From: CĐ Liên Bang HK <
Kính chuyển tin của
đài Á Châu Tự Do
90,000 công nhân đình công ở Sàigòn
RFA
2015-03-27
2015-03-27
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Hàng chục ngàn
công nhân công ty PouYuen Việt Nam ở Quận Bình Tân TPHCM, bắt đầu đình công từ
hôm 26/03/2015.
Coutesy laodong.com.vn
Gần 90.000 ngàn công nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh đình công phản
đối một điều luật Bảo hiểm Xã hội mới ban hành.
Công nhân công ty TNHH PouYuen Việt Nam ở quân Bình Tân đình
công từ hai ngày nay, thứ năm và thứ sáu, để phản đối điều 60 luật bảo hiểm xã
hội được quốc hội thông qua hồi tháng 11 năm ngoái, có hiệu lực từ đầu
năm sau.
Điều luật này không cho người tham gia BHXH khi nghỉ việc được
hưởng bảo hiểm một lần như trước, mà phải chờ đến tuổi hưu. Ờ Việt Nam tuổi hưu
người phái nam là 60, phái nữ là 55 tuổi.
Trước đây theo luật BHXH năm 2006, điều 55, quy
định rằng nếu công nhân nghỉ việc tại công ty sẽ được nhận cuốn sổ BHXH mà họ
đã tham gia, sau đó 1 năm đem cuốn sổ này đến cơ quan BHXH để khai báo làm thủ
tục nhận trợ cấp 1 lần.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam gửi văn thư giải
thích là luật mới nhằm bảo đảm cho công nhân khi về hưu được bảo đảm quyền an
sinh xã hội, hưởng chế độ hưu trí khi hết tuổi lao động. Công Đoàn Công ty
cũng kêu gọi công nhân trở lại sản xuất để không ảnh hưởng đến Công ty và bản
thân công nhân.
Uỷ ban Nhân dân quận Bình Tân cho biết đã nhận kiến nghị của
công nhân, đang chuyển lên cấp trên và quốc hội để giải quyết.
Đài Á Châu Tự Do
--
Lần đầu tiên 90,000 công nhân VN phản đối chính
sách
27:03:2015, SÀI GÒN (NV) - Tuy đình công tại Việt Nam xảy ra thường xuyên nhưng chỉ nhằm đòi giới chủ tăng lương, đáp ứng các quyền lợi thiết thân khác. Lần đầu tiên công nhân đình công đòi chính quyền thay đổi chính sách.
27:03:2015, SÀI GÒN (NV) - Tuy đình công tại Việt Nam xảy ra thường xuyên nhưng chỉ nhằm đòi giới chủ tăng lương, đáp ứng các quyền lợi thiết thân khác. Lần đầu tiên công nhân đình công đòi chính quyền thay đổi chính sách.
Khoảng 90,000 công nhân đã đình công tại Sài Gòn để phản đối Luật Bảo Hiểm Xã Hội mới. (Hình: Pháp Luật Sài Gòn)
Cuộc đình công với sự tham gia của khoảng 90,000 công nhân công ty Pouyuen Việt Nam, có nhà máy chuyên sản xuất giày da trong Khu Công Nghiệp Tân Tạo, quận Bình Tân, Sài Gòn, đã kéo dài từ trưa Thứ Năm đến hết ngày Thứ Sáu tuần này và vì là cuối tuần nên không rõ đã kết thúc hay chưa.
Theo tường thuật của báo
chí Việt Nam, sau khi nghe “tuyên truyền” về Luật Bảo Hiểm Xã Hội mới vào sáng
26 tháng 3, 2015, trưa cùng ngày, khoảng 30 công nhân của xưởng D3 đã kéo qua
xưởng D4 tắt đèn và 500 công nhân ở đó đồng loạt ngưng làm việc. Đến chiều 26
tháng 3 có thêm 700 công nhân ngưng làm việc và sang ngày hôm sau, con số công
nhân ngưng làm việc đã tăng lên khoảng 90.000 (tờ Pháp Luật TP.HCM cho biết số
công nhân tham gia đình công là 83.000, tờ Lao Động thì xác định là gần
90.000,...)
Trước đây, Luật Bảo Hiểm
Xã Hội ban hành năm 2006 cho phép tất cả những công nhân đã làm việc được một
năm, nếu mất việc hoặc nghỉ việc, không thể tiếp tục đóng Bảo Hiểm Xã Hội, vẫn
có quyền nhận trợ cấp Bảo Hiểm Xã Hội một lần.
Năm ngoái, Quốc Hội CSVN
thông qua luật Luật Bảo Hiểm Xã Hội mới. Theo đó, những công nhân chưa đóng Bảo
Hiểm Xã Hội đủ 20 năm mà mất việc hoặc nghỉ việc sẽ không được hưởng bất kỳ
khoản trợ cấp nào. Trợ cấp Bảo Hiểm Xã Hội chỉ được phát khi họ đến tuổi nghỉ
hưu.
Đó cũng là lý do dẫn đến
cuộc đình công vừa kể. Những công nhân tham gia đình công yêu cầu duy trì quy
định của luật cũ bởi khi mất việc họ cần phải sống.
Trao đổi với báo giới,
ông Nguyễn Văn Khải, phó chủ tịch Liên Đoàn Lao Động Sài Gòn - thành viên của
Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, tổ chức được chế độ Hà Nội lập ra để “đại
diện” công nhân, không đề cập gì đến nguyện vọng của công nhân mà chỉ bảo rằng,
cơ quan này đã gửi “báo cáo nhanh” về cuộc đình công cho các “cơ quan chức
năng.”
Trò chuyện với tờ Pháp
Luật TP.HCM về qui định mới trong Luật Bảo Hiểm Xã Hội mới đang làm công nhân
bất bình, ông Điều Bá Được, trưởng ban Chính Sách của Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam,
cho rằng, việc hưởng trợ cấp một lần khi mất việc hoặc nghỉ việc chỉ giải quyết
khó khăn trước mắt, còn quy định mới nhằm đảm bảo lợi ích lâu dài cho người lao
động khi về già!
Cũng cần nhắc lại rằng
hồi tháng 8 năm 2013, dựa trên một báo cáo của Bộ Tài Chính Việt Nam về nợ nần
của chính phủ Việt Nam, nếu tính nợ công theo chủ nợ, chính phủ Việt Nam nợ quỹ
Bảo Hiểm Xã Hội 5%.
Theo thống kê của Bảo
Hiểm Xã Hội Việt Nam - nơi có trách nhiệm chi trả trợ cấp thất nghiệp, từ năm
2010 đến nay, số người thất nghiệp của năm sau có khuynh hướng cao gấp đôi năm
trước. Nếu năm 2010, mỗi tháng có khoảng 16,000 người ghi danh xin trợ cấp thất
nghiệp thì đến năm 2011, con số này là 28,000 người.
Sang năm 2012, mỗi
tháng, số người ghi danh xin trợ cấp thất nghiệp tại Việt Nam khoảng 40,000.
Trong 9 tháng đầu 2013, mỗi tháng, có khoảng 114,000 người ghi danh xin trợ cấp
thất nghiệp... Lúc đó, số người thất nghiệp được dự đoán là sẽ tiếp tục tăng do
kinh tế tiếp tục suy thoái. Doanh nghiệp vẫn thi nhau cắt giảm nhân sự, đóng
cửa ngưng hoạt động, thậm chí khai phá sản.
Kể từ cuối năm 2013,
liên tục có những cảnh báo về việc Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội sẽ “vỡ” vì nhiều doanh
nghiệp không còn khả năng đóng góp. Tính đến tháng 8 năm 2014, Quỹ Bảo Hiểm Xã
Hội đang bị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nợ 600 tỷ đồng. Trong đó nợ của
chính phủ CSVN đối với quỹ này là 303 tỷ đồng.
Một trong những mục tiêu
chính của Luật Bảo Hiểm Xã Hội mới, được ban hành hồi năm 2014 là giữ để quỹ
Bảo Hiểm Xã Hội không vỡ sớm. Theo tính toán do chính Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam
công bố hồi tháng 9 năm ngoái, Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội của Việt Nam sẽ thâm thủng
vào năm 2020 và cạn sạch vào năm 2034. (G.Đ)
Ca sĩ Ái Vân: Về việc tàn sát cây xanh Hà Nội
Ca sĩ Ái Vân
Là một nguời con của Hà nội, tôi yêu cầu các ông lãnh đạo Hà nội
trả lời cho nhân dân những câu hỏi sau:
1/ Các ông bảo nhiều cây bị sâu mọt, cong ... Vậy đó là những cây nào, cụ thể cây nằm trước số nhà bao nhiêu, phố nào ? Đã có ai đến định bệnh cho cây và thử chữa sâu, mọt cho cây ấy lần nào chưa ?
2/ Các ông bảo nhiều cây có thể gây nguy hiểm cho các hộ dân cư,
vậy đó là những cây nào, số nhà và phố nào, những hộ dân ở đó đã có ai phàn nàn
yêu cầu giúp đỡ chưa ? Nếu có, là những ai, ngày, giờ, lần gặp chính quyền địa
phương ?
3/ Các ông bảo đó là những cây không phù hợp với cảnh quan Hà nội,
thử hỏi trong các ông ai là người đã sinh ra và lớn lên tại Hà nội, các ông đã
sống ở Hà nội được đủ " già " bằng những cây vừa bị chặt, và đã được
sống với lịch sử hàng trăm năm của Thăng Long - Hà nội chưa để có thể tự cho
mình đủ tư cách phát biểu về phẩm chất và thẩm mỹ của những cây cổ thụ đó ?
4/ Tại sao phải có cuộc " tàn sát " cây cấp tốc như vậy, phải chăng vì các ông biết đang làm bậy nên phải làm thật nhanh để khỏi bị phản đối ?
5/ Qua các bức hình, tôi thấy hạ toàn cây to, gỗ rất mịn và chắc, không hề có dấu hiệu của sâu, mọt. Vậy số gỗ tốt ấy đã được cấp tốc chở đi đâu, ai chở, ai là người sử dụng số gỗ ấy, nếu bán thì bán cho ai, giá bao nhiêu, ai là người nhận số tiền bán gỗ đó ? Tất cả cần có câu trả lời rõ ràng, minh bạch.
6/ Các ông bảo việc chặt cây được người dân đồng tình, vậy đã công khai việc trưng cầu ý dân chưa, nếu có thì vào lúc nào, văn bản số bao nhiêu, ai la người ký, và nếu dân đồng ý thì bao nhiêu người, danh sách ký tên, địa chỉ...? Ai là người ký quyết định chặt cây ? Đề nghị công khai tên tuổi, chức vụ và văn bản quyết định .
Sau cùng, nhân danh một người Hà nội, tôi yêu cầu các ông không phải là "tạm dừng ", mà là phải CHẤM DỨT VĨNH VIỄN việc tàn sát cây xanh, cây cổ thụ của Hà nội. Đó là một tội ác, một vết nhơ không bao giờ gột rửa được của lịch sử. Người đời sẽ mãi mãi nguyền rủa các ông.
Các ông sẽ được lưu danh như những "kẻ đốt đền" cho thế hệ mai sau. Con cháu các ông khi ra đường sẽ phải xấu hổ vì có cha ông chúng là những tội đồ của Hà nội, của nhân dân.Và cây, đừng tưởng chúng không có linh hồn khi một ngày nào đó không xa, chúng sẽ hiện về đòi nợ các ông đó !
Hãy trả lời cho dân được biết.
Hãy dừng tay gây tội ác hỡi các ông !
California ngày 21/3/2015
Hà Thị Ái Vân- một người con của Hà nội.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment