Tết 2016 ở
các miền đất nước
Tin liên hệ
21.000 người
nhập viện vì các tai nạn trong 3 ngày Tết ở Việt Nam
Các con số chính thức cho hay trong 3 ngày Tết số người phải cấp
cứu vì tại nạn giao thông là 17.000, vì đánh nhau là 2.000 và vì ngộ độc thức
ăn hoặc say rượu là 2.000
- Pháo
hoa mừng năm mới của người Việt ở San Jose gây cháy
- Đại sứ phương Tây ở Việt Nam sử dụng ‘quyền lực mềm’
dịp Tết
- Các
nước Châu Á tưng bừng đón năm mới 2016
- Người
dân nhiều nước Châu Á đón Tết Nguyên Đán
- Ngoại
trưởng Mỹ chúc mừng Tết Nguyên đán
14.02.2016
Trà Mi kính chào quý vị và các bạn trong chương trình Tạp chí
Thanh niên VOA ngày mùng 5 Tết. Cùng với những lời chúc phúc đầu năm, Tạp
chí Thanh niên hôm nay sẽ mang đến quý vị không khí đón xuân Bính Thân 2016 ở
một số địa phương cũng như chia sẻ với các bạn ước nguyện trong năm mới của một
số bạn trẻ tại các miền đất nước qua cuộc trò chuyện với 4 khách mời từ Sài
Gòn, Huế, Nghệ An, và Thái Bình.
Tết 2016 ở các miền đất nước
- Danh
mục
- Tải
Chí, Sài Gòn: Như mọi năm, ở Sài Gòn nhà nước cũng tổ chức đường hoa Nguyễn Huệ.
Năm nay, đại hội đảng vừa xong nên công tác trang trí cũng gắn liền với sự kiện
chính trị này. Nói chung, mọi thứ rất tất bật, nhộn nhịp hơn so với năm ngoái.
Trà Mi: Người
dân ở đây đón Tết với tâm trạng thế nào đầy đủ sung túc hay có phiền muộn lo âu
gì không?
Chí, Sài Gòn: Cũng khá lo âu, bức bối vì có nhiều vấn đề cũ vẫn tồn tại trong
khi chính quyền cố tô vẽ cho đẹp hơn. Nói chung có nhiều mảng đối lập lắm.
Trung, Nghệ An: So với mọi năm, ra đường ở đây thấy có nhiều ô tô hơn. Tôi không
có điều kiện thấy được nhiều mặt trái.
Quốc, Huế: Không khí Tết ở Huế năm nay so với mọi năm quá buồn do đời sống
kinh tế khó khăn. Bà con làm ăn, buôn bán rất ế ẩm. Nhiều người chưa thoát
nghèo được. Tôi có đi nhiều chuyến thiện nguyện thì thấy bà con thật sự quá khó
khăn.
Vinh, Thái Bình: Kinh tế Thái Bình chỉ có nông nghiệp. Dân ở đây cũng khó khăn. Tết
qua ngày mùng một là phải bắt đầu nghĩ xem ngày mai mình phải làm gì và như thế
nào. Cách đón Tết của dân cách biệt với chính quyền. Các chương trình cổ động,
tuyên truyền về Tết của chính quyền người dân cảm thấy không thực tế với họ.
Trà Mi: Tết
là dịp thể hiện các truyền thống văn hóa nhiều nhất. Tới nay các hoạt động đó
được gìn giữ tới mức nào?
Chí, Sài Gòn: Gia đình tôi vẫn cố gắng gìn giữ nguyên truyền thống ông bà
truyền lại. Thật buồn khi thấy các chương trình trên TV của nhà nước lại bóp
méo hoặc thương mại hóa vấn đề này. Hiện nay người ta cứ tập trung vào chủ đề
‘đảng’ , còn những phong tục truyền thống lịch sử thì hoặc không làm hoặc làm
cho có phong trào. Câu khẩu hiệu ‘Mừng đảng, mừng xuân’ không đúng với mong
muốn của rất nhiều người. Có đảng là có tiến thân, có cơ cấu, được vô này vô
kia. Cái gì cũng bắt nguồn từ đảng. Cái gì tốt là do đảng, cái gì chưa tốt là
do mặt trái của cơ chế thị trường, do thế lực này thế lực kia. Đã 40, 50 năm rồi,
mình không tự nhận ra vấn đề mà cứ đổ thừa cho thế lực nào khác. Nhân danh ánh
sáng, sự tiến bộ, tầm cao gì gì đó để lãnh đạo rồi đổ thừa hậu quả cho thế lực
khác. Đó là không nên. Các bản sắc văn hóa Việt dần dần mất. Các hoạt động,
sinh hoạt văn hóa đều là thương mại hóa hoặc trá hình, không có gì thực chất.
Trung,
Nghệ An: Tết ở đây ngoài không
khí truyền thống được giữ gìn trong gia đình, chứ ra ngoài chẳng còn một trò
chơi dân gian nào cả. Đến thời điểm lắng đọng nhất là giao thừa thì loa phường
tuyên truyền mở lên inh ỏi.
Trà
Mi: Người bạn ngoài Bắc có
tìm được cho mình những địa điểm vui chơi, giải trí lành mạnh trong ba ngày
Tết?
Vinh, Thái Bình: Ngoài Bắc, đầu năm, mọi người thường lễ chùa hay tham quan thắng
cảnh. Năm nay mọi sinh hoạt hầu như cũng ít. Chương trình TV hầu như là các
talk show và các chương trình ca nhạc, phần lớn tuyên truyền và ‘kể công’.
Trà Mi: Cảm
giác an toàn, an ninh trong ngày Tết năm nay thế nào?
Chí, Sài Gòn: Ra đường bây giờ thật sự rất sợ. Giờ đây người ta tìm đến bia rượu rất nhiều, nên ra đường chạy xe cũng rất ẩu. Bây giờ sức mạnh quyền-tiền lấn áp tất cả mọi thứ.
Chí, Sài Gòn: Ra đường bây giờ thật sự rất sợ. Giờ đây người ta tìm đến bia rượu rất nhiều, nên ra đường chạy xe cũng rất ẩu. Bây giờ sức mạnh quyền-tiền lấn áp tất cả mọi thứ.
Quốc, Huế: Tuổi trẻ bây giờ không biết trong lòng họ có nét văn hóa, truyền
thống thế nào chứ ra đường chỉ biết đua xe, nẹt bô, mở nhạc..
Trà Mi: Tình hình ẩm thực ngày Tết năm nay ra sao?
Trà Mi: Tình hình ẩm thực ngày Tết năm nay ra sao?
Chí, Sài Gòn: Năm nay, nhìn chung hàng Trung Quốc bị tẩy chay. Nhưng hàng Thái
lại lên ngôi, từ mứt bánh tới quần áo, giày dép, nhưng không biết phải đồ Trung
Quốc đội lốt hay không. Đồ cúng thì gọi điện thoại là có dịch vụ lo hết, nói
chung là ‘đậm đà bản sắc dân tộc, nhưng không biết dân tộc nào.’
Trung, Nghệ An: Người dân đã mất niềm tin vào các loại thực phẩm bày bán trên thị
trường, thật sự không dám mua gì.
Trà Mi: Còn
các sinh hoạt từ thiện hướng tới người nghèo nhân dịp Tết ra sao, giới trẻ quan
tâm nhiều không, xã hội đặt nặng vấn đề đó hay không?
Quốc, Huế: Bây giờ người ta sống cho bản thân nhiều hơn là quan tâm đến cộng
đồng. Nhiều bạn trẻ ăn chơi phung phí trong khi có nhiều người rất khổ. Nếu các
bạn trẻ bớt một buổi nhậu để san sẻ với người nghèo thì tốt biết bao, nhưng sự
quan tâm đó hầu như không có.
Chí, Sài Gòn: Tôi tham gia nhiều hoạt động từ thiện. Năm nay, tôi có tham gia
một phái đoàn từ thiện xuống trao nhà cho người nghèo ở Tiền Giang. Những người
từ thiện quốc doanh họ làm theo phong trào. Tôi làm trong cơ quan nhà nước
nhưng không muốn đóng vào các quỹ từ thiện quốc doanh đâu vì không biết nguồn
tiền đó sẽ đi về đâu.
Trà Mi: Từ
những gì ghi nhận, chia sẻ, các bạn có ước nguyện gì cho năm mới Bính Thân?
Quốc, Huế: Tôi mong năm 2016 đất nước sẽ có thay đổi, sẽ có bước tiến tốt
trong quan hệ quốc tế, giảm bớt sự độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản để có
thể hòa nhập vào sự phát triển của các nước trên thế giới. Tôi mong sao người
dân đỡ khổ và có được những quyền cơ bản của con người. Nếu Việt Nam vẫn giữ
độc tài lãnh đạo như thế này thì người dân sẽ còn khổ nữa.
Vinh, Thái Bình: Tôi hy vọng ngày càng có càng nhiều doanh nghiệp tư nhân.
Trung, Nghệ An: Tôi cũng mong đất nước thay đổi và hội nhập, nhất là sau khi tham
gia TPP với Mỹ và FTA với Châu Âu. Nhiều người hiện còn quá khổ, không có miếng
cơm, manh áo đàng hoàng. Với những người làm cho các cơ quan nước ngoài hay các
cơ quan nhà nước, cái khổ không ở vấn đề cơm gạo nhưng khổ ở các mặt điều kiện
khác trong xã hội. Mong đất nước thay đổi để người dân bớt khổ.
Chí, Sài Gòn: Ngày
nay, các bạn trẻ mình tiếp xúc đã giác ngộ được những gì cách mạng mang lại.
Năm nay và những năm sau nữa sẽ là những năm thay đổi rất lớn vì khi các lực
lượng trẻ hiểu được những gì đang trải qua, họ sẽ thay đổi nó theo hướng
có lợi cho dân tộc chứ không phải vì một lý tưởng gì đó quá xa vời, không thực
tế kéo theo nhiều lỗi lầm mà vẫn cố giữ. Tôi hy vọng các bạn trẻ sẽ đẩy nhanh
quá trình đó hơn nữa để lấy lại danh hiệu ‘Hòn Ngọc Viễn Đông’ của Sài Gòn.
Trà
Mi: Cảm ơn các bạn đã dành
thời gian chia sẻ với chương trình hôm nay. Xin chúc các bạn cùng quý thính giả
đài VOA một năm mới nhiều niềm vui, bình an, như ý. Trà Mi rất mong được quý vị
đón nhận và chia sẻ những câu chuyện trên Tạp chí Thanh Niên VOA mỗi tuần.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment