Việt Nam hôm nay

https://lh4.googleusercontent.com/jwHXKk9yK83mb2U0iyp-OSXs7OZgoEcJKB4V-xqOO7STOu0djuO_hHd_dM8GkXjIamwCDoDrZRAdRPT5gaYIUOXwHgEk7mRpK7R7aGCo-eeVOtK72Nk

Monday, 23 February 2015

200 người chết vì tai nạn giao thông dịp Tết


200 người chết vì tai nạn giao thông dịp Tết
  • 22 tháng 2 2015

·         www.ducme.tv - Cà Phê Tối: Ông Lê Hiếu Đằng: Chủ nghĩa Xã hội chỉ là ảo tưởng 



image





Preview by Yahoo



Tai nạn giao thông là vấn đề lớn ở Việt Nam

Ủy ban An toàn giao thông Việt Nam nói 199 người chết và 326 người bị thương vì tai nạn giao thông trong sáu ngày 15/2-20/2.
Tổng cộng xảy ra 340 vụ tai nạn giao thông trong dịp Tết, đa số là tai nạn đường bộ.

Riêng ngày 20/2 (tức Mùng 2 Tết) có 65 vụ tai nạn làm 35 người chết và 89 người bị thương.
Theo Ủy ban An toàn Giao thông, so với cùng kỳ năm ngoái, số vụ và số người bị thương do tai nạn giao thông giảm mạnh, nhưng số người chết lại tăng.

Tai nạn giao thông gây tử vong luôn luôn là quan ngại mỗi dịp lễ lạt.

Vào ngày 14/02, trước khi bắt đầu kỳ nghỉ Tết kéo dài 9 ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi công điện yêu cầu ba bộ trưởng các bộ Công an, Giao thông, và Thông tin Truyền thông cùng lãnh đạo các thành phố lớn thực hiện điều ông Dũng gọi là "các giải pháp để hạn chế tối đa tai nạn giao thông" xảy ra trong dịp Tết Nguyên Đán Ất Mùi 2015.

Tai nạn giao thông là vấn nạn tại Việt Nam, mỗi năm hàng vạn người thiệt mạng.
Mới đây, hôm 10/2 xảy ra vụ tai nạn giao thông tại Sân bay Tân Sơn Nhất làm ít nhất 1 người chết và nhiều người khác bị thương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã gửi Công điện yêu cầu công an điều tra.
Vụ này được chú ý nhiều, một phần vì xe gây tai nạn thuộc gia đình ca sĩ nổi tiếng Hồ Ngọc Hà.


Bẩy ngày Tết 246 người chết vì tai nạn giao thông

RFA-22-02-2015


Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
 Doisongphapluat




Tính cho đến tối hôm qua, có 246 người chết vì tai nạn giao thông trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên Đán Ất Mùi. Số người bị thương là 415 người.
Ủy Ban An Toàn Giao Thông Quốc Gia cho hay phần lớn những địa điểm xảy ra tai nạn là các dường quốc lộ và tỉnh lộ, vì người dân không thi hành đúng luật lệ về an toàn giao thông như chạy quá tốc độ, uống rượu lái xe, không đội mũ bảo hiểm hoặc chở quá số người quy định.
Cũng theo Ủy Ban, gần 32,000 trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông đã xảy ra, và tổng số tiền phạt lên đến hơn 18 tỷ 500 triệu đồng.


Báo Tiền Phong gỡ ảnh 'nhạy cảm'
  • 21 tháng 2 2015
Một trong các bức ảnh đã bị gỡ bỏ

Tờ báo của Trung ương Đoàn Thanh niên CS vừa gỡ ba bức ảnh chụp tại tư gia cựu Tổng Bí thư Đảng CSVN Nông Đức Mạnh, vốn gây bàn tán trên các mạng xã hội.
Bài báo ' Ban Bí thư T.Ư Đoàn chúc Tết nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước' đăng hôm 19/2 phản ánh việc "Ban Bí thư T.Ư Đoàn do Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Đắc Vinh dẫn đầu tới thăm, chúc Tết các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và thắp hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại số nhà 30 Hoàng Diệu (Hà Nội)".
Sự kiện diễn ra sáng 19/2, tức sáng Mùng 1 Tết Ất Mùi.

Trong bài có một số ảnh đoàn đại biểu tới thăm và chúc Tết cựu Tổng Bí thư Đỗ Mười; Lê Khả Phiêu; cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh và cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh.
Ba bức ảnh được cho là chụp tại tư gia ông Nông Đức Mạnh với nội thất màu vàng rực rỡ đã gây bàn tán khá nhiều trên các mạng xã hội.

Một bức mô tả ông Mạnh ngồi tiếp ông Nguyễn Đắc Vinh trong phòng khách có tượng Hồ Chủ tịch màu vàng bày trước mặt trống đồng cũng màu vàng.
Hai ông ngồi trên hai chiếc ghế bành có tay nắm hình đầu rồng, lưng ghế cao như ngai vàng.
Hai bức khác cũng được chụp trong căn phòng trên, nhưng có nhiều người hơn.
Tư gia ông Nông Đức Mạnh trên các bức ảnh khá khác biệt với nhà của hai ông tiền nhiệm Đỗ Mười và Lê Khả Phiêu.

Ba bức ảnh nhanh chóng được lưu truyền trên mạng xã hội Facebook với nhiều bình luận khen chê.
Báo Tiền Phong sau đó đã gỡ bỏ ba bức ảnh này và thay bằng một bức khác trung tính hơn mô tả đoàn đại biểu chụp hình lưu niệm cùng ông Nông Đức Mạnh và các em thiếu nhi quàng khăn đỏ. Bức này không nhìn rõ nội thất.
Ông Nông Đức Mạnh, sinh năm 1940, làm tổng bí thư Đảng CSVN hai nhiệm kỳ từ 2001 tới 2011.
Trước đó ông làm Chủ tịch Quốc hội Việt Nam từ 1992 đến 2001.


'Táo Quân đã lờ đi tranh chấp biển Đông'
  • 21 tháng 2 2015
"Tại một quốc gia độc đảng, nơi Đảng Cộng sản xác lập quyền kiểm soát và tầm ảnh hưởng lên đời sống hàng ngày và lên nền kinh tế, một quốc gia bị các nhóm vận động quốc tế cáo buộc là thường xuyên bỏ tù những tiếng nói chỉ trích trong nước, thì các nhà quan sát coi chương trình [Táo Quân] như một cuộc đấu không chính thức, thể hiện dư luận công chúng Việt Nam," Mike Ives viết trên nytimes.com.

Là chương trình truyền hình được trông chờ và được đông đảo người xem theo dõi, từ lâu nay Táo Quân nổi tiếng về việc dám 'đá xoáy' các chính sách của chính phủ và phê phán, châm biếm một số vấn đề xã hội gai góc nhất của Việt Nam, từ tình trạng tham nhũng cho tới khoảng cách giàu nghèo.
"Nó thực sự đánh trúng tâm lý," bài viết dẫn lời Jonathan London, một nhà xã hội học chuyên nghiên cứu về Việt Nam từ Đại học Thành thị Hong Kong nói.

Các diễn viên tham gia chương trình là một phần trong bộ máy nhà nước, do đó, bài viết đánh giá rằng cách họ tỏ thái độ thì dịu nhẹ hơn nhiều so với cách giới bất đồng chính kiến phản kháng trên các trang blog chính trị.

Cũng bởi vậy, theo tác giả, chương trình được đa số người dân rất háo hức đón chờ, những người chủ yếu xem tin tức chính thống, đã được truyền thông nhà nước sàng lọc, trong lúc các blog hầu như chỉ giới hạn trong giới trí thức quan tâm tới chính trị.

Trong chương trình năm nay, vấn đề khủng hoảng ngân hàng đã được đề cập đến. Nhiều nhà phân tích cho rằng đây là chuyện có liên quan tới hoạt động đầu cơ bất động sản của các doanh nghiệp nhà nước và nạn quản lý yếu kém trong lĩnh vực tài chính.
Việc Trung Quốc đưa Giàn khoan 981 vào biển Đông hồi tháng 5/2014 đã làm dấy lên những làn sóng phản đối mạnh mẽ của người Việt ở cả trong và ngoài nước

Thế nhưng, bài viết nói rằng một chủ đề nổi trội, gây nhiều tranh cãi hồi năm ngoái đã bị phớt lờ: chuyện tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông.
Giáo sư sử học Lê Văn Lan được dẫn lời nói quân đội và Đảng Cộng sản là các chủ đề không bao giờ bị nhắc tới trực tiếp trong các show Táo Quân, bởi tính nhạy cảm chính trị.

Nhìn lại quá trình hơn 10 năm phát sóng Táo Quân, bài viết bình luận chương trình là sự diễn giải sáng tạo những gì diễn ra khi các Táo lên Thiên Đình: Thay vì báo cáo về từng gia đình đơn lẻ, các Táo đánh giá tình trạng của cả quốc gia, và các Táo tuy được thể hiện dưới dạng này hay dạng khác nhưng người xem dễ dàng nhận ra hình ảnh biếm họa về các vị bộ trưởng nào đó trong chính phủ.

Thế nhưng Peter B. Zinoman, giáo sư chuyên về lịch sử Đông Nam Á tại Đại học California, 
Berkeley, Hoa Kỳ, đồng thời là Chủ biên Tạp chí Nghiên cứu Việt Nam, nói rằng ông thấy chương trình Táo Quân chả có gì sáng tạo, nhất là trong chương trình mới nhất này, khi đã có rất nhiều cây viết Việt Nam dám chỉ trích mạnh mẽ chính sách của chính phủ trên mạng.

Ông Zinoman cũng cho rằng các đồn đoán về việc chương trình vốn được phát sóng lần đầu tiên vào năm 2003 có thể bị dẹp bỏ chỉ là một chiêu marketing.
Tuy nhiên, ông đánh giá Táo Quân giữ vai trò như một "van an toàn" để xả bớt nỗi tức giận của người dân.

'Vì sao Đảng sẽ không minh oan ông ấy?'
22 tháng 2 2015 Cập nhật lúc 22:49 ICT

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Cục trưởng Cục Tổ chức, Tổng Cục Chính Trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, bình luận về khả năng Đảng, chính quyền và quân đội Việt Nam có thể tiến hành 'minh oan', 'phục hồi' danh dự hay không cho Đại tá Lê Trọng Nghĩa, cựu Cục trưởng Cục Tình báo Quân đội, một 'nạn nhân' trong vụ án 'Xét lại chống đảng'.

Trao đổi với BBC hôm 22/02/2015, sau khi có tin ông Nghĩa qua đời, Tướng Vĩnh, người cũng từng là Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc nói:
"Theo tôi thì nên giải quyết, nhưng mà bây giờ tôi cho rằng họ không giải quyết đâu bởi vì nó lâu rồi và ban lãnh đạo hiện nay.

"Họ không có tâm để mà giải quyết những chuyện oan khiên như thế đâu."
Tướng Vĩnh cũng nói với BBC về việc ông cho rằng Đại tá Lê Trọng Nghĩa bị 'oan khiên'.
Ông nói: "Tôi biết chuyện này là ông ấy cũng bị oan.
"Ông ấy cũng bị oan như là ông Giáp trước đây.
"Người ta gọi là hạ ông Giáp, thì luôn ông Lê Trọng Nghĩa cũng là trong cái vụ bị hạ (như) thế," Tướng Vĩnh nói với BBC.



image





GS Nguyn Khc Mai cnh báo hu qu vic chính quyn VN 'lm dng bo lc' mà ông gi là nn 'công an tr' và 'bo hành' vi dân.
Preview by Yahoo

