Việt Nam hôm nay

https://lh4.googleusercontent.com/jwHXKk9yK83mb2U0iyp-OSXs7OZgoEcJKB4V-xqOO7STOu0djuO_hHd_dM8GkXjIamwCDoDrZRAdRPT5gaYIUOXwHgEk7mRpK7R7aGCo-eeVOtK72Nk

Monday, 22 February 2016

MÌ ĂN LIỀN HÀN QUỐC CHỨA CHẤT ĐỘC GÂY CHẤN ĐỘNG....Ăn mì, 12 người trong gia đình bị ngộ độc


----- Forwarded Message -----
Fr
To:
Sent: Tuesday, February 9, 2016 2:44 PM
Subject: Fw: Chết vi ăn mi` ăn liền Đại Hàn


VN an mi Dai Han bi trung doc vay o Canada va cac nuoc khac van con thay ban thi sao khong nghe thong bao ?

On Tuesday, February 9, 2016 12:51 PM, m dao 

  Xin Quý Vị phổ biến rộng tin này cho nhiều người biết để cẩn thận khi muốn ăn mì tô, mì gói, mì ăn liền. Chính tôi đôi khi cũng thích ăn mì, và tin tưởng mì Đại Hàn hơn mì VN và mì Chệt. Thì ra chẳng có gì là "chắc ăn" cả. 

Đôi khi cứ tin tưởng ông Đại Hàn là "phe ta" nên không đề phòng.

Thời buổi "vàng thau lẫn lộn" không biết ai là bạn, ai là thù, nguy hiểm quá !!!

  Ăn mì, 12 người trong gia đình bị ngộ độc

Báo VnExpress
Tưởng chỉ đau bụng bình thường, chị Lan mua thuốc uống và vẫn đi làm. Khi bệnh trở nặng, các bác sĩ không cứu được chị.

Ngày 5/9, ông Trần Văn Vũ, Chủ tịch UBND xã Tam Mỹ Tây, Núi Thành (Quảng Nam) cho biết, sau 4 ngày điều trị, chị Lê Thị Lan (30 tuổi, ngụ thôn Thạnh Mỹ) đã tử vong. Trong 12 người bị ngộ độc có 6 người phải nhập viện để điều trị và hiện đã qua cơn nguy kịch.

Trước đó, ngày 31/8, gia đình chị Lan mua mì về nấu với gà cho bữa ăn mừng dịp lễ Quốc khánh. Đến sáng 1/9 thì chị Lan là người đầu tiên trong gia đình có dấu hiệu đau bụng và chóng mặt.

Anh Trần Minh Duy (39 tuổi, chồng chị Lan) cho biết, mì và rau sống được mua ở chợ, còn gà thì của nhà nuôi. Em gái của anh Duy do mới sinh không ăn được mì, chỉ ăn cháo gà và không bị ngộ độc. "Mấy đứa nhỏ không ăn rau sống nhưng vẫn bị ngộ độc. Như vậy chỉ có thể là ngộ độc do mì", anh Duy nhận định.

Tưởng chỉ đau bụng bình thường nên sáng hôm đó vợ anh Duy vẫn đi làm. Đến khoảng 9h mới xin nghỉ rồi về nhà mua thuốc đau bụng uống. "Tôi có nói đến bệnh viện để khám nhưng cô ấy tiếc tiền, không chịu đi, nói là để dành tiền cho con chuẩn bị vào năm học mới. Đến tối hôm đó có dấu hiệu nặng nên mới đi viện", anh Duy kể.

Bé Trần Lê Kiều Oanh (5 tuổi, con chị Lan) cũng nhập viện trong tình trạng sốt, nôn mửa. Các bác sĩ xác định chị Lan có dấu hiệu nhiễm độc, nhiễm trùng, suy đa tạng nên được đưa vào khoa cấp cứu để điều trị tích cực.

Đến ngày 2 và 3/9, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam tiếp nhận thêm 5 trường hợp nữa trong tình trạng tương tự. 

Đến ngày 4/9, chị Lan không qua khỏi, 6 bệnh nhân khác tiếp tục điều trị tích cực đến 5/9 thì xuất viện.

Ông Trần Văn Vũ, chủ tịch UBND xã Tam Mỹ Tây, nói rằng, do chưa có kết quả xét nghiệm nên không thể kết luận tình trạng xảy ra ở gia đình chị Lan có phải do ngộ độc thực phẩm hay không. Vụ việc đang được báo cáo lên cấp trên để tiến hành kiểm tra, xét nghiệm.

MÌ ĂN LIỀN HÀN QUỐC CHỨA CHẤT ĐỘC GÂY CHẤN ĐỘNG

Thông tin thương hiệu Mỳ ăn liền lớn nhất Hàn Quốc chứa chất benzopyrene độc hại gây chấn động tâm lý người tiêu dùng nước này. Đài Loan và TrungQuốc cũng đã tẩy chay các sản phẩm này ngay sau khi Seoul (Han' Thanh`) ban bố lệnh thu hồi 2 sản phẩm mỳ Hàn Quốc bị cấm ở Đài Loan. 

Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hàn Quốc vừa thông báo đã tìm thấy chất benzopyrene vượt quá mức cho phép trong gói bột súp của 6 nhãn hiệu My` ăn liền công ty Nongshim

Ngay lập tức, các sản phẩm này bị thu hồi và đình chỉ sản xuất. Động thái trên khiến người dân Hàn Quốc cũng như các nước lân cận vô cùng hoang mang, vì` Nongshim vốn là nhà sản xuất mỳ ăn liền lớn nhất nước.

 Những sản phẩm phổ biến của công ty như mỳ gói Neoguri, mỳ bát Neoguri và mỳ Sang Sang cũng nằm trong danh sách bị thu hồi. Trong khi đó, sản phẩm mỳ nổi tiếng nhất của hãng Nongshim là Shin Ramyun lại không nằm trong 6 loại mỳ này.

Benzopyrene là một hợp chất có thể gây ung thư và biển đổi gien ở người. Người ăn phải chất này rất dễ bị đau dạ dàyung thư phổi và sinh con dị tật. Tháng 6 vừa qua, Cục Quản lý Dược – Mỹ phẩm HànQuốc đã tiến hành kiểm tra trên 30 sản phẩm của Nongshim và phát hiện chất benzopyrene trong gói súp một số sản phẩm công ty này là 4,7/ tỉ, cao hơn mức cho phép. 

Tuy nhiên, sự chênh lệch này rất ít và không gây hại nên Cục Quản lý Dược – Mỹ phẩm không công bố.

Được biết, Nongshim kiểm soát phần lớn các thị trường mì ăn liền của Hàn Quốc, với thị phần 68,1% trong năm ngoái. Theo đó, Đài Loan nhập khẩu 59 tấn mỳ ăn liền của hãng Nongshim từ tháng 1 đến tháng 10 năm nay. 

Bà Tsai Shu-chen – Cục trưởng Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Đài Loan cho biết 2 loại mỳ chứa benzopyrene của công ty này đã bị thu hồi tại nước này theo Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, Sở Y tế Đài Loan không có thẩm quyền để thu hồi tất cả các sản phẩm của công ty.

Tờ Nhật Báo Thượng Hải đưa tin, 
các siêu thị ở Trung Quốc sẽ bị phạt nặng nếu bị phát hiện bày bán các sản phẩm mỳ Nongshim nhập khẩu từ Hàn Quốc.

