“Người Ta” Là Ai, Ở Đâu, Tên Gì, Mấy Đứa?
. Đinh Tấn Lực
Cuối năm, có kẻ phát hiện ra nồi bánh chưng ngon nhất VN được chụm bằng củi chẻ từ kèo/cột/rui/mè… của hội trường Ba Đình.
Chưa biết đúng sai. Chỉ có thể nói leo: Và trong lúc trông bánh,
những câu chuyện rôm rả nhất, hẳn phải là chuyện “người ta”?
Hãy bắt đầu bằng hai câu danh ngôn của cố chủ tịch và đương kim
phó chủ tịch nước, nói về “người ta”:
·
“Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người
ta bắt chước” – Hồ Chí Minh (Di chúc, tháng 5,
1965).
·
“Người ta ăn của dân không
từ một cái gì” – Nguyễn Thị Doan (Giám sát thực
hiện chính sách, 11/9/2013).
*
Khoan bàn về chuyện “mực thước” là “ăn của dân không từ một cái
gì”, trong suốt nửa thế kỷ 1965-2015.
Hãy coi thử khúc giữa của nó còn những thứ “người ta” nào khác?
·
“Nhiều lần tôi nói rồi, người ta nghĩ thế này
nhưng người ta nói thế khác…” – Nguyễn Phú Trọng (Mỗi
người một hướng, làm sao con đò sang sông, 10/01/2013)
·
“Minh bạch, rõ ràng, muốn thế phải bằng quy chế, luật pháp, quy định, trước hết là con
người ta trong sáng, công tâm. Chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật,
nói thật” –
Nguyễn Phú Trọng (Cần làm rõ có hay không việc chạy chức, chạy quyền, 29/01/2015).
Nguyễn Phú Trọng (Cần làm rõ có hay không việc chạy chức, chạy quyền, 29/01/2015).
·
“Chúng ta không ngăn và cũng không cấm được đâu các đồng chí, quan trọng
nhất là đưa thông tin đúng, chính xác kịp thời để người ta có lòng
tin đúng, ai nói thì nói trên mạng nhưng đây là thông tin chính
thống của Chính phủ” – Nguyễn Tấn Dũng (Không thể ngăn cấm thông
tin trên mạng, 15/01/2015).
·
“Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe
mà thấy xấu hổ, không lẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói
một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được”
– Trương Tấn Sang (Tiếp xúc cử tri Sài Gòn, tháng 5-2011).
– Trương Tấn Sang (Tiếp xúc cử tri Sài Gòn, tháng 5-2011).
·
“Bởi vì trong thực tế có những vụ việc người ta ‘chạy’ dữ lắm, người ta ỷ
thế, ỷ quyền, ỷ tiền, ỷ bạc mà ‘chạy’ để thoát tội và gây ra tội lỗi
mới” – Trương Tấn Sang (Trả lời phỏng vấn của TTXVN về nạn tham
nhũng, 03/02/2015).
·
“Người ta có thể trù
úm một người, một nhóm người nhưng không thể trù úm cả dân tộc này”
– Trương Tấn Sang (Sợ trù úm khi tố cáo tham nhũng thì đất nước này ra sao? 17/10/2012). “Xin nói thật là làm thủ trưởng thì nó khác, cho ai nói thì nói, không cho nói thì thôi, người ta nói mình nghe thì nghe mà không nghe thì quên”
– Trương Tấn Sang (Sợ trù úm khi tố cáo tham nhũng thì đất nước này ra sao? 17/10/2012). “Xin nói thật là làm thủ trưởng thì nó khác, cho ai nói thì nói, không cho nói thì thôi, người ta nói mình nghe thì nghe mà không nghe thì quên”
– Nguyễn Sinh Hùng (Tôi không ngồi nhầm vai – 07/8/2011).
·
“Người ta có thẻ nhà
báo rồi tại sao lại cần phải giấy giới thiệu?”
– Nguyễn Sinh Hùng (Lề luật vào dự các phiên toà, 22/12/2014).
– Nguyễn Sinh Hùng (Lề luật vào dự các phiên toà, 22/12/2014).
·
“Nếu người ta căn cứ
312 văn bản này để mà tổ chức thực hiện thì gay go rồi. Mà nếu không
tổ chức thi hành thì lại là vi phạm pháp luật” – Nguyễn Sinh Hùng
(Hậu quả 312 văn bản sai luật, 11/6/2014).
·
“Nhiều khi đang biểu quyết cùng một dự án luật, nhưng số lượng đại biểu tham
gia biểu quyết thay đổi liên tục: lúc thì 480, lúc bốn trăm bảy mấy, lúc cao
hơn năm người, lúc tụt xuống ba người… Có nghĩa là người ta biểu quyết
hộ người khác nên lúc bấm nút, lúc thì quên” – Nguyễn Thị Kim
Ngân (Nhiều đại biểu vào QH để hỏi mồi và vỗ tay, 25/7/2015).
·
“Trong hoàn cảnh hiện nay, muốn đồng thuận, nhất trí, không phải ‘ép người
ta mà được’, không phải chúng ta cứ ‘khư khư áp đặt’mà được” – Đinh
Thế Huynh (Hội Nghị báo cáo viên miền Bắc, các cơ quan đảng uỷ trực
thuộc TW, 16/8/2012).
·
“Việc luân chuyển theo yêu cầu của hội nghị TƯ 4 đã được làm bài bản, không
phải theo cách cũ làm ào ạt khiến người ta nghĩ
là chạy được” – Tô Huy Rứa (Tôi cũng trăn trở,
29/01/2015).
·
“Còn nếu không chuẩn bị, cứ để anh trẻ này làm phó phòng, ra bỏ phiếu chung
với ông giám đốc thì ai người ta bỏ phiếu
cho anh phó phòng” – Tô Huy Rứa (Bố trí các chức danh
lãnh đạo, 21/8/2014).
·
“Nhà người ta trị giá
10 tỉ mà ông nhân viên tín dụng định giá lên đến 50-70 tỉ, rồi lãnh
đạo ngồi ở nhà không nắm được giá trị thật cứ gật gù ký…” – Nguyễn Bá
Thanh (Báo cáo láo quen rồi, 20/3/2013).
·
“Muốn phát triển mạnh để đuổi kịp và vượt
người ta thì chủ tịch xã phải có tầm chủ tịch huyện, chủ tịch huyện
phải có tầm chủ tịch tỉnh” – Vũ Đức Đam (Chuyện chưa biết về PTT
trẻ nhất, 13/11/2013).
·
“Mỗi khi có tệ nạn mới phát sinh, người ta lại đổ tội
cho giáo dục” – Phạm Vũ Luận (Làm bộ trưởng giáo dục khó hay dễ,
01/12/2014).
·
“Chúng ta không thể vì một hiện tượng cá lẻ mà suy rộng ra một nền khoa học
vô dụng…Công bằng mà nói chúng ta cũng đã có rất nhiều sáng tạo, nghiên cứu khoa
học được ứng dụng thành công. Đơn cử như Việt Nam là 1 trong 4 nước trên thế
giới làm được vắc-xin Rota. Điều này không phải nước nào cũng làm được.
Đây là những nghiên cứu khoa học được đánh giá cao nhưng lại không được nhắc tới nhiều bởi lẽ người ta cho rằng đó thuộc trách nhiệm của nhà khoa học. Trong khi đó những sáng chế của người dân bình thường lại được được nhiều người đánh giá cao cũng là chuyện dễ hiểu” – Nguyễn Quân (Bộ trưởng KH-CN nói về Hai Lúa chế tạo xe bọc thép, 10/12/2014).
Đây là những nghiên cứu khoa học được đánh giá cao nhưng lại không được nhắc tới nhiều bởi lẽ người ta cho rằng đó thuộc trách nhiệm của nhà khoa học. Trong khi đó những sáng chế của người dân bình thường lại được được nhiều người đánh giá cao cũng là chuyện dễ hiểu” – Nguyễn Quân (Bộ trưởng KH-CN nói về Hai Lúa chế tạo xe bọc thép, 10/12/2014).
·
“Cách đặt câu hỏi, nội dung thăm dò chung quá, đại khái quá, chỉ cho người ta hài
lòng, không hài lòng hoặc rất hài lòng” – Vũ Mão (Vì
sao người dân chưa hài lòng, 24/8/2014)
·
“Người ta đang ốm đau
không nên nói nọ nói kia” – Phạm Thế Duyệt (Người ta đang ốm,
09/01/2015).
·
“Đó là chuyện của người ta.
Không có chuyện giải trình gì cả. Mình là dân biểu, họ cứ nhầm lẫn…” – Đỗ
Văn Đương (trả lời phỏng vấn của TNO về việc Liên đoàn Luật sư phản đối
nhận định của đương sự là luật sư chỉ bào chữa cho người có tiền, 01/11/2014).
·
“Tôi cho rằng người ta vẫn cứ im lặng để người ta hiểu như rằng đây
cũng coi nó như một bức thư nặc danh vậy” – Phạm Quý Thọ (Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Trả lời phỏng vấn của BBC Việt ngữ về trang CDQL)
*
Với ngần ấy những danh ngôn nội bộ vừa tạm
liệt kê, người nghe sẽ tức khắc nhận ra ngay cái thứ “người ta” đó là ai.
Không chỉ trong đảng, mà cả người ngoài đảng;
không chỉ người trong nước mà cả người ngoài nước; không chỉ người VN, mà cả
người nước ngoài (như Carl Thayer)… cũng đều thấy cái thứ “người ta” đó là ai:
·
“Với tiêu chí hạn chế tuổi lãnh đạo ở ngưỡng 65 tuổi, thì người ta luôn mở ra đặc lệ với
ghế Tổng Bí thư Đảng. Có nguồn nói thậm chí người ta sẽ mở ngoại lệ ra cho
hai cá nhân đợt này” – Carl Thayer (Trả lời phỏng vấn của BBC về
Hội Nghị TW 10, 05/01/2015).
Không phải đảng viên CSVN, không phải đảng
viên cao cấp của CSVN, thì cách nào mà “người ta” có thể mở ra đặc lệ hay ngoại
lệ cho dăm ba chóp bu giữ ghế?
Thế, vì sao đảng viên nói về đảng viên mà
phải xa gần bóng gió?
Có phải vì tất cả đều cần tránh va chạm thẳng
mặt, giữa cá nhân với cá nhân; giữa cá nhân với nhóm lợi ích; hay giữa nhóm lợi
ích với nhóm lợi ích?
Hoặc giả, đơn giản chỉ vì nỗi ám ảnh rằng tai
hoạ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, có khi không chỉ 1 lần/1 người, như kinh
nghiệm năm con ngựa này có 2 đám ma to đùng làm gương rèn cán: Phạm Quý Ngọ
(18/02/2014) & Nguyễn Bá Thanh (13/2/2015)?
Không xa gần bóng gió để mà được thử các loại
độc dược tân kỳ à?
*
Mà không chỉ một dạng “người ta” hiền lành
nhưng dễ chết đó. Phiên bản của những xa xôi bóng gió ấy còn là những “họ”,
những “một số người”, những “một số hiện tượng”, những “bộ phận không nhỏ”…
·
“Tôi nghĩ rằng đa số anh em là như vậy nhưng có một bộ phận mà đảng nói là không nhỏ…,
bây giờ không biết nằm ở đâu. Dân hỏi mãi, đảng hỏi mãi nhưng không trả lời
được. Từ Trung ương đến cơ sở đều lúng túng chỗ này” – Trương Tấn Sang
(Một bộ phận không nhỏ không biết nằm đâu, 15/10/2014).
Thế, cái tập thể có nhiều bộ phận không nhỏ
mà không ưa nhau đó làm gì?
Cái gì? Làm giàu à? Thiệt sao? Cách nào?
·
“Chúng tôi theo dõi mới biết là tham nhũng ngày càng tinh vi. Tham nhũng
không phải đứng một người riêng lẻ mà nó dây mơ rễ má, hình thành những nhóm nữa,
xâu chuỗi bao che,
bảo vệ nhau” – Trương Tấn Sang (Đề phòng người chống tham nhũng
bị tấn công ngược, 03/12/2014).
Có trễ quá không, cái chuyện đề phòng người tố tham nhũng (hay
tiến hành điều tra chống tham nhũng) bị tấn công ngược, bằng cả chất độc phóng
xạ ARS?
Mục tiêu là những đồng chí vô hình (hoặc không cần mô tả), và vô
danh (không cần nêu tên, hoặc chỉ cần một ẩn số X thay cho cái ẩn danh mà ai
cũng hiểu).
Động cơ là chiếc ghế. Phương thức là trồi đạp chiếm chỗ. Phương tiện xưa là tuyên giáo, nay là FB.
Động cơ là chiếc ghế. Phương thức là trồi đạp chiếm chỗ. Phương tiện xưa là tuyên giáo, nay là FB.
Công việc chính thức và công khai là lên án mông lung, kiểu ném đá
qua tường, trúng ai nấy chịu (bởi, đứa nào tay chẳng nhúng chàm), mà không cần
hay chẳng dám gom trách nhiệm làm rõ từng vụ việc.
Khi ném ra cái từ “người ta”, là tác giả đã ném cả cái trách nhiệm
bôi nhọ/ngáng chân/giật chỏ kia lên bàn kẻ khác, tất yếu không phải là “ta” hay
“chúng ta”.
Cái từ “người ta” màu nhiệm này còn có thêm một đặc tính quý phái
khác là can đảm/dũng cảm/không né tránh/dám nhìn thẳng nói thật …tới một sự cố
nào đó, được lên báo, mà lại đủ “khôn ngoan” để có chỗ đứng bên này lằn mức an
toàn, là không một ai cần làm gì cả.
Như vậy, có cần lắm không cái chuyện đề phòng bị tấn công ngược
vừa nói đó, một khi đảng viên xách mé những đồng chí đối thủ bằng cái từ “người
ta” vô hình/vô danh/vô can/vô trách nhiệm và vô hình chung trở thành vô dụng
kia?
Khó quá. Làm sao Phạm Quý Ngọ và Nguyễn Bá Thanh có thể trả lời
hay giải thích thêm cái từ “người ta” hiền lành mà đầy hiểm nghèo/trắc trở… này
cho rốt ráo?
*
Ở tầm quốc gia, cái từ “người ta” trớ trêu/trí trá ấy còn là cái
hiểm hoạ gây tác hại kinh hoàng hơn nữa…
Sau hơn nửa thế kỷ người dân bị tước đoạt mọi thứ quyền làm người,
quyền công dân, quyền có quan điểm cá nhân… để rộng chỗ cho cái tâm lý vô can
và vô dụng “người ta” đó ăn sâu vào đầu óc mọi người.
Như thể không có lũ “người ta” ấy là không thể có đất nước này.
Từ ấy, đất nước đã trở thành đất nước của bọn “người ta” kể trên.
Từ ấy, chuyện đất nước là chuyện của “người ta” tuỳ nghi định
đoạt.
Từ ấy, đất nước được rao bán/đổi chác tuỳ ý “người ta” định giá.
Từ ấy, bất kỳ ai có nhã ý góp sức giải quyết vấn nạn của đất nước
thì lập tức sẽ bị bè lũ “người ta” trả thù đến nơi đến chốn, kể cả tra tấn đến
chết, bỏ tù rục xương, gia đình bị cô lập kinh tế lẫn giao tiếp xã hội…
Từ ấy, với quyền trả thù và phương tiện trả thù trong tay, dần dà
cái đất nước của lũ “người ta” kia thu gọn vào bộ phận lãnh đạo, cả bên hành
chính lẫn bên đảng đều gọi là trung ương.
Rồi đất nước của cái lãnh đạo trung ương “người ta” kia thu hẹp
thêm một cấp nữa, vào tay bộ chính trị.
Ở giữa cái lõi bộ chính trị “người ta” đó, đất nước bị treo căng
xác giữa bốn cái cọc đầu têu có tên là tứ trụ.
Bấy giờ, ở đỉnh điểm tối cao đó, chuyện giải quyết vấn nạn của đất
nước là hoàn toàn thuộc về …thế hệ kế tiếp.
·
“Mai sau thế hệ con
cháu tài giỏi hơn chúng ta sẽ làm thay” – Trần Đình Long (Phó chủ
nhiệm UBLP/QH, Bấm nút thông qua, 21/05/2010).
·
“Tần Thủy Hoàng xưa
nếu không quyết liệt thì làm sao để lại Vạn lý Trường Thành?” – Trần
Bá Thiều (GĐ CA Hải Phòng, Bấm nút thông qua, 21/05/2010).
