Việt Nam hôm nay

https://lh4.googleusercontent.com/jwHXKk9yK83mb2U0iyp-OSXs7OZgoEcJKB4V-xqOO7STOu0djuO_hHd_dM8GkXjIamwCDoDrZRAdRPT5gaYIUOXwHgEk7mRpK7R7aGCo-eeVOtK72Nk

Tuesday 14 June 2016

UNICEF: Sữa ngoài tiêu tốn 35% thu nhập một gia đình Việt ở mức trung bình


UNICEF: Sữa ngoài tiêu tốn 35% thu nhập một gia đình Việt ở mức trung bình

Việt Hà, phóng viên RFA
2016-06-13
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg10199076.jpg
Một bà mẹ cho con bú sữa mẹ. Ảnh chụp ngày 1 tháng 8 năm 2015.
AFP PHOTO
00:00/00:00
Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Một báo cáo mới đây của UNICEF cho thấy chỉ có 39 nước trong số 194 nước được điều tra trên toàn thế giới có luật bảo vệ và khuyến khích trẻ được dùng sữa mẹ. Việt Nam là một trong số 39 nước này tuy nhiên tỷ lệ trẻ được dùng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời theo khuyến cáo của UNICEF vẫn còn rất thấp so với khu vực và chi phí mua sữa ngoài cho trẻ ở những gia đình Việt Nam vẫn còn quá cao, bà Christiane Rudert, cố vấn về dinh dưỡng thuộc khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của UNICEF cho biết thông tin rõ hơn về vấn đề này.
Việt Hà: Thưa bà, UNICEF và Tổ chức Y tế Thế giới từ lâu đã kêu gọi các nước khuyến khích các bà mẹ cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Xin bà cho biết chính phủ Việt Nam đã đáp ứng thế nào với lời kêu gọi này?
Christiane Rudert: Việt Nam là một ví dụ tốt của một nước có những đáp ứng đúng để cải thiện tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ. Chúng ta cần phải bảo vệ chương trình này qua các biện pháp pháp lý… bên cạnh đó phải có biện pháp bảo vệ các bà mẹ. Việt Nam đã đưa các biện pháp như một bộ quy tắc hoàn chỉnh về cho trẻ dùng sữa mẹ và luật đầy đủ về vấn đề này. Việt Nam là một trong 39 nước có luật quy định đầy đủ việc bảo vệ bà mẹ và trẻ em tránh khỏi những tác động tiêu cực của các quảng cáo sữa thay thế cho đến khi trẻ 2 tuổi. Bên cạnh đó Việt Nam cũng kéo dài thêm thời gian nghỉ sinh được nhận lương cho phụ nữ có thai đang làm việc tới 6 tháng để các bà mẹ có thể thực hiện đầy đủ các hướng dẫn cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
Tôi đã nói chuyện với một phụ nữ mới sinh và cho con bú. Cô ấy còn đau lắm nhưng cô ấy nói là cô ấy hiểu phải cho con bú để đảm bảo sức khỏe cho con.
- Bà Christiane Rudert
Việt Nam cũng có bộ quy chuẩn áp dụng đối với các bệnh viện trên toàn quốc để đảm bảo tất cả các bệnh viện có các nhân viên y tế có kỹ năng để giúp các bà mẹ cho trẻ bú sữa mẹ. Tôi đã chứng kiến Việt nam thực hiện chương trình này khi tôi đến thăm một số bệnh viện công và tư ở Sài Gòn. Tại một bệnh viện công lớn mà tôi thăm có rất nhiều trẻ sơ sinh và các em đều được bú sữa mẹ. Đội ngũ y tá giúp các em được bú sữa mẹ ngay sau khi sinh, nhất là đối với các ca sinh mổ có nhiều khó khăn. Tôi đã nói chuyện với một phụ nữ mới sinh và cho con bú. Cô ấy còn đau lắm nhưng cô ấy nói là cô ấy hiểu phải cho con bú để đảm bảo sức khỏe cho con. Tuy nhiên, Tại Việt Nam tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn vẫn còn thấp chỉ khoảng 24% tức là vẫn còn ở mức thấp so với khu vực. Tỷ lệ này chỉ cao hơn so với Thái Lan nơi có tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn là 12%.
Việt Hà: Bà đã đi thăm một số nơi ở Việt Nam, theo bà nhận xét thì nhận thức về việc cho con bú hoàn toàn sữa mẹ giữa các bà mẹ ở nông thôn và thành thị có khác gì nhau không?
Christiane Rudert: Tôi thăm Sài Gòn nơi có rất đông các bà mẹ đang đi làm và họ được tiếp xúc rất nhiều với các phương tiện truyền thông. Tôi cũng thăm vùng núi nơi có người Hmong sinh sống. Điều đáng chú ý là ở khu vực thành thị như Sài Gòn tôi được biết là tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn chỉ khoảng 4% trong khi ở cộng đồng người Hmong thì tỷ lệ này có thể lên đến 60% hay 70%. Nhưng đây chỉ là một phần nhỏ so với toàn quốc.
Nếu nhìn vào tỷ lệ các bà mẹ từng cho con bú sữa mẹ thì sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn là không khác mấy. Ở thành thị tỷ lệ này là 94% và ở nông thôn là 95%. Tức là tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ cả ở thành thị lẫn nông thôn là cao. Tỷ lệ trẻ không được bú sữa mẹ chút nào chỉ khoảng 5%. Cho nên nhìn chung mọi người vẫn cho con bú sữa mẹ. Nhưng ở thành thị thì họ cho con ăn hỗn hợp cả sữa mẹ lẫn sữa mua ở ngoài. Ví dụ mẹ đi làm thì họ sẽ cho con dùng sữa ngoài và khi mẹ về nhà thì họ cho con bú sữa mẹ. Ở nông thôn thì các bà mẹ thường cho con bú sữa mẹ nhiều hơn. Nhìn chung thì các bà mẹ vẫn cho con dùng hỗn hợp cả sữa mẹ lẫn nước vì họ nghĩ là bé cần nước. Họ cũng cho con dùng thêm sữa ngoài và đồ ăn dặm trước 6 tháng trong khi hướng dẫn khuyến cáo là chỉ nên cho trẻ dùng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.
Việt Hà: Bà nói là chính phủ Việt Nam đã có những biện pháp tích cực trong việc khuyến khích các bà mẹ cho con bú sữa mẹ, nhưng tỷ lệ trẻ được bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời ở Việt Nam chỉ ở mức 24%, tức còn thấp. Nguyên nhân vì sao thưa bà?
Christiane Rudert: Những biện pháp mà chính phủ áp dụng như luật bảo vệ bà mẹ, hay bộ quy tắc về quảng cáo sữa cho trẻ chỉ được đưa ra gần đây. Có nhiều việc cần phải làm để theo dõi và thực hiện các quy định này trên toàn quốc. Cách hành xử của mọi người không thể thay đổi một sớm một chiều.
000_APH2002101313257.jpg
Một bé gái H'mông cõng em trai và trông em gái ở nhà. Ảnh ngày 9 tháng 10 năm 2002. AFP PHOTO
Chương trình Live and thrive mà Việt Nam phối hợp với quốc tế về khuyến khích trẻ bú sữa mẹ mới được thực hiện ở một số nơi thí điểm trong hơn 5 năm và có thể đưa tỷ lệ này từ 19% lên đến 62%. Cách hành xử sẽ thay đổi dần dần.
Chúng tôi cũng phải lấy ví dụ điển hình của Campuchia là nước đã thực hiện chương trình hơn 10 năm và đưa tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn từ 11% lên 74% là một mức tăng đáng kể. Nhưng họ đã ngừng thực hiện chương trình khuyến khích dùng sữa mẹ ở trẻ, tức là cam kết của họ giảm đi. Chúng tôi đã thấy các hoạt động quảng cáo nhiều lên. Cho nên điều tôi muốn nói là các hoạt động giám sát và thực hiện các quy định, quy tắc cần phải được thực hiện liên tục để duy trì kết quả. Vì vậy còn rất nhiều điều cần phải làm ở Việt Nam để tiếp cận được tất cả các bà mẹ và thực hiện đầy đủ các luật trong thời gian tới.
Việt Hà: Năm 2012, UNICEF có báo cáo về tình hình trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn ở khu vực châu Á cho thấy việc quảng cáo sữa ngoài đã ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của các bà mẹ ở một số nước, đặc biệt như ở Philippines. Tôi cũng đã nói chuyện với một số bà mẹ ở thành thị ở Việt Nam và họ cho rằng sữa ngoài cung cấp thêm các dưỡng chất mà sữa mẹ không có. Bà có nhận xét gì về điều này ở Việt Nam?
Christiane Rudert: Các quảng cáo sữa ngoài cũng sử dụng những thông điệp mà chúng tôi sử dụng đối với sữa mẹ như làm tăng chỉ số IQ ở trẻ. Marketing đã ảnh hưởng thái độ của các bà mẹ. Đó là lý do vì sao mà báo cáo phân tích của ngành công nghiệp sữa formula cho trẻ nhận định những chương trình và luật khuyến khích trẻ bú sữa mẹ ở Việt Nam là một mối đe dọa đối với họ. Tôi có một báo cáo của cơ quan quốc tế giám sát hoạt động của ngành công nghiệp này cho thấy doanh thu thức ăn và sữa cho trẻ sơ sinh giảm đi khi các hoạt động quảng bá cho sữa mẹ tăng lên…
Mặt khác thì marketing của ngành công nghiệp này đã ảnh hưởng nhận thức và hành xử ở các bà mẹ. Đây là một ngành công nghiệp lớn và họ đã chi tiêu rất nhiều cho hoạt động marketing. Họ có nhiều cách để tiếp cận các bà mẹ. Thay vì làm ở truyền hình, họ thực hiện quảng cáo trên mạng xã hội vốn là một xu hướng mới nổi ở châu Á. Họ cũng quảng bá sữa ngoài qua các nhân viên y tế, đây là một nhân tố quan trọng. Bác sĩ sau khi đỡ đẻ có thể đưa cho bà mẹ sữa formula và nói chị nên cho bé uống sữa ngay vì tốt cho trẻ trong khi sữa mẹ chưa thể ra ngay được. Tất nhiên là các bà mẹ sẽ tin vào bác sĩ của mình. Các bà mẹ về nhà với túi đầy sữa formula và nghĩ rằng họ sẽ phải mua sữa như vậy cho con tiếp.
Chúng tôi vừa hỗ trợ một chương trình nghiên cứu ở Việt Nam tìm hiểu chi phí của việc không cho trẻ bú sữa mẹ. Nghiên cứu cho thấy formula có thể làm tiêu tốn đến 35% thu nhập của một gia đình thu nhập trung bình. Đây là một khoản chi tiêu lớn cho một gia đình và gây tốn phí lớn cho nền kinh tế nói chung xét về những mất mát trong lương sau này của trẻ khi trưởng thành. Nghiên cứu cho thấy là trẻ được bú sữa mẹ làm tăng khả năng học của trẻ và do đó làm tăng khả năng làm tăng thu nhập ở trẻ.
Việt Hà: Luật mới của Việt Nam cấm các hình thức quảng cáo sữa ngoài cho trẻ. Theo bà thì những quy định này có ảnh hưởng thế nào tới nhận thức của các bà mẹ ở Việt Nam?
Nhìn chung mọi người vẫn cho con bú sữa mẹ. Nhưng ở thành thị thì họ cho con ăn hỗn hợp cả sữa mẹ lẫn sữa mua ở ngoài.
- Bà Christiane Rudert
Christiane Rudert: Chính phủ đang cố gắng đưa ra những luật bảo vệ việc cho trẻ bú sữa mẹ mà các bệnh viện phải tuân thủ. Các bệnh viện đều bị kiểm tra xem là họ có thực hiện đúng các quy định này hay không. Nhưng mọi thứ còn rất mới. Tỷ lệ các bệnh viện tuân thủ quy định mới đang tăng lên. Tôi đã đi cùng một đoàn thanh tra đến các bệnh viện công và tư nhân ở Sài Gòn và tôi thấy các bệnh viện và họ được xếp trong khoảng trung bình khi xét về việc tuân thủ các quy định. Họ vẫn còn trong quá trình đào tạo và chuẩn bị để đáp ứng đầy đủ các quy định mới.
Luật về quảng cáo sữa cũng được thực hiện và UNICEF đang giúp chính phủ Việt Nam đào tạo những thanh tra để kiểm tra các phương tiện truyền thông và bệnh viện xem có những quảng cáo sữa hay không vì hoạt động này phải bị cấm theo luật. Việc thực hiện luật cũng phải được cải thiện. Nếu một công ty vi phạm luật thì chính phủ phải có trừng phạt rõ ràng ngay lập tức. Mọi người cần phải hiểu được về sự có mặt của luật này, nhất là các bà mẹ…
Tất nhiên ngành công nghiệp sữa formula cho trẻ nhìn thấy ở Việt Nam cũng như một số nước khác trong khu vực là những nơi đang có tăng trưởng. Cho nên họ xếp Việt Nam vào một trong những nước tăng trưởng quan trọng cho việc bán sữa formula. Tuy nhiên họ cũng xếp luật khuyến khích dùng sữa mẹ như một hạn chế đối với họ. Cho nên nói tóm lại khi chính phủ thực hiện tốt luật thì các công ty không thể thực hiện các chiến dịch marketing rộng khắp.
Việt Hà: Xin cảm ơn bà đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Featured post

🔥 Bản Tin Trong Ngày2/5/2024

Popular Posts

My Blog List