Làn sóng ‘bất tuân dân
sự’ lan tới Việt Nam?
Thuật ngữ “bất tuân dân sự” ngày càng được nhắc tới nhiều hơn ở
trong nước sau cuộc phản kháng chính quyền Bắc Kinh của nhiều người dân Hong Kong,
đa số là thanh niên và sinh viên, hồi cuối năm ngoái.
01.04.2015
Những cuộc xuống đường rầm rộ, đẩy chính quyền ở cả nam lẫn bắc
vào thế buộc phải thương lượng những ngày qua, đã khiến giới quan sát lạc quan
nhiều hơn về một làn gió mới từ xã hội dân sự ở Việt Nam.
Hàng nghìn công nhân, thậm chí có báo nói là hàng chục nghìn
người, làm việc cho công ty Pou Yuen của Đài Loan, đã tuần hành ở Sài Gòn để
phản đối chính sách bảo hiểm xã hội mới.
Cuộc biểu tình ôn hòa quy mô lớn hơn nhiều lần so với những đợt
đình công trước đây gây đình trệ hoạt động tại khu công nghiệp Tân Tạo, khiến
nhà nước phải tìm cách trấn an và xoa dịu.
Đích thân Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh - Xã hội đã có
buổi đối thoại trực tiếp với đại diện các công nhân hôm 31/3.
Nhưng hiện vẫn chưa rõ kết quả của cuộc làm việc nhằm hóa giải
căng thẳng này. Một tờ báo đưa tin công nhân đã “vỗ tay đồng tình”, trong khi
tờ khác lại đưa tin rằng “cuộc đối thoại bất thành”.
Thuật ngữ “bất tuân dân sự” ngày càng được nhắc tới nhiều hơn ở
trong nước sau cuộc phản kháng chính quyền Bắc Kinh của nhiều người dân Hong
Kong, đa số là thanh niên và sinh viên, hồi cuối năm ngoái.
Luật sư Nguyễn Văn Đài đồng tình với nhận định cho rằng người Việt
đang học hỏi các phương thích tranh đấu bất bạo động từ nhiều nơi khác trên thế
giới.
Do vậy, tôi cho rằng đây chỉ là một sự khởi đầu. Tôi nghĩ rằng từ
giờ tới cuối năm, hay sang năm, thì phong trào bất tuân dân sự, phong trào
xuống đường khi có một sự kiện nào đó, sẽ mạnh mẽ và trở nên dữ dội hơn.
Luật sư Nguyễn Văn Đài nhận định.
Nhà bất đồng chính kiến này nói: “Ngày nay, với sự phát triển của
công nghệ thông tin, Internet, đặc biệt là các trang mạng xã hội, những thông
tin về các cuộc biểu tình, các cuộc đấu tranh đòi quyền sống, quyền làm người ở
khắp nơi trên thế giới, đều được chuyển tải tới người dân ở trong nước, đặc
biệt là giới trẻ. Thế nên nó tác động rất nhiều đến tâm lý.
Khi những sự kiện
tương tự, hay những sự kiện xảy ra ở trong nước, tác động trực tiếp tới người
dân, thì họ biết rằng họ phải làm gì đó để bảo vệ quyền lợi của họ, giống như
là người dân trong khu vực cũng như trên thế giới từng làm".
Ông Đài nói thêm: "Do vậy, tôi cho rằng đây chỉ là một sự khởi đầu. Tôi nghĩ rằng từ giờ tới cuối năm, hay sang năm, thì phong trào bất tuân dân sự, phong trào xuống đường khi có một sự kiện nào đó, sẽ mạnh mẽ và trở nên dữ dội hơn”.
Ông Đài nói thêm: "Do vậy, tôi cho rằng đây chỉ là một sự khởi đầu. Tôi nghĩ rằng từ giờ tới cuối năm, hay sang năm, thì phong trào bất tuân dân sự, phong trào xuống đường khi có một sự kiện nào đó, sẽ mạnh mẽ và trở nên dữ dội hơn”.
Luật sư Đài nói thêm rằng tình hình kinh tế, xã hội ở Việt Nam
ngày càng xuống cấp, tác động trực tiếp tới người dân, nên công nhân ở Sài Gòn
“xuống đường với thái độ quyết liệt hơn để đòi hỏi quyền lợi cho bản thân”.
Ông cũng nhấn mạnh tới quyết tâm bày tỏ thái độ bảo vệ môi trường
của người dân Hà Nội trong vụ chặt cây xanh gây tranh cãi vừa qua, khiến chính
quyền thủ đô buộc phải dừng triển khai việc thay thế cây.
Dù các cuộc diễu hành vì cây xanh thu hút sự tham gia của nhiều
người với sự hậu thuẫn của truyền thông trong nước, trả lời báo chí mới đây, Bí
thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị lại cho rằng “có trang mạng kích động nhân
dân xuống đường biểu tình, nhân danh bảo vệ cây xanh nhưng thực ra là chống chế
độ”.
Blogger Anh Chí, người mới xuống đường kêu gọi chính quyền Hà Nội
minh bạch hóa thông tin về vụ chặt cây, không đồng tính với ý kiến của ông
Nghị.
Có lẽ là các ông ấy quá chủ quan, đánh giá quá thấp sự hiểu biết
và bản lĩnh của người dân bây giờ. Người dân bây giờ tự nhận thức được điều gì
đúng, điều gì sai, chứ không phải do ai kích động cả.
Blogger Anh Chí nói.
Nhà hoạt động xã hội này nói: “Có lẽ là các ông ấy quá chủ quan,
đánh giá quá thấp sự hiểu biết và bản lĩnh của người dân bây giờ. Người dân bây
giờ tự nhận thức được điều gì đúng, điều gì sai, chứ không phải do ai kích động
cả. Thực tế, dự án này đi ngược lại chủ trương mà chính quyền đưa ra. Họ chặt
cây mục, cây cong, cây xấu, gây nguy hiểm thì đó là chuyện bình thường. Nhưng
thực tế, họ lại chặt những cây rất to, những cây tuổi tới trăm năm, mấy chục
năm".
Blogger Anh Chí nói thêm: "Ông bí thư thành ủy Hà Nội nói là
có phần tử kích động, thì tôi nói thẳng đó chính là những quan chức chịu trách
nhiệm phát ngôn. Chính những lời nói của họ kích động nhân dân vì người dân cảm
thấy bị xúc phạm, bị lừa dối và bị coi thường. Việc bảo vệ môi trường sống, tài
sản chung, việc chung của xã hội, người dân phải có quyền tham gia. Chứ còn
đảng cộng sản Việt Nam hay phía chính quyền, chỉ là một nhóm người rất ít trong
xã hội này. Họ không thể nào làm hết được”.
Trong một bài viết đăng tải hôm nay, 1/4, với tựa đề “Mở rộng dân
chủ qua cách lắng nghe dân”, tờ Tia sáng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cho
rằng cuộc đình công của công nhân hay xu hướng phản đối của người dân Hà Nội
trước việc chính quyền triển khai chặt hạ 6.700 cây xanh trong thành phố là
“những ví dụ cho thấy nhà nước chỉ tiếp thu tiếng nói của người dân khi chính
sách đã hoặc sắp sửa đi vào đời sống, và nhân dân hầu như không được thông tin
từ sớm để có cơ hội tham gia góp ý dự thảo chính sách”.
Trong khi đó, nhận định trên Facebook về cuộc đình công của công
nhân công ty Pou Yuen, luật sư Lê Công Định viết: “… Nói thật, phen này gay go
đấy các bác ạ! Một đạo luật bất công và bất hợp lý bao giờ cũng phải đối diện
với phong trào bất tuân dân sự của toàn xã hội. Những ngày êm ả nay còn đâu?”
Chính phủ Việt Nam tháng trước đã đề nghị cho phép lùi trình luật
Biểu tình thêm một năm rưỡi so với dự kiến trước đó.
Dự luật này được nhiều người kỳ vọng sẽ hợp pháp hóa việc xuống
đường bày tỏ quan điểm và nguyện vọng của người dân.
http://www.voatiengviet.com/content/lan-song-bat-tuan-dan-su-lan-toi-viet-nam/2702743.html
No comments:
Post a Comment