'Tiếp tục công an trị sẽ mất lòng dân'
9 tháng 2 2015 Cập nhật lúc 01:07 ICT

Chính quyền cộng sản Việt Nam đang gặp một 'thách đố, rủi ro' lớn nếu tiếp tục đối xử với giới các phong trào đấu tranh, vận động đòi dân chủ hóa bằng 'bạo lực' hay 'công an trị', theo nhà nghiên cứu từ Việt Nam.
Hôm Chủ Nhật, Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Minh Triết Việt Nam nêu quan điểm với BBC về hậu quả nếu chính quyền và đảng vẫn tiếp tục 'lạm dụng bạo lực'.
Ông nói: "Hiện nay đấy là một thách đố lớn đối với người cầm quyền. Và nếu họ cứ bạo lực hoặc khắc nghiệt, rồi công an trị, rồi đàn áp, thì họ sẽ mất lòng dân.
"Cho nên họ sẽ không dám làm mạnh tay.

"Nhưng ở đâu đó, lúc nào đó, thì họ cũng sẵn sàng dùng những biện pháp cứng rắn đối với một số trường hợp.
"Khi họ thấy rằng giải pháp ấy cho phép thì họ cũng sẵn sàng thực hiện, họ chưa từ bỏ."
'Dân không đồng tình'
Nhưng ở đâu đó, lúc nào đó, thì họ cũng sẵn sàng dùng những biện pháp cứng rắn đối với một số trường hợp. Khi họ thấy rằng giải pháp ấy cho phép thì họ cũng sẵn sàng thực hiện, họ chưa từ bỏGiáo sư Nguyễn Khắc Mai
Theo nhà nghiên cứu này, sớm hay muộn thì chính quyền cũng sẽ phải 'chùn tay và thay đổi' vì các tầng lớp dân cư, cộng đồng và xã hội không đồng tình khi chính quyền 'lạm dụng bạo lực' và 'công an trị'

Giáo sư Mai nói tiếp:
"Bởi vì số lượng những người có tâm thức văn minh, văn hóa trong đối xử với nhau trong xã hội chưa nhiều.
"Và áp lực của xã hội cũng chưa đủ lớn để họ phải chùn tay.
"Nhưng họ buộc phải thay đổi, họ không thể trắng trợn như trước.
"Bởi vì họ trắng trợn thì sẽ mất lòng dân và dân không đồng tình.
"Trí thức cũng không đồng tình và cũng không ai đồng tình cái điều ấy.
"Cho nên họ buộc phải có một cái gọi là thận trọng hơn, dè dặt hơn, đấy là cái mà tôi thấy đang có dấu hiệu."
Mở đầu cuộc trao đổi hôm 08/2/2015, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nói với BBC về điều mà ông cho là 'khó khăn lớn nhất' hiện nay mà Đảng đang phải đương đầu.
Mời quý vị theo dõi phần hai cuộc phỏng vấn với GS. Nguyễn Khắc Mai tại đây.



image





Ông Nguyn Thanh Giang nói ông tng tin vào 'công lao' ca Đng Cng sn Vit Nam cho đt nước nhưng gi đây ông nhận ra 'đu là vô nghĩa'.
Preview by Yahoo

'Ngộ nhận về công lao của Đảng'
1 tháng 2 2015 Cập nhật lúc 18:39 ICT

Trao đổi với BBC, ông Nguyễn Thanh Giang, một nhà bất đồng chính kiến ở Hà Nội đã có nhiều năm học tập dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, nói ông từng 'ngộ nhận' về những điều mà Đảng cho là 'công lao' nhân dịp Việt Nam sắp đánh dấu 85 năm ngày thành lập của Đảng Cộng sản.
“Tôi đã có một thời trẻ và cho đến cách đây 10 năm vẫn thấy rằng Đảng Cộng sản Việt Nam có công với đất nước, với dân tộc là đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập,” ông Giang nói.

“Qua một quá trình, tôi nhận ra cuộc kháng chiến chống Mỹ là vô nghĩa. Đáng lẽ không nên xảy ra núi sông xương máu như vậy,” ông nói.

“Cho đến cách nay mươi năm, tôi vẫn nghĩ là đánh Pháp đuổi Nhật là công của Đảng trong công cuộc đánh ngoại xâm,” ông nói thêm, “Nhưng giờ này tôi cũng nhận ra là vô nghĩa.”
“Đi theo con đường của cụ Phan Chu Trinh thì cũng giành được độc lập từ lâu, không bị tốn xương máu, không bị tụt hậu và giờ đây ít nhất là hàng đầu đông nam Á,” ông giải thích và nói rằng việc Đảng Cộng sản cướp chính quyền hồi năm 1945 là ‘việc không nên làm’ vì ‘khi thay thế Pháp, Nhật đã có chính quyền Trần Trọng Kim rồi’.
So với Việt Nam, các nước không bị rơi xương đổ máu có tự do, hạnh phúc hơn. Còn dưới ách đô hộ của Đảng Cộng sản Việt Nam thì Đảng tự tung tự tác nên không chỉ đổ máu mà còn phá tan hoang nền kinh tế, phá tan hoang đạo lý của dân tộcTiến sỹ Nguyễn Thanh Giang
“Tôi nhận thức ít nhất nếu không có tội thì Đảng Cộng sản cũng không làm được cái gì hay cho đất nước, cho dân tộc.”

'Hết sức chướng tai'
Khi được hỏi về lập luận của Đảng cho rằng Đảng có công với đất nước nên được quyền lãnh đạo, ông Giang cho rằng nếu có công thật đi nữa thì nói như vậy cũng là ‘hết sức chướng tai’.
“Không được xem đất nước, dân tộc này là mớ rau, mớ thịt được anh mua về bây giờ anh muốn băm, muốn chặt, muốn ăn, muốn uống thế nào cũng được,” ông nói.
“Kiểu như bà mẹ chồng thời phong kiến cưới được con dâu thì bà nghĩ rằng bà mất tiền mua mâm thì bà đâm cho thủng.”

“Không có nhân dân nào giao phó quyền lãnh đạo cho Đảng cả,” ông nói thêm và cho rằng Đảng ‘đem chủ nghĩa Mác-Lênin và các thứ tuyên truyền vào để lừa mị nhân dân.”
“So với Việt Nam, các nước không bị rơi xương đổ máu có tự do, hạnh phúc hơn.
"Còn dưới ách đô hộ của Đảng Cộng sản Việt Nam thì Đảng tự tung tự tác nên không chỉ đổ máu mà còn phá tan hoang nền kinh tế, phá tan hoang đạo lý của dân tộc.”


Vì sao Táo quân 2015 'thất bại'?
Trần Công HưngGửi tới BBC từ Hà Nội
  • 20 tháng 2 2015
Chương trình được chờ đón nhất trong năm đã kết thúc trong sự thất vọng của nhiều khán giả. Có nhiều ý kiến chê bai nhưng có nhiều người lại im lặng vì không muốn quay lưng lại với tiết mục mà họ yêu quý bấy lâu nay.
Chúng ta không nên chỉ trích, chỉ nên góp ý một cách xây dựng để các nghệ sỹ có thể tiếp tục công việc vất vả này trong năm tới.
Hãy cùng thử đi tìm nguyên nhân “thất bại” của chương trình năm nay.
Quá bí mật?
Chưa bao giờ Táo quân được giữ bí mật gần như tuyệt đối như năm nay. VFC đã chuyển địa điểm biểu diễn từ Cung Việt Xô Hà Nội về trường quay của VTV để tránh sự can thiệp của Cục Nghệ thuật Biểu diễn, khi ghi hình cũng không bán vé cho khán giả.
Tất cả tạo nên một bức màn bí ẩn khiến cho người hâm mộ nghĩ rằng chắc hẳn Táo quân năm nay hẳn phải có gì ghê gớm lắm, không ai được phép can thiệp vào và nội dung được giữ kín cho đến phút chót là để không bị cấm cản hay cắt xén trước giờ lên sóng.
Sự khác biệt lớn nhất của chương trình năm nay là không có sự xuất hiện của các Táo theo từng ngành nữa mà phân chia ra làm các lĩnh vực lớn là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Sự thay đổi này tiếc rằng không đem lại sự tươi mới mà chỉ làm chương trình “cùn” đi trong vai trò của những nhà phản biện.
Nhưng cuối cùng là không có vấn đề nhạy cảm, không có bất ngờ nào cả, nội dung thậm chí còn ít “động chạm” hơn các năm trước.
Nhiều người thắc mắc: Thế thì làm gì phải giữ bí mật nhỉ?
Liệu pháp tâm lý nhiều khi rất quan trọng. Ví dụ như gặp năm kinh tế khó khăn, công ty bóng gió đến khả năng không có thưởng cho nhân viên nhưng đến phút chót những người làm công ăn lương lại bất ngờ được một khoản tiền nho nhỏ về quê ăn Tết, món tiền ấy từ bé bỗng biến thành to, vì có chắc chắn là hơn không.
Ngược lại, nếu công ty cứ úp mở về khoản thưởng nghe chừng hoành tráng lắm để người ta hí hửng rồi cuối cùng chả có gì đặc biệt, thậm chí kém hơn mọi năm thì chắc chắn sẽ gây thất vọng.
Bài học rút ra ở đây: Nếu không có gì bí mật thì đừng giữ bí mật!
Thay đổi không phù hợp
Sự khác biệt lớn nhất của chương trình năm nay là không có sự xuất hiện của các Táo theo từng ngành nữa mà phân chia ra làm các lĩnh vực lớn là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Sự thay đổi này tiếc rằng không đem lại sự tươi mới mà chỉ làm chương trình “cùn” đi trong vai trò của những nhà phản biện.
Rõ ràng là việc không nhắc tên các ngành cụ thể làm cho khán giả cảm thấy Táo quân như tránh né đến các nhân vật quan trọng dù chủ đích của chương trình không phải vậy.
Việc cả 5 Táo đồng loạt xuất hiện cùng lúc ngay từ đầu cũng làm mất tính bất ngờ, giảm đi sự hồi hộp chờ đợi xem có điều gì mới mẻ thú vị trong năm nay hay không.
Điều nên rút ra ở đây: Nếu sự đổi thay không làm ta tốt lên thì đừng nên thay đổi!
Các vai diễn đã cũ
Đúng là những vai như Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu và các Táo khác đã được các nghệ sỹ Quốc Khánh, Xuân Bắc, Công Lý, Quang Thắng, Vân Dung… thể hiện quá tuyệt vời, nhưng dù có tài cách mấy mà cứ phải diễn đi diễn lại một vai thì cũng khó mà giữ được cảm hứng như những ngày đầu.
Có lẽ đã đến lúc những vị trí không thể thay thế là Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu nên luân chuyển cho các diễn viên khác.
Có thể sẽ không xuất sắc bằng, nhưng tự dưng Quang Thắng hay thậm chí Vân Dung xuất hiện ở ghế Ngọc Hoàng với phong cách mới thì sẽ gây cho khán giả không ít thú vị, và chắc chắn cũng là thú vị ngay đối với chính người diễn.
Kịch bản
Có lẽ không nên cố nhồi nhét thông tin vào chương trình mà nên tập trung vào những sự kiện “đắt” nhất, những sự kiện có thể thực sự làm thành một tiết mục hoàn chỉnh.
Ví dụ như việc chỉ nêu ra một cách đơn thuần diễn viên Công Lý được đưa lên bìa sách Pháp luật thì thật khó có thể gây cười. Khán giả nhiều lúc cảm thấy Táo năm nay giống chương trình Thời sự tổng kết các sự việc của năm hơn là tiết mục hài.
Người xem thích được nhắc đến những việc mà tất cả mọi người cùng biết, nhưng khó ở chỗ nó lại cần phải được “cách điệu” đi, nói bóng nói gió bằng một việc tương đương để ngầm hiểu ra sự việc đang được nhắc tới.
Tiêu biểu là Táo Thể thao 2005, thất bại của đội tuyển Việt Nam trong giải Tiger Cup được hình tượng hóa bằng cuộc thi “Tiger Food” của “Nàng Đê Chang Kưm”. Trận thua của “Đội tuyển nấu ăn” được quy cho Bếp trưởng, trợ lý bếp trưởng, bếp phó, người nấu, người rán, người xào, người luộc…
Rõ ràng không có một từ “bóng đá” nào được nhắc tới nhưng người xem vẫn biết đó là “bóng đá”. Có thể coi đó là đỉnh cao của nghệ thuật viết kịch bản cho hài kịch.
Có lẽ không nên cố nhồi nhét thông tin vào chương trình mà nên tập trung vào những sự kiện “đắt” nhất, những sự kiện có thể thực sự làm thành một tiết mục hoàn chỉnh.
Vấn đề chế các bài hát cũng gặp khó khăn vì những bài hay thì gần như đã hát hết cả, cho nên chương trình phải lấy những bài hát nóng nhất trên mạng mà trong số này nhiều bài có thể xếp vào loại rẻ tiền.
Nếu không có sự đánh giá của Ngọc Hoàng hay Táo nào đó trong chương trình, người xem thật khó để biết chương trình đang khen hay chê.
Ví dụ như việc chế lại “Da nâu” - bài hát chỉ có 4 câu của Phi Thanh Vân năm 2011 chẳng hạn, nếu không bày tỏ thái độ rõ ràng, ai đó sẽ tưởng rằng chương trình “a dua” theo phong cách này. Đây là lỗi Táo quân năm nay cũng mắc phải.
Việc cố gắng nhắc đến Lệ Rơi cũng không hay, vì cái đáng cười, đáng chê trong việc này là sự a dua theo đám đông của khán giả, của cư dân mạng chứ không phải anh chàng nông dân trồng ổi vốn hát để giải khuây chứ tự biết mình không hề có tài. Khi xem tiết mục này thì cũng có buồn cười đấy, nhưng mà cười tương đối nhạt, nó khiến người ta nghĩ chương trình cố gắng lôi tiết mục này vào để thu hút chứ không có ý nghĩa hay mang một thông điệp nào cả.
Quá nhiều khó khăn
Người xem thì lúc nào cũng “đòi” Táo quân phải có gì mới, năm sau phải hay hơn năm trước nhưng những vấn đề nổi cộm của đất nước như Giáo dục, Y tế, Giao thông, Thể thao… thì những tiết mục thuộc hàng “kinh điển” của các năm 2005, 2007, 2009 nói hết rồi.
“Giáo dục” là bệnh thành tích, “Giao thông” là tắc đường, “Y tế” thì mổ nhầm mổ sót, “Kinh tế” thì tham nhũng, “Quan chức” thì cửa quyền, bắt hối lộ phong bì… Vấn đề của các ngành chung quy chỉ có thế thì làm sao “bôi thêm” ra được nữa.
Còn nếu muốn hay, muốn mới, muốn thỏa mãn những bức xúc của người dân thì phải động chạm đến những vấn đề nhạy cảm hơn mà nếu thế thì “ở trên” lại không cho phép. Đúng là trên đe dưới búa.
Chính vì thế mà người hâm mộ đừng quá kỳ vọng Táo quân sang năm sẽ hay hơn, hay nói chính xác hơn là đừng xem vì nghĩ rằng nó hay hơn năm ngoái, hãy xem vì những người ngày đêm luyện tập để làm ra nó.


No comments:

Post a Comment

Featured post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-19/11/2024

My Blog List