Việt Nam hôm nay

https://lh4.googleusercontent.com/jwHXKk9yK83mb2U0iyp-OSXs7OZgoEcJKB4V-xqOO7STOu0djuO_hHd_dM8GkXjIamwCDoDrZRAdRPT5gaYIUOXwHgEk7mRpK7R7aGCo-eeVOtK72Nk

Thursday 2 April 2015

Vì sao báo chí được rộng cửa vụ cây xanh

 

Vì sao báo chí được rộng cửa vụ cây xanh

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2015-04-01
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
04012015-reaso-media-fre-cov-mas-log.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Một trang báo chính phủ đăng tin về vụ chặt cây xanh ở Hà nội
Một trang báo chính phủ đăng tin về vụ chặt cây xanh ở Hà nội
RFA/screen capture

Your browser does not support the audio element.
Truyền thông báo chí do Nhà nước quản lý đã giữ vai trò nổi bật trong việc lật tẩy chiến dịch chặt hạ cây xanh hàng loạt ở Thủ đô Hà Nội. Do đâu phản biện xã hội đã thắng thế trong chế độ quản lý báo chí rất chặt chẽ ở Việt Nam.

Không thể che dấu - không thể ngăn cản
Chiến dịch chặt và thay thế 6.700 cây xanh lâu năm ở Thủ đô Hà Nội, trên thực tế không chỉ gồm những cây hư mục cần đốn hạ mà bao gồm phần lớn những cây cổ thụ có giá trị cao như xà cừ mà thân cây mấy người ôm  không hết; Một phản chiến dịch của truyền thông báo chí nhà nước kể cả những bài điều tra đặc biệt đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nhà lãnh đạo thủ đô, cao nhất là Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo các cấp thuộc quyền.

Đáp câu hỏi phải chăng có sự chuyển biến nhận thức về phản biện xã hội của báo chí do nhà nước quản lý, ông Lê Phú Khải một người Hà Nội gốc, nguyên phóng viên thường trú của Đài Tiếng Nói Việt Nam ở đồng bằng sông Cửu Long hiện cư trú ở Saigon nhận định:
“ Không thể nào chối cãi được nên buộc phải công nhận dư luận thôi không có cách nào hơn…chặt cây chình ình ngay ngoài đường thì mà giấu ai được nữa, ngăn cản rồi thì mạng cũng đưa, báo chí lề phải không đưa thì lề trái cũng đưa. Ngày xưa ông Võ Văn Kiệt nói nếu chúng ta không nói thì người khác sẽ nói chẳng thà chúng ta nói trước đi cho nhân dân biết…Không, không, chẳng có sự chuyển biến nhận thức gì cả. Theo tôi nếu có một sự nhận thức mới thì phải cách chức những ông làm vụ chặt cây đi vì nó quá trắng trợn, phải đưa ra tòa những ông đó.”

Việc đó thể hiện một cái nhìn một quan điểm đến lúc nào đó cũng không thể che dấu cũng không thể ngăn cản mà cần phải đứng về phía dân, để đòi hỏi những người có hành động vô trách nhiệm đó phải xuất hiện, phải chịu trách nhiệm
ông Nguyễn Quốc Thái
Từng là Tổng Thư ký báo Doanh Nghiệp, một tờ báo trực thuộc Trung ương, ông Nguyễn Quốc Thái hiện cư trú ở Saigon ghi nhận dư luận báo chí từ vụ chặt cây xanh Hà Nội, vụ lấp sông Đồng Nai và vụ biểu tình ở TP.HCM về quyền lợi bảo hiểm xã hội. 

Ông nói:
“Báo chí ở Việt Nam tất cả các Tổng Biên tập đều chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo rất chặt chẽ. Việc báo chí Việt Nam trong thời gian qua đồng loạt lên tiếng về vụ cây xanh Hà Nội bị chặt bừa bãi, nếu không được sự chấp thuận ở trên, nếu không được sự bật đèn thì báo chí Việt Nam không dám lên tiếng mạnh mẽ về vụ này. Nếu không có sự ngoảnh mặt đi của công an thì nhưng người phụ nữ và thanh niên không thể leo lên cây để cản những người làm công tác đốn chặt cây ở Hà Nội. Việc đó thể hiện một cái nhìn một quan điểm đến lúc nào đó cũng không thể che dấu cũng không thể ngăn cản mà cần phải đứng về phía dân, để đòi hỏi những người có hành động vô trách nhiệm đó phải xuất hiện, phải chịu trách nhiệm.”

Ngoài chiến dịch phản biện của truyền thông báo chí, vài cuộc tuần hành của người dân Hà Nội để “cứu lấy cây xanh” đã diễn ra kể từ ngày 20/3 đến nay, trong đó một vụ qui tụ hàng trăm người vào hôm 29/3 và không bị đàn áp như các cuộc biểu tình chống Trung Quốc trước đây. Giới quan sát cho rằng, có thể có một sự trùng hợp nhất định về việc báo chí, các tổ chức xã hội dân sự và người dân Thủ đô được trình bày ý kiến của mình một cách mạnh mẽ, ngay trong tuần lễ diễn ra Hội nghị của Đại Hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới từ 28/3 đến 1/4.


Đằng sau việc báo chí được bật đèn xanh?
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập một tổ chức xã hội dân sự tự phát, trình bày một cách nhìn khác về sự tác động của chiến dịch và phản chiến dịch chặt cây xanh ở Hà Nội. TS Phạm Chí Dũng đặt ra hai câu hỏi về các hiện tượng khác thường, thứ nhất là làm thế nào mà 300-400 người dân Hà Nội, được cho là thuộc các tổ chức xã hội dân sự nhà nước có thể đi tuần hành như một hình thức biểu tình chống chặt cây xanh mà không bị giải tán; thứ hai là động thái của báo chí nhà nước gần như được bật đèn xanh, rộng cửa điều tra đến tận cùng đối với những thủ phạm, nguồn cơn, nguyên nhân âm mưu hạ sát cây xanh. Từ Saigon, TS Phạm Chí Dũng nhấn mạnh:

“Tôi có cảm giác rằng những động thái nội bộ đang chi phối vụ thảm sách cây xanh và dường như có một thế lực nào đó đang muốn mang việc này để xoáy sâu vào ông Phạm Quang Nghị. Ông Phạm Quang Nghị là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Đại biểu Quốc hội, người đã đi Hoa Kỳ vào cuối tháng 7 năm 2014 và được coi là một chuyến diện kiến chính giới Hoa Kỳ và đương nhiên ông cũng được coi là một trong những ứng cử viên sáng giá nhất cho chức vụ Tổng Bí thư tại Đại hội Đảng lần thứ 12 vào đầu năm 2016. Tuy nhiên sự sáng giá như vậy chỉ tồn tại cho đến cuối năm 2014 mà thôi và từ đó cho tới nay thì tôi không nghe nhiều người nhắc tới ông Nghị; vào lần này tôi có cảm giác là có một mũi dùi tấn công nào đó đang muốn xoáy vào ông Nghị và đẩy ông vào một tình thế khốn đốn, một tình thế chính trị rất khó khăn.”
Tôi có cảm giác rằng những động thái nội bộ đang chi phối vụ thảm sách cây xanh và dường như có một thế lực nào đó đang muốn mang việc này để xoáy sâu vào ông Phạm Quang Nghị
TS Phạm Chí Dũn
Phải chăng những người chịu trách nhiệm cao nhất trong vụ chặt hạ cây xanh hàng loạt sẽ bị ảnh hưởng tới tương lai chính trị của mình. Theo Nhà báo Nguyễn Quốc Thái, những người dân bình thường ở Hà Nội cũng thấy rằng vụ chặt cây xanh hai ông Bí thư Thành ủy, ông Chủ tịch UBND TP. Hà Nội phải chịu trách nhiệm đầu tiên. Thời điểm hiện nay là nhạy cảm trước Đại hội Đảng, hai vị lãnh đạo chắc chắn phải hiểu những sự ảnh hưởng như thế nào nếu để xảy ra những việc nhạy cảm làm cho nhân dân phẫn uất. Nhà báo Nguyễn Quốc Thái tiếp lời:
Những người lãnh đạo một thành phố lớn mà cả hàng ngàn cây xanh bị chặt như vậy trong bao nhiêu ngày đó, mà không hề được thông báo cho mình hay sao? Vì thế thái độ của ông Bí thư Thành ủy Hà Nội và ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP. Hà Nội như thế nào thì người ta sẽ căn cứ vào đó để nhìn thấy tương lai chính trị của những người đó.
Cho tới nay thái độ của ông Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị là vẫn bảo vệ chủ trương chặt hạ và thay thế 6.700 cây xanh ở Hà Nội, một quyết định mà ông cho là đứng đắn. Theo lời ông cách thực hiện đề án này thì nóng vội có nhiều điều chưa làm đúng. Theo VnExpress, tại Hội nghị giao ban định kỳ sáng 31/3 ông Phạm Quang Nghị cho rằng lãnh đạo thành phố cần tự phê bình, tự kiểm điểm và khẩn trương khắc phục những việc làm nóng vội gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Thủ đô.
Lãnh đạo Thành phố ở đây có thể hiểu là bao gồm cả bản thân ông Bí thư Thành ủy Hà Nội và các cấp lãnh đạo chính quyền.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 




Date: Tue, 24 Mar 2015 15:54:40 -0500
Subject: CAM NANG.
From: lehuutu06

"Cẩm nang" làm việc với CA - dành cho các bạn trẻ trong chiến dịch bảo vệ cây

Trong chiến dịch bảo vệ cây xanh ở Hà Nội những ngày qua, chúng tôi được biết là đã có một vài bạn sinh viên bị công an cản trở, sách nhiễu, hoặc lôi về đồn làm việc.

Số trường hợp sinh viên bị làm việc kiểu này chắc sẽ tăng lên trong những ngày tới. Do đó, chúng tôi xin cung cấp cho các bạn bài viết mang tính chất hướng dẫn pháp lý sau đây. Nó chắc chắn chưa đầy đủ để có thể trở thành một cuốn cẩm nang, tuy nhiên, chúng tôi hy vọng nó sẽ giúp các bạn có thêm hiểu biết về pháp luật và cách sử dụng pháp luật để bảo vệ mình. 

Bài viết được trình bày dưới dạng câu hỏi và trả lời, dựa trên các nguyên tắc luật pháp phổ quát và “đặc thù” pháp luật Việt Nam. 

* * *
1. Công an có thể “mời” bọn mình về đồn không?

Thực ra, hành động cậy số đông, cậy sức mạnh thể chất và cậy thế công vụ để đưa những sinh viên lẻ loi, không mang vũ khí và không có dấu hiệu tội phạm, vào đồn, là “bắt” chứ không phải “mời”, bất kể công an và/hoặc dân phòng gọi đó là gì.

Cho nên, đề nghị các bạn hãy gọi sự vật hiện tượng bằng đúng tên của nó, thay vì tìm cách bóp méo từ ngữ như thói quen lâu nay của tuyên giáo. Đó là bắt, không phải là mời. Còn nếu là mời thì bạn có quyền từ chối.

2. OK, thì gọi là “bắt”. Vậy công an có thể bắt bọn mình về đồn không?

Bắt người là một trong những biện pháp ngăn chặn do cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo, hoặc người chưa bị khởi tố nhưng bị bắt khẩn cấp. Mà các bạn thì chẳng ở dạng nào trong số này cả, đúng chưa?

3. Đúng rồi... nhưng “bắt khẩn cấp” là gì, nghe sợ thế? Như kiểu bắt Trang Trần ấy hả?

Ừm, đúng là nếu không hiểu luật pháp thì nghe cụm từ “bắt khẩn cấp” sợ thật. Theo Điều 81 Bộ luật Tố tụng Hình sự thì có 3 trường hợp công an được phép bắt người khẩn cấp, các bạn thử xem các bạn, hay là o Trang Trần, có thuộc diện nào không nhé?

Trường hợp thứ nhất: Khi có căn cứ để cho rằng người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Thắt ruy-băng lên cây hoặc đi biểu tình mà là tội rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng hử? Bạn có tự tin về độ nguy hiểm của mình quá không đấy?

Trường hợp thứ hai: Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đó đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.

Ờ, nếu bạn cho là bằng hành động thắt ruy-băng lên cây hoặc đi biểu tình, bạn đã hại một ai đó, thì có nghĩa là bạn tự cho rằng mình phạm tội. Nhưng kể cả như thế đi nữa thì bạn có định trốn không?

Tuy nhiên, dù sao thì cụm từ “xét thấy cần ngăn chặn” cũng khá mơ hồ. Có khi chúng ta chẳng hề định chạy trốn, nhưng mà cả lô công an vẫn ụp vào bắt, vì họ “xét thấy cần ngăn chặn” chúng ta trốn. Nhưng bạn yên tâm, chỉ có thắt nơ lên cây và đi biểu tình thì bạn chưa đủ độ nguy hiểm để lọt vào diện này đâu.

Trường hợp thứ ba: Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cớ.

Bạn rõ ràng không thuộc trường hợp này rồi nhé.

4. Ôi phức tạp, phức tạp… Thế bắt khẩn cấp thì khác gì bắt thường?

Thì vừa nói đấy: Bắt là biện pháp ngăn chặn, áp dụng đối với bị can, bị cáo, hoặc người chưa bị khởi tố nhưng bị bắt khẩn cấp.

Nghĩa là, bắt khẩn cấp là dành cho người chưa bị khởi tố (không phải bị can, bị cáo), càng chưa bị kết án. Việc bắt khẩn cấp cho phép công an tiến hành bắt ngay lập tức một người nào đó mà chưa cần làm thủ tục bắt người theo trình tự thủ tục do luật định, tức là không cần phải có lệnh bắt do viện kiểm sát phê chuẩn.

Nói vậy chứ bắt khẩn cấp là cần thiết chứ các bạn, trong trường hợp bắt đối tượng bị truy nã hoặc bắt quả tang tội phạm. Lúc ấy, tình thế khẩn cấp như vậy mà đòi hỏi công an phải có lệnh bắt, xin viện kiểm sát phê chuẩn, thì sao mà kịp. Nhưng các bạn (và, nhân tiện, cả Trang Trần) đều không ở diện đó.

5. Công an có thể ép bọn mình phải làm việc với công an không? Nếu bọn mình từ chối, họ lại bảo “chỉ là làm việc bình thường thôi mà, có gì đâu”.

Trong Bộ luật Tố tụng Hình sự (quy định trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử án hình sự), chẳng có hoạt động nào của công an được gọi là “làm việc” cả. Đấy là họ cứ nói thế để tỏ ra nguy hiểm, để dọa bạn đấy thôi.

Theo Bộ luật Tố tụng Hình sự thì hoạt động của cơ quan điều tra là khởi tố vụ án và điều tra. Mà bạn chỉ đi buộc nơ lên cây hoặc biểu tình thì làm gì có vụ án nào được khởi tố cơ chứ.

Đó là chưa kể điểm này rất quan trọng: Công an phường, an ninh thường phục không có thẩm quyền khởi tố vụ án và điều tra, chỉ an ninh điều tra, cảnh sát điều tra mới có quyền đó.

Tóm lại, mấy chú công an phường và dân phòng chẳng có cơ sở pháp lý nào để “làm việc” với bạn cả.

Ảnh chụp tại sự kiện Tree Hugs, sáng 22/3, Hà Nội.
Nguồn ảnh: FB 6,700 người vì 6,700 cây xanh.

6. Họ hỏi bọn mình về tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp, gia đình, họ tên cha, họ tên mẹ, địa chỉ và hộ khẩu… Bọn mình có quyền từ chối trả lời không?

Công an hỏi thế là vi phạm nhân quyền quá lắm. Như đã nói ở trên, họ không có cơ sở pháp lý nào để “làm việc” với bạn, cho nên thẩm vấn bạn đã là sai phạm rồi, nói gì đến chuyện hỏi thông tin cá nhân, thông tin đời tư của bạn.

Chưa kể, khi hỏi như thế, công an cũng vi phạm một nguyên tắc căn bản của pháp luật: Ai làm thì người đó tự chịu trách nhiệm, không liên quan đến gia đình. Chỉ có thời phong kiến mới có kiểu một người bị tội thì cả nhà vạ lây thôi. Đấy, bạn cứ nói vậy với công an. Mà này, bạn có thấy khó chịu không, khi “biên bản làm việc”, “biên bản lời khai” lại nêu cả tên bố, mẹ, anh, chị của bạn như thế?

Quên mất một điều nữa: Theo các chuẩn mực quốc tế về nhân quyền, thì mọi công dân đều có quyền im lặng nữa cơ. Bạn chẳng có nghĩa vụ gì với công an trong quá trình làm việc” của các chú ấy cả, nhất là khi chính công an làm sai.

Quyền im lặng được thể hiện bằng nhiều cách: Bạn có thể chẳng nói gì cả, hoặc đơn giản nói: “Tôi không biết”, “Tôi không có ý kiến”, “Tôi không có câu trả lời cho câu hỏi này”, “Tôi không có quan điểm gì”, v.v. Bạn chỉ cười cũng là một cách thực thi quyền im lặng rồi đấy.

7. Dán khẩu hiệu, thắt ruy-băng lên cây có vi phạm luật gì không?

Không. Các bạn hãy yên tâm: Việc làm đó của các bạn không vi phạm pháp luật về quản lý hành chính, mà càng không vi phạm pháp luật hình sự.

8. Bên công an và dân phòng bảo bọn mình “làm mất mỹ quan đô thị”…

Luyên thuyên, đáng vả cho mấy cái vào mồm! Chẳng có văn bản pháp luật nào quy định thắt nơ lên cây là phạm pháp hay “làm mất mỹ quan đô thị” cả. Có một số nghị định hơi hơi liên quan đến trật tự đô thị, nhưng chỉ toàn nói về chuyện bán hàng rong, xây nhà trái phép, kinh doanh dịch vụ lấn chiếm lòng đường và hè phố.

Chưa kể, trong văn bản luật, cụm từ 
“mỹ quan đô thị” cũng cần được định nghĩa, được đánh giá bằng các tiêu chuẩn cụ thể. Các chú công an dân phòng nhìn cái gì cũng thấy xấu, còn bọn cháu thấy thắt ruy-băng vàng, xanh, tím, hồng... lên cây là đẹp thì sao? Biết ai có khiếu thẩm mỹ hơn ai, hơ hơ...

Mà cứ giả sử là việc thắt ruy-băng lên cây là làm mất mỹ quan đô thị thật, thì công an hay dân phòng đều không có thẩm quyền xử lý. Thẩm quyền thuộc về cơ quan quản lý đô thị cơ, các chú ạ.

9. Đi tuần hành, biểu tình có vi phạm luật gì không?

Có thể công an sẽ quy kết các bạn “tụ tập đông người trái phép”, vi phạm Nghị định 36/CP. Tuy nhiên, các bạn chú ý này: Nghị định 36/CP vi hiến, vì nó xâm hại quyền tự do hội họp và quyền biểu tình của các bạn, mà quyền ấy đã được quy định tại Điều 25 Hiến pháp Việt Nam sửa đổi năm 2013.

Hoặc cũng có thể, họ buộc tội bạn “gây rối trật tự công cộng”. Thực ra, họ cố đánh đồng hành động biểu tình với hành vi gây rối trật tự công cộng đó thôi, chứ giữa biểu tình và gây rối, có sự khác biệt chứ. Theo nguyên tắc chung, gây rối trật tự được hiểu là sự phá vỡ một trật tự hợp lý ở không gian công cộng, ví dụ bật nhạc nhảy ở nơi đang yên tĩnh như đền, chùa… Nhưng bạn đi tuần hành ôn hòa chứ đâu có hò hét, mở nhạc lớn ở đền, chùa, phải không?

Công an có muốn đè các bạn ra mà xử phạt hành chính, thì cũng phải cung cấp cho bạn biên bản sự việc hay biên bản vi phạm lập tại hiện trường.

Nếu đủ cứng, bạn cứ nói thẳng vào mặt các chú công an: “Cáo buộc mơ hồ, vô căn cứ, muốn bắt lỗi phải có bằng chứng. Tại sao các chú dám nói cháu gây rối trật tự công cộng? Bằng chứng đâu? Biên bản tại hiện trường đâu?”. (Các bạn chú ý là, biên bản lập ngoài hiện trường không có giá trị, bởi lẽ nó không còn tính trung thực, khách quan và trực tiếp nữa).

10. Công an thường bảo bọn mình là “Ai cho phép biểu tình mà biểu tình? Làm gì đã có luật biểu tình?”.

Các bạn đừng quên: Hiến pháp là luật nguồn, là gốc của mọi loại luật khác. Hiến pháp Việt Nam quy định công dân có quyền biểu tình, thì công dân đương nhiên có quyền biểu tình. Các đạo luật được làm ra phải nhằm giúp dân chúng thực hiện quyền biểu tình, phải cụ thể hóa, hiện thực hóa quyền ấy, chứ không phải để ngăn cấm dân dưới chiêu bài “quản lý”.

Chưa có luật biểu tình thì chúng ta cứ theo luật nguồn, luật gốc mà làm, tức là tuân theo Hiến pháp. Bất cứ sự cản phá, bắt bớ nào cũng đều là vi hiến và vi phạm luật hình sự (phạm tội bắt giữ người trái phép).

Ngay cả khi có luật biểu tình rồi, nhưng luật ấy không giúp dân chúng thực hiện quyền biểu tình mà chỉ nhằm hạn chế quyền này của dân, thì tức là luật đã vi hiến và phải bị bác bỏ.

Ảnh: Nguyễn Lân Thắng

11. Khi bị hỏi là ai tổ chức, nếu là mình tổ chức thì có nên nói thật không? Nếu là người khác tổ chức thì có nên nêu tên người đó ra không?

Như đã nói ở trên, về nguyên tắc, các bạn có quyền im lặng, có quyền nói: “Cháu chẳng biết”. Riêng việc công an bắt các bạn về đồn để làm việc đã là sai ngay từ đầu rồi, nên các bạn càng chẳng cần phải hợp tác, cung cấp thông tin gì cho họ. Tốt nhất, nên cương quyết phản đối việc ép cung, mớm cung, dụ dỗ và khiêu khích để bạn phải buột miệng trả lời (kiểu như “thằng cu này hèn thế, dám làm dám nhận chứ, hay là cháu cũng nghĩ việc cháu làm là sai?”).

12. Khi bị hỏi là ai xúi giục, ai cho tiền để làm việc này, mình nên trả lời sao? 

Mắng thẳng vào mặt mấy chú công an, nếu bạn cảm thấy họ đang xúc phạm nhân cách và khả năng tư duy độc lập của bạn.

Cương quyết phản đối việc ép cung, mớm cung, dụ dỗ và khiêu khích: “Các chú bỏ cái trò ấy đi nhé, người lớn cả rồi, không phải chơi cái kiểu khích bác ấy”.

13. Công an đưa ra một loạt giấy tờ bắt bọn mình ký la liệt, sợ lắm. Phải làm thế nào?

Các bạn nhớ này: Khi công an đưa cho bạn loại giấy tờ có tên “biên bản lấy lời khai”, bạn từ chối thẳng thừng, không ký. Bạn chẳng phải nghi can, bị can, bị cáo gì mà phải khai báo cả – riêng cái tiêu đề đã thấy xúc phạm rồi.

Chưa kể, “biên bản lấy lời khai” là loại văn bản được sử dụng theo Bộ Luật Tố tụng Hình sự, dùng cho việc điều tra các vụ án hình sự. Trong khi đó, gây rối trật tự công cộng chỉ là lỗi hành chính mà thôi. Chính công an mới đang phạm luật, chứ không phải bạn! Họ thường lôi loại giấy này ra để hăm dọa bạn, khiến bạn lo sợ vướng vòng lao lý mà thành thật khai nhận hết cả.

Nếu công an lập “biên bản làm việc”, bạn cũng có quyền không ký (bên cạnh những quyền như giữ im lặng, hoặc nêu quan điểm phản đối, hoặc thể hiện lập trường rằng bạn không sai, họ mới sai). Bạn còn có quyền buộc họ phải lập thành hai bản, bạn phải được giữ một bản. Nếu công an không đồng ý, bạn từ chối ký.

14. Công an bắt mình viết cam kết đủ thứ, đại loại “tập trung học tập, không đi gây rối nữa”…

Và trước đó, các chú còn tặng cho bạn cả một bài giáo huấn, rao giảng đạo đức dài phải không, haha…

Nhưng sau tất cả những gì được trình bày ở trên thì các bạn đã thấy ai mới là người làm sai pháp luật, rất thiếu hiểu biết về nhân quyền, và cần được giáo huấn rồi chứ? 


__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?B?TkdVWeG7hE4gVsOCTiBUw5lORw

No comments:

Post a Comment

Featured post

Lisa Pham Vlog -25/4/2024

Popular Posts

My Blog List