Việt Nam hôm nay

https://lh4.googleusercontent.com/jwHXKk9yK83mb2U0iyp-OSXs7OZgoEcJKB4V-xqOO7STOu0djuO_hHd_dM8GkXjIamwCDoDrZRAdRPT5gaYIUOXwHgEk7mRpK7R7aGCo-eeVOtK72Nk

Sunday 12 April 2015

Án tù vì chặt cây ở Biên Hòa – Nhìn lại vụ đốn hạ cây xanh ở Hà Nội P


Án tù vì chặt cây ở Biên Hòa – Nhìn lại vụ đốn hạ cây xanh ở Hà Nội

Hải Ninh, phóng viên RFA
2015-04-11
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Án tù vì chặt cây ở Biên Hòa – Nhìn lại vụ đốn hạ cây xanh ở Hà Nội Phần âm thanhTải xuống âm thanh
anhxvro-6e1-622.jpg
Phiên xử phúc thẩm vụ chặt cây tràm tại Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai hôm 8/4/2015.
Courtesy dongnai.com.vn

Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai kết án tù đối với tám người cư ngụ tại thành phố Biên Hòa với tội “huỷ hoại tài sản”. Những người này được cho là đã chặt 12 cây tràm do lâm trường Biên Hòa quản lý, gây thiệt hại hơn 10 triệu đồng. 

Bảy trong số tám người này vừa lên tiếng kêu oan.
Vụ án này gây chú ý trong bối cảnh ở thủ đô Hà Nội nhiều cây xanh tốt tươi bị chặt mà vấn đề qui trách nhiệm vẫn chưa rõ ràng.

Quản lý lỏng lẻo?

Công an đã khởi tố và bắt họ trên cơ sở đơn cáo giác của trung tâm kia. Tuy nhiên, họ phản đối, vì họ cho rằng chỉ có 12 cây bị chặt và 12 cây này khi họ được giao từ năm 2005 thì còn bé tí, và bây giờ lớn lên như vậy thì thuộc quyền quản lý của họ và có thể chặt. 

-LS Trần Vũ Hải
Trong phiên sơ thẩm hồi tháng 12 năm 2014, Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Nai tuyên phạt 5 bị cáo mức án 5 tháng, bốn ngày tù. Số ngày này tương đương với thời gian tạm giam, vì thế họ được thả ngay lập tức tại tòa. Ba bị cáo khác thì bị tuyên phạt sáu tháng tù nhưng được hưởng án treo.
Những bị cáo này bị tuyên án vì đã chặt 12 cây tràm, gây thiệt hại hơn 10 triệu đồng. Ban đầu, Lâm trường Biên Hòa cáo buộc những bị cáo này đã chặt 24 cây tràm.

 Luật sư Trần Vũ Hải, bào chữa cho các bị cáo, cho biết:
“7 trong 8 người này kháng cáo, kêu oan còn một người là doanh nghiệp, họ phải đi làm nhiều nên dù có kêu oan nhưng không kháng cáo. Trung tâm lâm nghiệp tỉnh Biên Hòa cho rằng họ đã chặt 24 cây tràm cho trung tâm này trồng. Công an đã khởi tố và bắt họ trên cơ sở đơn cáo giác của trung tâm kia. Tuy nhiên, họ phản đối, vì họ cho rằng chỉ có 12 cây bị chặt và 12 cây này khi họ được giao từ năm 2005 thì còn bé tí, và bây giờ lớn lên như vậy thì thuộc quyền quản lý của họ và có thể chặt.”

Ông Hải cho biết chính bên trung tâm lâm nghiệp cũng thừa nhận những cây kể trên đã đến lúc chặt đi. Ông nói:
Tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay, cô đại diện cho Trung tâm nông nghiệp cũng thừa nhận là cái cây tràm khoảng 7-8 năm chặt đi thì cho sản lượng tốt nhất. Còn nếu để già đi thì gỗ không còn tốt nữa.”
Các cây cổ thụ ngay giữa Hà Nội bị đốn hạ vô tội vạ ngày 18 tháng 3, 2015
Các cây cổ thụ ngay giữa Hà Nội bị đốn hạ vô tội vạ ngày 18 tháng 3, 2015
Theo ông luật sư Trần Vũ Hải, vấn đề cốt lõi của phiên tòa này là việc quản lý lỏng lẻo của Việt Nam về đất đai. Ông nói:
“Thực chất đây là vấn đề quản lý lỏng lẻo của Việt Nam. Tức là khu đấy được coi là đất nông nghiệp, năm 1993 được giao cho các hộ để trồng, có hộ trồng có hộ không trồng. Nhưng đến giờ phút này theo như cái bản đồ mà chúng tôi trình bày trên Facebook ấy thì 99% diện tích là nhà xưởng hoặc dân cư ở rồi, tức là 30 ha. 

Theo như dân cư như vậy tình trạng như vậy là từ năm 2001, bản chất nó không còn là rừng nữa, nhưng giám đốc trung tâm lâm nghiệp vẫn coi đây đấy là đất rừng mà mình quản lý. 

Họ tìm cách nói rằng do đất là chúng tôi quản lý nên ông bà nào có vấn đề gì đấy phải thông qua chúng tôi và được chúng tôi đồng ý. 

Đây là một cuộc đấu tranh nhưng có sự quản lý lỏng lẻo của nhà nước Việt Nam, cụ thể là cái trung tâm lâm nghiệp này, họ không muốn quản lý rừng mà thực ra họ chỉ quản lý đất thôi. Ai được sử dụng đất thì đương nhiên nó phải thế nào đó, ví dụ người nào sử dụng đất thì họ có lợi.”

Bản án quá nặng?

Theo ông Hải, các bị đơn cũng tố cáo ông giám đốc trung tâm lâm nghiệp Biên Hòa đã tìm cách bỏ tù họ để chiếm dụng đất nói trên. Ông Hải Nói:
Theo một quy định năm 2013 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực rừng, nếu phá toàn bộ rừng sản xuất từ 5.000m2 trở lên thì mới xử lý hình sự. Trong trường hợp cây tràm là rừng sản xuất chứ không phải rừng phòng hộ. 

-LS Trần Vũ Hải
“Giám đốc trung tâm lâm nghiệp tìm cách không cho những người này khai thác mà chỉ giao cho những người mà họ cho rằng là chỉ phù hợp với mình để khai thác. Hiện nay các gia đình này cho rằng ông giám đốc tìm cách cho họ vào tù để cho họ mất đi cơ hội, mất đi khả năng được đòi lại cái đất mà họ đã nhận chuyển nhượng và cho họ quyền được khai thác như những hộ khác ở khu vực đấy.”

Về mức án tù mà tòa án đưa ra, ông Hải cho biết là quá nặng về mặt pháp lý vì theo quy định, những bị cáo chỉ bị xử phạt hành chính là cùng. 

Luật sư cho biết:
“Theo một quy định năm 2013 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực rừng, nếu phá toàn bộ rừng sản xuất từ 5.000m2 trở lên thì mới xử lý hình sự. Trong trường hợp cây tràm là rừng sản xuất chứ không phải rừng phòng hộ. Trong trường hợp sản xuất nếu phá trên 5.000m2 thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu dưới 5.000m2 là xử phạt hành chính, có nhiều lớp, phạt từ mấy triệu đồng đến mấy chục triệu đồng tùy theo diện tích. Hoặc nếu mà là phá cây, chặt cây đi thì nếu mà là trên 20m3 thì xử lý hình sự còn dưới 20m3 thì xử lý hành chính. 

Thế thì tôi có nói rằng cái khu này chỉ hơn 2.600m2, nó có gọi là rừng hay không thì còn bàn, nhưng mà cứ cho nó là rừng cả thì nó cũng chỉ là dưới 5000m2 thì xử lý hành chính theo quy định của chính phủ, còn nếu mà tính chặt cây thì hiện nay họ có 12 cây, mỗi cây tối đa 0,3m3 chỉ có 3,6m3 tức là bằng 1/6 mức có thế xử lý hình sự, cũng chỉ xử lý hành chính thôi, như vậy dù có là cây của trung tâm lâm nghiệp cũng chỉ xử lý hành chính.”

Ông Hải cho biết những bị cáo cũng không hề được lợi gì từ việc chặt cây tràm vì rằng họ đã chuyển giao gỗ cho trung tâm lâm nghiệp bán. Ông nhận định đến 80% khả năng tòa án sẽ tuyên phạt vô tội cho những người kể trên vì họ không còn bằng chứng nào để kết án những bị cáo nữa.

_

"Chặt cây nhanh - Bán gỗ gấp" đã được hợp thức hóa

Vũ Thạch
                                         Trước ...                                    và                              ... sau khi chặt!
Khi lãnh đạo Hà Nội ra thông báo ngưng đốn cây để chờ điều tra sai phạm, người dân Hà Nội, đặc biệt là hàng ngàn người xuống đường ngày 29 tháng 3, vẫn cảm thấy bất an, bán tín bán nghi. Nhưng khi các vòng rào công an dày đặc chận đường nhóm đạp xe vì cây xanh chỉ một tuần sau đó, và đặc biệt với các tuyên bố của Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị tại cuộc họp giao ban ngày 31 tháng 3, thì ý định của lãnh đạo Hà Nội đã quá rõ.

Điều rõ nhất là ông Phạm Quang Nghị khẳng định việc chặt hàng ngàn cây xanh tại Hà Nội là "chủ trương đúng" và không hề có ý định ngừng lại trong những ngày tháng tới. Ông còn gián tiếp phê bình lời hứa tạm ngưng để truy tìm trách nhiệm của Chủ tịch UBND Nguyễn Thế Thảo là quá "nóng vội".

Theo đúng bài bản truyền thống, ông Nghị khẳng định ngay đây là "chủ trương đúng, thi hành sai", và đơn giản đổ hết lỗi cho khâu tuyên truyền kém. Nhưng tất cả các lý do giải thích việc cắt cây của ông tại cuộc họp nói trên lại không mới và không khác gì những điều ban tuyên giáo Hà Nội cũng như các ban ngành liên hệ đã đưa ra. Các lý do đó chẳng thuyết phục được ai mà chỉ đẻ ra thêm nhiều câu hỏi khác:

-                      Lý do cắt cây vì sâu mục: Chẳng có nhà khoa học nào báo động đang có dịch côn trùng, sâu bọ giết hàng ngàn cây cổ thụ tại Hà Nội. Hàng ngàn hình ảnh chụp phần ruột các cây đã bị chặt dọc các con đường đều không thấy dấu vết sâu mọt, rỗng ruột gì cả. Và lạ hơn nữa, nếu các cây đều trong tình trạng bị sâu mọt đục ruỗng thì tại sao chúng lại được quí đến độ phải đánh số từng khúc một và được bán rất đắt hàng cho các công ty tư nhân tranh nhau đấu giá?

-                      Lý do cắt cây vì sợ bão đổ: Một mùa bão đổ bao nhiêu cây? Có phải vì một vài cây bị yếu gốc hay tàng cây quá lớn mà giết luôn hàng ngàn cây khác không? Như thế có cần cả một ban ngành chuyên "chăm sóc" cây xanh Hà Nội không? Và có phải trong suốt mấy trăm năm qua gần đây mới có bão thổi qua vùng Hà Nội?

-                      Lý do thay cây cong bằng cây thẳng cho đẹp thành phố: Định nghĩa "cây thẳng mới đẹp" đó ở đâu ra? Ai cho các quan chức Hà Nội độc quyền quan niệm "đẹp" đó? Tại sao các thành phố trên khắp thế giới không chỉ trồng cây dừa, cây cau, cây chuối, cây đu đủ cho thẳng và "đẹp"?

-                      Lý do cắt cây vì đã cũ, cần chỉnh trang thành phố: Chẳng ai có chút kiến thức khoa học tổng quát lại bảo phải thay cây cổ thụ vì chúng đã quá cũ cả. Cây xanh đâu phải là nhà cửa hay bàn ghế mà bảo rằng cứ vài chục năm thì phải thay vì quá cũ và xấu xí. Trong khi tập thể lãnh đạo Hà Nội hiện có trên 300 tiến sĩ chứ không ít. Chắc chắn họ phải biết thế giới ngày nay quí cây xanh và nối liền cây xanh với sức khỏe con người như thế nào, đặc biệt là những cây cổ thụ ở cấp vài trăm năm. Làm sao người dân Hà Nội không cảm thấy xấu hổ cho "tầm cao lãnh đạo" khi hàng ngày họ phải nhìn cảnh xa tít những cây xanh đã sống hàng trăm năm với đường kính 2 người lớn ôm không hết, bị cắt trụi và thay bằng những cây con thân bằng cổ tay, nhân danh "chỉnh trang đô thị".

-                      Và tất cả các cây đã và sắp bị xử tử đều không cản trở công trình xây dựng lớn nào.

Do đó, dù ngụy biện thế nào đi nữa thì ông Nghị và mọi ban ngành Hà Nội vẫn không sao giấu được cái đuôi "nạo rừng giữa thành phố" để chia nhau mấy trăm triệu đô la mỹ. Và chính vì thế mà quyết tâm chặt đang dâng lên rất cao: chặt ngày không đủ, tranh thủ chặt đêm.

Thật vậy, người dân không khỏi phì cười khi nghe ông Nghị kể lể công đức rằng "vì lợi ích của dân" mà lãnh đạo Hà Nội cho cưa cây ban đêm để tránh cảnh ách tắc xe cộ. Hàng trăm ngàn nhân chứng đang sống tại Hà Nội đã thấy tận mắt tất cả cây xanh đều bị ngang nhiên cưa cắt giữa ban ngày, ngang nhiên cản trở lưu thông. Chỉ khi dân chúng bắt đầu phản đối mạnh thì nhà cầm quyền mới vừa thông báo tạm ngưng, vừa chuyển sang chặt về đêm. Và chắc chắn trong những ngày tới, một khi cảm thấy đã trấn áp được các tiếng nói phản đối, các đoàn chặt cây sẽ lại được lệnh chuyển sang ban ngày để tăng tốc "chặt nhanh - bán nhanh - chia nhanh".

Chưa hết, ông Nghị cũng không quên thói quen trách dân như mọi khi. Lần này, vì không thể bảo những người dân xuống đường phản đối là "ỉ lại", ông bèn phán: họ đang bị các thế lực thù địch bên ngoài kích động. Ông chỉ quên mất chính báo chí, đài truyền thanh và truyền hình lề đảng đã đăng tải vô số các hình ảnh, các tiết mục phỏng vấn, phân tích hành động giết cây xanh quá vô trách nhiệm của quan chức Hà Nội.

Nhưng nỗi lo của người dân Hà Nội và khắp nơi trên cả nước không dừng ở đó. 6700 cây xanh đang và sắp bị giết chỉ mới là đợt 1 tại Hà Nội. Và không chỉ tại Hà Nội, các thành phố lớn đều đang rục rịch lên kế hoạch "chỉnh trang thành phố". Cụ thể, Huế đã lên kế hoạch giết 3500 cây xanh đợt 1.

Rõ ràng đây không phải là sáng kiến riêng của một địa phương mà đã có "đèn xanh" của lãnh đạo trung ương cho phép hàng ngũ quan lại kiếm ăn để họ tiếp tục sống chết với đảng. Đây là lối thoát trong lúc chẳng còn nước nào muốn cho Việt Nam vay vốn xây dựng các công trình lớn vì tình trạng tham nhũng rút ruột quá trầm trọng. Những nước từng viện trợ như Nhật Bản còn đòi lại các khoản tiền đã cho trước đây. Hiện nay, 2 cách kiếm tiền táo bạo mới đang lan tràn là chặt cây thành phố bán gỗ quí và lấn bờ sông ngòi bán mặt bằng cao giá.

Sự im lặng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về 2 hiện tượng cướp cây và lấn sông đang diễn ra, bất kể nhiều lời kêu gọi can thiệp, càng bồi thêm vào kết luận: đây cũng là một "chủ trương lớn của đảng". Cho đến nay, ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ ra lệnh cho Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải lên tiếng đòi Hà Nội giải trình sự việc. Hiển nhiên, ai cũng biết Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị, một người cao cấp hơn ông Hải nhiều trong hệ thống đảng, sẽ chẳng coi thư yêu cầu giải trình đó ra gì. Hơn thế nữa, ai trong giới đại gia, buôn bán lớn đều biết Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ là người chuyên chạy mối (chạy áp-phe) cho thủ tướng quanh các dự án lớn, chứ ông chẳng biết gì về công việc điều hành nhà nước và cũng chẳng có uy tín gì để răn đe ai.

Tại điểm này, mọi hy vọng "truy tìm trách nhiệm" để trừng phạt những lâm tặc ngay giữa thủ đô, như Chủ tịch UBND Nguyễn Thế Thảo đã hứa, coi như tắt lịm. Ngược lại, trận dịch "Chặt cây nhanh - Bán gỗ gấp" trên cả nước đã bắt đầu, và bắt đầu từ Hà Nội.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh_._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Featured post

Lisa Pham Vlog -25/4/2024

Popular Posts

My Blog List