Hiện các cơ quan chức năng của Đài Loan và Trung Quốc đang gấp rút liên hệ  với đơn vị nhập khẩu để xác định ngày sản xuất cũng như nguồn gốc của các benzopyrene và dư lượng chất này trong mỳ./.

Yen Vo






__._,_.___

Posted by: "San Le D." 

Saturday, 20 February 2016

Bất bạo động không phải là bất động. (1)


Bất bạo động không phải là bất động. (1)

Thục Quyên

Quan sát xuyên qua nhiều thế kỷ cho thấy một số lớn các cuộc xung đột không thể giải quyết trực tiếp bằng thỏa hiệp, mà chỉ được giải quyết thông qua sự đấu tranh. Xung đột xảy ra khi những mâu thuẫn xuất phát từ tham vọng của cá nhân hay phe nhóm đối chọi nhau.
Theo ý niệm thông thường, quyền lực đến từ bạo lực và chỉ có thể được kiểm soát bởi bạo lực lớn hơn. Do đó lịch sử của loài người là một chuỗi chiến tranh vẫn tiếp diễn.
Bản chất của đấu tranh bất bạo động.
Trong thực tế, theo TS Gene Sharp  – một giáo sư khoa học chính trị Mỹ, tác giả của tư tưởng “Cách mạng bất bạo động”, nổi tiếng đã làm thay đổi thế giới hiện đại và được công nhận là người có ảnh hưởng rất lớn trên cuộc lật đổ chính phủ Ai Cập và những “cuộc cách mạng màu” tại Đông Âu- quyền lực xuất phát từ lòng xã hội, do đó mọi người có thể hạn chế hoặc cắt đứt những nguồn gốc của quyền lực bằng cách từ chối hợp tác. Quyền lực chính trị của các chính phủ thực sự có thể rất mong manh. Ngay cả sức mạnh của chế độ độc tài có thể bị phá hủy khi mất sự đóng góp của con người, điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của bất cứ chế độ nào.(2)
Nói cách khác, theo ông, “nguồn sức mạnh của người cai trị phụ thuộc vào sự vâng phục và hợp tác của các đối tượng của họ.Thiếu sự hỗ trợ tích cực hay tùng phục và  thụ động của các đối tượng thì họ sẽ mất quyền lực và mất nền tảng để cai trị.
Tuy nhiên cố gắng thoát khỏi một chế độ độc tài bằng bạo lực là một chiến lược thiếu khôn ngoan. Những chế độ quân sự đã được đào tạo và trang bị để dùng bạo lực đối phó bạo lực. Khi phải đối phó với một sức chống đối không dùng bạo lực nhưng vững vàng và có kỷ luật, họ mới bị trật “bài bản” và mất thế chủ động“.
Đó chính là bản chất của “Cách mạng màu”, một cụm từ chỉ những phong trào chính trị đầu thế kỷ 21 trong một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ hay thuộc vùng Balkan, lấy tên cây cối, bông hoa, màu sắc làm tiêu biểu. Đặc điểm chung của những cuộc cách mạng này là dùng đấu tranh bất bạo động để đối phó với các chính quyền mà đa số dân chúng coi là tham ô hay độc đoán. Nổi bật trong những phong trào này là sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ (NGO), các nhóm Xã hội dân sự, giới sinh viên, với những sáng tạo đấu tranh bất bạo động.
G.S Sharp định nghĩa hành động bất bạo động “như một kỹ thuật chính trị được chọn lựa để đạt tới mục đích mà không gây nguy hại, hoặc đe dọa gây nguy hoại sức khoẻ, thương tích cho đối thủ. Định nghĩa như vậy thì “chủ thuyết đấu tranh bất bạo động” không đồng nghĩa với “chủ thuyết hòa bình” hoặc cũng không giống hệt với các hệ thống tôn giáo hay triết học nhấn mạnh “không bạo lực” như là một nguyên tắc đạo đức.
Đấu tranh bất bạo động là một hình thức chống cự tích cực, mạnh mẽ và quyết tâm. Trong khi thái độ luôn luôn chấp nhận bằng sự thờ ơ hay chốn chạy, kể cả những tấn công bằng lời nói từ xa, không có khả năng gây khó khăn cho đối phương, chỉ là những trạng thái thụ động, “bất động” trong chiều hướng chống đỡ.
Điều kiện thành công: một kiến thức sâu rộng và một sự hoạch định chiến lược vững vàng.
Trong cuốn “Từ Độc tài đến Dân chủ”, G.S Sharp đã phác thảo 198 phương pháp bất bạo động, viết để gợi ý cho những người sống dưới sự cai trị của một nhà độc tài hoặc một hệ thống toàn trị. Tuy nhiên ông nhấn mạnh điều kiện cơ bản để thành công của mỗi cuộc đấu tranh áp dụng “bất bạo động” là  một kiến thức sâu rộng và một sự hoạch định chiến lược vững vàng.
Cảm hứng chẳng đưa chúng ta tới đâu cả! Nếu bạn chỉ có nhiều ý tưởng hay, thì có gì là ích lợi cho ai?  Rất nhiều người có những ý tưởng vĩ đại đã làm những điều tai hại khủng khiếp. Cảm hứng không quan trọng bằng việc có kiến thức và hiểu biết về những gì có thể được thực hiện để thay đổi những cái sai cũng như biết những gì là cần thiết để làm cho mọi việc tốt hơn. Điều này đòi hỏi suy nghĩ và phân tích“.
Trong một buổi nói chuyện với các sinh viên luật khoa tại trường đại học Harvard tháng tư năm 2011, GS Sharp đã đưa ra một khía cạnh rất thực về tình trạng mà những người có ý muốn tranh đấu bất bạo động thường rơi vào: “trong một thế giới đầy rẫy những áp bức, độc tài, diệt chủng và bóc lột , chúng ta rất dễ dàng cảm thấy kiệt quệ và bất lực“. Và lời khuyên của Sharp là:
“Đừng mất thời giờ và năng lượng vào những gì không/chưa thể thực hiện được. Phải tập trung vào những gì có thể làm (ngay lúc này và nơi này).Hãy nghiên cứu những thí dụ thành công trong lịch sử và dựa vào đó, cải thiện những nỗ lực của mình để đạt thêm hiệu qủa. Ước lượng đúng khả năng của mình, tìm những điểm yếu cố hữu của chế độ toàn trị, và tập trung sức đối kháng dân sự vào những điểm này để thúc đẩy tác động”.
Những hành động thực tế khởi đầu cho mọi cuộc đấu tranh bất bạo động là nhằm chế ngự nỗi sợ hãi và tính tùng phục. Những chế độ độc tài ngày nay thường không cai trị bằng bạo lực tuyệt đối, mà dựa trên một hỗn hợp độc hại của tuyên truyền, bảo hộ, tính hợp pháp chính trị (giả tạo), cũng như sự thờ ơ của đám đông. Thêm vào đó là sự sử dụng có hiệu chuẩn của bạo lực, công khai hay kín đáo,  để bao trùm tất cả bằng một tấm màn sợ hãi.
Sự thật là cả nỗi sợ hãi lẫn thờ ơ đều có khả năng bị rạn nứt. Những người bất đồng chính kiến có thể gây ra những vết nứt đầu tiên bằng cách sáng tạo những phương pháp liên lạc đoàn kết với nhau giữa những người dân trong việc từ chối chế độ.
Từ Mahatma Ghandi tới Gene Sharp
Gene Sharp thường được mô tả là người đã hệ thống hóa “di sản” đấu tranh bất bạo động của Gandhi.( Hai cuốn sách đầu của Sharp về đề tài này đều có tựa mang tên Gandhi, cuốn thứ ba do Qũy Hoà bình Gandhi xuất bản). Tuy vậy, một số nhà nghiên cứu cho rằng có một sự khác biệt lớn: Trong khi Gandhi nhấn mạnh khía cạnh xây dựng ( vun trồng những hình thức tốt đẹp hơn trong  các mối quan hệ xã hội và kinh tế)  và xem nhẹ vai trò của chiến dịch bất tuân dân sự, Sharp tập trung vào hình thức huy động mạnh mẽ làn sóng hành động chung của đám đông để trực tiếp chống lại các chính phủ thiếu dân chủ, mà không chủ trương góp phần chuyển hóa cá nhân, hoặc chuyển hóa những mối tương quan, xã hội cũng như toàn cầu.
Bất bạo động có gốc rễ trong hầu hết các tôn giáo.  Hiện nay, những nhà lãnh đạo và nhà tư tưởng trên thế giới xiển dương những khía cạnh tinh thần và thực tiễn của bất bạo động thường được nhắc tới là (3)  Lev Nicolaevich Tolstoy, Albert Einstein, Mohandas Karamchand Gandhi, Khan Abdul Ghaffar Khan, Martin Luther King jr., Thích Nhất Hạnh, Daniel Berrigan, Lech Walesa, Petra Kelly, César Chavez…Tinh thần Bất bạo động được họ giới thiệu và áp dụng dưới nhiều hình thức khác nhau.
Theo tác giả Barry Gan (4) có 3 hình thức :
-hoàn toàn hoặc chủ yếu như một chiến lược chính trị (gene Sharp).
-hoàn toàn  hoặc chủ yếu như là một cách sống hay một nguyên tắc đạo đức
(Lev Tolstoy, Thích Nhất Hạnh).
-đồng thời là một cách sống, một nguyên tắc đạo đức và một chiến lược chính trị
(Mahatma Gandhi, Martin Luther King Jr).
Cụ thể nào cho Việt Nam
Tranh đấu bất bạo động như một chiến lược chính trị theo Sharp, với những thành qủa vào đầu thế kỷ 21 trên toàn cầu, đang có khuynh hướng được lựa chọn tại Việt Nam vì có vẻ thích nghi với tâm lý và cách suy nghĩ của thời đại. Cần xét lại những điều kiện để thành công của Sharp ( một kiến thức sâu rộng, một sự hoạch định chiến lược vững vàng, và khả năng kết nối để hành động chung) đòi hỏi dân trí cao và sự đồng nhất trong xã hội, liệu có thích hợp thật sự với xã hội Việt Nam hiện nay? Hay Việt Nam với dân trí chưa phát triển cao, cần theo phương thức đấu tranh  bất bạo động Á Đông gần gũi hơn của Gandhi, chú trọng trước tiên đến củng cố lại cách sống dựa vào một nguyên tắc đạo đức?
Vì cùng có gốc rễ tôn giáo, Gandhi và Thích Nhất Hạnh cùng chủ trương ” Bản chất của kỹ thuật phi bạo lực là thanh lý tình trạng đối lập nhưng không tiêu diệt người đối lập” (Ghandi), hoặc ” Kẻ thù của ta là vô minh, là bạo động, là tham tàn, là cố chấp, kẻ thù của ta không phải là con người” (Thích nhất Hạnh).
Gandhi dùng nguyên tắc tôn giáo ahimsa (không làm gì hại) chung của Phật giáo, Ấn Độ giáo và  Jain giáo và biến nó thành một công cụ không bạo lực cho hành động đại chúng. Ông đã sử dụng nó để chiến đấu không chỉ chống lại thực dân cai trị mà còn dùng để xoá bỏ những tệ nạn xã hội như phân biệt chủng tộc, chia rẽ đẳng cấp (thành phần tiện dân).
Barry Gan cho rằng Gandhi không chỉ phổ biến một cách sống, một nguyên tắc đạo đức như Thích Nhất Hạnh, mà còn có một chiến lược chính trị rõ ràng. Điều này rất đúng và phản ảnh sự hoạt động của hai nhà tư tưởng này tuy cùng chung bản chất nhưng trong hai hoàn cảnh và thời điểm xung đột khác nhau.
Mahatma Gandhi đấu tranh trong một đất nước bị đô hộ nhưng đang không có chiến tranh. Ông lập chiến lược hành động gọi là “Chấp trì chân lý” (satyagraha) mà không bị điều kiện thời gian giới hạn, lấy sự kiên trì và chuyển hóa làm sức mạnh của đám đông. Trong khi Thiền sư Nhất Hạnh trong khoảng 10 năm đầu của cuộc tranh đấu bất bạo động, phải đứng trong thế đối đầu với chiến tranh, giữa hai làn bom đạn của Mỹ (và thế giới Tự do) và của thế giới Cộng sản (Nga/ Trung cộng). Cuộc tranh đấu của ông mới chỉ nằm trong giai đọan đầu của một cuộc đấu tranh bất bạo động cho tự do dân chủ, theo định nghĩa 3 điểm của Liên hiệp quốc đưa ra khi lập “Ngày Quốc tế Bất bạo động” năm 2008 vào ngày sinh nhật của Gandhi (2 tháng 10). Đó là:
1/ Lên tiếng và thuyết phục
2/ Bất hợp tác
3/ Can thiệp
Có lẽ phong trào tranh đấu bất bạo động tại Việt Nam hiện nay chưa qua khỏi thời kỳ 1( lên tiếng và thuyết phục) thì người Việt nên theo lời khuyên của GS Sharp, nghiên cứu kỹ những thí dụ trong lịch sử, mà cận đại nhất là cuộc tranh đấu của Thiền sư Nhất Hạnh, một người Việt Nam. Môi trường Việt Nam đã không thay đổi mà có thể còn xấu hơn những năm 60/70.
Vốn liếng của mọi phong trào đấu tranh bất bạo động là dân trí cao và sự gắn bó keo sơn giữa những người (dân) cùng tranh đấu, Việt Nam vẫn chưa có.
Tuy chiến tranh bom đạn đã dứt nhưng chiến tranh ý thức hệ và kinh tế vẫn còn. Vì ảnh hưởng và sự áp bức của ngoại bang vẫn đè nặng, dân Việt không chỉ đối đầu với một nhà cầm quyền bản xứ mà thực ra đang đối đầu với một bạo lực đô hộ từ bên ngoài. Do đó ngay cả dân trí cao và sự thống nhất sức đề kháng của toàn dân dù có (nhưng đừng quên là chưa có) vẫn cần sự trợ giúp của đồng minh. Mà nếu tìm đồng minh nơi các nước tự do thì cần tìm hiểu sự suy nghĩ của họ, và mảng quan trọng là tìm hiểu tại sao Thiền sư Nhất Hạnh lại không là một tu sĩ Phật giáo nổi tiếng như Đức Đa Lai La Ma, mà lại được tôn sùng như một nhà lãnh đạo tư tưởng “Bất bạo động”?
Trong cuốn “Hoa Sen trong biển lửa”(5) Thiền sư Nhất Hạnh nêu rõ ý muốn của một người con dân Việt nam sáng suốt “Phải tìm được một giải pháp khác, ngoài giải pháp tiếp tục chiến tranh hay đầu hàng Cộng sản” . Do đó khi ông rời đất nước đi tìm đồng minh, ông đã qua những nước tự do: Mỹ và Âu Châu. Là một tu sĩ và một nhà văn hóa, đồng minh của ông hiển nhiên trước hết là những nhà tôn giáo: Mục sư Martin Luther King Jr, Đức giáo hoàng Paul VI, linh mục dòng Tên Daniel Berrigan, linh mục dòng Trappist Thomas Merton…
Nhưng sức mạnh tôn giáo chỉ có ảnh hưởng đủ để đánh động lương tâm thế giới, áp lực đòi hỏi ngưng chiến. Không có một sức mạnh quần chúng có tổ chức từ dân tộc (đang có xung đột) nên các nhà lãnh đạo các phe tham chiến đã sử dụng ngay sự ngưng chiến cho những tham vọng của mình. Từ đó, nhà tranh đấu bất bạo động Thích Nhất Hạnh chưa bao giờ có dịp trở về sống trong lòng dân tộc mình, để phát triển một chiến lược xây dựng, vun trồng (một xã hội lành mạnh) thích hợp với tình trạng và khả năng của con người Việt Nam hiện tại.
Người được thế giới tôn sùng ngày hôm nay là một Thiền sư Nhất Hạnh sống tại môi trường Tây phương đã có tự do dân chủ tương đối, nên những đóng góp của ông ít mang tính chất hướng dẫn “bất tuân dân sự” mà hầu như chỉ chú trọng vào phần chuyển hóa cá nhân, chuyển hóa và xây dựng những mối tương quan trong xã hội và toàn cầu. Nhìn bằng con mắt tương tức của đạo Phật, có thể thấy đây là sự vun trồng tinh thần trách nhiệm của con người đối với bản thân mình, với gia đình, với môi trường sống của mình và toàn cầu (6). Phải mang tinh thần trách nhiệm này, người dân những nước giàu có, đầy đủ tự do dân chủ, mới sẵn sàng dấn thân như những đồng minh thực sự ủng hộ và giúp đỡ không vụ lợi người dân những nước chưa có tự do dân chủ.
Mỗi cuộc tranh đấu bất bạo động cho Tự do, Dân chủ có một sắc thái riêng.
Trở lại lời khuyên của GS Sharp, thành công tùy thuộc ở sự nghiêm túc ước lượng khả năng của mình, những yếu điểm của đối phương, trau dồi một kiến thức sâu rộng về những thành công trong lịch sử để hoạch định một chiến lược vững vàng.
Do đó mỗi cuộc tranh đấu bất bạo động cho Tự do, Dân chủ của mỗi dân tộc phải có một sắc thái đặc thù . Nhưng nền tảng của tất cả là sức mạnh của đám đông có hướng dẫn (thí dụ như bằng những quy luật đạo đức như theo Ghandi)  một điều luôn phải nhớ khi bắt tay vào việc, với phương châm: Tập trung vào những gì có thể làm ngay lúc này và nơi này.
T.Q.
Chú thích: 
(1) Bài viết dựa trên những tư tưởng đã được kiểm chứng bằng hành động của
-Mahatma Ghandi (Mohandas Karamchand Gandhi) người nêu ra thuyết “Chấp trì chân lí”
( satyāgraha/ insistence on truth ) đã ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh bất bạo động tại Ấn Độ cũng như trên thế giới cho đến ngày nay, như phong trào Vận động Quyền công dân tại Hoa Kỳ (American Civil Rights Movement) được dẫn đầu bởi mục sư Martin Luther King, Jr.
-Thiền sư Thích Nhất Hạnh, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho môi sinh và hòa bình. Ông là người đưa ra khái niệm và xiển dương  “Phật giáo dấn thân”(Engaged Buddhism), được mục sư Martin Luther King Jr. đề cử nhận giải Nobel Hoà Bình 1967, và được Hội đồng Công giáo Liên đới chủng tộc Davenport /Iowa (Davenport Catholic Interracial Council) trao giải thưởng “Hoà bình dưới thế”( Pacem in Terris Award)2015.
-Gene Sharp, giáo sư khoa học chính trị Mỹ. Ông là người sáng lập tổ chức Albert Einstein, là tác giả của tư tưởng “Cách mạng bất bạo động” nổi tiếng làm thay đổi thế giới hiện đại và được công nhận là người có ảnh hưởng rất lớn trên cuộc lật đổ chính phủ Ai Cập và những “cuộc cách mạng màu” tại Đông Âu.
Tác giả gửi BVN


