Việt Nam hôm nay

https://lh4.googleusercontent.com/jwHXKk9yK83mb2U0iyp-OSXs7OZgoEcJKB4V-xqOO7STOu0djuO_hHd_dM8GkXjIamwCDoDrZRAdRPT5gaYIUOXwHgEk7mRpK7R7aGCo-eeVOtK72Nk

Saturday, 14 February 2015

Thấy gì từ vụ án báo Người Cao Tuổi?


Đây mới thực sự là công lý XHCN
Đây mới thực sự là công lý XHCN

Thấy gì từ vụ án báo Người Cao Tuổi?

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2015-02-13
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
namnguyen02132015.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh
th-622.jpg
Báo Người Cao Tuổi
Courtesy photo

Một bước khởi đầu?

Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, sự kiện Cơ quan điều tra Bộ Công an ra lệnh khởi tố vụ án về những sai phạm liên quan đến Báo Người Cao Tuổi mới chỉ là một bước khởi đầu. Quyết định khởi tố vụ án được loan báo chiều 9/2/2015, vài giờ sau khi Bộ Thông tin Truyền thông công bố kết luận điều tra, thu hồi thẻ nhà báo của Tổng Biên tập Kim Quốc Hoa và đề nghị cách chức ông. LS Nguyễn Văn Hậu cho rằng, Hội Người Cao Tuổi cùng Tổng Biên tập tờ báo có thể phản biện khiếu nại nếu có chứng cứ là bị quy chụp oan sai. 

Ông nói:
“Theo Luật Thanh tra, khi có kết luận thanh tra thì người bị thanh tra theo kết luận đó có quyền giải trình những vấn đề mà họ thấy là đúng hoặc sai ở chỗ nào. Theo tôi phải cho ông Tổng Biên tập giải trình về kết luận thanh tra, có thể phản biện điều nào đúng điều nào sai và giải quyết khiếu nại nếu có thì mới đúng trình tự pháp luật. Quá trình thanh tra kiểm tra thấy rằng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, đứng về góc độ của Hội Người Cao Tuổi là cơ quan chủ quản thì họ có thể phản biện lại đánh giá lại kết luận đó là có đúng hay không. Hội Người Cao Tuổi có quyền làm việc này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những thành viên của mình nhưng Hội phải có chứng cớ và trên cơ sở hồ sơ của cơ quan Thanh tra Bộ Thông tin Truyền Thông.”

Hội Người Cao Tuổi có quyền làm việc này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những thành viên của mình nhưng Hội phải có chứng cớ và trên cơ sở hồ sơ của cơ quan Thanh tra Bộ Thông tin Truyền Thông.
-LS Nguyễn Văn Hậu

Trong diễn biến liên quan tới tờ báo từng được dư luận chú ý vì đưa nhiều tin bài đánh trúng tham ô nhũng lạm, Chủ tịch Trung ương Hội Người Cao Tuổi Việt Nam và Chi hội Nhà báo Người Cao Tuổi cùng lúc có kiến nghị với nội dung bảo vệ tờ báo Người Cao Tuổi và Tổng Biên tập Kim Quốc Hoa.

Trên bản báo in Người Cao Tuổi ngày 10/2/2015, bà Cù Thị Hậu Chủ tịch Hội Người Cao Tuổi Việt Nam đã thay mặt Ban Thường vụ Trung ương Hội gởi văn thư tới Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son để cáo giác điều gọi là, nhiều sai phạm nghiêm trọng của Đoàn Thanh Tra Bộ Thông tin và Truyền thông trong cuộc thanh tra đột xuất báo Người Cao Tuổi, dẫn tới bản kết luận thanh tra công bố ngày 9/2/2015 và chỉ vài giờ sau thì Cơ quan Điều tra Bộ Công an ra lệnh khởi tố vụ án về những sai phạm của Báo Người Cao Tuổi.

Bộ Thông tin Truyền Thông cũng thu hồi thẻ nhà báo của ông Kim Quốc Hoa và đề nghị Hội Người Cao Tuổi cách chức Tổng Biên tập cùa nhân vật này. Những nội dung chính trong kiến nghị bao gồm sự kiện mà Hội Người Cao Tuổi cho là Thanh Tra của Bộ TT&TT chỉ dành 1 ngày cho ông Kim Quốc Hoa giải trình quá nhiều vấn đề, sau đó lập tức công bố kết luận thanh tra, là việc làm không thể bảo đảm “chính xác, khách quan, trung thực công khai, dân chủ, kịp thời” như Điều 7 Luật Thanh tra qui định.

nct-400.jpg
Ấn bản báo in của Người Cao Tuổi phát hành số 1549 ra ngày 10-2-2015. Citizen photo.

Theo bà Cù Thị Hậu, đoàn thanh tra đã quy chụp áp đặt một cách mất dân chủ khi cho rằng hơn 50 bài báo của báo Người Cao Tuổi là “đăng nội dung đơn thư khiếu nại, tố cáo và bình luận suy diễn thiếu căn cứ dẫn đến thông tin sai sự thật, thậm chí có dấu hiệu tiết lộ bí mật Nhà nước”… Bà Cù 

Thị Hậu lập luận rằng, trong 2 năm qua Hội Người Cao Tuổi, cơ quan chủ quản của tờ báo, không thấy các cơ quan chức năng nhắc nhở gì; giao ban báo chí trung ương hằng tuần cũng không phê phán; các đối tượng bị báo đưa tin cũng không khiếu nại… Chủ tịch Hội Người Cao Tuổi đặt dấu hỏi về tính khách quan và đứng đắn đối với bản kết luận của Thanh Tra Bộ TT&TT và thêm một câu hỏi nữa, phải chăng cách làm của Đoàn Thanh là nhằm ngăn chặn, làm thui chột năng lực chống tham nhũng của báo chí mà Báo Người Cao Tuổi là một điển hình?

Bà Cù Thị Hậu thay mặt Thường vụ Trung ương Hội Người Cao Tuổi Việt Nam đề nghị ông Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông tạm dừng công bố kết luận thanh tra để tiến hành lại cuộc thanh tra theo trình tự, thủ tục đúng với quy định của pháp luật.

Giới báo chí không quên những vụ gọi là tai nạn nghề nghiệp khi khui các vụ tham nhũng lớn như PMU 18 chẳng hạn… Nhà văn nhà báo Võ Văn Tạo từ Nha Trang nhận định:
“Thông thường là người ta xử lý dân sự, ở đây dấu hiệu hình sự hóa quá rõ ràng rồi. Tôi cho rằng nếu như cấp lãnh đạo của Đảng và Nhà nước mà không xử lý khéo léo vụ này thì sẽ đổ bể chút lòng tin còn lại cuối cùng trong nhân dân và chắc chắn rằng đội ngũ báo chí sẽ thui chột rất nhiều, không bao giờ báo chí có thể làm được nhiệm vụ chống tiêu cực theo đúng như chủ trương của Đảng và Nhà nước vẫn hô hào…”

Trái quy định pháp luật?

Cùng ngày 10/2, Báo Người cao Tuổi cũng công bố kiến nghị của mình với tư cách Chi hội thành viên gởi Hội Nhà báo Việt Nam kiến nghị Ban Chấp hành lên tiếng bảo vệ danh dự cho hội viên Chi hội nhà báo Báo Người Cao Tuổi.
Nội dung kiến nghị cho là trong cùng một thời gian, Bộ Thông tin Truyền thông ra quyết định thu hồi thẻ nhà báo của Tổng biên tập Kim Quốc Hoa, khi Báo Người Cao Tuổi và Trung ương Hội Người Cao Tuổi Việt Nam đã có văn bản kiến nghị, chưa kịp thực hiện quy trình khiếu nại, Bộ TT&TT chưa có quy trình giải quyết khiếu nại đối với kết luận thanh tra là trái quy định.

Trong bối cảnh như vừa nêu, Báo Người Cao Tuổi cho rằng việc Bộ TT&TT vội vàng chuyển 11 bài viết  được cho là có dấu hiệu tiết lộ bí mật Nhà nước, lợi dụng quyền tự do dân chủ… sang cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an, đề nghị khởi tố vụ án là việc làm bất thường trái quy định của pháp luật.
Khởi tố vụ án xong thì trình tự sẽ là khởi tố bị can, nếu khởi tố bị can thì người đứng đầu là Tổng Biên tập khó thoát, chắc chắn là một trong những bị can; rồi người viết, biên tập viên tùy theo ý đồ người ta muốn xử lý mạnh tay rộng rãi hay nhẹ tay thu hẹp… 

-Nhà báo Võ Văn Tạo
Trong giới Luật sư, ông Trần Đình Triển thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội là người có phản ứng nhanh chóng tán dương sự kiện Bộ Thông tin và Truyền thông công bố kết luận thanh tra những sai phạm của báo Người Cao Tuổi. Trên VietnamNet LS Trần Đình Triển cho rằng việc thanh tra đột xuất báo Người Cao Tuổi là đúng quy trình. Theo quan điểm của ông, các lập luận của Hội Người Cao Tuổi không đứng vững. Luật sư Triển cho rằng, pháp luật quy định trong quá trình thanh tra, đối tượng bị thanh tra có quyền giải trình các nội dung trong quyết định thanh tra và nội dung thanh tra. Tuy vậy vẫn theo LS Triển, pháp luật không quy định về thời gian cho đối tượng thanh tra giải trình kết luận thanh tra. 

LS Triển cũng bác bỏ lập luận cho rằng thanh tra Bộ TT&TT phải làm việc  với Hội Người Cao Tuổi trước khi thực hiện thanh tra đột xuất với Báo Người Cao Tuổi. Theo LS Triển, pháp luật không quy định khi thanh tra đối tượng bị thanh tra thì phải trao đổi, thông báo với cơ quan quản lý cấp trên của cơ quan đó, ở đây là Hội Người Cao Tuổi.

Vẫn theo VietnamNet, LS Trần Đình Triển đưa ra đánh giá cá nhân, theo đó báo Người Cao Tuổi trong những năm qua đã có nhiều thành tích nhất định, đáng trân trọng. Tuy nhiên ông Triển cho rằng tờ báo chưa đi đúng tôn chỉ, mục đích rất nhiều bài báo theo ông là mang tính thương mại hóa, không ít bài vu khống, bịa đặt, dựng chuyện, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân, uy tín của tổ chức, lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong đó có cả lực ượng vũ trang.

Ngược dòng thời gian, báo điện tử Tiền Phong, cơ quan Trung ương của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong bài viết ngày 19/6/2012 đã hết lời đề cao ông Kim Quốc Hoa, một nhà báo dày kinh nghiệm kinh qua cương vị quản lý 6 tờ báo. Nhân vật này chính là Tổng biên tập báo Người Cao Tuổi mà Bộ TT&TT vừa thu hồi thẻ nhà báo và đề nghị cách chức.

 Theo Tiền Phong Online, Tổng Biên tập Kim Quốc Hoa trong 5 năm tính đến lúc bài báo được đưa lên mạng đã phanh phui 1.500 vụ tiêu cực, tham nhũng. Trong các thí dụ điển hình, báo Người Cao Tuổi đã đưa tin đúng về sự không trung thực trong khai báo lý lịch của bà Đặng Hoàng yến dẫn tới việc bà bị bãi miễn tư cách Đại biểu Quốc hội. Một vụ việc nổi bật khác là loạt bài Chủ tịch tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô coi thường pháp luật…

Gần đây nhất, cả làng báo chạy theo tin gây sóng gió liên quan đến tài sản bất minh của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền. Những bài báo đầu tiên phanh phui vấn đề này xuất phát từ báo Người Cao Tuổi.

Trao đổi với chúng tôi, nhà báo Võ Văn Tạo ở Nha Trang nhận định rằng, đánh tham nhũng hàng ngàn vụ như Báo người Cao Tuổi thì thể nào cũng có lúc khai thác nhầm thông tin không đúng sự thật. Từng 8 năm ngồi ghế Hội thẩm Nhân dân vì có bằng Đai học thứ hai chuyên ngành luật, nhà báo Võ Văn Tạo phân tích:

“Theo trình tự là khởi tố vụ án, luật của Việt nam không khởi tố một tổ chức, hiện nay chỉ khởi tố hình sự đối với cá nhân thôi. Khởi tố vụ án xong thì trình tự sẽ là khởi tố bị can, nếu khởi tố bị can thì người đứng đầu là Tổng Biên tập khó thoát, chắc chắn là một trong những bị can; rồi người viết, biên tập viên tùy theo ý đồ người ta muốn xử lý mạnh tay rộng rãi hay nhẹ tay thu hẹp…”

Theo giới thạo tin và những người am hiểu tình hình chính trị Việt Nam, một tờ báo do chính quyền quản lý dù là báo của Hội thì cũng là báo nhà nước. Một tờ báo nhà nước như Người Cao Tuổi phải có một quan hệ đặc biệt mới có thể tuyên chiến với tham nhũng theo kiểu đa phương như thế. Nhưng một khi hai Bộ Thông tin Truyền thông và Bộ Công an hiệp đồng tác chiến để xử lý thì số phận tờ báo và Tổng Biên tập của nó coi như đã an bài. Thông thường tờ báo gặp nạn sẽ được thay máu, hoạt động thận trọng để tồn tại nếu còn có cơ hội.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Featured post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-19/11/2024

My Blog List