Kể cả chuyện Hoàng Sa-Trường Sa, mỏ khoáng và ngư trường của ta
trên Biển Đông. Kể cả chuyện biên giới, thác Bản Giốc, rừng đầu nguồn, Bôxít
Tây Nguyên, resort trên đỉnh đèo Hải Vân… Kể cả chuyện nợ công gần ngang bằng
tổng sản lượng quốc gia. Kể cả chuyện các sư đoàn công nhân TQ trên đất Việt.
Kể cả chuyện dự phóng về một VN phủ tràn phóng xạ hạch nhân…
Mà không, bấy giờ nào còn đất Việt, nào còn VN!
Hoá ra, cái “mực thước cho người ta bắt chước” trong
tờ di chúc nguệch ngoạc chết tiệt kia đã đưa cả dân tộc đến bờ diệt vong.
Bởi, ngay cả cái “người ta” nọ cũng đã mang một nghĩa bành trướng
thành “NGƯỜI TA” khác.
·
“Cội nguồn ở đâu, khi thế giới này không còn VN?”
– Việt Khang (Anh là ai?)
Hoạ chăng, bấy giờ, cái còn lại chỉ là một Khu vực Hành chính An
Nam của “NGƯỜI TA” ?
16/02/2015 – Kỷ niệm 226 năm vua
Quang Trung cùng quân sĩ ăn Tết Kỷ Dậu trước khi tiến quân vào Thăng Long.
Blogger Đinh Tấn Lực
Về
cái chết của ông Nguyễn Bá Thanh
Vấn đề đầu độc bằng phóng
xạ và cái chết của ông Nguyễn Bá Thanh (1953-2015)
Trần Trọng Kiên
Theo những mô tả được phổ biến trên các phương tiện truyền thông,
thì bệnh mà ông Nguyễn Bá Thanh mắc phải là bệnh rối loạn sinh tủy (pancytopenia)
khi hồng huyết cầu, tiểu huyết cầu và bạch cầu bị suy giảm trầm trọng. Bệnh này
là một bệnh hiếm hoi, không phải là bác sĩ nào cũng gặp trong suốt cuộc đời
hành nghề. Theo những thống kê thì tỷ lệ mắc bệnh chỉ là 1-2 phần triệu, nghĩa
là trong 1 triệu dân cư chỉ có 1-2 người mắc bệnh. Trong những tháng qua, bệnh
của ông được dư luận quan tâm đặc biệt, không hẳn là vì chứng bệnh hiểm nghèo
hiếm hoi mà ông mắc phải, mà vì nguyên do gây ra bệnh của ông. Đã có giả thuyết
là ông bị đầu độc bằng phóng xạ.
Ngày 13.2.2015 ông đã từ trần vì bệnh rối loạn sinh tủy này cùng
với suy gan nặng và nhiễm nấm.
Quan điểm của nhà nước về nguyên nhân gây bệnh, vai trò của phóng xạ:
Trong cuộc gặp gỡ với báo chí ngày 7 tháng 1 vừa qua, ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe trung ương đã thông tin cho báo chí về tình hình sức khỏe của ông Thanh. Ông Quốc Khánh, phó giám đốc viện Huyết học nói rằng, hội chứng rối loạn sinh tủy này trên thế giới chưa ai tìm được nguyên nhân. Nếu tìm được thì đã phòng, chữa được.
Phát biểu của ông Khánh là đúng, song không hoàn toàn chính xác.
Theo những thống kê quốc tế, thì có đến 70-80% trường hợp bệnh không tìm ra
nguyên nhân. Song trong số 20-30% còn lại, người ta biết rằng chứng rối loạn
sinh tủy là phản ứng phụ hiếm hoi của việc sử dung một số thuốc thuốc thông
dụng như thuốc chống tê thấp như Indomethacin, Phenylbutazone, Diclofenac,
thuốc cường giáp như Carbimazol, Thiouracil, tiểu đường như Tolbutamid, thuốc
sốt rét Chloroquin, kháng sinh như Sulfonamide, Cotrimoxazol, Chloramphenicol…
Bệnh viêm gan của ông Thanh cũng nằm trong danh sách gây bệnh rối loạn sinh
tủy. Có nguyên nhân do di truyền (late onset hereditary bone marrow failure
syndromes). Được lưu tâm hơn cả là nguyên nhân do nhiễm phóng xạ.