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Căn nhà thứ sáu từ Nhịp cầu Hoàng Sa


Căn nhà thứ sáu từ Nhịp cầu Hoàng Sa

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-02-18
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Nghe hoặc Tải xuống Phần âm thanhTải xuống âm thanh
14556424422016-02-17-622.jpg
Cô giáo Vân Chi và con trai Trần Bảo Nam bên di ảnh liệt sỹ Trần Văn Duẩn trong căn nhà mới.
Courtesy nguoidothi
Trong ngày 17 tháng Hai năm nay, bên cạnh việc thắp hương tưởng nhớ đồng bào và liệt sĩ trong trận chiến tranh biên giới phía Bắc của người dân hai miền, nhóm Nhịp cầu Hoàng Sa đã có một việc làm rất ý nghĩa đó là khánh thành căn nhà thứ sáu tặng cho gia đình liệt sĩ Trần Văn Duẩn đã hy sinh tại chiến trường Bát Xát, A Lũng Phú 5 năm về trước.

Tri ân gia đình những người lính

Trong khi cả nước tập trung vào các bài viết trên báo chí, hay tổ chức tưởng niệm tri ân những người đã ngã xuống cho cuộc chiến tranh vệ quốc chống Trung Quốc tại các tỉnh biên giới phía Bắc thì nhóm thành viên của chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa đã đến tận Bát Xát thuộc huyện Lũng Cú để gặp gỡ gia đình cô giáo Vân Chi trao chiếc chìa khóa căn nhà mà chương trình hỗ trợ kinh phí cho cô giáo tự tay xây dựng cho hai mẹ con chị, như một sự biết ơn và quan tâm của đồng bào khắp nơi trong và ngoài nước chia sẻ sự khó khăn mà chị gặp phải sau khi chồng chị là anh Trần Văn Duẩn hy sinh vào năm 2011 khi chống lại quân Trung Quốc tại đồn biên phòng A Mù Sung.
Chúng tôi một số anh chị em từ Sài Gòn, Hà Nội đã đi lên Bát Xát Lào Cai để dự lễ khánh thành ngôi nhà mới cho cô giáo Vân Chi là vợ của liệt sĩ Trần Văn Duẩn. Liệt sĩ Trần Văn Duẩn đã hy sinh ngày mùng 6 tháng Hai năm 2011.
-Phạm Xuân Nguyên
Có mặt trong chuyến đi này nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cho biết chi tiết chuyến đi của đoàn như sau:
“Vào ngày 16 tháng Hai năm 2016 tức nhằm ngày mùng 9 tết Bính Thân trước một ngày kỷ niệm 37 năm quân Trung Quốc xâm lược bở cõi Việt Nam ở biên giới phía Bắc. Chúng tôi một số anh chị em từ Sài Gòn, Hà Nội đã đi lên Bát Xát Lào Cai để dự lễ khánh thành ngôi nhà mới cho cô giáo Vân Chi là vợ của liệt sĩ Trần Văn Duẩn. Liệt sĩ Trần Văn Duẩn đã hy sinh ngày mùng 6 tháng Hai năm 2011. Đêm hôm đó có một toán lính của Trung Quốc vượt biên trái phép băng qua sông Hồng ở đồn biên phòng huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai Việt Nam đây là một trong những nơi con sông Hồng chảy vào đất liền và đồn biên phòng của chúng ta được thiết lập ở đấy. Lợi dụng đêm tối thuyền của Trung Quốc xâm nhập trái phép. Lúc đó thiếu úy Trần Văn Duẩn còn rất trẻ cùng các đồng đội đang trực chiến đã ngăn chận và cương quyết bảo vệ lãnh thổ không cho quân Trung Quốc xâm nhập và anh đã hy sinh.”

Chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa được thành lập từ năm 2014 do các nhà báo Vũ Kim Hạnh, Nguyễn Thế Thanh, Huy Đức cùng nhà nghiên cứu hàng hải Đỗ Thái Bình và Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu khởi xướng nhằm tri ân gia đình những người lính đã tham gia, đã ngã xuống trên các trận tuyến chống quân Trung Quốc xâm lược, đặc biệt là hai trận hải chiến Hoàng Sa 1974 và Gạc Ma 1988.

Những người lính này không phân biệt Bắc Nam hay đã hy sinh trong thời gian nào, miễn là xương máu của họ đã đổ xuống vì dã tâm xâm lược của Trung Quốc.

Nhiều người góp sức

14556800122016-02-17-400.jpg
Khu tưởng niệm 31 liệt sĩ đồn biên phòng A Mú Sung. Courtesy nguoidothi

Vời ý tưởng này Nhịp Cầu Hoàng Sa đã vận động trong và ngoài nước góp sức xây dựng những căn nhà khang trang nhất có thể để trao cho người thân hay chính các chiến sĩ đã tham gia các trận đánh với Trung Quốc vẫn còn sống nhưng tình trạng kinh tế của họ quá khó khăn, cần giúp đỡ.

Bà Nguyễn Thế Thanh, nguyên Tổng biên tập báo Phụ Nữ, nguyên giám đốc sở Văn hóa thông tin thành phố Hồ Chí Minh cho biết những hoạt động của Nhịp Cầu Hoàng Sa như sau:

“Kể từ tháng 1 năm 2014 đến giờ chương trình Nhịp cầu Hoàng Sa như mục tiêu ban đầu đã có 6 căn nhà cho những gia đình có người thân ngã xuống cho việc bảo vệ Việt Nam. Bảo vệ Việt Nam bao gồm trên biển hay trên đất liền bất kể sự hy sinh đóng góp đó nó ở giai đoạn nào, nó ở phía nào miễn là người Việt Nam thì đều được quan tâm và chia sẻ trong khả năng có thể. Tình đến tháng 1 năm 2016 này thì chương trình đã làm được 6 căn nhà trong đó có 4 căn tặng cho gia đình của Việt nam Cộng hòa đã hy sinh, đã ngã xuống để bảo vệ cho Hoàng Sa năm 1974 và có hai căn nhà cho liệt sĩ hy sinh ở Gạc Ma và hôm nay cho liệt sĩ đã hy sinh bảo vệ biên giới phía Bắc.”

Kể từ tháng 1 năm 2014 đến giờ chương trình Nhịp cầu Hoàng Sa như mục tiêu ban đầu đã có 6 căn nhà cho những gia đình có người thân ngã xuống cho việc bảo vệ Việt Nam.

-Bà Nguyễn Thế Thanh
Chủ nhân căn nhà mới hôm nay, cô giáo Vân Chi xúc động cho chúng tôi biết hoàn cảnh của hai mẹ con sau ngày chồng chị hy sinh khi mở cửa căn nhà trị giá 400 triệu do lòng cảm thông gửi về từ khăp nơi:
“Thực sự hai mẹ con em từ ngày chồng mất vào năm 2011 thì hai mẹ con rất khó khăn, cháu Nam khi bố mất thì được 14 tháng tuổi hai mẹ con ở trên vùng sâu vùng xa cũng được sự quan tâm của lãnh đạo huyện Bát Xát cho hai mẹ con về công tác ở vùng thuận lợi nhưng về đó thì mức lương thấp đi cộng với nhà không có hai mẹ con phải đi ở thuê rất vất vả trong một căn nhà rất nhỏ. Sau 5 năm thì em được sự quan tâm của chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa biết đến và đã cho hai mẹ con được một ngôi nhà trị giá 400 triệu bây giờ thì ngôi nhà đã xong và em rất xúc động không biết nói gì nữa.”

Nhà báo Nguyễn Thế Thanh cho biết sau khi trao nhà cho cô giáo Vân Chi đoàn sẽ tiếp tục tới thăm nghĩa trang liệt sĩ dọc biên giới tỉnh Lào Cai cũng như đồn biên phòng A Mù Sung:
“Chúng tôi tiếp tục đến thăm đồn biên phòng A Mù Sung nơi mà tháng Hai năm 1979 đã diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt và 34 anh em bộ đội biên phòng đã hy sinh hết chỉ còn một anh làm quân lương thì thoát chết thôi. 

Chúng tôi đi tặng căn nhà cho gia đình liệt sĩ Trần Văn Duẩn cũng như đi thăm anh em biên phòng ở huyện này là công việc mà chúng tôi cho là cần thiết và ý nghĩa trong dịp kỷ niệm 37 năm ngày xảy ra cuộc chiến tranh biên giới chống biên giới xâm lược ở phía Bắc.”

Nhịp Cầu Hoàng Sa có thể nói là cầu nối hiệu quả và thực tiễn nhất đối với những người đã hy sinh xương máu của mình để bảo vệ đất nước chống quân xâm lược Trung Quốc. 

Tiếp tay với chương trình này có lẽ sẽ làm cho đời sống của gia đình họ dần dần thay đổi trong bối cảnh Việt Nam còn quá thờ ơ với đóng góp xương máu của họ, tuy có tên trong các nghĩa trang liệt sĩ nhưng lại không được mấy ai tới lui thăm viếng.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Điều vô lý mới hợp lòng dân


Điều vô lý mới hợp lòng dân

Nguyễn Triệu Phong

Điều vô lý cuối cùng mới là điều quan trọng nhất. Thế mà vẫn tồn tại suốt hơn 40 năm qua trong xã hội Việt Nam, thì những điều vô lý Nguyễn Thùy Linh nêu ra ở trên đâu có ăn thua gì. Rõ ràng là suốt bao nhiêu năm qua, người dân Việt Nam chúng ta cam chịu, tức chấp nhận, sống với những điều vô lý này. Cũng có nghĩa là chấp nhận sống dưới sự cai trị dã man tàn ác của kẻ cướp.

Sẽ có người cho là vô lý. Đúng vậy, Việt Nam hiện nay là một đất nước của những điều vô lý. Thì điều vô lý này tồn tại trong 40 năm qua cũng là việc bình thường và lẽ đương nhiên.

