Việt Nam hôm nay

https://lh4.googleusercontent.com/jwHXKk9yK83mb2U0iyp-OSXs7OZgoEcJKB4V-xqOO7STOu0djuO_hHd_dM8GkXjIamwCDoDrZRAdRPT5gaYIUOXwHgEk7mRpK7R7aGCo-eeVOtK72Nk

Sunday 27 August 2017

Cội nguồn của bạo lực, du đãng ?/ Câu chuyện con gián

 
bảy chục năm trồng ngủỏ̀i ...toi công...
---------- Forwarded message ----------
From: châu nguyen thuy chau
Date: Fri, Aug 25, 2017 at 9:54 PM
Subject: Cội nguồn của bạo lực, du đãng ?/ Câu chuyện con gián



Image result for Thịt ChuộtImage result for Thịt ChuộtInline image 1Inline image 2.Inline image 3

                                                                                                                               Thịt Chuột
Inline image 6
Quán Thịt Nai Rừng
Sau đây là nhận xét của nhà báo nổi tiếng người Mỹ Joel Brinkley thì cội nguồn của hành động du đãng,bạo lực lan tràn tại Việt Nam như sau :
Bạn không cần mất nhiều thời gian khi đi du lịch tại Việt Nam trước khi ghi nhận có cái gì đó bất thường.Hầu như bạn không còn thấy được một con vật hoang dã hay những động vật đã được thuần hóa tại Việt Nam . Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng: Phần lớn các loại súc vật kể trên đã bị ăn thịt trong trào lưu văn hóa nhậu nhẹt tại Việt Nam


Chúng ta hung hãn vì ăn nhiều thịt?!
Tôi mạnh dạn viết ra đây hai chữ "chúng ta", bởi rất có thể ngày mai người cầm "nồi cơm điện" đập vào đầu cô gái có thể là tôi, bởi rất có thể chính bạn cũng "nóng mắt" với một anh Tây ba ngơ nào đó. Bởi chừng nào chúng ta nhìn nhận nó như những cá biệt, đơn lẻ...
Chung ta hung han vi an nhieu thit?! - Anh 1
Bạo lực đường phố giờ đã báo động mỏi miệng (Ảnh phapluat)
Sáng nay, chúng tôi ngồi cafe bên vỉa hè với chủ đề câu chuyện là những nắm đấm vừa được vung ra ngoài đường. Có lẽ cũng không cần phải nhắc lại nữa. Anh thanh niên "to như con tượng" chứng minh lòng dũng cảm bằng một cái "nồi cơm điện", đập thẳng vào đầu cô gái, sau khi va chạm giao thông. Có người nói đúng đó, anh ấy chắc muốn "mượn cái váy để mặc"! Rồi 2 anh "mực đổ đầy người" ăn thua với một anh "khoai Tây", cũng vì va chạm giao thông. Và khi cho anh Tây "ăn trầu", mấy thanh niên còn tiện tay táng luôn cô gái chân yếu tay mềm.
Chúng ta cứ đổ lỗi cho game, cho phim ảnh bạo lực giờ đây đang ngập tràn như một nguyên nhân gây ra bạo lực đường phố! Vậy còn những người cha thuở nào?
Chúng ta cứ nhìn thấy ta đánh tây, ta đánh ta, như chuyện người dưng! Vậy còn chuyện trong nhà khi chúng ta thẳng tay với những đứa trẻ như thể đó cũng là một cách giáo dục?!
Căn nguyên của mọi căn nguyên, khi bạo lực đường phố trở nên khủng khiếp, có lẽ là từ cách thức giáo dục, và cả cách mà chúng ta nhìn nhận bạo lực đường phố mà thôi.
Chúng ta lên án những anh công chức nhà nước bảnh chọe, có học, đi đánh đập một cụ già giảng viên ĐH đi tập thể dục ngang đường trong khi chỉ ngay buổi tối, chúng ta phùng mang trợn mắt vung tay với chính đứa trẻ nhà mình. Xã hội với mặt trái giống như một người thầy xấu! Nhưng văn hóa ứng xử với những khuôn mẫu khô cứng giáo điều cũng chẳng dạy được điều gì hơn. Đơn giản, cái xấu thường dễ học dễ nhớ như cách trẻ con học nói bậy. Trong khi cái tốt lại như gió thoảng với những bài học giáo điều không hề để lại một vết gợn trên vỏ não.
Tại sao "khoai Tây" mỗi khi đụng xe liền dừng lại và bắt tay trong khi chúng ta thì giơ tay, tháo mũ.
Nhớ năm 2013, khi giáo sư người Mỹ Joel Brinkley đăng trên tờ Chicago Tribune hai chữ "hung hãn" do ăn nhiều thịt, hình như chúng ta cũng nhảy dựng cả lên.
Phải chăng là không chỉ hung hăng ngoài đường mà chúng ta còn hung hăng ra ngoài mồm trước bất cứ gì mình không vừa mắt?
Tôi thì lại thấy thích cái cách nhìn nhận rất... ẩm thực học ấy. Bởi nó giúp chúng ta bấu víu niềm tin hung hãn không phải là vấn đề dân tộc học.
Chứ giờ nói thẳng thì phải nói rằng cách thức giáo dục của chúng ta, bao hàm cả nền giáo dục, dường như đã có vẻ thất bại rồi, khi những quy chuẩn ứng xử ấy, thay vì trở thành một phản xạ, giờ đây lại thành ra xa xỉ.
Một thanh niên cầm nón đập cô gái sau pha va chạm giao thông (chưa kể những lời lẽ khuyến mại đi kèm)! Đấy là man rợ chứ không chỉ là thiếu văn minh nữa!
Anh Đào
Bạn Ăn Cái Gì Thì Bạn Giống Cái Đó
You Are What You Eat
Hòa Bình Bắt Đầu Từ Bàn Ăn Sáng Của Bạn
Peace Begins On Your Plate


Câu chuyện con gián
Không bao giờ nên “phản ứng” trong đời, mà luôn luôn “ứng phó”.
Một con gián, không biết từ đâu, bay vào nhà hàng và đậu lên vai một bà thực khách.

Bà này vô cùng hoảng hốt. Khuôn mặt sợ đến tái mét, vừa la hét, vừa nhảy ra khỏi ghế ngồi, cố lắc thật mạnh để tách con gián ra.
Con gián bay sang đỗ lên vai một bà thực khách khác. Tương tự như vậy, bà này cũng sợ hãi không kém và tạo ra một sự hỗn loạn còn lớn hơn.
Và cứ thế, con gián chuyền từ người này sang người khác. Sự hỗn loạn ngày càng gia tăng.
Cuối cùng người bồi bàn cũng chạy tới. Anh lấy chiếc khăn xua nhẹ và con gián vô tình bay sang vai anh.....
 Rất bình tĩnh, anh chậm rãi đi ra cửa, rồi chạm nhẹ vào nó. Con gián tự bay ra vườn. Sự hỗn loạn kết thúc”.
 “Nhìn qua, chúng ta dễ lầm tưởng rằng, sự hỗn loạn là do con gián mang lại. Nhưng qua cách xử lý của người bồi bàn, chúng ta hiểu là không phải thế. Sự hỗn loạn thực tế đã được tạo ra bởi những hành động của các quý bà đối với con gián, chứ không phải bản thân con gián”.
Trong cuộc sống, những chuyện ta không mong muốn vẫn luôn xảy ra. Chẳng hạn, nhỏ thì như chuyện: cơm sống, canh mặn; hoặc lớn hơn như chuyện: trẻ con hàng xóm đánh nhau hay anh chồng nhậu say xỉn....,
Bản thân chúng chưa phải là vấn đề; Chính cái thái độ và cách xử lý không thích hợp của chúng ta mới thực sự biến chúng thành vấn đề.
Thực sự nguyên nhân của màn huyên náo vừa rồi không phải là con gián, mà là do khả năng yếu kém của những vị khách không thể kiểm soát được sự quấy rầy vô duyên của con gián khi nó xuất hiện bất ngờ trong nhà hàng.
Và cũng từ đó, tự dưng tôi nhận ra rằng:
Không phải là tiếng hét của cha tôi, vợ tôi hay sếp tôi khiến tôi bực mình, mà là do khả năng yếu kém của bản thân tôi đã không thể kiểm soát được cảm xúc khi phải nghe những lời nói đó.
Không phải là việc tắc nghẽn giao thông khiến tôi bực mình, mà là do khả năng yếu kém của bản thân tôi đã không thể kiểm soát được cảm xúc do con đường tôi đi đang bị tắc.
Không phải vấn đề phiền toái đã đến với tôi là gì, mà là do chính phản ứng của tôi đối với vấn đề đó đã gây ra những lộn xộn cho cuộc đời mình.
Vì thế bài học rút ra từ câu chuyện con gián ở trên là:
Không bao giờ nên “phản ứng” trong đời, mà luôn luôn “ứng phó”.
Những vị khách nọ phản ứng khi bị con gián nhảy lên người, trong khi anh bồi bàn thì ứng phó với nó.
Phản ứng là những hành động mang tính bản năng, trong khi việc ứng phó là hành động được thực hiện sau khi đã được suy nghĩ kỹ và có kế hoạch.

Đây thực sự là một cách tuyệt vời để chúng ta suy ngẫm và am hiểu về cuộc đời.


Cướp giật trên đường phố: https://wwwfacebook.com/dango vap/videos/855925634517958/
Lời khuyên của cảnh sát khi bị cướp giật:https://www.youtube.com/watch?v=9_K4qb08zqI&feature=em-uploademail
--

For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.

__._,_.___


Posted by: nguyenvan nam <

No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin cuối ngày26/4/2024

Popular Posts

My Blog List