Công an Việt Nam và 'kiêu binh thời mới'
·
4 tháng 3 2015
Một nhà báo gọi lực lượng dân
phòng, tự quản ở Việt Nam là 'kiêu binh thời mới', trong chương trình Bàn tròn thứ Năm với BBC Tiếng Việt hôm 05/03.
"Trong
nhiều trường hợp, lực lượng dân phòng còn hành xử hung hãn hơn công an,"
nhà báo Đoan Trang bình luận từ Hà Nội. (Xem video thảo luận tại http://bit.ly/1EQzApu).
"Cũng có
thể là xuất từ hoàn cảnh chiến tranh lâu dài họ [lực lượng tự quản] ra đời để
hỗ trợ thêm cho lực lượng công an nên họ thấy vai trò của họ lớn lắm, và dù vai
trò đó không được quy định rõ ràng trong pháp luật nhưng từ lâu rồi họ vẫn có
ảnh hưởng rộng trong xã hội, tạo ra nỗi sợ cho người dân."
Các khách mời
của chương trình trực tuyến diễn ra vào lúc 1930 (giờ Việt Nam) tham gia từ Hà
Nội và Warsaw, Ba Lan bàn về vụ xô xát giữa người mẫu Trang Trần với công an,
vụ người dân tử vong tại đồn công an ở Hà Tĩnh và giới hạn quyền lực của lực
lượng công an cũng như tự quản.
Trong vụ liên
quan tới người mẫu Trang Trần, cảnh sát đã quyết định đưa cô về đồn ngay sau
khi cô có những lời lẽ lăng mạ lực lượng cảnh sát sáng sớm hôm 27/2.
Khi một người
'tự quản' tiếp cận cô đã 'tát' vào mặt người này và sau đó đá về phía một công
an khác trong khi đang bị bẻ quặt hai tay ra sau.
Luật sư Hà Huy
Sơn cho rằng, lực lượng tự quản rất dễ lạm dụng và xâm phạm quyền công dân do
chính quyền không quy định rõ ràng.
Trả lời câu hỏi
của phóng viên Nguyễn Hùng về tính chính danh của lực lượng này, luật sư nói,
"đây là lực lượng thừa hành nhiệm vụ của chính quyền, mặc dù chính quyền ở
đây là cấp phường, cấp xã nên trước pháp luật vẫn là người thi hành công vụ.
"Nhưng
quyền hành của người thi hành công vụ này đến đâu thì pháp luật quy định không
rõ. Nên rất dễ đến tình trạng khi người ta lạm quyền thì chính quyền phường xã
trốn tránh trách nhiệm và có điều kiện đổ cho lực lượng dân phòng đó."
Tuy nhiên,
không đồng quan điểm với ông Hà Huy Sơn, luật sư Trần Vũ Hải nóitrả lời BBC
Tiếng Việt hôm 03/03, cho rằng đây không phải là những người thi hành công vụ:
"Quan điểm
của tôi là không. Còn nếu giả sử ai người ta nói đó là công vụ thì phải nói rõ
họ dựa theo quy chế nào để xác định đấy là công vụ và phải có hợp đồng giao vụ
việc.
"Thực tế
không có điều đấy và thực tế như tôi đã nói cũng không có văn bản pháp lý nào
để nói việc đấy nên đây là hoàn toàn tự phát."
Nhà báo Mạc
Việt Hồng cho biết, ở Ba Lan cũng có lực lượng cũng tương đương như lực lượng
tự quản.
"Nhưng
theo tôi hiểu, thì họ có quy định rất rõ ràng. Ví dụ trong trường hợp lái ô tô
thì những lực lượng tự quản này không được phép dừng xe đang chạy trên đường mà
họ chỉ có thể phạt xe đỗ không đúng quy định."
Nhà báo Đoan Trang
bình luận thêm về lực lượng này ở Việt Nam, "vừa được vị thế do chính
quyền trao, vừa được hoạt động trong xã hội mà từ lâu đã gần giống như xã hội
trại lính, mà kể cả cách dùng từ của họ như ra quân, chiến dịch, truy quét.
"...Mà tôi
nghĩ rằng nếu như không có quy định rõ ràng của pháp luật và thực thi quyết
định đó thì lực lượng kiêu binh này còn gây ra nhiều tai họa." (Xem video
thảo luận tại http://bit.ly/1EQzApu)
Biên tập viên
trang web Luật Khoa nhận xét, đa số những người tham gia lực lượng tự quản
"khỏe chân tay hơn khỏe đầu óc, rảnh việc không có gì làm thì chạy chọt
sao đó để trở thành lực lượng như vậy.
"Ngay cả
tôi là người làm báo nội chính mà cũng không phân biệt được các lực lượng với
nhau. Nhưng đa phần họ đều rất hống hách, họ coi dân là một loại khác, mình là
một loại khác."
Bảo vệ hay trấn áp?
Một ngày sau
khi Trang Trần bị bắt, một người dân ở xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh bị
bắt đưa về công an lúc 4h sáng ngày 28/2 vì 'tội đánh bạc' với tang vật là một
bộ bài và 72.000 đồng theo báo Thanh Niên.
Báo này cũng
dẫn lời công an địa phương nói một công an xã thú nhận đã "tát nhẹ"
ông Tình, 39 tuổi.
Hồi đầu năm
2013, BBC Tiếng Việt cũng đưa tin về vụ tử vongcủa một người đàn ông
39 tuổi khác trong đồn công an thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. Vụ việc được
chủ tịch tỉnh giải thích là do người dân "tự đút tay vào trong điện"
và truyền thông địa phương cũng không ngay lập tức vào cuộc. (Xem video thảo
luận tại http://bit.ly/1EQzApu)
Luật sư Hà Huy
Sơn cho rằng người Việt Nam đã sợ công an từ lâu, có thể do lịch sử, nhưng một
phần quan trọng nữa là do người dân không hiểu hết được quyền công dân, quyền
con người của mình "nên khi tiếp xúc với công an bị bất lợi nếu không có
luật sư tham gia cùng".
"...Theo
kinh nghiệm của tôi thì tôi có thấy công an Việt Nam khi bắt người cũng có
những câu hỏi hay hành vi khiêu khích để người bị bắt có những phản ứng, những
hành vi được cho là vi phạm."
Trả lời câu hỏi
về việc liệu công an Việt Nam đang có quá nhiều quyền lực, luật sư cho rằng,
nếu ngành tư pháp có quyền đối trọng thì lực lượng công an Việt Nam không thể
lạm dụng quyền hành pháp của mình.
"Nhưng do
hiến pháp hiện tại của Việt Nam, tư pháp và hành pháp tổ chức theo sự phân
công, tức là có sự lãnh đạo ở trên, tức là nó theo hình tháp chứ không có quan
hệ đối trọng.
"Và theo
truyền thống thì chính quyền vẫn dựa vào lực lượng công an để giành và giữ
chính quyền từ trước đến nay. Do vậy nên cũng có không ít những trường hợp lạm
dụng và xâm phạm nhân quyền."
Nhà báo Mạc
Việt Hồng cũng nhận xét, nhiệm vụ của công an ở Ba Lan là để "phục vụ, bảo
vệ người dân".
Còn công an ở
Việt Nam "là công cụ trấn áp của chính quyền, mà chính quyền ở đây là
chính quyền của đảng Cộng sản. Nó là công cụ của chuyên chính vô sản
"Hành xử
của công an ở Việt Nam trong những năm qua đã thể hiện sự côn đồ, tất nhiên là
trong lực lượng công an cũng có nhiều người tốt, nhưng tình trạng chết trong
đồn công an rất nhiều, có thể đến cả chục vụ một năm đến nỗi người ta nói là
‘chết trong phường là cái chết rất bình thường’."
Chủ bút của
trang Đàn Chim Việt phân tích thêm rằng, với trường hợp của người mẫu Trang
Trần ở nước khác có thể là vi phạm pháp luật, nhưng ở Việt Nam lại có nhiều
người tỏ ra ủng hộ là do "công an sử dụng côn đồ và đàn áp người dân quá
nhiều, nên tiếng nói của cô Trang Trần, tôi cho là thể hiện sự bức xúc của phần
lớn người dân Việt Nam."
(Xem video thảo
luận tại http://bit.ly/1EQzApu)
__._,_.___
No comments:
Post a Comment