Hãy nhìn lại trước năm 1975. Hàng triệu người dân Việt Nam ở Miền Bắc hăm hở nghe lời lũ cướp quyết liều chết vác súng AK, lội bộ vượt Trường Sơn, vào Nam cướp chính quyền tự do dân chủ của Việt Nam Cộng Hòa. Trong khi đó, hàng triệu người dân Việt Nam được sống tự do tại Miền Nam. Người Cày thì được chính phủ cấp cho Có Ruộng. Nhưng đại đa số không muốn vậy. Ngược lại, họ hăng hái, hăm hở nghe lời xách động, lừa gạt của lũ cướp, nuôi thổ phỉ, biểu tình, đốt phá, xuống đường, tự thiêu, đặt bom, quyết tâm phá nát chính thể tự do dân chủ ở Miền Nam của Việt Nam Cộng Hòa.

Quả thật, hàng triệu người, từ Bắc vô Nam, đã nối một vòng tay lớn, cùng một lòng quyết tâm phá nát chính thể tự do dân chủ, một nửa còn lại, của Việt Nam để rước cướp vào nhà.
Chính thể tự do của Việt Nam Cộng Hòa, chắc chắn chưa phải là hoàn hảo. Ngay cả Mỹ hiện nay cũng chưa hoàn hảo. Nhưng thay vì góp ý cải tiến, góp tay xây dựng, người dân Việt Nam đang sống tự do tại Miền Nam chỉ muốn nuôi thổ phỉ, phá cho nát, để rước cướp vào nhà, mới thỏa lòng hả dạ. Người dân Việt cả hai miền đã muốn vậy thì trời cũng phải chịu thua. Ý dân là ý trời. Dù là ý xấu. Bởi vậy mới có được ngày 30/4/1975 để cả nước rơi vào tay lũ cướp. Bây giờ lại mang cái họa mất nước.

Chính quyền thì quyết liều chết xông lên quyết phá cho tan tành. Tà quyền thì ngoan ngoãn cúi đầu năn nỉ van xin. Muốn sao thì được vậy. Phải hiểu rõ điều này. Có gì đâu để than thở. Nên biết rằng ngay cả hiện nay, dù đang sống nơi hải ngoại, mang quốc tịch nước ngoài, vẫn có nhiều người muốn về Việt cộng để sống. Và cũng nên hiểu rằng, trong mấy chục năm qua, nếu người dân Việt sống không nổi dưới sự cai trị tàn ác của bè đảng cướp, họ đã vùng lên liều chết đánh đuổi lũ cướp tà quyền này rồi. Nên biết thêm rằng, hai vợ chồng con cái đùm đề, từng yêu thương nhau ra rít, thế mà chỉ mới không hợp nhau một tý đã không thèm nhìn mặt, và lôi nhau ra tòa ly dị, nói chi đến việc sống chung hơn 40 năm.
Nhìn thế hệ thanh niên Việt Nam hiện nay sẽ biết tương lai Việt Nam trong 20 năm tới. Nhìn thế hệ trẻ con hiện nay sẽ biết tương lai Việt Nam trong 40 năm tới.
Xin mời cùng xem lại một bối cảnh lịch sử, trước năm 1975, tại miền Nam Việt Nam.
Khoảng 50 trước, 1967, ông Đặng Phúc Tuệ, mạo danh tu sĩ Phật Giáo thường bị gọi lầm là Thích Quảng Độ, từng xách động hàng ngàn thanh niên tại miền Nam Việt Nam quyết liều chết xuống đường biểu tình phản đối chống phá chính phủ Đệ Nhị Cộng Hòa của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Trong một cuộc phỏng vấn của báo Washington Post, Tuệ ta hùng hổ tuyên bố với phóng viên Philip A. McCombs như sau:
– Chúng tôi quyết hy sinh mạng sống biểu tình phản đối để lật đổ chính phủ tay sai của Thiệu Kỳ. Nếu Thiệu không tự động từ chức, chúng tôi sẽ lôi ông ta xuống. (nguyên văn của Độ: If he is not willing to go, then he will be pulled down.)
– Lật đổ họ xuống thì ông muốn ai lên thay thế?
– Lôi bọn họ xuống, xong chúng tôi đưa bọn họ lên.
– Như vậy, thì đảo chánh làm gì?
– Để chứng tỏ chúng tôi muốn lôi ai xuống, muốn đưa ai lên cũng được.
Đọc câu cuối của Tuệ, ai cũng biết đây là ngôn ngữ và hành vi của một kẻ côn đồ, chỉ muốn phá hoại. Đó là những gì xảy ra vào năm 1967, khi nền Đệ Nhị Cộng Hòa vừa mới thành lập. Phải có sự góp công của nhiều người đang sống tại hai miền Nam Bắc mới có ngày 30/4/1975. Đó là công sức Tuệ, và nhiều người khác góp phần tạo nên xã hội Việt cộng hiện nay. Và đây chính là thành quả phá nước của những thế hệ trước 1975, khiến chúng ta phải gánh chịu ngày hôm nay.
Image
QuangDo_2Đây là “thành quả từ thế kỷ trước” mà Tuệ ta vẫn luôn hăm hở nhắc lại. Xem lại những hình ảnh trên và nhìn lại thực tế xã hội Việt Nam chúng ta hiện nay, mới thấy đau lòng cho người dân nước Việt. Ngày trước (1967), hàng trăm ngàn người quyết tâm phá nước! Bây giờ (2015), có mấy người liều thân cứu nước?

Cũng nên biết thêm, Tuệ xúi người khác tuyệt thực, chứ bản thân Tuệ ta thì không dám bỏ ăn một ngày. Phải ăn uống đầy đủ mới có sức khỏe để hung hăng tuyên bồ và xách động người khác.

Từ 1975 đến nay, hơn 40 năm sống dưới sự cai trị tàn ác của bè đảng cướp, sao ông Tuệ (tức tu sĩ mạo danh Quảng Độ hiện nay) không bắt chước ông Lâm Văn Tức, thường bị gọi lầm là Thích Quảng Đức, tự thiêu để phản đối, để lật đổ sự cai trị tàn ác của lũ cướp đi. Mà chỉ toàn là năn nỉ, thỉnh cầu và kiến nghị. 

Ngày trước thì hừng hực, hung hăng xách động hàng chục ngàn thanh niên biểu tình chống đối và đánh phá. Bây giờ, trước sự cai trị tàn ác dã man của bè đảng cướp, trước cái họa mất nước vào tay Tàu cộng, sao ông Tuệ lại trùm chăn im ru vậy? Sao không tự thiêu để bảo vệ dân tộc và đạo pháp đi Tuệ? Đó là sợi chỉ xuyên suốt từ thế kỷ trước mà Tuệ ta thường hăm hở tuyên bố đến văng nước miếng. Tên là phúc tuệ nhưng lại là ngu hèn. Người đọc cũng không nên nhiễm tính chụp mũ của bè đảng cướp cộng mà cho rằng đám Thiên Chúa Giáo phá đám Phật Giáo, khi nhắc đến nhận vật tu sĩ giả mạo Đặng Phúc Tuệ ở đây. Những bậc chân tu trong Phật Giáo không bao giờ có những hành vi phá hoại và ngôn ngữ côn đồ như thế.

Bây giờ, Tuệ gửi thư cho người Việt khắp nơi, nhất là ở hải ngoại, xin tiền cả triệu đô la để xây chùa. Và than thở rằng: “Bao nhiêu năm qua tôi không có được một ngôi chùa riêng để tu.” Quả thật suốt mấy chục năm qua Tuệ mặc áo tu sĩ Phật Giáo nhưng chỉ lo tiếp tay với lũ cướp để phá cho tan nát đất nước này, chứ Tuệ chưa hề tu bao giờ.

Đặng Phúc Tuệ được nêu ra ở đây chỉ là một cá nhân tiêu biểu cho đại đa số dân chúng Việt Nam chúng ta hiện nay. Chỉ muốn rước cướp vào nhà và sống chung với cướp. Nếu không vậy, nhiều người, kể cả ông Tuệ, đã liều chết vùng lên biểu tình, xuống đường, tự thiêu, phản đối, đả đảo, đốt phá từ lâu rồi. Lát đát vài ba người than phiền, trách móc trong một đất nước hơn 90 triệu người thì không thể nào gọi là toàn dân được cả.

Năn nỉ, kiến nghị, yêu cầu, van xin kẻ cướp mới chính là điều quái dị, vô lý và bất bình thường. Tự nó cũng là một sự độc ác đối với đồng bào và dân tộc.
Bỏ qua những hận thù, thương ghét và chịu khó bình tỉnh nhìn lại và nhận xét cho đến cùng lý của sự việc, chúng ta sẽ thấy. Suốt hơn 40 năm qua, (1975-2015) dù sống dưới sự cai trị tàn ác và sắt máu của kẻ cướp, của bọn tà quyền, của bè đảng cộng, tuyệt đại đa số người dân Việt Nam vẫn chấp nhận, và vẫn sống được.
Nên biết, sau tháng 4/1975, khi lũ cướp miền Bắc chiếm được miền Nam, có nhiều người Việt ở Miền Nam không muốn sống chung với cướp nên họ đã tự tử, hoặc liều mình thà chết trên biển. Gần một triệu người Việt đã chết trên biển vì không muốn sống với cướp. Điều này chứng tỏ dù là kẻ cướp, bọn tà quyền cai trị vẫn hợp với đại đa số lòng dân suốt 40 năm qua. Và sẽ còn lâu dài hơn nữa.

– Nói cái gì lạ vậy?

– Có vậy mới gọi là vô lý, trong một đất nước mà đại đa số người dân đều hài lòng, nói cho nhẹ hơn dễ nghe hơn là cam chịu, sống với điều vô lý.

Trước năm 1975, họ đâu có cam chịu sống dưới chính thể tự do dân chủ của Việt Nam Cộng Hòa. Bởi vậy, họ quyết liều mạng chống đối, để đập phá cho tan nát, mới hài lòng.
Hãy bình tỉnh nhìn lại. Một chế độ không hợp với lòng dân chắc chắn sẽ có chống đối, sẽ có biểu tình, sẽ có tự thiêu, sẽ có đảo chánh, sẽ có mặt trận giải phóng dân tộc, sẽ có vùng lên, sẽ có nổi dậy. Dù chế độ đó tốt hay xấu. Sự kiện lịch sử này đã xảy ra ngay tại Miền Nam Việt Nam, trước 1975 chứ không đâu xa.

Hãy nhìn lại bao nhiêu biến động chính trị tại Miền Nam trước 1975, và nhìn lại xã hội Việt cộng trong 40 năm qua sẽ rõ.
Không nên bảo rằng tại lũ cướp tà quyền đàn áp dân chúng. Cũng không nên dâng kiến nghị hay gửi thư thỉnh nguyện yêu cầu bè đảng cướp này lo cho dân cho nước. Người Việt trưởng thành, thực tế, không nên sống với căn bệnh ấu trỉ này của nhiều người hiện nay đang mắc phải. Năn nỉ, yêu cầu bè đảng cướp này không đàn áp, không tàn ác mới là điều vô lý. Đã vậy, trước 1975, dù là chính thể dân chủ tự do, để bảo vệ trật tự an ninh xã hội, đối với đám phá hoại vẫn có bắt bớ, vẫn có bỏ tù. Hãy hỏi đám phá hoại như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi, Lê Hiếu Đằng, Đặng Phúc Tuệ, Nguyễn Xuân Bảo, Phạm Văn Bồng sẽ rõ. Tại sao lúc bấy giờ bọn này vẫn liều mạng chống đối, mà bao năm qua lại ngoan ngoãn gục đầu, im lặng?
Ngày trước không hợp nên chúng chống phá, dù có bắt bớ, đánh đập và bỏ tù. Bây giờ hợp nên chúng im. Phải có ngứa mới gãi. Dù phải cào gãi đến tróc da, chảy máu. Không ngứa thì gãi làm gì. Đơn giản chỉ có vậy. Đối với đại đa số 90 triệu người dân Việt chúng ta hiện nay cũng nằm trong lý lẽ này.
Sẽ có người cho là vô lý. Đúng vậy. Việt Nam hiện tại là một đất nước chỉ sống với những nghịch lý suốt bao năm qua.

Điều này cho thấy chế độ chính trị, dù là tà quyền, của bè đảng cướp hiện nay vẫn rất hợp với lòng dân. Đây chính là điều vô lý không mấy người chấp nhận. Nguyễn Thùy Linh đã nhận xét, Việt Nam hiện nay vốn là một đất nước của những điều vô lý. Hơn 40 năm qua, điều vô lý vẫn tồn tại, và phát triển mạnh trong xã hội Việt Nam, vì hợp với đa số lòng dân. Còn điều hợp lý sẽ bị đào thải là lẽ đương nhiên.

Ai cũng biết xã hội Việt Nam chúng ta hiện nay, ra đường là sợ bị cướp, dù giữa ban ngày ban mặt, và bất cứ ở đâu. Xét cho cùng, bè đảng cướp đang nắm quyền cai trị cũng là người Việt chứ có ai khác. Cũng từ dân mà ra cả. Đâu phải từ đất nẻ chúng chui lên. Chỉ là, quan cướp theo cách của quan, dân cướp theo cách của dân. Hợp với lòng dân thì tồn tại, trái lòng dân sẽ bị đào thải. Dù tốt hay xấu.

Ý dân tức ý trời là ở chỗ này.

Nguyễn Triệu Phong


__._,_.___

Posted by: HungViet Bui

Thursday, 18 February 2016

Tưởng niệm chiến tranh biên giới Việt –Trung 1979 tại Hà Nội và Sài Gòn

 

Tưởng niệm chiến tranh biên giới Việt –Trung 1979 tại Hà Nội và Sài Gòn

media
Lễ tưởng niệm chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược tại vườn hoa Lý Thái Tổ, Hà Nội, ngày 17/02/2016REUTERS
Hôm nay, 17/02/2016, tại Hà Nội và Sài Gòn đã diễn ra lễ tưởng niệm cuộc chiến tranh ngắn nhưng đẫm máu ở biên giới Việt - Trung, cách đây đúng 37 năm.
Ngày 17/02/1979, Trung Quốc đã xua hàng trăm ngàn quân qua biên giới tấn công miền Bắc, để gọi là « dạy cho Việt Nam một bài học », vì Hà Nội đã lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ do Bắc Kinh yểm trợ.
Để tưởng niệm những chiến sĩ đã hy sinh cũng như những người dân bị giết hại trong cuộc chiến tranh biên giới này, hôm nay, ở Hà Nội, khoảng hơn 200 người đã tập hợp ở khu vực tượng Lý Thái Tổ. Sau khi dâng hoa và thắp nhang cho những người đã mất, những người tham gia lễ tưởng niệm đã hô các khẩu hiệu đả đảo quân xâm lược Trung Quốc và khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Thay mặt những người tham dự, ông Nguyễn Khắc Mai đọc bài văn tưởng niệm, ghi nhớ công lao của những người đã anh dũng chiến đấu chống « quân xâm lược của Trung Hoa Cộng Sản ».
Ông Nguyễn Khắc Mai - Hà Nội - 17/02/2016 17/02/2016 Nghe
Lễ tưởng niệm chiến tranh biên giới Việt – Trung đã diễn ra được ở Hà Nội, mặc dù những cuộc tập hợp không được chính quyền cho phép thường bị công an ngăn cản. Trong khi đó, tại Sài Gòn, lễ tưởng niệm cũng diễn ra tại khu vực tượng Trần Hưng Đạo, nhưng trước đó an ninh Việt Nam đã tìm mọi cách ngăn cản.
Về phần chính phủ Việt Nam hôm nay không tổ chức lễ tưởng niệm chính thức nào.


'Giật vòng hoa' tưởng niệm cuộc chiến 1979

  • 17 tháng 2 2016



Sáng ngày 17/2, nhiều nhóm tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ tưởng niệm 17/2 - 37 năm sau cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979.
Tại Hà Nội, các nhóm trí thức và người dân tập trung tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ để thắp hương, dâng hoa, với khẩu hiệu "Nhân dân sẽ không quên".
Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai đã đọc lời tưởng niệm những người đã hi sinh vì cuộc chiến này.

Những người làm lễ tập trung thắp nhang tưởng niệm
Các nhà hoạt động, nhiều người dân đến tham dự buổi tưởng niệm

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, một số người tập trung tại tượng đài Trần Hưng Đạo để dâng hoa.

Một số nhà hoạt động nói xuất hiện lực lượng "cầm dù" che đi các biểu ngữ

Các nhóm tưởng niệm giương biểu ngữ gần tượng đài Trần Hưng Đạo


Quang cảnh buổi tưởng niệm được nhiều người quay phim lại, với cảnh được mô tả là người đến tưởng niệm bị "giật phá vòng hoa" và nhiều ô dù xuất hiện che đi biểu ngữ.
Những người tham gia nhặt lại hoa bị giật và hô các khẩu hiệu chống Trung Quốc.
Ông Huỳnh Ngọc Chênh từ Thành phố Hồ Chí Minh nói trên Facebook: "Các nhân viên an ninh quyết liệt ngăn cản không cho tôi ra khỏi nhà để đi dự lễ tưởng niệm các liệt sĩ."
Năm 2014, khi buổi lễ tưởng niệm tương tự diễn ra tại Hà Nội, một nhóm người đã tổ chức nhảy đầm trong khi nhiều người đến đây đặt vòng hoa tại tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 



Thứ Tư, ngày 17 tháng 2 năm 2016

Hà Nội: TƯỞNG NIỆM CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC THÁNG 2/1979


DÂNG HƯƠNG HOA TƯỞNG NIỆM  
ĐỒNG BÀO VÀ CHIẾN SĨ TỬ TRẬN TRONG CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC THÁNG 2 - 1979 CHỐNG QUÂN BÀNH TRƯỚNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC

* Buổi lễ tưởng niệm đã thành công viên mãn. Chân nhang đã hóa nghi ngút.
* Không hề có sự ngăn cản của các lực lượng an ninh, trước, trong và sau lễ. 
* Xin gửi đến Ông Hoàng Trung Hải, Ông Nguyễn Đức Chung lời cảm ơn chân thành và lời chúc năm mới an khang, tốt lành và thành công!
.
Sáng nay, 17/2/2016, kỷ niệm 37 năm cuộc chiến tranh Biên giới Phía Bắc chống quân Trung Quốc xâm lược, khoảng hơn 200 người dân HN và các tỉnh lân cận đã cùng có mặt tại khu tượng đài Lý Thái Tổ để dâng hương hoa tưởng niệm các anh.hùng liệt sĩ và đồng bào tử trận mùa xuâm năm 79. 

Các nhân sĩ trí thức, các nhà hoạt động trên nhiều lĩnh vực, các cựu biến binh và thanh niên Hà Nội đã có mặt đúng 8h30 để bắt đầu cuộc tưởng niệm. Nhiều phóng viên các hãng thông tấn báo chí nước ngoài đã có mặt để ghi nhận về cuộc gặp mặt này.

Cụ Nguyễn Khắc Mai, cụ Lê Hiền Đức, GS Viện sĩ Hoàng Xuân Phú, TS Nguyễn Quang A, TS Hoàng Quý Thân, Nghệ sĩ ưu tú Kim Chi, Nhà văn Nguyên Bình, Nhà văn Phạm Thành, TS Nguyễn Xuân Diện và nhiều nhà hoạt động, trí thức, văn nghệ sĩ đã đến từ sớm. 

Mọi người đều mang trên tay bông hoa cúc trắng có đính dòng chữ "17.02.1979 - Nhân dân không quên" và chít trên đầu dải băng màu xanh, hoặc gắn phù hiệu "17.02-1979". Hương được thắp lên, cùng những lẵng hoa gắn dải băng đen, như đang choàng lên không gian quanh tượng đài một không khí trầm hùng trong âm hưởng bi tráng của bản Hồn Tử Sĩ được nghệ sĩ đường phố Tạ Trí Hải trình tấu. 

Mọi người vây quanh Cụ Nguyễn Khắc Mai, GĐ Trung tâm Minh triết đọc bài diễn văn ngắn gọn nhưng sâu sắc và cảm động tưởng nhớ vong linh của 6 vạn đồng bào và chiến sĩ đã bỏ mình vì nước trong cuộc chiến tranh vệ quốc tháng 2 năm 1979. Bài diễn văn nhắc đến Trung Hoa Cộng sản và những nỗi đau đang hiện hữu: Hoàng Sa rơi vào tay giặc, một phần của Trường Sa bị Trung QUốc dùng vũ lực cưỡng chiếm năm 1988...

Kết thúc diễn văn, Cụ Nguyễn Khắc Mai (84 tuổi) bắt nhịp hô "Việt Nam" và tất cả cùng đáp lại "Hoàng Sa", "Trường Sa". 

Mọi người cùng hô "Đđảo Trung Quốc xâm lược". Đđảo! Đđảo!
Tiếng hô đầy khí thế làm vang động cả một góc hồ Gươm.


*  Sau đó hàng chục người đã đến Nghĩa trang Nhổn (xã Tây Tựu) - nơi có nhiều mộ của các liệt sĩ hy sinh trong chiến tranh Biên giới 1979 để đặt hoa và thắp hương trên các phần mộ, tưởng nhớ và tri ân các liệt sĩ.




















Trước đó, vào luc 07h45: Nhà văn Phạm Viết Đào, TS Nguyễn Xuân Diện và Nhà giáo Đào Thu đến Đài liệt sĩ Bắc Sơn, dâng hương hoa tưởng nhớ Chiến sĩ và đồng bào đã bỏ mình vì Tổ Quốc tháng 2 năm 1979. Trong lời khấn nguyện trước đài tưởng niệm, ông gọi tên người em trai Phạm Hữu Tạo là liệt sĩ hy sinh trong trận Lão Sơn bi tráng.






Tin và ảnh: FB Nguyễn Xuân Diện
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 


Featured post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-18/11/2024

My Blog List