Căn nhà thứ sáu từ Nhịp cầu
Hoàng Sa
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-02-18
2016-02-18
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của Bạn
- Email
Cô giáo Vân Chi và con
trai Trần Bảo Nam bên di ảnh liệt sỹ Trần Văn Duẩn trong căn nhà mới.
Courtesy nguoidothi
Trong ngày 17 tháng Hai năm nay, bên cạnh việc thắp hương tưởng nhớ
đồng bào và liệt sĩ trong trận chiến tranh biên giới phía Bắc của người dân hai
miền, nhóm Nhịp cầu Hoàng Sa đã có một việc làm rất ý nghĩa đó là khánh thành
căn nhà thứ sáu tặng cho gia đình liệt sĩ Trần Văn Duẩn đã hy sinh tại chiến
trường Bát Xát, A Lũng Phú 5 năm về trước.
Tri ân gia đình những người lính
Trong khi cả nước tập trung vào các bài viết trên báo chí, hay tổ chức
tưởng niệm tri ân những người đã ngã xuống cho cuộc chiến tranh vệ quốc chống
Trung Quốc tại các tỉnh biên giới phía Bắc thì nhóm thành viên của chương trình
Nhịp Cầu Hoàng Sa đã đến tận Bát Xát thuộc huyện Lũng Cú để gặp gỡ gia đình cô
giáo Vân Chi trao chiếc chìa khóa căn nhà mà chương trình hỗ trợ kinh phí cho
cô giáo tự tay xây dựng cho hai mẹ con chị, như một sự biết ơn và quan tâm của
đồng bào khắp nơi trong và ngoài nước chia sẻ sự khó khăn mà chị gặp phải sau
khi chồng chị là anh Trần Văn Duẩn hy sinh vào năm 2011 khi chống
lại quân Trung Quốc tại đồn biên phòng A Mù Sung.
Chúng tôi một số anh chị em từ Sài Gòn, Hà Nội đã đi lên Bát Xát
Lào Cai để dự lễ khánh thành ngôi nhà mới cho cô giáo Vân Chi là vợ của liệt sĩ
Trần Văn Duẩn. Liệt sĩ Trần Văn Duẩn đã hy sinh ngày mùng 6 tháng Hai năm 2011.
-Phạm Xuân Nguyên
-Phạm Xuân Nguyên
Có mặt trong chuyến đi này nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên
cho biết chi tiết chuyến đi của đoàn như sau:
“Vào
ngày 16 tháng Hai năm 2016 tức nhằm ngày mùng 9 tết Bính Thân trước một ngày kỷ
niệm 37 năm quân Trung Quốc xâm lược bở cõi Việt Nam ở biên giới phía Bắc.
Chúng tôi một số anh chị em từ Sài Gòn, Hà Nội đã đi lên Bát Xát Lào Cai để dự
lễ khánh thành ngôi nhà mới cho cô giáo Vân Chi là vợ của liệt sĩ Trần Văn
Duẩn. Liệt sĩ Trần Văn Duẩn
đã hy sinh ngày mùng 6 tháng Hai năm 2011. Đêm hôm đó có một toán lính của
Trung Quốc vượt biên trái phép băng qua sông Hồng ở đồn biên phòng huyện Bát Xát,
tỉnh Lào Cai Việt Nam đây là một trong những nơi con sông Hồng chảy vào đất
liền và đồn biên phòng của chúng ta được thiết lập ở đấy. Lợi dụng đêm tối
thuyền của Trung Quốc xâm nhập trái phép. Lúc đó thiếu úy Trần Văn Duẩn còn rất
trẻ cùng các đồng đội đang trực chiến đã ngăn chận và cương quyết bảo vệ lãnh
thổ không cho quân Trung Quốc xâm nhập và anh đã hy sinh.”
Chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa được thành lập từ năm 2014 do các
nhà báo Vũ Kim Hạnh, Nguyễn Thế Thanh, Huy Đức cùng nhà nghiên cứu hàng hải Đỗ
Thái Bình và Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu khởi xướng nhằm tri ân gia đình những người
lính đã tham gia, đã ngã xuống trên các trận tuyến chống quân Trung Quốc xâm
lược, đặc biệt là hai trận hải chiến Hoàng Sa 1974 và Gạc Ma 1988.
Những người lính này không phân biệt Bắc Nam hay đã hy sinh trong thời
gian nào, miễn là xương máu của họ đã đổ xuống vì dã tâm xâm lược của Trung
Quốc.
Nhiều người góp sức
Khu tưởng niệm 31 liệt sĩ đồn biên phòng A Mú Sung. Courtesy
nguoidothi
Vời ý tưởng này Nhịp Cầu Hoàng Sa đã vận động trong và ngoài nước
góp sức xây dựng những căn nhà khang trang nhất có thể để trao cho người thân
hay chính các chiến sĩ đã tham gia các trận đánh với Trung Quốc vẫn còn sống
nhưng tình trạng kinh tế của họ quá khó khăn, cần giúp đỡ.
Bà Nguyễn Thế Thanh, nguyên Tổng biên tập báo Phụ Nữ, nguyên giám
đốc sở Văn hóa thông tin thành phố Hồ Chí Minh cho biết những hoạt động của Nhịp
Cầu Hoàng Sa như sau:
“Kể
từ tháng 1 năm 2014 đến giờ chương trình Nhịp cầu Hoàng Sa như mục tiêu ban đầu
đã có 6 căn nhà cho những gia đình có người thân ngã xuống cho việc bảo vệ Việt
Nam. Bảo vệ Việt Nam bao gồm trên biển hay trên đất liền bất kể sự hy sinh đóng
góp đó nó ở giai đoạn nào, nó ở phía nào miễn là người Việt Nam thì đều được
quan tâm và chia sẻ trong khả năng có thể. Tình đến tháng 1 năm 2016 này thì
chương trình đã làm được 6 căn nhà trong đó có 4 căn tặng cho gia đình của Việt
nam Cộng hòa đã hy sinh, đã ngã xuống để bảo vệ cho Hoàng Sa năm 1974 và có hai
căn nhà cho liệt sĩ hy sinh ở Gạc Ma và hôm nay cho liệt sĩ đã hy sinh bảo vệ
biên giới phía Bắc.”
Kể từ tháng 1 năm 2014 đến giờ chương trình Nhịp cầu Hoàng Sa như
mục tiêu ban đầu đã có 6 căn nhà cho những gia đình có người thân ngã xuống cho
việc bảo vệ Việt Nam.
-Bà Nguyễn Thế Thanh
Chủ nhân căn nhà mới hôm nay, cô giáo Vân Chi xúc động cho chúng
tôi biết hoàn cảnh của hai mẹ con sau ngày chồng chị hy sinh khi mở cửa căn nhà
trị giá 400 triệu do lòng cảm thông gửi về từ khăp nơi:
“Thực
sự hai mẹ con em từ ngày chồng mất vào năm 2011 thì hai mẹ con rất khó khăn,
cháu Nam khi bố mất thì được 14 tháng tuổi hai mẹ con ở trên vùng sâu vùng xa
cũng được sự quan tâm của lãnh đạo huyện Bát Xát cho hai mẹ con về công tác ở
vùng thuận lợi nhưng về đó thì mức lương thấp đi cộng với nhà không có hai mẹ
con phải đi ở thuê rất vất vả trong một căn nhà rất nhỏ. Sau 5 năm thì em được
sự quan tâm của chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa biết đến và đã cho hai mẹ con
được một ngôi nhà trị giá 400 triệu bây giờ thì ngôi nhà đã xong và em rất xúc
động không biết nói gì nữa.”
Nhà báo Nguyễn Thế Thanh cho biết sau khi trao nhà cho cô giáo Vân
Chi đoàn sẽ tiếp tục tới thăm nghĩa trang liệt sĩ dọc biên giới tỉnh Lào Cai
cũng như đồn biên phòng A Mù Sung:
“Chúng
tôi tiếp tục đến thăm đồn biên phòng A Mù Sung nơi mà tháng Hai năm 1979 đã
diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt và 34 anh em bộ đội biên phòng đã hy sinh hết
chỉ còn một anh làm quân lương thì thoát chết thôi.
Chúng tôi đi tặng căn nhà
cho gia đình liệt sĩ Trần Văn Duẩn cũng như đi thăm anh em biên phòng ở huyện
này là công việc mà chúng tôi cho là cần thiết và ý nghĩa trong dịp kỷ niệm 37
năm ngày xảy ra cuộc chiến tranh biên giới chống biên giới xâm lược ở phía
Bắc.”
Nhịp Cầu Hoàng Sa có thể nói là cầu nối hiệu quả và thực tiễn nhất
đối với những người đã hy sinh xương máu của mình để bảo vệ đất nước chống quân
xâm lược Trung Quốc.
Tiếp tay với chương trình này có lẽ sẽ làm cho đời sống
của gia đình họ dần dần thay đổi trong bối cảnh Việt Nam còn quá thờ ơ với đóng
góp xương máu của họ, tuy có tên trong các nghĩa trang liệt sĩ nhưng lại không
được mấy ai tới lui thăm viếng.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment