Đảng cộng sản Việt nam xài ngân
sách quốc gia như thế nào?
Kính Hòa, phóng viên RFA
2015-03-26
2015-03-26
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Ảnh minh họa
Giữa tháng 3 năm 2015, lần đầu tiên
trên trang mạng của Bộ Tài chính, người ta thấy được số tiền mà ngân sách quốc
gia chi hàng năm cho Văn phòng trung ương đảng cộng sản Việt nam. Ngay sau đó
số liệu này được nhiều người đem ra so sánh với các khoản chi dành cho các bộ
phận khác của bộ máy nhà nước, cũng như các trường đại học công lập. Sau đây là
ý kiến một số nhà quan sát cũng như chuyên gia trong và ngoài nước được Kính
Hòa ghi nhận về việc này.
Chi tiêu cao cho đảng và các mục tiêu chính trị
Trong buổi trao đổi với chúng tôi, Tiến sĩ Quang A, một nhà hoạt
động xã hội dân sự tại Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển
IDS nói là việc minh bạch thông tin về chi tiêu lần này là một điều tốt. Giáo
sư Nguyễn Văn Tuấn một nhà khoa học tại Úc, đồng thời rất quan tâm đến xã hội
và chính trị trong nước cũng nói đó là một việc đáng hoan nghênh.
Tuy nhiên Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn có nhận xét:
“Nếu mình nhìn vô bốn văn
phòng gọi là đầu não của cả nước là văn phòng chủ tịch nước, văn phòng quốc
hội, văn phòng chính phủ, và văn phòng đảng, thì một điều hết sức ngạc nhiên là
văn phòng đảng chi
tiêu nhiều nhất, tức là gần 2000 tỉ tức là gần một trăm triệu đô la. Trong khi văn phòng chủ tịch nước chỉ có hai trăm tỉ, tức là bằng 1/10. Còn văn phòng Quốc hội, và Chính phủ mình nghĩ cũng quan trọng lắm
chứ, mà chi tiêu chỉ bằng phân nửa văn phòng của đảng. Tôi bèn tìm hiểu thêm cái số mà họ chi tiêu cho
văn phòng đảng là cái gì. Thì một lần nữa tôi lại ngạc nhiên. Họ chi rất nhiều
cho cái gọi là Cục quản trị A, tôi cũng không biết nó là cái gì. Nhưng một cơ
quan được nhận khá nhiều tiền là Ban tuyên giáo. Riêng Ban này đã là 110 tỉ.”
Ông Đặng Như Lợi, nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội
của Quốc hội, từng làm việc ở Vụ tiền lương của Bộ Lao Động thì nói là số tiền
được phân chia cao hay thấp là do số lượng công việc khác nhau, ông nói:
“Nó phải chi theo luật
ngân sách và khối lượng nhiệm vụ. Mà khối lượng nhiệm vụ thì mình không thể so
sánh được. Ví dụ như là Văn phòng quốc hội thì cái gì cái gì đấy…. Mà khối
lượng nhiệm vụ thì mình không biết, cho nên phải kiểm soát được tất cả những
vấn đề ấy.”
Nếu mình nhìn vô bốn văn phòng gọi là đầu não của cả nước là văn phòng
chủ tịch nước, văn phòng quốc hội, văn phòng chính phủ, và văn phòng đảng, thì
một điều hết sức ngạc nhiên là văn phòng đảng chi tiêu nhiều nhất, tức là gần
2000 tỉ tức là gần một trăm triệu đô la
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhận xét rằng nếu số tiền cấp cho Văn
phòng trung ương đảng cao quá như thế thì không hợp lý:
“Tôi nghĩ rằng việc đó là
hết sức không hợp lý. Việc ngân sách nhà nước hỗ trợ các đảng hoạt động là một
tập quán tôi nghĩ là không lạ gì ở các nền dân chủ, bởi vì các đảng chính trị
là các tổ chức hết sức cần thiết cho xã hội nhằm giúp người dân tạo nên chính
kiến của mình, hoặc thông qua nó bày tỏ chính kiến bằng cách ủng hộ đảng này
hay ủng hộ đảng kia. Cái đáng tiếc ở Việt nam chỉ có độc đảng là đảng cộng sản
Việt nam, cái việc mà chi tiêu ngân sách cho đảng cộng sản Việt nam là một điều
rất bức bách cần phải nói rõ, minh bạch hóa ra để người dân được biết. Riêng
văn phòng trung ương đảng đã như thế còn 61 văn phòng thành ủy, tỉnh ủy, huyện
ủy, rồi đến cấp xã, cấp thôn, thì không hiểu rằng người dân Việt nam này đóng
bao nhiêu thuế để nuôi đảng cộng sản Việt nam. Và như thế thì đảng cộng sản
Việt nam phải có trách nhiệm giải trình trước dân chúng.
Cái khoản chi mà chúng ta đang nói tới là cho văn phòng trung ương
đảng cộng sản Việt nam, chứ không phải là cho đảng cộng sản Việt nam nói chung.
Một đảng như đảng cộng sản Việt nam thì nhà nước cũng cần tài trợ nhưng mà một
phần thôi, còn chủ yếu là nó phải tự vận động cái tài trợ của nó, hoặc là nó
phải lấy đảng phí của nó để hoạt động.”
Ông Đặng Như Lợi thì cho rằng vị trí của đảng cộng sản Việt nam
hiện nay là một đặc thù của Việt nam:
“Với một chính thể, cái
chế độ chính trị của mỗi một nước nó hoàn toàn khác nhau. Đảng đây là đảng của
giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của cả dân tộc mà. Ngay trong điều
lệ đã ghi như thế thì anh biết rằng là Việt nam mang tính đặc thù của nó.”
Cái đáng tiếc ở Việt nam chỉ có độc đảng là ĐCSVN, cái việc mà chi
tiêu ngân sách cho ĐCSVN là một điều rất bức bách cần phải nói rõ...Riêng văn
phòng TƯ đảng đã như thế còn 61 văn phòng thành ủy, tỉnh ủy, huyện ủy, rồi đến
cấp xã, cấp thôn, thì không hiểu rằng người dân Việt nam này đóng bao nhiêu
thuế để nuôi ĐCSVN
Tiến sĩ Nguyễn Quang A
Chi
tiêu cho đảng và việc cải cách tiền lương
Một nhận xét khác cũng được nhiều nhà quan sát đưa ra là việc chi tiêu quá cao cho bộ máy hành chính
của đảng sẽ làm suy yếu nguồn lực đáng lý ra giành cho các mục tiêu xã hội ,
giáo dục khác, cũng như việc tăng lương cho bộ máy nhà nước. Đó là ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Quang A, còn
Giáo sư Tuấn nhận xét rằng chi phí của Văn phòng trung ương đảng cao hơn tổng
chi cho hai đại học quốc gia Hà nội và Sài gòn cộng lại:
“Việt nam thì lúc nào cũng nói là muốn phát triển
khoa học và giáo dục, mà hai trường này là hai trường đầu tàu của cả nước. Vậy
mà dự toán của họ còn thấp hơn cả một văn phòng có thể là hành chánh của đảng. Tôi
thấy đó là một điều thú vị và cũng rất bất bình thường.”
Ông Đặng Như Lợi lại cho rằng những người làm hành chính của đảng,
do không có nguồn thu nào khác nên cần có những khoản ưu đãi hơn các công chức
nhà nước khác. Ông nói:
“Những người làm công
chức ở đấy, các chức vụ nào thì tôi không biết, nhưng nói chung không có nguồn
thu nào cả, không có thu nhập nào cả. Cán bộ công chức bên ngoài, cơ quan hành
pháp, tư pháp thì nó còn có cái nguồn thu nào đấy, nhưng cái ông ấy thì chịu,
chỉ còn có ngân sách thôi. Thế thì họ có những cái khoản mà công chức hiện nay
không có ví dụ như phụ cấp ưu đãi ngành.”
Liên quan đến giảm biên chế và vấn đề xã hội hóa, tức là nhà nước không
phải làm hết mọi thứ như trước, trả lời câu hỏi của chúng tôi là nhà nước Việt
nam nên bỏ những lĩnh vực nào, ông Lợi nói:
“Ôi dài lắm anh ạ, anh
lại hỏi cái câu ấy… cả một cái phấn đấu mà chúng tôi làm mãi, mà đâu phải chỉ
có chuyên gia giỏi, phải có cả lãnh đạo giỏi nữa. Chuyên gia giỏi cũng không
giải quyết được vấn đề, vì họ không phải là người trình và quyết định cái đó.”
Tiến sĩ Nguyễn Quang A người công khai phát biểu rằng Việt nam cần
có đa nguyên chính trị, nói là điều cần thiết lúc này là một sự minh bạch về
chi tiêu trong việc ngân sách quốc gia hỗ trợ cho đảng cộng sản, và tiến tới
việc trong tương lai là hỗ trợ cho nhiều đảng phái chính trị khác nữa.
Ông Đặng Như Lợi một mặt cho rằng chuyện đa đảng hay độc đảng là không
cần thiết, nhưng ông cũng nói là vấn đề xã hội hóa mà Việt nam tiến hành bấy
lâu nay là không thành công, và muốn thành công thì cần một quyết tâm lớn về
chính trị.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment