Việt Nam hôm nay

https://lh4.googleusercontent.com/jwHXKk9yK83mb2U0iyp-OSXs7OZgoEcJKB4V-xqOO7STOu0djuO_hHd_dM8GkXjIamwCDoDrZRAdRPT5gaYIUOXwHgEk7mRpK7R7aGCo-eeVOtK72Nk

Friday, 22 May 2015

35 năm không được lên sân thượng


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjoL2qBObIDKMbB_RDLlX7-E1dNZ4pr2UI8XEPCKdnYI4rUsS6kXr5JKaogK_jsh5P0fszkOxtL8siKuG_-ZLMM7D6cYTpJyH7zh8NIuNn-7t7mC18pTjyxfA5xxj2YlTCKOc4oZ46PJ9k/s1600/LUAT+RUNG.jpg

35 năm không được lên sân thượng

Thiện Tùng

Muốn biết sức khỏe của một quốc gia mạnh hay yếu hãy nhìn vào hệ thống tư pháp. Một nền tư pháp lành mạnh, Tòa án và các Thẩm phán phải thượng tôn pháp luật, tuy nhiên đó phải là một nền pháp luật của dân và vì dân đồng hành với những giá trị phổ quát của nhân loại tiến bộ. Hệ thống pháp luật ấy đương nhiên chịu sự chế tài của Bộ luật gốc là Hiến pháp, càng không được mâu thuẫn với Hiến pháp. Thế nhưng, giả dụ, Hiến pháp cũng như các Bộ luật được Quốc hội làm ra không phải vì dân mà để phục vụ các nhóm lợi ích, và, trên thực tế, phần lớn các điều khoản đều vi hiến trong một đất nước tham nhũng đã trở thành quốc nạn thì tình hình sẽ ra sao? Xin thưa, giống như phù thủy non tay ấn, các âm binh vượt khỏi tầm kiểm soát, tha hồ tự tung tự tác khiến cho xã hội hỗn loạn, chính trường trở thành diễn trường của đám “quần ngư tranh thực”. Trong bối cảnh bát nháo ấy, nếu có ai vẫn còn nặng lòng với vận mệnh dân tộc “của tin còn một chút này…” thì cũng đành…bó tay chấm com! Và đó chính là nguyên nhân dẫn đến hàng chục vạn con dân đất Việt rơi vào cảnh oan sai, mất nhà mất đất, mất người, suốt đời đội đơn đi tìm công lý, cuối cùng mới cay đắng nhận ra sự chính xác tuyệt đối của câu thành ngữ “Con kiến mà kiện củ khoai”.
Nhân sự kiện căn nhà số 13 của công dân Đào Văn Tùng, làm không ít bạn đọc nhớ đến câu chuyện dân gian về một vụ kiện thời xưa. Kết thúc phiên tòa, viên quan huyện xử cho bên bị đơn thắng còn nguyên đơn thua cuộc. Anh nông dân có ruộng bị tay phú hộ trong làng chiếm dụng, không chịu, nói: “Thưa quan, khi trước, lúc con đưa tiền, quan bảo nhất định sẽ xử cho con thắng, vậy mà…”. Quan phụ mẫu trầm ngâm một hồi rồi lạnh lùng bảo: “Quan thừa nhận là mày đúng, nhưng thằng kia nó còn đúng gấp hai mày”. Hóa ra, cụ Yên Đổ, cách đây hơn trăm năm, tuy bị lòa mà có cái nhìn thấu thị: “Có tiền việc ấy mà xong nhỉ/Ngày trước làm quan cũng thế a?”.
Bauxite Việt Nam
Sau khi rời Phiên tòa sơ thẩm về, tôi đọc tin nhắn qua điện thoại: “Sức khỏe có sao không mà gọi hoài không được”? Tôi trả lời “Bận hầu Tòa….”.  Có lẽ từ đó, mấy ngày qua bè bạn và những người thân quen liên tiếp nhắn tin, gọi điện thoại hỏi tôi về việc gì mà hôm 14/05/2015 phải ra hầu tòa?  Trước tiên, tôi chân thành cám ơn những người có lòng quan tâm đến tôi. Để khỏi làm phiền cho nhau, tôi vắn tắt đôi dòng:
Phiên tòa sơ thẩm chiều 14/05/2015 của Tòa án Nhân dân tỉnh Tiền Giang dự kiến xử về cái nhà  của mình số 13 đường Lê văn Duyệt, nhưng cuối cùng bị hoãn, không rõ lý do.
Bên nguyên cáo vợ chồng  ông Đào văn Tùng và bà Liên thị Hoài Thu  (vợ chồng tôi).
Bên bị cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang.
Nguyên nhân như sau:
  • Nhà số 13 này là nhà của Nhà nước, do Sở Xây dựng + Nhà đất tỉnh quản lý.
  • Từ năm 1980 – 1999 (19 năm) mình thuê của Nhà nước để ở.
  • Từ năm 1999 – 2015 (16 năm) Ủy ban Nhân dân Tỉnh đã ký bán nó cho mình.
  • Nhà 13 và 15 liên cư, nguyên thủy cùng một chủ, gồm 1 trệt, 1 lầu và sân thượng. Cầu thang lên sân thượng nằm bên nhà 15. Vì vậy 35 năm qua, cả thời gian mướn và mua, nhà 13 không lên sân thượng được, nhà 15 tạm dụng sân thượng nhà 13 cho đến nay.
  • Ngày 12/10/1998, Ủy ban Nhân dân Tỉnh họp xử lý 2 căn nhà 13 và 15 này. Sau cuộc họp, họ có ra công văn 787/CVUB, với nội dung quyết định có 2 phần:
1/ “Buộc nhà 15 trả sân thượng lại cho nhà 13 để Nhà nước quản lý”.
     2/ “Chuyển quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cho vợ chồng ông bà  Đào văn
        Tùng và bà Liên thị Hoài Thu gồm 1 trệt, 1 lầu và sân thượng” theo Tờ trình
       444/TT/XD.“Sở Xây dựng +  Nhà đất có trách nhiệm thực hiện, báo cáo cho Ủy ban Tỉnh trước ngày 30/10/1998”.
  • Ngày 16/12/1999, ông Đoàn văn Tâm, phó chủ tịch UBND Tỉnh ký “Giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất” cho Tùng và Thu gồm “1 trệt, 1 lầu, nóc BT”(bê tông).
  • Nhà đã mướn ở từ lâu, việc bàn giao chỉ trên giấy tờ. Sau khi bàn giao nhà, Tùng đến gặp Tâm hỏi về cái sân thượng. Tâm giải thích: “Nóc bê tông là nóc bằng, dưới nhìn lên là trần nhà, lên trên là sân thượng, chẳng lẽ bán nhà mà không có nóc, không có nóc mà gọi lầu 1 được sao? Ông yên tâm chúng tôi sẽ giải quyết cái sân thượng cho ông” .
  • Thế rồi, suốt 16 năm, ngoài Tâm bị bịnh lãng trí, qua 5 đời chủ tịch: Ngô Quang Thọ, Võ Xuân Việt, Nguyễn Hữu Chí, Trần thế Ngọc, Nguyễn văn Khang, Tùng tôi đều làm đơn khiếu nại về cái sân thượng này. Phần lớn các ông chủ tịch vừa kể đều hứa sẽ giải quyết nhưng không thực hiện.
  • Năm 2006 (sau 7 năm khi tôi mua nhà), Phó Chủ tịch thường trực UBND Tỉnh Trần Thanh Trung lại ký quyết định 522 “cho phép ông Nguyễn Hữu Bình (nhà 15) có quyền hợp thức hóa sân thượng nhà 13 cho bên 15”, đồng thời ra lệnh cho UBND TP Mỹ Tho làm thủ tục hợp thức hóa sân thượng nhà 13 cho 15.
  • Năm 2008, ông Mai Thanh Minh, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Mỹ Tho cấp Giấy chúng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất (mới) cho nhà 15 gồm cả sân thượng nhà 13 mà không hề hỏi ý kiến chủ nhà 13.
  • Sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất mới, Nguyễn Hữu Bình, chủ nhà 15, mướn thợ đập lan can trên sân thượng nhà 13 để xây lầu 2 trên sân thượng cả 2 nhà. Khi ấy Tùng mới biết Bình đập theo quyết định của Phó Chủ tịch UBND TP Mỹ Tho Mai Thanh Minh. Do đập chấn động, vào lúc mùa mưa, nhà 13 bị thấm thấu, dột xối xả.
  • Tùng tôi làm đơn khiếu nại “ nhà bị xâm hại” gởi cho Phường, cho UBND TP Mỹ Tho và UBND tỉnh Tiền Giang.
  • Hai ngày sau khi tôi khiếu nại, Nhà đất và Công an phường 1 đến xem hiện trường rồi tổ chức cuộc hợp gọi là “hòa giải”. Tại cuộc họp, tôi phản đối việc làm sai trái này. Thế là phường 1 quyết định không cho nhà 15 xây và phải khắc phục dột cho nhà 13. Chủ nhà 15 nói: “Không cho xây lầu 2 thì không thể khắc phục được”. Đã suốt 7 năm từ 2008 đến 2015, chúng tôi lâm nạn nhà dột khi mùa mưa đến, kêu trời không thấu!
  • Năm 2014, không thể nào gặp được ở trụ sở làn việc, vợ chồng tôi đến nhà riêng Nguyễn văn Khang, đương quyền Chủ tịch Tỉnh khiếu nại về chuyện cái sân thượng này. Ông Khang hứa 20 ngày sau khi đi nước ngoài về sẽ giải quyết. Nhưng khi về ông cũng làm ngơ luôn.
  • Khổ quá, 35 năm gia đình tôi sống trong nhà bị chiếm dụng nóc, như ở trong cái hộp ngột ngạt vô cùng. Nếu nhà mướn thì không nói gì, đã mua chung tiền đầy đủ mà suốt 16 năm qua, bên bán (UBND Tỉnh) còn thiếu nợ cái sân thượng, đòi hoài không trả. Phải kiện thôi – đó là việc phải làm dù không hề muốn.
  • Thế là đầu năm 2015, chúng tôi khởi kiện, được Tòa án Nhân dân tỉnh Tiền Giang thụ lý. Sau khi mời tới mời lui gọi là “hòa giải” ít nhất 4 lần, chiều ngày 14/05/2015, Tòa án Tình gọi xử sơ thẩm rồi lại hoản, không rõ lý do.
Đúng là con cóc mà kiện ông trời. Ông trời mà quá bất công, phải đeo kiện đến cùng dù tán gia bại sản. Nếu bước này không thành, Chung thẩm hay Giám đốc thẩm, chúng tôi sẽ thuê luật sư giỏi, chớ chẳng lẽ tiếp tục chịu khổ vô lý hoài sao? Dầu kêu đến khi chết rũ như chim cuốc lạc đàn cũng phải kêu, chớ chẳng lẽ tiếp tục chịu khổ vô lý mãi? Các bạn yên lòng chờ xem. Một lần nữa xin cám ơn sự quan tâm của các bạn và thân quyến.
18/05/2015
T.T.
Tác giả gửi BVN 
Ghi chú: Chữ in nghiêng là trích

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List