Việt Nam hôm nay

https://lh4.googleusercontent.com/jwHXKk9yK83mb2U0iyp-OSXs7OZgoEcJKB4V-xqOO7STOu0djuO_hHd_dM8GkXjIamwCDoDrZRAdRPT5gaYIUOXwHgEk7mRpK7R7aGCo-eeVOtK72Nk

Tuesday 16 February 2016

Thực hiện quyền công dân


Thực hiện quyền công dân

Kính Hòa, phóng viên RFA
2016-02-15
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Nghe hoặc Tải xuống Phần âm thanhTải xuống âm thanh
000_Hkg10249322-622
Ảnh minh họa chụp tại Đại hội đảng cộng sản lần thứ 12 tổ chức ở Hà Nội hôm 25/1/2016.
AFP

Dư âm

Đại hội đảng cộng sản lần thứ 12 kết thúc đã ba tuần, nhưng dư âm của nó vẫn còn đọng lại trên nhiều trang blog và mạng điện tử.
Ông Nguyễn Trung, từng là một viên chức cao cấp của Bộ ngoại giao Việt Nam viết trên trang Viet-Studies rằng Đại hội 12 là một thất bại chung của Việt Nam. Theo ông thì với tư cách đảng cầm quyền (ít nhất những người cộng sản cho mình là đảng cầm quyền), đảng cộng sản phải thực hiện một đòi hỏi chính trị là đưa đất nước qua một giai đoạn chuyển đổi quan trọng với hai thử thách là phát triển tự thân, và đối phó với Trung quốc. Tuy nhiên theo ông Nguyễn Trung, đại hội đảng chỉ quan tâm đến chuyện ai đi ai ở trong bộ máy nhân sự của quyền lực đảng.
Một cựu quan chức cao cấp khác là Giáo sư Chu Hảo cho rằng kết quả đại hội đảng là một sự trì trệ:
Tôi không quá ngạc nhiên, nhưng thất vọng với kết quả của Đại hội 12. Nó đánh dấu một sự trì trệ về mặt nhận thức thời cuộc và một bước thụt lùi về dân chủ trong công tác nhân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam; nó cũng cho thấy lãnh đạo đất nước lại để tuột mất một cơ hội nữa, càng làm tăng thêm mối nghi ngại của cộng đồng quốc tế rằng hình như Việt Nam thuộc loại nước “không chịu phát triển”.
Tôi không quá ngạc nhiên, nhưng thất vọng với kết quả của Đại hội 12. Nó đánh dấu một sự trì trệ về mặt nhận thức thời cuộc và một bước thụt lùi về dân chủ trong công tác nhân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam.
-Giáo sư Chu Hảo
Nhưng dư âm lớn nhất về đảng cộng sản trên các trang blog tuần này là chuyện đảng viên lão thành Nguyễn Đình Cống từ bỏ đảng đúng ngày thành lập đảng. Trên trang Bauxite Việt Nam, Trần Lực viết một bức thư ngỏ gửi tất cả các đảng viên cộng sản, trong đó tác giả ca ngợi những người đã từ bỏ đảng:
Họ đã thức tỉnh chúng ta, họ là tấm gương sáng mãi của những người tử tế và lương thiện.Một vài người từ bỏ đảng sẽ có thể bị đảng gây sức ép hoặc trù dập, vài ba chục cũng sẽ như vậy,nhưng khi con số đó đã lên đến hàng trăm hàng ngàn, thậm chí hàng vạn người li khai thì cái đảng ấy sẽ phải tự hiểu ra rằng nó chẳng còn có ý nghĩa gì nữa đối với chính các đảng viên của mình chứ chưa nói đến toàn thể nhân dân Việt Nam.
Giáo sư Chu Hảo kêu gọi:
Trước tình hình đó, tôi cũng như một số anh em khác cùng chí hướng cho rằng cần phải có ứng xử đúng đắn và thích hợp, không phải chỉ để tỏ thái độ bất mãn, cũng không quá hy vọng vào hiệu ứng gây sức ép cho ai, mà chủ yếu là làm đúng với lương tâm và trách nhiệm của mình nhằm góp phần vào quá trình chuyển từ thể chế toàn trị sang thể chế dân chủ một cách phi bạo lực. Chẳng hạn trước mắt là góp sức vào phong trào vận động toàn dân thực hành quyền dân chủ đã được ghi nhận trong Hiến pháp hiện hành trong kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội sắp tới.

Thực hiện quyền chính trị của mình

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một gương mặt hoạt động xã hội nổi tiếng tại Hà nội, là người đầu tiên tuyên bố sẽ thực hiện quyền dân chủ đó của mình bằng cách tuyên bố tự ứng cử vào Quốc hội Việt Nam sắp tới đây.
Quốc hội Việt Nam hiện nay có tuyệt đại đa số các thành viên là đảng viên cộng sản. Những đại biểu ngoài đảng cũng là những người được đảng, hay cơ quan ngoại vi của họ là Mặt trận Tổ quốc giới thiệu. Những người khác chính kiến với đảng thì bị loại bằng những cuộc họp lấy ý kiến, hoặc là hiệp thương ở Mặt trận Tổ quốc. Trong những năm qua đã có những người như vậy xuất hiện như các ông luật sư Lê Công Định, Lê Quốc Quân, Cù Huy Hà Vũ. Theo những người này thuật lại thì ở những phiên họp được đảng tổ chức, các ông bị đem ra đấu tố để lấy cớ loại họ ra khỏi danh sách ứng cử.
nguyen-quang-a
Ts. Nguyễn Quang A
Trong trả lời Mặc Lâm của đài Á châu tự do, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho biết ý định của ông trong lần ra ứng cử này:
Mục tiêu tôi kêu gọi chữ ký là để gây áp lực xã hội này nói rằng các ông phải cẩn thận, cái tiếng nói gọi là hội nghị cử tri do chính hệ thống này nó thiết kế ra để loại những người họ không muốn, sẽ bị lật tẩy. Tôi cũng khuyên tất cả những người tự ứng cử nên lấy ý kiến ủng hộ của cử tri cho việc ứng cử của mình. Đây không phải là những người bỏ phiếu, đây cũng không có giá trị pháp lý gì cả nhưng nó có giá trị tinh thần, có giá trị đạo đức để gây áp lực với các cái mẹo của chính quyền. Nếu họ vẫn tiến hành làm những việc như thế thì số liệu và những bằng chứng về các diễn tiến của hội nghị cử tri chúng tôi sẽ kêu gọi anh em đến và ghi hình tất cả các hành động đấy và đưa lên mạng công khai để cho người dân biết.
Ông tuyên bố rằng việc làm đó là để biến quyền ứng cử hão huyền thành hiện thực một cách từ từ.
Tiếp theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, có nhiều nhà hoạt động xã hội, trong đó có nhiều blogger tuyên bố ra ứng cử đại biểu quốc hội.
Một trong những người đó là Luật sư Võ An Đôn ở Tuy Hòa. Ông viết:
Mục đích tôi tự ứng cử đại biểu Quốc hội lần trước và lần này không phải là tôi muốn làm đại biểu Quốc hội để được hưởng nhiều bổng lộc ban phát, mà tôi muốn thực hiện quyền ứng cử của một công dân theo hiến định và muốn mọi người dân nhận thức được rằng bầu cử Quốc hội chỉ là trò diễn kịch với vở kịch vụng về, lộ liễu, lâu năm đã lỗi thời
Blogger Người Buôn Gió cũng kêu gọi những người hoạt động xã hội và dân chủ lâu nay nên ra tranh cử lần này. Lời kêu gọi pha chút dí dỏm của ông được ra trong bài viết mang tên Tại sao không?
Mình khuyên các anh em đấu tranh hãy ra ứng cử rầm rộ, để anh em biết được hàng xóm của mình ai tốt, ai xấu. Ai sẽ là người đứng ra tố cáo, phê phán anh em. Cái này rất quan trọng nhé, như thế anh em sẽ biết mà cảnh giác mỗi khi đi về biết ai là cơ sở, tai mắt của chính quyền. Chỉ cần biết được thế là hay lắm rồi, còn được hay không xét sau. Anh em sẽ có thể bất ngờ khi chính ông nào, bà nào, cậu nào mọi khi hay thăm hỏi tử tế bỗng nhiên sẽ trở thành người vạch tội anh em không chừng.
Khoái nhất đoạn dân phòng, công an, an ninh, báo chí, truyền hình nhà nước tập trung lúc nhúc mỗi điểm tổ dân phố họp. Cả Hà Nội mà mấy trăm điểm như thế thì đúng là vui hơn Tết.

Những chuyển động Bất bạo động và Ly rượu mừng

Bàn về những thay đổi chính trị trong tương lai ở Việt Nam, blogger Song Chi cho rằng sẽ chẳng có những cuộc cách mạng do dân chúng nổi lên, và cũng chẳng có những cuộc đảo chánh cung đình do các phe phái trong đảng thực hiện.
Kể từ khi cầm quyền đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm đủ trò để biến chính trị thành một thứ xấu xa, gớm ghiếc, đáng khinh, đáng sợ, trong suy nghĩ của người dân.
-Blogger Đoan Trang
Bà nêu ra lý do là dưới sự cai trị của đảng cộng sản Việt Nam, dân chúng bị hướng tới những suy nghĩ tư duy lệch lạc, tệ cỡ nào cũng được miễn là đừng đụng tới chính trị.
Lý do đừng đụng tới chính trị này cũng được blogger nhà báo Đoan Trang đưa ra:
Kể từ khi cầm quyền đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm đủ trò để biến chính trị thành một thứ xấu xa, gớm ghiếc, đáng khinh, đáng sợ, trong suy nghĩ của người dân. Người nào thanh cao, trong sạch thì phải biết tránh xa chính trị, lo làm tốt bổn phận của mình, còn các vấn đề vĩ mô thì đã có Đảng và Nhà nước lo – Đảng dạy dân như thế.
Lý do thứ hai bà Song Chi đưa ra là dù có các phe phái trong đảng, nhưng họ dễ dàng tìm cách chia chác với nhau để giữ vững sự thống trị độc tôn.
Bà Song Chi kết luận rằng chỉ còn có con đường bất bạo động để thay đổi xã hội, từ phía những đảng viên đang cai trị đất nước, lẫn dân chúng.
Kết luận này cũng được Luật sư Hà Huy Sơn đưa ra trong nhận định của ông về việc thúc đẩy xã hội dân sự:
Tôi cho rằng để chuyển hóa một xã hội từ toàn trị sang dân chủ bằng biện pháp hòa bình thì trước hết hãy bắt đầu bằng xây dựng các tổ chức xã hội dân sự. Các tổ chức chính trị, hay các đảng chính trị ở trong nước hãy tạm gác lại các mục tiêu chính trị “to tát”. Những tham vọng lớn mà thực lực chưa tương xứng, không thu hút được sự tham gia của xã hội thì các tổ chức này không khác gì những danh ảo. Hãy bình thường hóa mục tiêu, đời sống hóa hoạt động, hãy dân sự hóa, hợp pháp hóa để phát triển thành một thực lực.
Trước hết hãy đòi hỏi nhà nước, đảng cầm quyền, mọi tổ chức xã hội, mọi công dân phải thực thi Hiến pháp và pháp luật hiện hành.
Bình luận về làn sóng những công dân ra ứng cử tự do, blogger nhà báo Trương Duy Nhất viết rằng
Những chuyển động. Đã có thể nhìn thấy, cầm nắm được, chứ không phải chỉ là những ý tưởng, kỳ vọng mông lung.
Còn Đoan Trang thì trích dẫn một tác giả Mỹ gốc Nga nổi tiếng là bà Ayn Rand rằng:
Chúng ta không thể bỏ mặc thế giới này cho những kẻ mà chúng ta khinh bỉ.
Những diễn biến xã hội chính trị trong những ngày Tết nguyên đán năm nay lại trùng hợp với một sự kiện văn hóa mà nhiều người cho là vừa quan trọng vừa đáng ngạc nhiên đó là bài hát Ly Rượu mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương được nhà nước của đảng cộng sản Việt Nam cho phép. Blogger Cánh Cò vui mừng viết rằng:
Lần đầu tiên sau 40 năm người ta không dùng rượu để nhậu mà để mừng. Cũng không phải mừng đảng, mừng xuân mà mừng cho chính chúng ta, những con người được thượng đế tạo ra không phải chỉ biết cúi đầu mà còn biết cười to trước những sự ngu dốt, đảo điên và nhất là sự cưỡng bức trí óc không thể kéo dài mãi mãi. Nâng ly rượu của năm 2016, nâng ly chúc người nhạc sĩ đã cất từng giọt rượu cho chúng ta có mà uống trong ngày hôm nay. Nâng ly vì niềm vui sắp tới sẽ lớn hơn trên quê hương yêu dấu.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin cuối ngày26/4/2024

Popular Posts

My Blog List