Thói quen xả rác ở VN
Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ
2016-02-16
2016-02-16
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của Bạn
- Email
Rác thải sau Tết ở Hà
Nội
Sau mỗi dịp lễ hội thu hút đông đảo người dân đến tham gia, tình trạng
rác rưởi bỏ lại khiến truyền thông phải lên tiếng về ý thức của dân chúng trong
việc giữ gìn vệ sinh công cộng.
Thực tiễn ra sao? Công tác nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho
dân chúng thế nào và hiệu quả được đến đâu?
Rác khắp nơi!
“Rác ngập Hồ Gươm’, ‘Trung tâm Sài Gòn ngập rác sau giao thừa!’…
là tiêu đề của những bản tin với hình ảnh rác tràn lan được truyền thông trong
nước loan đi trong ngày mồng một Tết Bính Thân vừa qua.
Không chỉ truyền thông chính thức nhà nước loan tin mà một số facebookers
cũng chụp hình cảnh rác thải, cá chết…trong ngày đầu năm để đưa lên trang cá
nhân của họ.
Nhà văn Phạm Viết Đào, hiện sống tại Hà Nội, là một trong những
người có hình ảnh về cảnh ô nhiễm môi trường trong dịp Tết âm lịch đưa lên
facebook.
Vào tối ngày mùng hai, ông trình bày quan sát của ông về thói quen
xả rác của người dân Việt Nam từ thành thị cho đến nông thôn cũng như quan tâm
của cơ quan chức năng về vấn đề này như sau:
“Đúng
là tôi thấy vấn đề xả rác môi trường là một vấn nạn của Việt Nam. Không chỉ ở
những thành phố lớn mà ngay cả ở nông thôn, những tụ điểm đông đúc, người dân
chưa ý thức được vấn nạn của môi trường. Nhà nước cũng có quan tâm nhưng giải
pháp chưa đồng bộ, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam quá nhanh trong khi người ta
chưa quen nếp sống đô thị. Theo tôi nếu Việt Nam không có biện pháp môi trường
một cách đồng bộ thì điều đó sẽ đẩy đến tình thế rất nguy hiểm!”
Nhà hoạt động Hoàng Dũng từ Sài Gòn đưa ra nhận xét của ông về
tình trạng xả rác vào những dịp như lễ, tết tại thành phố lớn nhất tại Việt Nam
mà theo ông có chuyển biết chút ít:
“Có
chuyển biến nhưng tất nhiên chưa rõ rệt. Thứ nhất lượng rác xả ra tại những nơi
có ánh sáng hay có nhiều người qua lại thì không nhiều như những năm trước. Còn
những nơi ví dụ như người ta ngồi xem pháo hoa… thì vẫn có.
Tức họ trải tờ báo
hay cái gì để ngồi xem, khi đứng dậy thì quên không nhặt lại. Có một điểm được
là khi xong (bắn pháo hoa) có một số bạn trẻ đi gom rác giúp cho các công nhân
vệ sinh.”
Tôi cho rằng cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đặc biệt
trong cộng đồng mạng. Hiện nay nhiều người quan tâm và học hỏi trên cộng đồng
mạng nhiều hơn học ở thầy cô hay sách vở.
- Nhà hoạt động Hoàng Dũng
Nhà văn Phạm Viết Đào chỉ ra một nguyên nhân làm cho Hồ tây bị ô nhiễm
khiến cá chết nổi nhiều như trong dịp tết Bính Thân vừa qua như sau:
“Tình
trạng xả rác vào những dịp như Tết Ông Công- Ông Táo, rồi chuyện bắn pháo hoa
gây ra bao nhiêu vấn nạn mà theo tôi không nên. Chiều nay tôi đi chụp ảnh và
đưa lên blog cảnh cá chết rất nhiều ở Hồ Tây. Hồ Gươm cũng thế vì tiếng động (
bắn pháo hoa) rất lớn. Ví dụ tôi đi vào trong Biên Hòa, bà con không thể nuôi
cá dọc Sân bay Biên Hòa vì ( tiếng động) máy bay lên xuống làm cá chết hết.
Tiếng động ở Hồ Tây cũng khiến cá chết rất nhiều, hằng chục tấn cá chết. Bắn
pháo hoa cho dẹp nhưng nhà nước phải tính: bắn hạn chế ở một vài điểm thôi, chứ
bắn tràn làn như thế khiến cá chết rất nhiều. Năm nào người ta cũng kêu chuyện
đó nên Nhà nước, Thành phố phải tính lại chuyện này. Cá Hồ Tây có chết nhưng
không chết nhiều như thế.”
Cơ sở vật chất phục vụ môi trường
Có ý kiến cho rằng người dân phải bỏ rác ở những nơi công cộng vì
cơ quan chức năng không cung cấp đủ thùng rác và cơ sở vật chất phục vụ bảo vệ
môi trường tại Việt Nam vẫn chưa đáp ứng cho nhu cầu.
Nhà hoạt động Hoàng Dũng có ý kiến về vấn đề này như sau:
“Theo
tôi chưa được như mong đợi: tỷ lệ những thùng rác, khu vực vệ sinh vẫn chưa đến
mức độ, mật độ chưa cao. Nếu muốn đi bỏ rác người ta phải tìm rất lâu; nhất là
việc phân loại rác hữu cơ, vô cơ, tái chế vẫn chưa có- chỉ có một thùng rác
thôi. Ở những nơi công cộng cũng chưa có những nơi để gạt tàn lửa. Ví dụ vào
ngày hôm nay có vụ cháy liên quan đến việc người ta vứt điếu thuốc hút giở (
chưa hết) vào trong thùng rác. Tóm lại thùng rác thiếu và chưa có thùng rác
phân loại.”
Lĩnh vực này cũng được nhà văn Phạm Viết Đào chỉ ra như sau:
“Phải
nói là cũng có nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu như nhà vệ sinh công cộng, rồi
trên đườn cũng có thùng rác nhưng tệ một điểm là dễ bị ăn cắp để làm việc này,
việc khác. Đó là điều đáng buồn. Ví dụ nẹp bằng sắt ( của thùng rác công cộng)
có khi người ta cạy lấy đi.
Điều kiện vật chất thiếu, Nhà nước đang còn nghèo cộng với ý thức
của người dân tham gia vào việc đó còn kém.”
Công nhân môi trường đô thị thu gom rác thải dọc theo kênh Tô Lịch
ở Hà Nội. AFP photo
Theo đánh giá của nhà văn Phạm Viết Đào thì ý thức chưa được cao
của người dân trong công tác bảo vệ môi trường phần quan trọng do giáo dục tại
Việt Nam mà ra. Ông trình bày:
“Theo
tôi việc này phải tuyên truyền ngay từ trên ghế nhà trường, tức phải đưa vào
chương trình giáo dục phổ thông cho con em mình. Bây giờ người dân lớn tuổi
quen với nếp sống tùy tiện ở nông thôn rồi, mà rèn tác phong ngăn nắp rất khó.
Cho nên ngay từ mẫu giáo phải đưa vào những chương trình giáo dục cho trẻ những
điều như thế. Tôi thấy giáo dục Việt Nam hiện nay toàn nói chuyện đâu đâu, còn
những vấn đề cụ thể thì lại nói không đến nơi đến chốn. Trong lúc cần phải giáo
dục cho các em về tác hại của vấn đề môi trường, cần phải giữ vệ sinh môi
trường như thế nào.
Tôi
sống ở Hà Nội thấy Nhà nước cũng có làm nhưng như Sông Tô Lịch bây giờ hỏng
hoàn toàn rồi dù đầu tư rất nhiều tiền. Tôi ở gần Hồ Tây và nó cũng còn giữ
được ít nhiều, nhưng với đà này thì 5-10 năm nữa nó sẽ hỏng.
Đúng là tôi thấy vấn đề xả rác môi trường là một
vấn nạn của Việt Nam. Không chỉ ở những thành phố lớn mà ngay cả ở nông thôn,
những tụ điểm đông đúc, người dân chưa ý thức được vấn nạn của môi trường.
- Nhà văn Phạm Viết Đào
- Nhà văn Phạm Viết Đào
Bây
giờ đòi hỏi Nhà nước phải có quan tâm một cách đồng bộ, phải có cái nhìn chiến
lược; chứ còn như bây giờ thì môi trường sẽ bị phá hỏng, dẫn đến vấn nạn các
thành phố lớn như Bắc Kinh của Trung Quốc. Hà Nội chưa đến mức như thế nhưng
rồi sẽ đến mức như thế. Vấn đề là trách nhiệm của Nhà nước. Từng thôn xóm người
ta cũng tuyên truyền, vận động đó, có treo biển, pano, có chế tài- xử phạt; thế
nhưng giữ gìn môi trường là một nếp sinh hoạt, tác phong sống đô thị. Điều đó
không thể ngày một ngày hai có thể tạo ra được cho người dân Hà Nội trong điều kiện
người nhập cư vào ngày một đông.”
Nhà hoạt động Hoàng Dũng cũng thống nhất ý kiến với nhà văn Phạm
Viết Đào về hiệu quả kém của công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho dân
chúng tại Việt Nam. Anh đưa ra những ví dụ cụ thể trong lĩnh vực này:
“Theo
tôi chưa đủ mạnh để đánh vào tính ý thức của công dân từng người để họ tự bảo
ban nhau; bởi vì không phải vào ngày lễ mà vào những ngày thường, các ông bố-
bà mẹ chở con đi học, đi chơi vẫn cứ ‘hồn nhiên’ vứt rác để con nhìn thấy; thậm
chí còn cho con tè ra ngoài đường. Tức tính ý thức của người lớn vẫn chưa có để
giáo dục trẻ em.
Tôi
cho rằng cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đặc biệt trong cộng đồng
mạng. Hiện nay nhiều người quan tâm và học hỏi trên cộng đồng mạng nhiều hơn
học ở thầy cô hay sách vở.”
Biện pháp
Cơ quan chức năng Việt Nam ban hành đầy đủ những qui định xử phạt trong
lĩnh vực môi trường; tuy nhiên theo những người quan tâm đến vấn đề tại Việt
Nam thì luật vẫn có thế nhưng lực lượng thực thi không làm đến nơi đến chốn,
thậm chí không thi hành luật như ý kiến của nhà hoạt động Hoàng Dũng:
“Xử
phạt thì không có ai xử phạt. Luật thì có hết như luật phòng chống thuốc lá;
hút nơi công cộng thì phạt bao nhiêu tiền nhưng người ta vẫn cứ hút bình
thường. Cũng có qui định xả rác phạt 100-200 ngàn, nhưng không có người thực
hiện luật đó. Do vậy việc hút thuốc nơi công cộng hay xả rác bừa bãi vẫn cứ
‘hồn nhiên’ xảy ra; chỉ phụ thuộc vào ý thức của các cá nhân mà thôi.”
Nhà văn Phạm Viết Đào nói về điều này:
“Xét
về nền chung của luật pháp Việt Nam thì có luật đó nhưng không nghiêm. Cả người
dân tùy tiện, cả cơ quan chức năng đôi khi có tình trạng thỏa thuận ‘làm luật’
khiến dân nhờn luật. Lĩnh vực môi trường cũng như các lĩnh vực khác cũng thế.
Không ở đâu như Hà Nội, lực lượng cảnh sát đông như thế mà người ta vẫn không
sợ, vẫn ‘nhờn’ luật. Tôi sang Vientiane, Lào cả tuần chẳng thấy cảnh sát đâu, thế
nhưng người dân rất hiền lành mà không như ở Việt Nam ra đường gặp cảnh sát mà
người ta lại không sợ. Vấn đề môi trường pháp luật vào bảo vệ pháp luật tại
Việt Nam còn yếu kém. Ở Việt Nam không phải ‘thượng tôn phát luật’ mà chỉ để
đối phó nhau mà thôi. Rất nhiều vấn đề nhưng môi trường là điều mà người ta có
thể thấy được.”
Blogger Trương Duy Nhất trên trang ‘Một Góc Nhìn Khác’ vào ngày
mồng một tết Bính Thân có status tựa đề ‘Rác Xuân’ nêu câu hỏi tại sao thành phố
Đà Nẵng năm nay cũng có bắn pháo hoa như nhiều nơi khác, nhất là Hà Nội và Sài
Gòn; thế nhưng sau pháo hoa thành phố miền Trung nơi ông này đang sống lại sạch
‘bong’ không như Hà Nội mà theo ông là năm nào cũng bê bết rác.
Ông Trương Duy Nhất cũng liên hệ với Sài Gòn và bày tỏ là nếu có
rác sau pháo hoa thì cũng không đến nỗi như Hà Nội.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment