một bạn trẻ trong nhóm Hội yêu Quân lực VNCH tên Hoàng Anh chia xẻ:
Từ khi có Internet ở Việt Nam, tôi đã có thời gian dài nghiên cứu lịch sử Việt Nam ở nhiều nguồn khác nhau và có sự tìm hiểu tham khảo cả các nhân chứng sống qua các thời kỳ lịch sử, do đó tôi đã dần nhận thức được quá trình lịch sử thực sự diễn ra như thế nào trong giai đoạn trước 1975. Cũng từ đó tôi có tình cảm đặc biệt dành cho chính thể VNCH và nhất là thời kỳ Đệ nhất Cộng hoà, từ đó tôi cũng được biết ngày 26/10/1956 là ngày bản Hiến Pháp Tự do Dân chủ đầu tiên ra đời và sau được lấy làm ngày Quốc Khánh Đệ nhất Cộng hòa, VNCH
Hoàng Anh cũng là một trong những bạn trẻ ở Việt Nam đã cùng với bạn bè của mình tổ chức hát Quốc ca VNCH, chào Quốc kỳ VNCH là Cờ Vàng ba sọc đỏ nhân kỷ niệm 60 năm ngày Quốc khánh nền Đệ nhất VNCH. Hoàng Anh chia xẻ rằng: Ngày 26/10 là một ngày trọng đại trong lịch sử hào hùng 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Cách đây đúng 60 năm, vào ngày 26/10/1956, một nước Việt Nam độc lập, có chủ quyền được quốc tế công nhận, có chính quyền được bầu lên một cách Tự do Dân chủ đã ra đời, đánh dấu một thời kỳ huy hoàng trong lịch sử dân tộc, một thời kỳ mà người dân được hưởng đầy đủ các yếu tố Tự do, Nhân quyền và Dân chủ. Là những người trẻ tuổi sinh ra trong thời kỳ Việt Nam bị chế độ cộng sản độc tài toàn trị, tuy bị kìm kẹp về mọi mặt, nhưng trái tim Hoàng Anh và những bạn trẻ khác ở Việt Nam vẫn luôn tràn đầy tình yêu thương, luôn trung thành với lý tưởng chính nghĩa của người Việt Quốc Gia: Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm. Đối với những bạn bè trong Hội yêu Quân lực VNCH, một đoạn trích trong bài diễn văn mà Hoàng Anh đọc trước lúc tiến hành lễ chào Quốc kỳ VNCH có nội dung rằng:
Chúng tôi thay mặt cho các thành viên Hội yêu Quân lực VNCH long trọng tuyên bố khai mạc lễ chào cờ kỷ niệm ngày Quốc khánh Đệ nhất VNCH, và đồng thời để tưởng nhớ đến những anh hùng vị quốc vong thân, những chiến hữu vẫn đang ngày đêm tranh đấu cho một Việt Nam Tự do, và những chiến hữu đang còn bị đoạ đày trong ngục tù cộng sản.”

Những bạn trẻ trong hội yêu quân lực VNCH (ảnh; Facebook Dũng Phi Hổ)
Những bạn trẻ công khai Cờ Vàng ba sọc đỏ tại Nghệ An. 
Chính nghiã Quốc gia trong lòng Chế độ cộng sản Việt Nam
Điều gì khiến Hoàng Anh và những người bạn trẻ sống ở chế độ cộng sản Việt Nam, nhưng lại thoát ra được bộ máy tuyên truyền khổng lồ để chọn yêu VNCH, yêu ngọn Cờ Vàng ba sọc đỏ đã không còn hiện diện trên toàn lãnh thổ Việt Nam hơn 40 năm qua? Ở Việt Nam hiện tại, vẫn có một bộ phận không nhỏ người dân không thích chế độ Cộng sản Việt Nam bởi bị áp bức, bị đàn áp, bất công và nhận ra sự dối trá, còn với Hoàng Anh cũng có chính kiến cá nhân riêng của mình khi yêu VNCH. Chia xẻ với Cali Today, Hoàng Anh nói;
Tôi không đánh giá một chế độ nào dựa trên những lợi ích mà chế độ đó mang lại cho bản thân và gia đình mình, mà tôi đánh giá chế độ Nhà nước bởi tính nhân văn, tinh thần dân chủ, năng lực lãnh đạo và những lợi ích mà chế độ ấy mang lại cho toàn Quốc gia - Dân tộc. Chế độ Cộng sản đã lộ bộ mặt phi nhân, giả dối và bán rẻ dân tộc, bán rẻ đất nước, đối lập với chế độ VNCH dù trong quá khứ nhưng đã mang lại Tự do, Dân chủ, Nhân quyền cho nhân dân. Vậy cho nên sự chiến thắng của chế độ cộng sản chỉ là nhất thời, vì không có chính nghĩa, và tôi luôn tin tưởng vào sự trường tồn của Chính nghĩa Quốc gia
Trả lời cho câu hỏi của Cali Today, ở Việt Nam hiện tại, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam tự cho mình là bên thắng cuộc khi thường hay dùng từ “Ngụy” để chế diễu, nhục mạ thể chế VNCH cùng những người từng phục vụ trong thể chế VNCH. Tại sao những việc làm của Hoàng Anh lại cho thấy đã đi ngược với nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, bày tỏ chính kiến yêu thể chế “Ngụy” mà không sợ nguy hiểm, sự thù ghét? Hoàng Anh đáp:
Bởi vì từ xưa đến nay đã là con người mang tinh thần chính nghĩa sẽ không bao giờ mang thành bại để luận anh hùng. Chính nghĩa dù có không thành công thì cũng thành nhân để lại tiếng thơm muôn đời, còn kẻ tiểu nhân dùng thủ đoạn bằng mọi cách để tranh quyền đoạt lợi, dù có đắc ý cũng chỉ là tạm thời, thiên lý rất công bằng, lịch sử sẽ phán xét và trả lại những gì xứng đáng
Một cô gái với lá cờ ba sọc đỏ tung bay trên đỉnh núi (ảnh; Facebook Hong Thai Hoang)
Một cô gái với lá Cờ Vàng ba sọc đỏ tung bay trên đỉnh núi (ảnh; Facebook Hong Thai Hoang)
Ngay sau hình ảnh lá Cờ Vàng ba sọc đỏ cùng với hình ảnh buổi lễ kỷ niệm 60 năm ngày Quốc khánh nền Đệ nhất Cộng hòa được Hoàng Anh và những người bạn đăng tải trên trang Facebook cá nhân, các trang mạng xã hội khác đã nhanh chóng thu hút một lượng quan tâm rất lớn đến từ dư luận, với hàng ngàn lượt chia xẻ lẫn bình luận với những lời thán phục, cảm kích trước những việc làm của những người như bạn trẻ Hoàng Anh.
Đồng thời Cali Today còn ghi nhận, nhân kỷ niệm 60 năm ngày Quốc khánh Đệ nhất Cộng hòa, ngoài Hà Nội thì Cờ Vàng ba sọc đỏ còn xuất hiện ở Nghệ An. Trong khi đó, ở miền Nam, một số bạn trẻ cũng như một vài người dân yêu mến VNCH, tưởng nhớ Tổng thống Ngô Đình Diệm đã đến Nghĩa trang Quân lực VNCH thắp nén hương thờ kính lên bàn thờ Tổng thống Ngô Đình Diệm cùng bào đệ Ngô Đình Nhu.
Những hoạt động của Hoàng Anh, những bạn trẻ cùng một số người dân ở Việt Nam từ Bắc vào Nam vào ngày 26/10 vừa qua, đã khiến cho niềm tin VNCH với lá Cờ Vàng ba sọc đỏ, lá cờ của Chính nghiã Quốc gia một ngày nào đó sẽ hiện diện trở lại trên toàn quê hương Việt Nam từ Nam ra Bắc. Mà sự thật, những biểu tượng này đã và đang hiện diện trong tâm khảm của mọi người dân Việt Nam như lời Hoàng Anh chia xẻ với Cali Today trước khi kết thúc cuộc trao đổi.
Tôi không đặt ra niềm tin là sẽ có trở lại hay không, bởi vì thể chế VNCH đã và đang hiện diện trong trái tim tôi rồi. Nếu có một ngày nào đó chế độ VNCH có thể trở lại trên quê hương Việt Nam, thì đó thực sự là điều rất tuyệt vời, còn nếu không thì bất kỳ một Đảng phái nào mang lại Tự do, Dân chủ, Nhân quyền cho Quốc gia và dân tộc Việt Nam tôi cũng sẽ hết lòng yêu mến”
   Thiên Hà  &  Trần Thanh Hải Vân - Hoàng Bích Diệu - Phương Hồng Mỹ Loan - Trần Trọng Miên
   Nguyễn T. Quỳnh Trang - Phạm  Thị Thiên Phước - Trương T. Thủy Tiên -   Khương  T. Hiền Ngoan 
   Trần Thị Minh Thủy - Dư Thị Thanh Hồng - Lê Thị Nhã Phương - Hứa T. Kim Sa - Lương T. Mai Trâm
   Đỗ T. Xuân Phượng - Hà T. Bích -  Tôn Nữ Việt Thương  Và PHONG TRÀO BẢO VỆ DÂN TỘC VIỆT NAM .  



__._,_.___

Posted by: Chau Nguyen 

Hành trình ở thành 1 "phản động" của cô gái rất hay . các DLV nên nghe v...

Tri ân Thương Phế Binh VNCH 2017: Hãy đến với họ bằng tình thương



Tri ân Thương Phế Binh VNCH 2017: Hãy đến với họ bằng tình thương

Paulus Lê Sơn - CTM Media

Sáng ngày 27 Tháng 12, 2016, tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn tổ chức khai mạc chương trình Tri ân Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Xuân 2017 với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”. Ngày đầu tiên đã có khoảng hơn 715 thương phế binh (TPB) từ vùng Sài Gòn và phụ cận có mặt.
Theo ban tổ chức chương trình thì năm nay tổ chức trong 4 ngày từ 27 đến 30 Tháng 12, 2016 sẽ trao quà cho các TPB VNCH ở Sài Gòn và các vùng phụ cận (Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An). Mỗi TPB sẽ nhận được một phần quà tết và 1 triệu đồng.
Ngoài các Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) và phòng Công lý Hòa bình đứng ra tổ chức còn có sự cộng tác nhiệt thành đến từ các thành phần công dân trong xã hội như bác sĩ, nhà giáo, thanh niên, sinh viên để phụ giúp cho chương trình diễn ra thành công và ấm áp tình người.
Danh sách các thương phế binh ghi danh trong chương trình Tri ân TPB VNCH do phòng Công lý và Hòa Bình DCCT Sài Gòn thực hiện đã lên đến con số 5157 người. Tuy nhiên vì vấn đề thống kê kế toán và tình hình tài chính các linh mục tạm thời dừng lại con số những TPB ghi danh trước ngày 1 Tháng 12, 2016: Con số đối tượng chính để thực hiện chương trình Giáng Sinh và năm mới là 4970 người.
Một thương phế binh chia sẻ rằng: "Chúng tôi đã và đang sống trong những sự ruồng bỏ và kiềm kẹp từ xã hội này (chính quyền cộng sản), những năm gần đây các Linh mục DCCT tổ chức cho chúng tôi có cơ hội gặp mặt, đem đến cho chúng tôi sự an ủi trợ lực rất lớn, chúng tôi chân thành cám ơn những tấm lòng hảo tâm đã nhớ đến chúng tôi”.
Linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành, cựu Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, và là một trong những người khởi xướng chương trình Tri ân TPB đã chia sẻ với các cộng tác viên: “Chúng ta hãy đến với họ bằng tất cả tình thương”.
Một bạn sinh viên đến từ Đồng Nai chia sẻ: “Chúng tôi đến đây để trợ giúp họ bằng những hành động cụ thể, bày tỏ lòng yêu mến và sự liên đới với họ cũng là với đất nước Việt Nam chúng ta”.
Chương trình Tri ân TPB Việt Nam Cộng Hòa tại DCCT Sài Gòn được khởi động từ năm 2014, và điều đặn hàng tháng, hàng năm tổ chức khám chữa bệnh, phát quà, các vật dụng cần thiết như xe lắc, xe lăn, nạng chống v.v... cho các TPB.
Paulus Lê Sơn



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Wednesday, 21 December 2016

CẦN THÍCH ỨNG VỚI MỘT XH ĐA DẠNG VỀ TƯ TƯỞNG VÀ LỐI SỐNG


CẦN THÍCH ỨNG VỚI MỘT XH ĐA DẠNG VỀ TƯ TƯỞNG VÀ LỐI SỐNG

Tễu Blog - xuandienhannom - Tôi tặng Blog này cho các bạn


CẦN THÍCH ỨNG VỚI MỘT XH ĐA DẠNG VỀ TƯ TƯỞNG VÀ LỐI SỐNG

GS.TS Mạc Văn Trang và Nhà giáo Phạm Toàn (bìa phải). Ảnh: NXD.

CẦN THÍCH ỨNG VỚI MỘT XH ĐA DẠNG VỀ TƯ TƯỞNG VÀ LỐI SỐNG

Mạc Văn Trang

Chúng ta đang sống trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập với các nền văn hóa, các thể chế chính trị, các lối sống khác nhau của các dân tộc, quốc gia trên toàn thế giới. Điều đó đòi hỏi ta phải có hiểu biết rộng mở, có thái độ tôn trọng, thân thiện với những sự khác biệt, vừa học hỏi vừa giữ được cốt cách độc đáo riêng của mình. Hướng ra bên ngoài đã như vậy, thì bản thân trong lòng xã hội của chúng ta cũng phải thay đổi theo hướng đó.

Xã hội ta hiện nay đã rất đa dạng, phức tạp, nhiều khác biệt về hệ tư tưởng, niềm tin, thái độ chính trị, lối sống, chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Hiện trạng này đang diễn biến ngày một gia tăng. Nếu xảy ra những biến cố xã hội, những mâu thuẫn tiềm ẩn có thể sẽ bùng phát thành những xung đột xã hội nguy hiểm. Để phòng ngừa tình trạng đó, CHÍNH QUYỀN VÀ MỖI NGƯỜI DÂN đều cần thích ứng ngày càng cao hơn, ứng xử phù hợp với sự đa dạng, khác biệt, phức tạp về nhiều mặt của các tổ chức và cá nhân trong xã hội, nhằm hướng đến sự đồng thuận vì lợi ích chung của đất nước, của toàn dân.

1. Tôi thấy Chính quyền đã và đang thích ứng…

Về đối ngoại, chính quyền đã thích ứng rất linh hoạt với những đối tác có các thể chế, quan điểm… rất khác nhau để tìm một điểm chung nào đó, chẳng hạn:

- Đối với cựu thù “đế quốc mỹ xâm lược”, chính quyền cũng tay bắt mặt mừng, nâng lên hàng hợp tác toàn diện. TBT Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ, hội đàm cùng TT Obama chia sẻ những điều quốc gia đại sự; Thường trực Ban bí thư Đảng CSVN Đinh Thế Huynh hội đàm cùng Ngoại trưởng Mỹ, ông này từng nói “Ở Việt Nam không thấy dấu vết của chủ nghĩa cộng sản, chỉ thấy chủ nghĩa tư bản cuồng nhiệt”… Ông Huynh chả cãi, vẫn tươi cười, bắt tay thân thiện…

- Đối với ông bạn Trung Hoa, dù chiếm Hoàng Sa, Gạc Ma của ta, gây hấn ở biển Đông, lòng dân oán hận, nhưng chính quyền vẫn hợp tác chiến lược toàn diện; TT Nguyễn Tân Dũng có lúc tuyên bố “Không đánh đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viễn vông”, nhưng rồi gặp nhau lại ôm hôn, vỗ lưng nhau “bộp bộp”…

- Ông bạn Campuchia, thỉnh thoảng lai về hùa với Trung cộng, “chọc sườn” Việt Nam một cái, nhưng họ với ta gặp nhau vẫn ôm hôn thắm thiết, luôn thề thốt, sống chết có nhau, không quên ơn cứu khỏi họa diệt chủng…

- Còn với các doanh nhân đến từ khắp mọi nơi trên thế giới, mang theo hệ tư tưởng, quan điểm chính trị, niềm tin, động cơ, lối sống khác nhau, chính quyền đều “rải thảm đỏ” đón mời, thậm chí còn ưu ái quá mức, như đối với tập đoàn Formosa Đài Loan. Trong số họ có nhiều người ghét cộng sản, cười khẩy cái CNXH, “nói xấu” chính quyền dốt nát, nhiễu nhương, tham nhũng… nhưng họ vẫn được đối đãi như khách quý…

Vậy mà với đồng chí, anh em, bà con ta ở trong nước, khi không tin vào hệ tư tưởng Mac- Lê, không tin có CNXH, không thích cộng sản, phê phán chính quyền tham nhũng, thì bị ghét bỏ, thậm chí bị khủng bố, bị tù đầy, là sao? Người xưa dạy: “Khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”, sao chính quyền làm ngược lại? Bực thì nói vậy, nhưng nghĩ lại, chính quyền cũng đang có những chuyển biến về đối nội, thích ứng dần với xu thế xã hội, ví dụ như:

- Thử hỏi còn mấy đảng viên, quan chức có niềm tin vô thần cộng sản? Họ công đức xây đình, chùa, đền, miếu, cầu cúng thánh thần rất nhiệt tâm; họ xem tướng số, phong thủy, ngày tốt, giờ đẹp… công khai; họ có tin gì chủ nghĩa xã hội đâu, họ thi đua làm giàu bằng kinh tế tư nhân cá thể; họ chỉ muốn gửi con đi du học ở các nước tư bản, không phải học chủ nghĩa Mac – Lê, CNXH khoa học, đường lối chính sách của Đảng; học toàn hệ tư tưởng tư sản, về nước vẫn trọng dụng cơ cấu vào các cấp chính quyền. Như thế là chính quyền chấp nhận sự khác biệt đa nguyên về hệ tư tưởng, quan điểm, niềm tin … ngay trong bộ máy của mình, chứ còn gì nữa.

- Nhiều nhân sĩ trí thức ký tên gửi kiến nghị lên lãnh đạo cấp cao và công bố rộng rãi, rằng cần phải đổi mới thể chế chính trị, tránh độc quyền lãnh đạo, vì “quyền lực tuyệt đối, dẫn đến tha hóa tuyệt đối”; phải tam quyền phân lập, phải phát triển xã hội dân sự… chính quyền cũng tiếp nhận, tuy chưa làm theo, nhưng cũng không phản ứng tiêu cực…

- Hiện nay các tổ chức phi chính phủ (NGO) cũng khá phát triển; rồi đã có hàng chục hội, đoàn hoạt động độc lập có tính xã hội dân sự, chính quyền vẫn để yên, tuy Luật về Hội chưa được Quốc hội thông qua…

- Các trang mạng xã hội đăng nhiều tin bài phản biện mạnh mẽ, thậm chí có bài quá đáng, nhưng chính quyền cũng để yên. Nhớ cách đây hơn 1 năm, có cô giáo viết bình luận trên FB “ghét cái mặt kênh kiệu của chủ tịch tỉnh”, ông này đã lệnh cho “toàn hệ thống chính trị địa phương quyết liệt vào cuộc”, làm to chuyện: kiểm điểm cô giáo và những người like lời bình luận đó, còn phạt mỗi người 5 triệu đồng, ra chỉ thị răn đe… Nhưng Chính phủ đã yêu cầu dẹp ngay vụ đó, Chủ tịch tỉnh phải xin lỗi cô giáo… Chính quyền cũng phạt những trạng mạng đăng tin thất thiệt gây hại cho tổ chức hay cá nhân, như vụ đăng nước mắm truyền thống có chất gây ung thư…Dù sao, mạng xã hội ở ta đã và đang phát triển mạnh. Nhiều quan chức cũng có trang cá nhân trên mạng xã hội. Dư luận xã hội trên mạng đang là một kênh thông tin được chính quyền quan tâm cả mặt tích cực, lẫn tiêu cực. Đó là xu hướng tốt.

- Gần đây nhiều cuộc biểu tình đã được chính quyền đối xử ôn hòa hơn, các lực lượng chức năng không dùng bạo lực đàn áp, thì người biểu tình cũng biểu thị ôn hòa. Đây là điều hết sức quan trọng, chính quyền, nhất là các lực lượng an ninh càng cần thích ứng cao, để ứng xử ôn hòa với người biểu tình, tránh gây bạo lực để rồi kích động bạo lực tràn lan. Xu thế chuyển động của xã hội càng cho thấy Luật biểu tình ra đời lúc này rất cần thiết. Cả chính quyền và người dân đều phải tập luyện ứng xử với hành vi xã hội từ thấp lên cao, để thích ứng với các tình huống xã hội phức tạp, gay cấn, tránh xảy ra xung đột đáng tiếc.

Tóm lại, nhìn khái quát, thấy chính quyền đã và đang có chuyển biến để thích ứng với sự đa dạng, khác biệt, phức tạp về hệ tư tưởng, thái độ chính trị, niềm tin, lối sống của một xã hội đang phát triển năng động…

2. Mỗi cá nhân càng cần tự thay đổi để thích ứng…

Người ta nói, nhiều người “bảo hoàng hơn nhà vua” quả không sai. Chẳng hạn một số ông già viết bài phê phán, phản biện, gửi cho chính quyền, chính quyền vui vẻ tiếp nhận. Nhưng trong dân chúng lại có người chửi bới “mấy thằng già phản động”! Chỉ cần lướt qua các bình luận trên FB sẽ thấy ngay dân ta nhiều người vẫn đầu óc cứng nhắc, chứa đầy những định kiến nặng nề từ mấy mươi năm nay!

- Nhiều người vẫn còn tư duy “TA và ĐỊCH”, hễ ai khác “Ta”, ngược với “Ta” là “Địch” là “phản động”, quyết đấu tranh, lên án, loại bỏ… Đối với kẻ “phản động” thì phải “căm thù” đấu tố, bới móc, mạt sát như thời đấu địa chủ, đấu Nhân văn giai phẩm với thái độ hằn học, lời lẽ, hành vi thô lỗ… Họ chỉ biết mạt sát, chẳng đưa ra được lý lẽ gì để tranh biện một cách khách quan, trung thực, ôn hòa, tìm điểm tương đồng…

- Ngược lại, nhiều người trọng lòng vẫn chứa chất hận thù cộng sản, chưa thoát được lòng sân hận rất sâu xa, nên bất cứ cái gì liên quan đến cộng sản, bất chấp đúng, sai, phải trái là nguyền rủa, là sổ toẹt, bất hợp tác…Đây là bi kịch lớn của dân tộc ta. Nếu chúng ta không vượt qua được lòng sân hận, khép lại quá khứ, để đoàn kết, hợp tác, thì dân tộc ta cứ hận thù, chia rẽ mãi sao? Tôi đã thấy ở bên Đức, những người Việt biểu tình mang cờ đỏ sao vàng và cờ vàng 3 sọc đỏ cùng hợp lại, hô vang khẩu hiệu chống Trung cộng gây hấn ở biển Đông… Đó là tín hiệu tốt đẹp. 

Vừa qua anh “Hùng Cửu Long” làm một thử nghiệm mạo hiểm và thú vị, anh mặc áo dài đỏ có ngôi sao vàng trước ngực xuất hiện tại Little Saigon bên Mỹ, nhiều bà con vốn là thuyền nhân tị nạn tại đây, đã phản ứng dữ dội, nhưng chưa đến nỗi bạo lực; cảnh sát Mỹ luôn bảo vệ an toàn cho anh. Anh muốn kêu gọi sự hòa hợp dân tộc và đây là một phép thử phản ứng thú vị. Để chấp nhận sự khác biệt, hòa hợp dân tộc, đòi hỏi một quá trình thay đổi nhận thức, thái độ, xóa bỏ định kiến, thoát khỏi lòng sân hận từ tất cả các bên, có khi phải qua một thế hệ; khi đó mọi người mở rộng lòng bao dung, vì tình yêu đất nước, ứng xử với nhau hòa hợp, thân thiện, văn minh…

- Còn nhiều người khác lại quen áp đặt chủ quan, chê bai, bài xích tất cả những ai khác với suy nghĩ, tình cảm của mình, nhiều khi khá thô bạo. Điều đó cũng rất bất lợi cho xu thế phát triển một xã hội dân chủ, tôn trọng quyền tự do biểu đạt suy nghĩ, tình cảm, thái độ, niềm tin, lối sống khác nhau, đa dạng, phức tạp trong một xã hội dân sự. Chẳng hạn như, một số bạn mắng mỏ những người xếp hàng vào sứ quan Cu Ba viếng Fidel Castro là “lũ ngu lâu”, là “bầy cừu”!.. Như vậy là xúc phạm đến quan điểm, tình cảm của họ. Bạn không thích, thậm chí rất ghét Fidel, nhưng không được gây thù nghịch với họ như vậy. Họ từng học tại Cu Ba, từng yêu quý Cu Ba và Fidel… đó là quyền bầy tỏ tư tưởng, tình cảm của con người, cần được tôn trọng.

Có bạn đi du lịch Hàn Quốc về, viết bài so sánh Việt Nam- Hàn Quốc mấy chục năm trước phát triển ngang nhau, nay Hàn Quốc như thiên đường…, bạn khác liền bình luận: “Cút mẹ mày sang thiên đường mà ở, ở đây làm gì”! Sao có thể thô lỗ như vậy. Đất nước này là của mọi người dân Việt do Tổ tiên tất cả chúng ta ngàn đời xây đắp nên, để lại cho các thế hệ con cháu, bạn có quyền gì mà đuổi người khác đi?

Khi GS Ngô Bảo Châu viết một câu cũng chẳng xúc phạm gì Cụ Hồ, thế mà mấy người xúm vào chửi té tát, bảo nhờ có Đảng, chế độ tạo điều kiện cho ăn học, nay “ăn cháo đá bát”(?). Ô, thế ở những nước không có đảng, chế độ này, người ta không thành tài sao? Mà nếu có “ăn” thì cũng là ăn vào tiền thuế của dân, chứ đảng có làm ra đồng nào? Bản thân đảng, chính phủ cũng đều ăn vào dân cả. Nếu có điều gì đó cần trao đổi, thì thiếu gì cách diễn đạt, sao chỉ quen đấu tố, thóa mạ nhau!

Ngay bài tôi viết “Xem Trump “cơ cấu” nhân sự”, vừa đưa lên FB, có trích một câu của ông Trương Tấn Sang …, một bác bình luận: “Không phải người Mỹ đừng viết về Trump; không phải ruột rà của ông Trương Tấn Sang, đừng có trích câu ông ấy nói”…(?).

Những cách ứng xử như vậy là trở ngại lớn cho sự đồng thuận, đoàn kết dân tộc theo xu hướng chấp nhận sự đa dạng, khác biệt, ngày càng phức tạp hơn về hệ tư tưởng, niềm tin, thái độ chính trị, quan điểm, lối sống của mỗi người, mỗi nhóm người trong xã hội. Vì vậy mỗi người chúng ta đều cần tự thay đổi để thích ứng một cách tích cực với xu thế đó. Ngày nay mạng xã hội chính là một trường học lớn để chúng ta tự học, tự thay đổi, nâng mình lên thích ứng với trào lưu tiến bộ của nhân loại. Dân giác ngộ đến đâu, chính quyền sẽ buộc phải thay đổi đến đấy!

Ngày 1/12/2016


MVT




__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Tuesday, 20 December 2016

Thay đổi tâm thức, thay đổi xã hội



Thay đổi tâm thức, thay đổi xã hội

Kính Hòa, phóng viên RFA
2016-12-19
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Hai nhà báo Việt Nam trên một cao ốc ở TPHCM hôm 1/11/2016.
Hai nhà báo Việt Nam trên một cao ốc ở TPHCM hôm 1/11/2016.
AFP photo
Thay đổi tâm thức, thay đổi xã hội
00:00/00:00
Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Những thay đổi khó thấy
Một nhà báo bỏ nghề. Nhà báo Hoàng Đức Truật, báo Quảng Trị viết trên mạng xã hội sau khi gửi đơn nghỉ việc cho cấp trên:
Thật tình chưa bao giờ tôi thấy thanh thản và nhẹ nhõm như mấy hôm nay, khi quyết định vứt bỏ công việc mà suốt gần 30 năm hằng đeo đuổi với những trăn trở, đam mê. Tôi được trở lại với chính con người thật của mình, ngay thẳng, cương trực, quyết liệt đấu tranh với cái xấu, cái thấp hèn và những thói đạo đức giả.
Tôi cũng đã vượt qua sự đớn hèn và từ nay không còn ám ảnh bởi nỗi dằn vặt: mình phải sống bằng những đồng tiền thuế của nhân dân, bằng mồ hôi của những người lao khổ nhưng không nói lên được tiếng nói của nhân dân, mình làm báo mà không nói được sự thật, không bảo vệ được nhân dân- những người dễ tổn thương nhất trong xã hội đầy rẫy sự nhiễu nhương này…
Tại sao nhà báo lại nói rằng bao năm qua ông sống bằng tiền thuế của dân? Vì rằng tất cả các cơ quan báo chí Việt Nam đều là của nhà nước.
Kinh tế không có cạnh tranh thì không phải là “kinh tế thị trường”. “Làm chính trị” theo kiểu độc đảng như Việt Nam, thì không có “chính trị”.
- Trương Nhân Tuấn

Một lý do quan trọng khiến nhiều nhà báo không muốn làm việc trong khuôn khổ của báo chí nhà nước, là sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, tạo thành một đối trọng với báo chí do nhà nước quản lý.
Blogger Xuân Thọ viết trên trang Dân Luận về hai nhà báo tuyên bố rời bỏ báo chí chính thống:
Sẽ ngây thơ khi cho rằng, truyền thông do nhà nước quản lý đã thua. Ngược lại, truyền thông nhà nước vẫn chiếm thế thượng phong và vẫn tiếp tục chi phối ý thức xã hội. Nhưng họ không còn giữ thế độc quyền nữa.
Chỉ trong vòng một tuần, tôi đón nhận tin hai nhà báo thanh thản bước ra khỏi cơ quan để đi tìm cuộc sống mới: Nhà báo Hoàng Đức Truật phóng viên báo Quảng Trị và anh Phùng Hiệu, Quyền trưởng đại diện tờ Nhà Báo & Công Luận tại miền Nam.
Sự ra đi của hai anh, tuy khác hẳn với các chuyến trốn đi chữa bệnh nước ngoài của các vị quan tham, nhưng đều đang góp phần vào sự thay đổi nhận thức của xã hội.
Chuyện những cán bộ đi chữa bệnh rồi trốn ở lại mà Xuân Thọ đề cập cũng là nét mới trong những thay đổi của xã hội Việt Nam, những thay đổi mà tác giả cho rằng không dễ nhận thấy. Trong những thay đổi đó, điều quan trọng mà nhiều người mong đợi là sự thay đổi của đảng cộng sản Việt Nam, đảng độc quyền cai trị Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Mạnh Tuấn viết rằng điều quan trọng là đảng cai trị phải hiểu rằng mọi sức mạnh không nằm ở đảng mà là ở trong dân chúng:
Mà xét cho cùng thì đó cũng là lối thoát để tránh cho Đảng khỏi sự diệt vong.
để thoát hiểm trước khúc quanh lịch sử đã và đang đến gần, Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ có một cách duy nhất là phải triệt để đổi mới, phải lột xác để trở về với Dân tộc. Đổi mới triệt để và lột xác của Đảng là một quá trình được tiến hành bởi những đảng viên tử tế còn sót lại và những hiền tài trong dân chúng.
Cách đi lên tiết kiệm nhất cho Dân, cho Nước lúc này là những phẩn tử cấp tiến trong hàng ngũ lãnh đạo Đảng liên kết lại, tập hợp trí tuệ của những đảng viên có lòng yêu dân, có tâm với nước, dựa vào giới tinh hoa, trí thức tiêu biểu của Dân tộc đại diện cho trí tuệ toàn dân… Con đường và kế hoạch không quá khó, vấn đề là có MUỐN LÀM và DÁM LÀM hay không mà thôi. Luôn tâm niệm một điều: mọi sức mạnh đều ở nơi DÂN.
000_IQ5WH-400.jpg
Một cặp vợ chồng Việt Nam đem hoa đến tham dự buổi quốc tang nhà lãnh đạo Cuba Fidel Castro tại Đại sứ quán Cuba ở Hà Nội hôm 4/12/2016. AFP photo
Một trong những điều khó khăn liên quan đến sự thay đổi của đảng cộng chính là quan niệm của họ về chính trị, vì rằng ở Việt Nam hiện nay chỉ có duy nhất đảng viên cộng sản là tham gia vào hệ thống chính trị. Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn viết:
“Làm chính trị” cũng như là “làm kinh tế”. Kinh tế có cạnh tranh thì chính trị cũng có cạnh tranh. Kinh tế không có cạnh tranh thì không phải là “kinh tế thị trường”. “Làm chính trị” theo kiểu độc đảng như Việt Nam, thì không có “chính trị”.
Ở Việt Nam, ngay bây giờ, bất kỳ người nào vỗ ngực tuyên bố “làm chính trị” cũng đều có thể bị khép vào tội 88 Bộ Luật Hình Sự.
Tội “chống đảng” đôi khi còn nặng hơn cả tội “phản bội tổ quốc”.
Trách mình trước, trách người sau
Đó là mong muốn của những blogger ôn hòa mong muốn có một sự thay đổi tích cực từ đảng cầm quyền, nhưng họ cũng biết rằng trở lực lớn nhất là từ những khuyết điểm của người Việt Nam nói chung. Blogger Hồ Bất Khuất thấy rõ nhất ba khuyết điểm: không phản biện, giả dối, thiếu tự giác.
Với những “cú đấm” liên tiếp này, tôi trở nên tỉnh táo, tìm cách hiểu đúng về bản thân mình. Không biết những người suốt ngày chỉ thấy ta vô cùng tốt đẹp có tỉnh ra được chút nào không?
Nếu không có tư duy phản biện, chúng ta mãi mãi trong vai những đứa trẻ ngoan ngoãn. Nếu một đất nước chỉ bao gồm “những đứa trẻ ngoan ngoãn” thì làm sao phát triển được?!
Nếu không có tư duy phản biện, chúng ta mãi mãi trong vai những đứa trẻ ngoan ngoãn. Nếu một đất nước chỉ bao gồm “những đứa trẻ ngoan ngoãn” thì làm sao phát triển được?!
- Blogger Hồ Bất Khuất
Tác giả Phan Quang phân tích tiếp những nhược điểm đó đã thấm vào tầng lớp trí thức Việt Nam từ hơn 50 năm nay, đến nỗi mà theo tác giả thì tầng lớp trí thức đang sống trong một nhà ngục tư duy:
Nhưng tiếng nói và lương tri không thể chiến thắng được “công cụ” của cách mệnh. Năm 1956, thảm họa đã đến, khi chúng ta đã mất đi những nhà Trí thức thực sự và đến giờ trí thức vẫn không thể “tái sinh”!
Làm sao mà chúng ta có thể có được một tầng lớp trí thức đúng nghĩa khi mà nền giáo dục thực chất chỉ là thuốc mê tiêm dần vào con trẻ rằng: “Em là mầm non của Đảng” và em (cũng như cha mẹ em) đang thừa hưởng vinh quang mà Đảng đem lại.
Đến khi lớn chúng cũng giống như cha mẹ, bắt đầu ngủ li bì trong “mùa cách mạng”. Không ngủ, cũng không sao, chỉ có điều nhà ngục thực tế sẽ đón chờ.
Với Việt Nam làm sao mà chúng ta có thể có được một tầng lớp trí thức đúng nghĩa khi mà chúng ta là một quốc gia luôn tự thỏa mãn bởi triết lý “sự ưu việt”. Trí khôn lớn lao nhất nằm ở nhận thức – hãy chung một giấc ngủ để rồi cùng mê sảng: Đảng đã cho ta một mùa xuân tràn ánh sáng…
Mặc dù trong cơn mê ta nói những lời ngọng nghịu.
Với Việt Nam làm sao chúng ta có một tầng lớp trí thức thực sự khi mà quyền lực chính trị luôn nhận thức một cách rõ ràng rằng suy nghĩ khác với họ, hành động khác với họ là sự hủy hoại thể chế, là suy thoái đạo đức thậm chí là hành động chống lại dân tộc.
Bằng quyền lực do chính họ tự phó thác, họ sẵn sàng tiêu diệt một cách triệt nhất những kẻ được chỉ định là gây đe dọa tới “An ninh tư tưởng”. Họ không bao giờ hối hận vì điều đó!
fd48fd5e-0027-4ecf-9ccf-13489dcdae71-400.jpg
Một người đàn ông lội qua nước lũ ngay trước nhà ông ở Bình Định hôm 18/12/2016. AFP photo
Tâm thức bị Phan Quang phê phán ấy là không chỉ có riêng nơi những người có bằng cấp, có học vấn. Blogger Nhạc Sĩ Tuấn Khanh, nhận xét rằng trong những trận so tài gần đây trên các sân vận động Việt Nam, ngoài hình ảnh các ông Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, nay còn xuất hiện ông Fidel Castro nữa. Nhân mùa giáng sinh, Tuấn Khanh viết về một hình ảnh ông già Noel, niềm vui của trẻ thơ mà so sánh với một chổ dựa tin thần, một sự sùng bái cá nhân mà người Việt chưa bỏ được:
Những trận tranh tài thể thao đơn thuần luôn bị bóp nặn để đạt đến chủ nghĩa dân tộc và tệ sùng bái cá nhân, không khác gì những đứa trẻ luôn tin rằng hình dáng một ông Noel nào đó sẽ mang đến phép lạ đời thường. Tiếc thay, ông già Noel thì không bao giờ đến, và những người Việt như vậy, mãi mãi không thể trưởng thành – và mang vác những vết thương tâm lý suốt đời mình.
Ông già Noel thì chỉ có thể tặng những món quà, nhưng không thể thay đổi số phận, nhất là số phận của con người sống và chết lặng lẽ ở Việt Nam, bó chiếu vác về nhà từ bệnh viện thành phố hay chìm trong cơn trong xả lũ giữa đêm khuya ở đâu đó rất xa thành thị.
Và bất chợt, tôi cũng nghe văng vẳng những tuyên ngôn và hứa hẹn rất nhiều trên đất nước này, bất kể đó có là mùa Giáng sinh hay không, nhưng rồi thật dễ nhận ra, đó là những huyền thoại chưa bao giờ có hơi thở con người.
Một tâm thức tiêu cực khác lại được blogger Viết từ Sài gòn nêu lên là những thói quen, nếp suy nghĩ của những người sống trong một xã hội nông nghiệp, chưa thích nghi được với những thay đổi của thế giới diễn ra như vũ bão trên một thế kỷ nay:
Nói cho cùng, tâm tính của số đông người Việt vẫn chưa thoát khỏi tâm thức nông nghiệp. Cái bóng của tâm thức nông nghiệp đã bao trùm, chi phối hầu hết hành vi cùa nhiều người. Phán xét vội vã, giận dữ vô căn cớ, ngụy biện, chụp mũ, ném đá giấu tay… Tất cả đều là biểu hiện của phần tâm thức nông nghiệp trong tư duy toàn tri còn sót lại trong mỗi người. Thực tâm mà nói, nếu chúng ta vẫn còn để cho loại tâm thức nông nghiệp này hoành hành thân xác và tinh thần chúng ta thì sẽ còn rất lâu chúng ta mới chạm đến được tự do, tiến bộ và dân chủ!
Điều đáng nói là những người vẫn còn tâm thức nông nghiệp đó, những người nông dân Việt Nam đang tụt lại đằng sau những người láng giềng Cam Pu Chia ngay trong chính lãnh vực nông nghiệp. Một đoàn cán bộ tỉnh Sóc Trăng đã sang nước bạn để tìm hiểu tại sao sản phẩm nông nghiệp của họ lại nhanh chóng thành công trên thương trường quốc tế. Nhân chuyện này, tác giả Nguyễn Duy Nghĩa viết một cách trào phúng, so sánh ví von với những khẩu hiệu mà đảng cộng sản thường hay dùng để tuyên truyền:
Muộn cũng còn hơn, bằng không cứ nước chảy bèo trôi thế này, có lẽ sẽ đến ngày hạ quyết tâm “Đuổi kịp và vượt Campuchia”, thì hay biết mấy!
- Nguyễn Duy Nghĩa

Chợt thấy bạn vừa nhỉnh hơn, mình sang học hỏi ngay là thức thời, biết mình, biết ta. Khiêm tốn là đỉnh cao của khoa học, là thuộc tính tự nhiên của nhà cách mạng! Với tinh thần ấy chắc Đoàn của Sóc Trăng sẽ học được chán vạn điều hay mang về để hành. Nhưng chiêm nghiệm lâu nay nườm nuợp Đoàn xuất ngoại học được cả vạn cái hay, song về hành thì chán chết và lại đổ riệt do cơ chế. Song với tinh thần khởi nghiệp – “khởi đầu sự nghiệp mới cho cây lúa Việt” thì vẫn không muộn. Muộn cũng còn hơn, bằng không cứ nước chảy bèo trôi thế này, có lẽ sẽ đến ngày hạ quyết tâm “Đuổi kịp và vượt Campuchia”, thì hay biết mấy!
Biết mình đang thua mà học hỏi cũng là điều mà mọi người thấy là một sự thay đổi tích cực trong tâm thức Việt Nam, một trong những điều thay đổi khó thấy mà blogger Xuân Thọ đã viết. Và Xuân Thọ hy vọng rằng những thay đổi nhỏ nhoi đó, những nhóm người nhỏ nhoi dấn thân cho sự thay đổi, sẽ tạo nên sự thay đổi:
Vậy nếu bạn cho là phải thay đổi xã hội này thì chớ có bi quan hoặc yếm thế mà nghĩ rằng: Chẳng ăn thua gì đâu? Hay chờ đến lúc nào đó sự thay đổi sẽ đến.
Nhúm người ít ỏi kia đã góp phần tạo nên những thay đổi nhỏ bé mà không phải ai cũng nhìn thấy. Nếu có các bạn, chắc chắn sự thay đổi sẽ ngoạn mục hơn, ít đau khổ hơn !


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <

Monday, 19 December 2016

Nhân bài viết “Cánh Buồm của ông Toàn”



Thư giãn không thư giãn ngày Chủ nhật

Nhân bài viết “Cánh Buồm của ông Toàn”

(Đại diện trang Bauxite Việt Nam phỏng vấn nhà giáo dục Phạm Toàn – giữa hai người có một cái chai và hai cái ly nho nhỏ)

BVN – Anh Toàn thân mến, gọi là phỏng vấn cũng được, mà gọi là tâm tình cũng được… Tôi hỏi, anh đáp nhé… Trên báo Tiền phong mới đây, có bài “Cánh Buồm của ông Toàn” đầy thiện cảm với anh, và được tòa soạn giới thiệu trân trọng “Từ lúc mới xuất hiện, bộ sách Cánh Buồm do nhà giáo Phạm Toàn chủ biên đã gây ra không ít tranh cãi trong giới làm sách”, xin anh cho một vài ý tổng quát về việc làm của Nhóm Cánh Buồm của anh.

PHẠM TOÀN – (cười) Làm gì có “tranh cãi”, thậm chí có “không ít tranh cãi”…? Và làm gì có cả cái “giới làm sách” (giáo khoa) nữa? Ở nước ta mới chỉ có những người “được biên chế” vào làm công việc viết sách giáo khoa trong những Dự án này nọ dưới sự chỉ huy của những “Tổng tư lệnh” hoặc những “Tư lệnh”, người nào cũng đáng tin cậy cả!
BVN – Cơ may nào đã đưa anh lao đầu vào làm công việc viết sách giáo khoa Cánh Buồm này vậy?

PHẠM TOÀN – Tôi năm nay 85 tuổi. Các chị gái và em gái tôi trong gia đình cũng hỏi tôi như anh vừa hỏi: sao không nghỉ ngơi mà lúc nào cũng cứ “bận lắm bận lắm”… Ai khiến?… Chẳng ai khiến hết!… Và đó là một công chuyện có quá trình khá dài…
BVN – Anh kể đi … Vì sao anh lao đầu vào làm công việc này?

PHẠM TOÀN – Nói cho thật ngắn gọn thì tôi là người học dốt, thậm chí rất dốt. Năm 1944, tôi thi Tiểu học xong, gia đình xin cho thi vào trường Bưởi thì không qua nổi kỳ thi tuyển “passage”. Vì tôi rất dốt Toán, nhất là Số học. Bài toán tiếng Tây cứ cái vòi chảy vào cái vòi chảy ra … rồi lại bài toán có những cái cây đầu đường… tôi không sao qua nổi, và thi trượt, phải học trường tư… Đã học hết “đít-lôm” đâu? Đến đêm 19 tháng 12 năm 1946 thì thành chú bé làm đủ việc ở cái Tiểu đội Tự vệ phố Hàng Gai, sau thành một Tiểu đội thuộc Trung đoàn Thủ đô với anh Hồng Lĩnh là Tiểu đội trưởng. Cái Tiểu đội ấy nay ngoài tôi ra chỉ còn ba phụ huynh xưa, anh Hoàng Quý Chương, anh Lê Sỹ, chị Lê Thi… Năm 2004, kỷ niệm hàng năm ở nhà tôi, anh Hoàng Quý Chương nhận xét độp giữa bà con thiên hạ “cái cậu Toàn này ngày xưa nó thộn lắm…”.

BVN – Ha ha … thế rồi anh thộn lại đi làm công việc cải cách sách giáo khoa?

PHẠM TOÀN – Thế đó! Đời là thế đó! Vì vào cuối năm 1951, tình cờ tôi thành học sinh Trường Sư phạm. Khi đó, tôi ở bộ đội, làm công tác địch vận, chỉ viết truyền đơn, in truyền đơn, viết báo… Mình xin thủ trưởng là ông Phan Nông cho ra đơn vị chiến đấu, bị ông ấy cười và bảo “nói cho cái mặt chú biết, chú mà ra đơn vị thì hôm trước hôm sau chú chết… Tôi cấm chú không được chết!”. Rồi ông ấy cho đi học. Rơi vào đúng Trường Sư phạm!

BVN – Thì nguồn gốc đấy chứ đâu?

PHẠM TOÀN – Không ạ! Chuyện còn dài… Tháng 9 năm 1953, tôi cùng mấy anh em được về dạy Trường Phổ thông Lao động Trung ương, do ông Thứ trưởng Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm Hiệu trưởng. Trường dạy toàn những học trò oách hơn mình! Ở trường này, tôi kết thân với một học trò mà tôi coi như người anh lớn, là anh Nguyễn Linh, Trưởng ty Thông tin hay Tuyên truyền gì đó của tỉnh Quảng Trị ra Việt Bắc học… Hai chúng tôi còn liên hệ với nhau cả mấy chục năm sau nữa, cả khi anh đã nghỉ hưu và lui về sống ở quê cách thành phố Đông Hà hơn chục cây số. Anh Linh không hỏi han tôi nhiều về công tác giáo dục, mà hay hỏi “Châu Diên dạo này viết gì?”

BVN – Tức là…?

PHẠM TOÀN – Tức là rất có thể ông ấy biết tôi khó có thể là nhà giáo giỏi, thôi thì “xuống mà làm nhà văn đi”… Ha ha ha… Đùa đấy! Ông ấy thương mình lắm, ông ấy muốn mình lập nghiệp bằng mọi cách… Ông ấy cũng như anh Hoàng Quý Chương, biết mình thộn mà! Nhưng ông ấy hiểu: thế hệ học trò nhà mình, từ Hà Nội lên Việt Bắc và trưởng thành trên Việt Bắc, anh nào cũng có máu văn thơ, anh nào cũng muốn khắc tình cảm của mình vào tấm bia vàng tình cảm dân tộc… Lãng mạn lắm!

BVN – Sao rồi không thành nhà văn nhà thơ…?

PHẠM TOÀN – Nhiều duyên cớ lắm! Trong đó có duyên cớ mình gặp gỡ một chàng trai khác cũng quê Quảng Trị như ông bạn già một thời xưa của mình. Tôi đã gặp Hồ Ngọc Đại vào cuối năm 1978.
BVN – Nhà văn nhà thơ bất thành đã gặp một Tiến sĩ Tâm lý học giáo dục như thế nào?

PHẠM TOÀN – Trước khi gặp Hồ Ngọc Đại, tôi làm một công trình riêng về Dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc… Mười năm lang thang trên miền cao tỉnh Hà Tuyên. Mục đích khoa học một phần. Còn có cái tâm trạng tránh xa đất Hà Nội, nhìn cái gì cũng chán, gặp ai cũng ngấy, tiếp xúc với những niềm vui không có thật, sống trong những cảm xúc không chắc là thật… Sau đợt tham gia đoàn nghiên cứu ở xã Mù Cả, Mường Tè, Lai Châu, do anh Lê Bá Vịnh dẫn đầu, đi bộ ba tháng, làm việc được hai tuần… thấy hé lộ một đề tài, thế là mình xin đi Hà Tuyên… Lên đó, mọi thứ vẫn còn trong veo. 

Tránh được bụi bặm phố xá cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Có anh Nguyễn Trường, giáo viên Sử, chán dạy Sử, chán viết Sử, xin tôi cho đi cùng… dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc. Mấy năm liền, những cuốn sách in ra đều ghi Phạm Toàn và Nguyễn Trường. Tôi còn giúp anh hình thành và gần như hoàn thành luận văn Phó tiến sĩ, mong anh thành đạt để đi tiếp con đường quan lộ. Hai anh em đều được Huy hiệu Lao động sáng tạo năm 1981, năm 1984 còn được Giải thưởng hạng hai của UNESCO khu vực châu Á và Thái Bình Dương về sách tiếng Việt cho học sinh dân tộc… Anh Nguyễn Trường chết rồi. Tiền thưởng cũng hết rồi. Hư danh cũng không có gì to tát… Và tôi gặp anh Hồ Ngọc Đại.

BVN – Nghe nói anh sùng bái anh Hồ Ngọc Đại lắm? Dương Tường kể cho bà con nghe là nhà thơ Lê Đạt trêu anh làm dấu thánh thì miệng nói “Nhân danh Cha và Con và … Hồ Ngọc Đại”, đúng không?

PHẠM TOÀN – Có thế! Tôi yêu anh Đại. Tôi xả thân vì anh Đại trong hơn ba chục năm ở Trường Thực nghiệm. Tôi chịu ơn anh Đại nữa. Trên hết, vào năm 1978, tôi nhìn thấy ở anh Hồ Ngọc Đại một yếu tố mới lạ, một sinh khí cho nền giáo dục được anh Đại hô hào phải “Giỡ ra làm lại từ đầu”. Tôi được anh mời mà như một mệnh lệnh phải cùng anh xây dựng nền giáo dục khác hẳn cho đất nước. Tất cả những anh chị em còn sống hôm nay ở Trường Thực nghiệm xưa đều chứng kiến một sự hợp tác đầy tính kỷ luật dưới sự chỉ đạo của anh Đại. Trong cuốn sách tôi viết về Tâm lý học giáo dục, tôi coi cái trục Piaget – Vygotski – Hồ Ngọc Đại là thành tựu đương đại hóa tại nước ta…

BVN – Xin lỗi … tôi đã có lần trách anh không trung thực về khoa học khi đưa anh Hồ Ngọc Đại vào vị trí đó… anh thấy có đúng không?

PHẠM TOÀN – Đúng và không đúng. Đúng, vì ở nước ta chỉ có anh Đại là đã thực sự nói và làm. Không đúng hẳn, vì tôi đã cố ý tìm và nâng lên một ngọn cờ chưa từng có ai nâng. Ngọn cờ ấy cũng là ngọn cờ của tôi, tình yêu của tôi, sức lực của tôi.

BVN – Anh đưa anh Hồ Ngọc Đại vào vị trí đó… anh có thực lòng không?

PHẠM TOÀN – Vào cái lúc tôi hoang mang hết mực, tôi đã gặp cái tư tưởng giáo dục khác, đủ sức cứu dân tộc ta. Và anh Đại cho tôi cái quyền nghiên cứu, hiện thực nó, và thực hiện nó. Anh Lưu Nguyên và tôi đã cùng nhau suốt mấy chục năm từ năm 1984 đến cuối những năm 1990, đã đi mở trường thực nghiệm ở khắp 43 tỉnh và thành phố “cho anh Đại”. Và phải nói rằng hệ thống trường thực nghiệm ở các tỉnh đều là những trường tốt đẹp, học sinh học giỏi, giáo viên yêu nghề.

BVN – Nhưng bây giờ thì hệ thống Hồ Ngọc Đại đang bị đả kích tơi bời?

PHẠM TOÀN – Nếu không tung ngọn đòn hỏa mù đả kích hệ thống Hồ Ngọc Đại thì có người và có những người phải trả lời ít nhất là về hệ thống trường gọi bằng VNEN. Đơn giản vậy thôi.

BVN – Thế là thế nào? VNEN gì?

PHẠM TOÀN – Vậy anh nghĩ, chỉ có các ngành Ngân hàng, Công thương, Giao thông, Tổ chức cán bộ… mới có lợi ích nhóm thôi sao?

BVN – Anh nói nốt đi, VNEN như thế nào?

PHẠM TOÀN – Tôi không làm thay việc của những người khác. Tôi không “phản biện” (như cái thời hăng hái giương ngọn cờ phản biện bauxite Tây Nguyên với các anh) nữa. Tôi còn ít thì giờ, tám lăm tuổi rồi, tôi cần làm nốt cái gì tôi chưa làm xong, tôi đào tạo người của nhóm Cánh Buồm làm nốt những gì tôi còn tự thấy mình mắc nợ cuộc đời này.

BVN – Anh mắc nợ gì? Anh nghĩ chỉ mình anh mới mắc nợ chắc? Những thằng như chúng ta xem ra đến khi chết cũng chưa trả hết nợ đời đấy.

PHẠM TOÀN – Anh mắc nợ gì? Tôi mắc nợ gì? Anh có mắc nợ không? Tất cả chúng ta đang còn mắc nợ gì?

BVN – Xin lỗi anh… Những món nợ không thể gọi tên ra nhưng lúc nào cũng canh cánh. Anh vừa nhắc đến chị Lê Thi, hôm trước đi dự đám tang anh Lê Hồng Hà, nhìn anh ấy trong quan tài tôi cứ thầm nghĩ, những người như anh ấy, ở giây phút trước khi lìa đời chắc cũng cảm thấy thanh thản vì dù sao mình cũng đã làm tròn được một việc, một việc có thể nói là lớn. Còn chúng ta…

PHẠM TOÀN – Đúng là mắc nợ thì ai cũng mắc cả. Vấn đề là cách trả nợ. Tôi trả nợ theo cách của tôi.

BVN – Lập ra nhóm Cánh Buồm? …

PHẠM TOÀN – Không chỉ có thế! Tạo ra một cách làm gần đúng nhất, ít sai lầm nhất, sao cho có ích nhất. Với nhóm Cánh Buồm, đó là làm một công việc khó làm trong công cuộc giáo dục, để cả xã hội cùng có cái mốc trực quan, có những sản phẩm thị phạm, để có một thí dụ cụ thể cho sự thay đổi hay là chết của nền giáo dục quốc dân. Anh Hồ Ngọc Đại có ý tưởng “giỡ ra làm lại từ đầu”, nhóm Cánh Buồm cụ thể hóa ý tưởng đó bằng cách thức giỡ ra làm lại từ đầu…

Bắt đầu bằng cách “giỡ ra” những khái niệm cơ bản.

Giáo dục là gì? Cánh Buồm kiến nghị: Giáo dục là tổ chức sự trưởng thành của thanh thiếu niên cả dân tộc.

Trưởng thành là gì? Cánh Buồm kiến nghị: Trưởng thành là tự lập nhờ được tổ chức cách học và cách sống theo con đường tự học – tự giáo dục.

Đạo đức là gì? Đạo đức là quá trình trưởng thành trong một lối sống theo tinh thần đồng thuận.

Đồng thuận là gì? Đồng thuận là cùng lao động, cùng tôn trọng giá trị tinh thần của nhau, và cùng học cách tháo ngòi xung đột.

Tiểu học là gì? Tiểu học là giai đoạn học phương pháp học.
Trung học cơ sở là gì? Trung học cơ sở là giai đoạn dùng cách học đã được trang bị để tự tìm kiến thức và đủ năng lực vào đời.

Vào đời là đi đâu? Vào đời là tự lao động mà sống, hoặc là đủ sức học nghề để lao động đỡ vất vả hơn, và vào đời cũng có cách nữa là đi vào giai đoạn tập nghiên cứu, để lên Đại học là giai đoạn tập độc lập nghiên cứu và sau đó là giai đoạn hoàn toàn độc lập nghiên cứu.

Môn học là gì? Bài học là gì? Tiết học là gì? Học Văn như thế nào? Học tiếng Việt như thế nào? Học ngoại ngữ như thế nào? Học Lịch sử như thế nào? Một lúc nào đó, tôi sẽ ngồi đây để anh cật vấn, và … phản biện tôi.

BVN – Nhóm Cánh Buồm đã làm gì theo hướng đó?

PHẠM TOÀN – Chúng tôi “xông vào” hai môn học khó nhất nhưng ai ai cũng nghĩ là dễ, là môn Tiếng Việt và môn Văn. Chúng tôi đã làm xong sách Văn và Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 9 có thể dùng ngay hôm nay. Chúng tôi đã xong sách Lối sống (giáo dục đạo đức) từ lớp 1 đến lớp 4. Chúng tôi cũng đã làm xong sách Tiếng Anh lớp 1 và lớp 2 và sẽ hoàn thành nốt cho bậc tiểu học trong tương lai gần… Và vài thứ chưa xong khác, nhưng thôi, nói trước không bước được qua… mê tín tí cho vui!

BVN – Nhóm Cánh Buồm nghĩ gì về việc có người đề nghị cứ dịch sách nước ngoài mà dùng cho đỡ công nghiên cứu?

PHẠM TOÀN – Cái cách đi study tour học dăm bữa nửa tháng rồi định đem nền giáo dục nước ngoài về dùng là cách rất sai. Văn hóa và giáo dục là những điều tuyệt đối phải mọc lên từ mảnh đất dân tộc. Ngay việc nhập kỹ thuật sản xuất cũng phải “nhập gia tùy tục”, mà cái khó nhất là thái độ lao động với dây chuyền sản xuất, cái thái độ lao động đó đó không nhập được, phải chữa cái mảnh đất tiểu nông dần dần thì mới có một nền sản xuất hiện đại với những tâm hồn và lối sống lao động hiện đại. Chưa kể là …

BVN – Chưa kể là gì nữa…?

PHẠM TOÀN – Chưa kể là cái cách “nghiên cứu” theo lối nhặt nhạnh kinh nghiệm nước ngoài thì vẫn chỉ là cách sống của người nguyên thủy. Nhà tâm lý học Gaston Bachelard trong sách “Tư duy khoa học” (La pensée scientifique) đã nói rằng: người nguyên thủy đã biết thao tác quan sát, thống kê, sàng lọc… Con người tự xưng hiện đại mà vẫn dừng ở mức độ đó thì e rằng… hơi bị nhầm chỗ đứng.

BVN – Câu hỏi nữa, xin anh cho biết … tình hình tài chính của Cánh Buồm ra sao?

PHẠM TOÀN – Chúng tôi được hỗ trợ từ nhiều nguồn. Giáo sự Hoàng Tụy gọi đến giúi cho cái phong bì vài triệu và dặn “đem về mua mực in…”. Có biên tập viên và soạn giả như anh Bùi Văn Nam Sơn, chị Phạm Chi Lan… đã không lấy nhuận bút, còn cho nhiều chục triệu (nói khẽ: hai bác ấy cho chín chục triệu VNĐ đấy!). Một Kỹ sư dầu khí về hưu ở Vũng Tàu cho 100 triệu và rất nhiều khoản tiêu “lặt vặt” đếm không xuể. Có doanh nhân ở Hà Nội cho hai lần được 240 triệu. Bà Nguyễn Thị Bình in sách xong, đóng thuế xong, còn hai chục triệu cũng gọi đưa cho. Quỹ của gia đình anh Phùng Liên Đoàn ba năm nay năm nào cũng cho 10 ngàn đô la Huê Kỳ. 

Nhiều khoản tiền nữa. Nhưng những động viên tinh thần thì không kể nổi. Anh thương binh hỏng mắt ở mặt trận Quảng Trị Trần Thế Tôn đã “đọc” bằng cảm nhận tất cả các sách Cánh Buồm và luôn luôn gọi điện hỏi thăm công việc. Và sự hào hứng của những cộng tác viên soạn sách… cũng có sức động viên ghê gớm. 

Cụ nguyễn Thế Anh, 91 tuổi, viết già nửa cuốn Văn lớp 9 Cánh Buồm. Giáo sư Vũ Cao Đàm tuy không biên soạn nhưng lại tổ chức cuộc gặp giữa nhóm với Đại học Quốc gia Hà Nội, cả cuộc báo cáo trước Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên Nhi đồng của Quốc hội. Nguồn động viên tinh thần đó thật vô cùng cao quý – các vị đó động viên nhóm Cánh Buồm chắc chắn không vì lợi ích nhóm hoặc vì Cánh Buồm là sân sau của ai đó…

BVN – Câu hỏi cuối rồi, nhưng xin câu nữa: anh có tấm hình nào thú vị xin cho BVN một tấm.

PHẠM TOÀN – Có đấy! Tặng luôn kẻo lại bị chê là chảnh! Mình dự giờ lớp 1 ở một trường Cánh Buồm mới “đặt chân” vào. Hết tiết, cô giáo nói “Thầy này soạn sách cho các em đấy”. Thế là các em ùa vô … và cô giáo chớp luôn. Các bạn xem ảnh thấy răng mình bị thiếu, xin đừng nhầm mình với lứa tuổi rụng răng kia nhé!

image
“Thiếu nhi cụ” Phạm Toàn được các em vây quanh tíu tít
Huệ Chi thực hiện
BVN – Cám ơn nhà giáo Phạm Toàn


Cánh Buồm của ông Toàn

Lê Thị Thanh Thủy, Chủ nhiệm CLB Ô Xinh
TP – Từ lúc mới xuất hiện, bộ sách Cánh Buồm do nhà giáo Phạm Toàn chủ biên đã gây ra không ít tranh cãi trong giới làm sách. Gần 10 năm nay, ông Toàn vừa là người sáng lập, vận động bạn bè soạn sách không công, vừa đích thân đi “truyền bá” Cánh Buồm cho học sinh.

clip_image001
Nhà giáo Phạm Toàn
Nhà giáo Phạm Toàn sinh năm 1932, giới văn nghệ còn biết ông với tư cách nhà văn, dịch giả, bút danh Châu Diên. Giống như người bạn thân Dương Tường, nhà văn Châu Diên rất thân với những người trẻ. “Bọn trẻ con” có thể thoải mái gọi ông là “ông Toàn”, Châu Điên, papa, hay là “thằng Toàn” mà không bị bắt bẻ.

Trí thức không đợi đặt hàng
Nhà giáo Phạm Toàn kể, ông “âm mưu” viết Cánh Buồm từ năm 1968, khi có cơ hội làm việc chung ở Trường Thực nghiệm với GS Hồ Ngọc Đại và được giao cho nhiệm vụ làm một bộ sách dạy Văn, Tiếng Việt cho học sinh tiểu học. Dự án bị kéo dài vì nhiều lẽ, đến năm 2008 mới chính thức khởi động. Lúc đó tôi có hỏi ông Toàn lấy tiền ở đâu để làm, ông xòe tay ra bảo: tiền ở đây chứ đâu!

Cánh Buồm chính thức xuất hiện năm 2009, không theo bất cứ một dự án nào. Ông Toàn bảo, người trí thức thì không bao giờ chờ đợi đặt hàng, nếu làm theo đơn đặt hàng thì chỉ là người làm thuê. Trí thức là người cảm thấy xã hội cần gì, mình làm được gì thì tự giác làm thôi, ông nói.

Thành phần chính làm Cánh Buồm là “một con gà trống già và mấy con gà nhép”; ngoại trừ ông Toàn ở tuổi 80, đa số đều trẻ, trên dưới 30 tuổi. Nhóm cộng tác viên đều là những trí thức có tên tuổi như: GS. TS Vật lý Cao Chi, GS Đặng Anh Đào, nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn, dịch giả Dương Tường… Song trên sách, tất cả mọi chức danh, học hàm, học vị của họ đều bị ông Toàn cắt. Dưới mỗi bài viết đều chỉ có tên tác giả, ai cũng như ai.

Tám mươi tuổi, nói chuyện phải đeo thiết bị trợ thính, nhưng ông Toàn không quên bất cứ chuyện gì. Ngồi nói về Cánh Buồm và những ngày đầu gian khó, ông vẫn có thể kể vanh vách: cộng tác viên Bùi Văn Nam Sơn biếu nhóm 40 triệu đồng, bà Phạm Chi Lan ủng hộ 50 triệu, Phan Lưu Vũ viết văn cho 30 triệu, một kỹ sư về hưu ở Vũng Tàu cho 100 triệu, một Việt kiều Mỹ trong ba năm, mỗi năm đều gửi vào quỹ 200 USD…
Con người tiến lên thông qua những lầm lạc
clip_image002
Học tiếng Việt kiểu Cánh Buồm. Ảnh: Lê Anh Dũng

Cũng vẫn chuyện bắt đầu làm Cánh Buồm, ông Toàn tổng kết: Khó nhất là thuyết phục những người từng làm sách giáo khoa làm khác đi, chứ không phải chuyện tiền. Đến nay, sau gần 10 năm làm sách, nhóm Cánh Buồm vẫn cống hiến không công, cộng tác viên cũng viết bài không công. Tiền ủng hộ mà quỹ Cánh Buồm nhận được phần lớn dành để in sách. 

Có 2-3 trường hợp phải tiêu “dăm ba triệu” đều là để thăm hỏi, động viên các cộng tác viên cao tuổi hoặc không may ốm đau. Câu cửa miệng ông Toàn hay nói với các cộng sự – học trò của mình: Phải tiêu tiền của người ta một cách có liêm sỉ! Nhà riêng của ông đến nay vẫn là đại bản doanh để các nghiên cứu sinh và học trò tá túc, làm việc và biên soạn sách.

Chủ trương làm sách của ông Toàn gần như đi ngược lại các giáo trình từ trước đến nay: Khuyến khích học sinh sáng tạo bằng cách ưu tiên cung cấp phương pháp, không sa vào cụ thể. Với môn Tiếng Việt, chỉ yêu cầu học sinh tiểu học biết ngữ âm để ghi. Với môn Văn, chỉ học phương pháp: làm thế nào người ta sáng tạo ra tác phẩm. Riêng quan điểm này đã bị phản đối một cách dữ dội. 

Nhiều người cho rằng, sách văn học lớp 1 của Cánh Buồm chẳng thấy văn chương đâu cả, chỉ đưa ra toàn các tình huống cho học sinh “nhập vai” để “đồng cảm”, dạy văn mà tách ra khỏi ngôn ngữ văn học, không đếm xỉa đến ngôn ngữ văn học thì khác nào dạy nhạc mà không đả động đến các nốt nhạc, dạy vẽ mà lờ tịt đi màu sắc? Theo họ, với quyển sách giáo khoa văn học lớp 1 như vậy, nhóm Cánh Buồm có thể làm cho các em hiểu nhầm rằng “văn học là đóng kịch”.

Ngoài ra, người ta cũng chê Cánh Buồm mắc các bệnh “đao to búa lớn” (dạy ngôn ngữ khó hiểu, quá trừu tượng cho trẻ nhỏ, thậm chí dạy đánh vần cả những từ vô nghĩa); bệnh giáo điều (nhồi vào óc trẻ những câu  như  “kẻ chẳng nhớ quê nhà thì chẳng ra gì cả”)…

Gần như sau mỗi tập Cánh Buồm xuất hiện, những ý kiến phản đối cũng đồng thời làm người ta hoang mang. Ông Toàn bảo, Cánh Buồm đều có chỉnh lý bổ sung. Hiện nay, toàn bộ 18 cuốn Văn và Tiếng Việt (từ lớp 1 đến lớp 9) đều có bản e-book miễn phí trên website chính của Cánh Buồm để độc giả có thể đọc, học và góp ý.

Sách Văn lớp 9 của Cánh Buồm chỉ dạy duy nhất hai tác phẩm: Truyện Kiều của Nguyễn Du và Faust của Goethe. Ông Toàn bảo, khi nhóm chọn Faust, rất nhiều người đã nói: khó quá, ngay cả với người lớn. Nhưng qua khảo sát và thực nghiệm, học trò lớp 9 tiếp nhận Faust rất tốt. Ông Toàn kết luận: Con người lớn lên thông qua những lầm lạc, Faust cũng thế, Cánh Buồm cũng thế!

“Học trò của tôi, đứa nào cũng biết làm thơ”
Giai đoạn đầu xuất bản Cánh Buồm, chính ông Toàn là người đứng lớp hướng dẫn học sinh tiểu học học Văn và Tiếng Việt theo phương pháp của ông. Có phụ huynh sau sáu tháng gặp ông bảo: “Em cám ơn thầy cứu con em”! Trước đó, học trò này bị liệt vào hàng cá biệt ở trường. Áp lực học hành khiến em bất hợp tác với tất cả các môn. Nhắc đến đi học có khi cậu nổi cáu lật cả bàn. Nhưng sau khi học theo phương pháp Cánh Buồm một năm, giờ mỗi ngày cậu đều viết hai trang văn.
clip_image003
Giờ học Văn của học trò theo giáo trình Cánh Buồm

Ông Toàn bảo, tất cả học sinh theo giáo trình Cánh Buồm, đứa nào cũng biết làm thơ. Từ lớp Hai, các thầy bắt đầu dạy học trò làm thơ Haiku. Trong một cuộc thi thơ Haiku mà trường Olympia Hà Nội tổ chức, nhà thơ Dương Tường làm giám khảo đã chấm giải cao nhất cho Bảo Duy (lớp 5) với hai bài sau: “Gió mùa đông thổi/ Lạnh thấu xương thấu da/ Một người đi qua phố” và “Gió heo may/ Cây nghiêng mình / Mình ta”.

Nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn nói về lý do ông tham gia viết bài cho Cánh Buồm: “Tôi chỉ tham gia phần đọc duyệt nhưng càng đọc càng thấy bộ sách này quá hay. Tại sao lâu nay mình không học như vậy vì ở các nước tiên tiến đều học như thế cả. Bộ sách này  có thể giúp xoá bỏ kiểu thầy đọc trò chép, trái lại cả thầy và trò đều cùng tìm tòi, học hỏi trong sự hứng thú không ngừng”. “Từ lý thuyết chuyển sang thực hành vốn rất khó, nay đã có minh chứng rằng việc ấy là có thể làm được. Đây là một chương trình rất hiện đại và rất thiết thực, bởi chỉ cần học hết lớp 9, các em đã đủ trưởng thành và tự tổ chức cuộc đời mình một cách khoa học, nhân văn” – ông Sơn nói.

Từ lúc Cánh Buồm xuất hiện, các tùy viên văn hóa Pháp là người ủng hộ bộ giáo trình này nồng nhiệt nhất. Hai hội thảo lớn ra mắt hai đợt sách Cánh Buồm cấp Một và cấp Hai đều được L’Espace (Trung tâm văn hóa Pháp tại Hà Nội) tài trợ miễn phí. L’Espace cũng từng làm một triển lãm dài hơi về Cánh Buồm, có tranh minh họa kỳ công. Năm 2015, nhà giáo Phạm Toàn được trao giải Phan Châu Trinh – Vì sự nghiệp văn hóa – giáo dục do ông cùng nhóm Cánh Buồm nhiều năm qua có những canh tân xuất sắc trong giáo dục, đặc biệt là việc dạy văn và học văn trong nhà trường.
Từ năm 2009 đến năm 2016, nhóm Cánh Buồm đã hoàn thành dự thảo bộ sách giáo khoa Văn, Tiếng Việt gồm 18 cuốn từ bậc tiểu học đến trung học cơ sở. Nhóm Cánh Buồm cũng đã đưa sách lên trang web: www.canhbuom.edu.vn/sachmo để các chuyên gia, phụ huynh, bạn đọc quan tâm có thể tham gia sửa chữa, góp ý cùng nhóm tác giả điều chỉnh sai sót.

Một cách đi
Bản thân tôi từng rất loay hoay tìm cách dạy Văn cho con. Đến khi gặp phương pháp Cánh Buồm, tôi đã bị thuyết phục. Qua những lớp học của thầy Toàn, tôi song hành với con và được “tẩy não” rằng: Trẻ con không phải là một tờ giấy trắng, nó là một thực thể. Mình dạy nó mà nó cũng tác động trở lại mình. Trong những lớp học này, tôi được mục sở thị: Trẻ không bị ép học thì nó sẽ tự nguyện học. Trẻ được khơi gợi thì có thể làm rất tốt. Nếu không tận mắt chứng kiến, tôi cũng không tin được, đứa trẻ lớp Ba có thể tổ chức một hội thảo khoa học!

Có nhiều con đường để đi, Cánh Buồm là một đường, và tôi cho là con đường tốt, vì nó làm cho trẻ tự tin và vui vẻ.
Tôi sáng lập CLB Ô Xinh từ năm 2014, lấy giáo trình Cánh Buồm làm chủ đạo, chuyên nhận những học trò kém Văn và cả học sinh tự kỷ. Kết quả sau hai năm hoạt động, thành công vượt cả mong đợi của tôi. 

Hiện Ô Xinh có hơn 200 học sinh từ 5,5-12 tuổi. Tất cả những học sinh cá biệt, sau quá trình học lại tiếng Việt giờ đều có thể làm thơ, làm phóng sự, thậm chí học tiếng Anh tốt hơn. Những học sinh tự kỷ phần lớn đều có thể tự tin giao tiếp, làm văn, sử dụng ngôn ngữ thành thạo.

Có gia đình con lớn con nhỏ, cháu nội cháu ngoại, con em bạn bè đều là học trò của chúng tôi. Có học sinh ở tận Đông Anh phải qua ba chặng xe bus mới đến được lớp, nhưng cháu và mẹ chưa từng bỏ buổi học nào. Thành quả của các cháu là một minh chứng cho cách đi của Cánh Buồm, ít nhất đến thời điểm này tôi cho là đúng đắn.

L.T.T.T.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-22/11/2024

My Blog List