Ứng viên độc lập cáo buộc vi
phạm
- 31
tháng 3 2016
Ông Phan Vân Bách, một người tự ứng cử Quốc hội tại Hà Nội nói
ông "bị đẩy ra khỏi cuộc họp" lấy ý kiến cử tri tại phường mà ông cư
trú.
Trao đổi với BBC từ Hà Nội, ông Bách nói: “Tối 29/3 tôi đi về, qua
nhà hàng xóm bán quán nước dưới tầng Một. Họ có nói có giấy mời các cử tri đến
họp lấy ý kiến về đại biểu quốc hội. Tôi có mượn tờ giấy mời chụp ảnh lại. Tôi
thắc mắc khi về nhà thì người nhà nói không có giấy mời.”
Sáng ngày 30/3, ông Bách đến Ủy ban Nhân dân Phường Trung Tự, quận
Đống Đa để xem hội nghị lấy ý kiến này. Ông mô tả: “Họ hỏi tôi anh là ai, tôi
trả lời mình là ứng cử viên đại biểu Quốc hội, họ hỏi tôi có giấy mời không,
tôi nói không thì họ đẩy tôi ra khỏi cuộc họp, gần như là cưỡng chế”.
Ông Bách hỏi hai cử tri đã tham dự hội nghị về việc có thảo luận
gì về ông, và hai người này “có thái độ gần như là né tránh câu hỏi” và “không
trả lời” - ông cho biết.
Trước đây, ông Phan Vân Bách là tài xế taxi của hãng Mai Linh,
hiện ông làm tài xế tự do.
Cũng tại Hà Nội, ông Nguyễn Kim Môn – một doanh nhân tự ứng cử tại
phường Phố Huế, cho biết: “Tôi nghe một số người hàng xóm nói dự kiến tám giờ
tối là hội nghị cử tri. Cả phố biết nhưng tôi không biết. Đến ngày hôm qua tôi
vẫn chưa nhận được giấy mời. ”
Tuy nhiên sau đó, đến 15:30 ngày 30/3, hội nghị này được cho là đã
hoãn lại và “cán bộ phường đã đến thu lại giấy mời”. Ông Môn nói với BBC Tiếng Việt:
“Hàng xóm hỏi tôi là hoãn à?" và "Bản thân tôi chưa nhận giấy mời thì
cũng không biết có hoãn hay không".
'Không hề dễ dàng'
Trong khi đó, ca sĩ Lâm Ngân Mai, tự ứng cử tại Quận Gò Vấp
(TPHCM), đã nhận giấy mời đến hội nghị lấy ý kiến cử tri tại nơi cư trú vào tối
nay 31/3.
Nói với BBC Tiếng Việt, Ngân Mai cho biết cô đã thu thập được
“trên 800 chữ ký tươi từ thập phương và khu vực Mai ứng cử, nhưng chỉ là Mai
vận động qua mạng xã hội Facebook thôi”.
Cô cho biết mình “chưa được vận động chữ ký” tại nơi cư trú vì
“Chủ tịch Mặt trận tổ Quốc Gò Vấp nói Mai chỉ mới nằm trong danh sách sơ bộ nên
chưa cho phép, ông ta đã lập biên bản Mai từ ngày đầu tiên Mai cầm tờ xin chữ
ký đi sang hàng xóm vài căn và yêu cầu Mai ngưng vận động. Nên tất cả chữ ký
Mai đang có đều do các bạn bè cử tri tín nhiệm Mai khắp nơi xin giúp.”
Ngân Mai cũng nói hàng xóm “bắt đầu quan tâm trang Facebook” và
“nghe Mai phát biểu từ những video ngắn đăng tải”.
Cô nói: “Họ [người tại nơi cư trú] nói với nhau là Mai đã dám nói
những gì họ không dám, nên họ sẽ bỏ phiếu cho Mai nếu Mai ứng cử chính thức
trong danh sách.”
Khi được hỏi về khó khăn tại địa phương khi các vòng lấy ý kiến
và hiệp thương diễn ra, Ngân Mai chia sẻ “có hình dung khá rõ điều gì sẽ diễn
ra trong cuộc”
“Chắc chắn là nó sẽ không hề dễ dàng với tinh thần cầu thị hay
khách quan thật sự. Và Mai cũng chuẩn bị sẵn tâm lý để nghe sự tấn công từ
những người xa lạ mà chưa bao giờ Mai gặp mặt nữa. Tuy nhiên Mai cũng chuẩn bị
một bài phát biểu ngắn để nói về những điều mình dự định làm. Về những điều Mai
tin là đúng. Và chắc chắn những điều đó sẽ có sự đồng cảm của bất cứ ai công
tâm và khách quan.” – Ngân Mai cho biết.
Ca sĩ Ngân Mai cũng dự định in ra văn bản các chữ ký ủng hộ để
“trình cho bà con ở hội nghị”.
Một nữ ca sĩ khác tự ứng cử, Đỗ Nguyễn Mai Khôi, cho biết cô đã
“chuẩn bị tinh thần và một bài phát biểu để nói chuyện với các cử tri ở Cam
Ranh”.
Hội nghị lấy kiến cử tri với cô diễn ra hôm nay 31/3 tại Cam
Lộc, Cam Ranh, Khánh Hòa.
Mai Khôi nói với BBC: “Tôi thấy tinh thần của mình là điều quan
trọng nhất. Khi tinh thần mình lạc quan và ý chí mình mạnh mẽ thì mình có thể
ảnh hưởng được đến những người xung quanh, những người đang đến với mình.”
“Cách đây một tuần tôi có về Cam Ranh và tôi thấy mọi người vẫn
đang ủng hộ tôi nhiệt tình.” – Cô nói về tinh thần trước buổi lấy kiến.
__._,_.___
Imre, người
cộng sản Hungary yêu nước
Nhà chính trị Hungary Pozsgay Imre, ảnh chụp năm
2012.Ảnh : Wikipédia
Giáo sư Pozsgay Imre, một lãnh đạo cộng sản theo xu hướng cải tổ,
một trong những yếu nhân của biến chuyển dân chủ 1989 tại Hungary vừa qua đời hôm
qua, 25/03/2016, hưởng thọ 83 tuổi. Pozsgay Imre thuộc hàng những nhà lãnh đạo
cộng sản cấp tiến Hungary, đã có đóng góp quyết định cho cuộc chuyển đổi sang
dân chủ tại quốc gia cộng sản Đông Âu này. Tên tuổi của giáo sư Pozsgay Imre
gắn với một công bố đặc biệt, gây chấn động chính giới Hung đầu năm 1989.
Hoàng Nguyễn
(Budapest) 26/03/2016 Nghe
Tuyên bố động trời
Giáo sư Pozsgay Imre - cũng như thủ tướng Németh Miklós, ngoại
trưởng Horn Gyula, chủ tịch Quốc Hội Szűrös Mátyás - trong những thời khắc quan
trọng, đã có được quyết định sáng suốt trong đời: lựa chọn dân tộc và đất nước.
Pozsgay được biết đến với một sự kiện mà nếu không phải người Hung, khó cảm
nhận được sức nặng của nó: ông là người, vào cuối tháng 1/1989, nhân cơ hội
tổng bí thư đảng Grósz Károly đảng đi dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới Thụy Sĩ, đã
đột ngột có một công bố động trời trước báo giới.
Đó là kết quả nghiên cứu của một ủy ban đặc trách trực thuộc Trung
Ương đảng Cộng Sản Hung về sự kiện 1956, theo đó biến cố 1956, trước nay vẫn
chính thức bị coi là “bạo loạn phản cách mạng”,
thực chất là một cuộc nổi dậy của nhân dân.
Dầu phát ngôn của Pozsgay Imre sau đó chỉ được tường thuật dưới
dạng một mẩu tin ngắn của Hãng Thông Tấn Hungary MTI, đăng ở vị trí khá “lẩn
khuất” tại trang 6 của tờ báo Đảng thời đó, nhưng nó thực sự đã là
một tiếng sấm giữa trời quang, làm tan rã tính hợp thức của thể chế cộng sản.
Kể từ thời điểm ấy, phong trào đối lập dân chủ - đặt trên nền tảng
những ước vọng và đòi hỏi của cuộc cách mạng 1956 - chính thức được thừa nhận về
căn bản. Mặc dầu được tổng bí thư Grosz yêu cầu rút lại phát biểu, hoặc ít nhất
cũng "tự phê bình", nhưng
Pozsgay đã nhất quyết cự tuyệt.
Chưa đầy 2 tuần sau đó, ngày 11-2-1989, phiên họp của Trung Ương
đảng Cộng Sản Hungary đã thông qua đánh giá mà Poszgay đưa ra về sự kiện 1956, đồng
thời chấp nhận sự cần thiết của việc hình thành một thể chế đa đảng và đảng
Cộng Sản sẵn sàng tham gia vào quá trình biến đổi ấy.
Sở dĩ Pozsgay Imre phải vội vã đưa ra nhận định chính yếu nói trên
của tờ trình, vì ông sợ nó sẽ bị ỉm đi trước Trung Ương Đảng. Là một bước ngoặt
lớn trong loạt những đánh giá “chính thống” về biến cố
1956, tuyên bố của Pozsgay vô hình chung đã mở ra một ngưỡng cửa mới cho
Hungary.
Người cộng sản yêu nước với cuộc chuyển biến 1989
Cùng với những biến động bên ngoài, tuyên bố của Pozsgay Imre là
một trong những cú hích mạnh mẽ khiến nước Hung có nhiều chuyển biến trọng đại trong
mùa hạ và mùa thu 1989, mà Pozsgay - một trong những thành viên chủ đạo của phe
cải tổ trong Đảng Cộng sản - luôn có vai trò to lớn.
Bàn tròn Đối lập - “Hội nghị Diên Hồng” của
Hungary - hình thành từ cuối tháng 3/1989 với mục đích tổ chức thương thảo giữa
đại diện của chính quyền cộng sản và các tổ chức đối lập, quyết định vận mệnh
nước Hung theo con đường dân chủ. Pozsgay là đại diện của Đảng trong sự kiện
này.
- Đọc
thêm : Vì sao nền Đệ Tam Cộng Hòa Hungary chọn 23/10 làm ngày khai
sinh ?
Ngày 20/8/1989, Pozsgay Imre là đại diện cho phía Hung tại kỳ “Picnic
Toàn Âu” ở TP. Sopron, một thử nghiệm mở biên giới giúp vài trăm
người tỵ nạn Đông Đức có thể rời Hung sang Phương Tây. Đây là bước đệm cho việc
chính phủ cộng sản Hung mở biên giới Hung - Áo vào hôm 11/9 sau đó.
Pozsgay cũng là ứng viên tổng thống của Đệ tam Cộng Hòa Hungary
sau đó ít tháng. Trên cương vị một trong những chính khách được tin cậy và ưa thích
nhất thời đó, các nhà bình luận cho rằng, nếu bầu cử tổng thống được tiến hành
trực tiếp bởi lá phiếu cử tri, vị trí đó chắc chắn đã về tay ông.
"Con ốc lạ" trong thể chế độc tài
Pozsgay Imre sinh năm 1933, gia nhập đảng Công Nhân Hungary (tiền
thân của đảng Cộng Sản Hungary MSZMP) năm 17 tuổi, và đã đi hết các nấc thang
cần thiết đương thời để trở thành thành viên Ban lãnh đạo thượng đỉnh Hung vào
những năm cuối thập niên 80 thế kỷ trước.
Có bằng tiến sĩ Triết học từ năm 1970 với một đề tài bị coi là
nhạy cảm và cấm đoán thời đó là sự phát triển của dân chủ, Pozsgay thăng tiến
nhanh trên con đường chính trị: thời kỳ 1976-1980 ông giữ cương vị bộ trưởng
Văn Hóa, và sau đó từ năm 1980 là bộ trưởng Văn Hóa Giáo dục.
Sau một thời gian bị thất sủng và phải chuyển sang giữ chức bí thư
Mặt Trận Nhân Dân Ái Quốc, một tổ chức "quần
chúng", Pozsgay thực sự trở lại vũ đài chính trị Hungary năm
1988 khi được bầu vào bộ Chính Trị Trung Ương đảng, đồng thời là bộ trưởng bộ
không bộ thời kỳ 1989-1990.
Lý giải cho những tư tưởng cởi mở thời gian này, về sau Pozsgay
nói rằng, thời trẻ, ông từng tin tưởng vào CNCS, và tin rằng cuộc cách mạng
1956 là hành vi phản cách mạng. Tuy nhiên, tới năm 1958, khi thủ tướng theo
hướng cải tổ Nagy Imre bị tử hình, ông đã thay đổi quan niệm này.
- Đọc
thêm : Cách mạng Hung,
tiếng chuông cảnh tỉnh đối với trí thức Phương Tây (phần hai trong bài)
Và do đó, trong suốt mấy chục năm hoạt động trong bộ máy độc tài,
Pozsgay vẫn không coi mình là một người cộng sản, mà luôn tìm cách phá bỏ nó từ
bên trong, ông tự ví mình là "con
ốc (vít) lạ". Ông cho rằng, sở dĩ thể chế Kádár ở Hung thời đó
còn chấp nhận ông, vì họ muốn có một guơng mặt khả dĩ đối với giới trí thức.
Có nhiều năm làm công tác văn hóa, Pozsgay đã có nhiều ưu ái với
giới văn nghệ, và góp phần để đời sống văn hóa, tinh thần Hungary trong những
năm dưới thời cộng sản không quá nghèo nàn, nhiều văn nghệ sĩ có tư tưởng bứt
phá không bị đàn áp thô bạo như ở nhiều nước CS đương thời.
Những người không đồng quan điểm cũng tiếc thương
Nói về Pozsgay Imre, chính quyền cánh hữu hiện tại khẳng định
trong lời chia buồn rằng ông “từng có vai trò không thể tranh cãi
trong sự thay đổi thể chế”. “Mặc
dù đóng vai trò đáng kể trong đảng Cộng Sản và đảng Xã Hội Hungary, nhưng ông
luôn coi trọng số phận của đất nước và người dân”.
“Khi vận mệnh dân tộc kêu gọi, ông đã
dẹp sang một bên những lợi ích đảng phái, cùng với những người khác tham gia
gây dựng bản Hiến pháp mới cho nước Hung”. Pozsgay Imre đã nhận ra
được những sai lầm của thể chế cộng sản, và dám đi theo con đường mới như một
chính khách chân chính.
Những năm cuối đời, Pozsgay giảng dạy trên cương vị một giáo sư
đại học, viết sách và diễn thuyết. Được coi là một "người
sống sót" vĩ đại, sự ra đi của ông 26 năm sau khi Hungary thay
đổi thể chế chính trị được hậu thế tiếc thương, kể cả những người không đồng
quan điểm với ông...
Bài liên quan
Khởi điểm của sự sụp đổ bức tường
Berlin (Vai trò trọng đại của Hungary và cựu thủ tướng
Németh Miklós)
__._,_.___
No comments:
Post a Comment