Trong buổi gặp báo chí nói trên, khi phóng viên báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: Căn cứ nào để ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe trung ương khẳng định ông Bá Thanh không bị đầu độc, thì bị ông Nguyễn Thế Kỷ, phó ban Tuyên giáo Trung Ương vặn ngược lại với cung cách kẻ cả: Vậy căn cứ nào nói bị đầu độc?. Ông Phạm Gia Khải, phó trưởng ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe trung ương trả lời câu hỏi này nghiêm chỉnh hơn: Chuyện có đầu độc hay không: làm khoa học phải có chứng cứ.... Chúng tôi chỉ chấp nhận những giả thuyết có bằng chứng cụ thể.... Đến nay chưa có triệu chứng nhiễm độc ở bất cứ nơi nào trong cơ thể.
Đầu độc bằng phóng xạ: một phương pháp tối ưu của tội ác:
Nếu cho rằng ông Thanh bị đầu độc bằng phóng xạ thì trường hợp của ông không phải là đầu tiên và duy nhất trên thế giới.
Đầu tháng 11 năm 2006 Alexander Liwinenko, một điệp viên nhị trùng
làm việc cho phản gián Nga KGB và dồng thời cho phản gián Anh, xin tỵ nạn chính
trị ở Anh, bị giết chết ở London bởi chất phóng xạ Polonium 210, chỉ 3 tuần sau
khi ông uống 1 ly trà có hòa tan chất phóng xạ này. Người ta cho rằng Putin đã
ra lệnh giết Liwinenko vì những cáo buộc của ông ta về những tội ác của chế độ
Putin.
Ngày 28 tháng 10 năm 2004 ông Jassir Arafat, thủ lãnh của
Palestine đột nhiên lâm bệnh nặng, sau 1 tuần ông không ăn uống được vì viêm
đường ruột. Ông được đưa ngay sang Paris, điều trị ở bệnh viện quân đội Percy.
Vài ngày sau đó ông bị hôn mê, thận và gan không còn hoat động, cuối cùng là
chảy máu óc. Ngày 11 tháng 11 năm 2004 ông chết, chỉ quãng 2-3 tuần sau khi có
những triệu chứng bệnh tật đầu tiên. Các bác sĩ điều trị không kết luận được về
nguyên nhân cái chết của ông. Việc mổ tử thi để giảo nghiệm không được gia đình
ông cho phép.
Đầu năm 2012 người ta tìm thấy dấu vết của Polonium 210 trong
những vật dụng cá nhân của ông còn giữ lại. Từ đó dẫn đến nghi ngờ là ông đã
chết vì bị đầu độc bằng phóng xạ . Tháng 10 năm 2013 mộ của ông được cải táng
và di cốt của ông được 3 nhóm chuyên gia Pháp, Thụy Sĩ và Nga khảo nghiệm. Kết
quả phân chất (8 năm sau khi ông chết) không đồng nhất: Trong khi Thụy Sĩ cho
rằng ông Arafat có khả năng (moderately support) nhiễm độc Polonium 210, thì
Pháp và Nga không tìm thấy bằng chứng cụ thể. Cuối cùng, tới nay vai trò của
Polonium trong cái chết của Arafat vẫn còn là một hoài nghi.
Mặt khác, điều này cũng cho thấy là việc điều tra chứng minh tác
động của chất độc phóng xạ không hề đơn giản. Trong trường hợp cái chết của
Litwinenko các bác sĩ và những điều tra viên trong những ngày đầu tiên đã phải
xếp vào loại chết không rõ nguyên nhân. Chỉ sau một thời gian dài mò mẫm người
ta mới xác định được nguyên nhân ngộ độc phóng xạ. Điều này khẳng định thêm một
lần nữa tính "ưu việt" của chất độc Polonium 210 là giết người không
để dấu vết hay rất khó khăn để tìm ra dấu vết.
Polonium 210
Chất độc phóng xạ Polonium 210 phát ra tia alpha, không mầu sắc,
không mùi vị, chỉ cần 1 lượng rất nhỏ (quãng 1-2µg, nghĩa là 1-2 phần triệu
gram) tương ứng với 1 năng lượng quãng 10 Gray là đủ để giết một mạng người.
Polonium 210 không cần chuyên chở trong những hộp chì dầy cộm nặng nề lộ liễu
dễ gây nghi ngờ như những chất phóng xạ tia gamma binh thường. Cách sử dung lại
rất dễ dàng. Khi sử dụng không gây nguy hiểm gì cho kẻ chủ mưu, bởi vì tia
phóng xạ alpha chỉ có hiệu năng trong bán kính 5 cm ở ngoài không khí, có thể
được chặn đứng bằng 1 tờ giấy. Hiệu năng phá hoại của nó chỉ được phát huy khi
chất độc này lọt vào trong cơ thể qua đường tiêu hóa/hô hấp hay trực tiếp vào
mạch máu. Ở trong cơ thể, tia alpha chỉ có hiệu năng trong bán kính 0,04-0,1mm,
song đủ để phá nát các tế bào trên đường đi của nó. Khi Polonium 210 còn nằm
trong dạ dày nó làm các tế bào niêm mạc (mucosa) bị phá hoại, nạn nhân cảm thấy
khó chịu, buồn nôn sau chừng 6-7 tiếng đồng hồ.
Khi chất phóng xạ theo đường máu tỏa ra khắp các mô trong cơ thể thì phá hủy các tế bào, nhanh nhất là những tế bào có khả năng phân chia nhanh, ở trong các tủy xương. Từ đó gây ra chứng rối loạn sinh tủy là một biến chứng nguy hiểm sớm đầu tiên. Tủy xương không thể sinh sản được đầy đủ các tế bào máu. Khi làm khám nghiệm sinh học sẽ thấy chỉ số bạch cầu xuống thấp (leucopenie) rất sớm, trong vòng 4-5 ngày, tiểu cầu xuống thấp (thrombopenie) sau chừng 9 ngày. Một khi đã lọt vào trong cơ thể, thì không còn phương pháp nào để trục xuất chất độc này ra khỏi cơ thể, ngoại trừ một phần theo đường bài tiết tự nhiên (phân, nước tiểu) được đưa ra ngoài. Khi đã có rối loạn sinh tủy , tối thiểu là lượng phóng xạ đã phải là 3-5 Gray, thì tiên lương (prognosis) là LD50 (lethal dosis 50), có nghĩa là 50% nạn nhân sẽ phải chết. Nếu bị đầu độc với lượng cao hơn, quãng 10 Gray sẽ có ngay rối loạn đường tiêu hóa và hệ thần kinh, thì tiên lương là LD100, nạn nhân không có hy vọng sống sót.
Khi chất phóng xạ theo đường máu tỏa ra khắp các mô trong cơ thể thì phá hủy các tế bào, nhanh nhất là những tế bào có khả năng phân chia nhanh, ở trong các tủy xương. Từ đó gây ra chứng rối loạn sinh tủy là một biến chứng nguy hiểm sớm đầu tiên. Tủy xương không thể sinh sản được đầy đủ các tế bào máu. Khi làm khám nghiệm sinh học sẽ thấy chỉ số bạch cầu xuống thấp (leucopenie) rất sớm, trong vòng 4-5 ngày, tiểu cầu xuống thấp (thrombopenie) sau chừng 9 ngày. Một khi đã lọt vào trong cơ thể, thì không còn phương pháp nào để trục xuất chất độc này ra khỏi cơ thể, ngoại trừ một phần theo đường bài tiết tự nhiên (phân, nước tiểu) được đưa ra ngoài. Khi đã có rối loạn sinh tủy , tối thiểu là lượng phóng xạ đã phải là 3-5 Gray, thì tiên lương (prognosis) là LD50 (lethal dosis 50), có nghĩa là 50% nạn nhân sẽ phải chết. Nếu bị đầu độc với lượng cao hơn, quãng 10 Gray sẽ có ngay rối loạn đường tiêu hóa và hệ thần kinh, thì tiên lương là LD100, nạn nhân không có hy vọng sống sót.
Giả thuyết về việc ông Bá Thanh chết vì bị đầu độc bằng phóng xạ
Trang mạng Chân Dung Quyền Lực (CDQL) đã quả quyết rằng một phó thủ tướng đương nhiệm đã chủ mưu việc đầu độc ông Nguyễn Bá Thanh bằng phóng xạ. Việc đầu độc được cho là vào thời điểm cuối năm 2013, khi ông Thanh đi công tác ở Trung Quốc, rồi được "bạn“ chiêu đãi, đưa đi đây đi đó ăn uống và mua sắm. Ở một thời điểm thích hợp ông đã bị đánh thuốc độc phóng xạ. Từ khi đó sức khỏe ông xuống dốc. Trong khi công tác ở Thụy Điển, ông đã vài lần ngất xỉu.Vào đầu tháng 5-2014 đã được điều trị tại bệnh viện 108 với chuẩn đoán "rối loạn sinh tủy“. Tháng 6 và tháng 7 điều trị tại Singapore và từ tháng 8 tới tháng 1-2015 điều trị tại Mỹ. Ngày 9 tháng 1 năm nay ông được đưa trở lại Việt Nam. Ông đã mất hơn 1 tháng sau đó, vào ngày 13.2.2015 tại Đà Nẵng.
Trang mạng CDQL quyết đoán là các bác sĩ Mỹ đã định bệnh "Ngộ độc phóng xạ ARS“ và đã thực hiện phẫu thuật ghép tủy. Nay ông Thanh đã mất, vấn đề trách nhiệm về cái chết này lại càng trở nên sôi bỏng. Thông tin của CDQL có khả tín hay không là vấn đề được mổ xẻ ở đây.
Chỉ có 2 tình huống có thể đã xẩy ra:
Tình huống thứ nhất: Có âm mưu thực sự muốn giết ông Thanh bằng phóng xạ:
Một chi tiết biện minh cho giả thuyết này là yếu tố Trung Quốc.
Polonium 210 chỉ sản xuất được ở một số lò nguyên tử trên thế giới, trong đó có
lò ở Trung Quốc. Sản xuất ở Nga chiếm tới 95% tổng số sản lượng thế giới. Việc
cho rằng người chủ mưu phải nhờ tới nước ngoài để có được Polonium như vậy cũng
hợp lý. Song tất cả diễn biến của bệnh ông Thanh lại không "điển hình“,
như tiên liệu của 1 cuộc đầu độc kinh điển bằng phóng xạ: Vài tiếng đồng hồ sau
khi ăn uống phải chất phóng xạ ở Trung Quốc là ông Thanh đã phải khó chịu nôn
mửa. Sau 2-3 tuần là lẽ ra tủy xương đã bị tiêu hủy dẫn tới chứng suy/rối loạn
sinh tủy. Chậm lắm là 1-2 tháng sau là nạn nhân chết. Ở trường hợp ngộ độc
phóng xạ điển hình như trường hợp điệp viên Litwinenko cái chết tới chỉ trong vòng
3 tuần. Ở trường hơp ông Bá Thanh thì không như vậy. Chứng rối loạn sinh tủy
phát sinh 5-6 tháng sau khi ông từ Trung Quốc trở về, và tới nay, hơn 1 năm sau
ngày bị "đầu độc“ ông mới mất.
Nếu đặt tiền đề rằng chứng "rối loạn sinh tủy“ của ông Thanh phải là do phóng xạ gây ra bởi vì ai đó đã có chứng cớ gì mà hiện nay chưa công bố, thì năng lượng nguyên tử đã dùng chỉ tới mức 3-5 Gray vì "chỉ có“ tủy xương bị tàn phá: Để cố ý giết người thì năng lượng này tương đối thấp. Năng lượng thấp này thường là do tai nạn nguyên tử gây ra. Một khả năng khác là cũng có thể là nguyên nhân cố ý giết người, song lại dùng liều lượng thấp hay dùng chất phóng xạ khác, ít nguy hiểm hơn (như Yttrium90, cũng phát tán tia alpha, vốn được dùng trong Y khoa hạt nhân để chữa phong thấp, dễ mua và rẻ hơn là Polonium 210). Dù sao chăng nữa, với một năng lượng nguyên tử 3-5 Gray thì tiên lương bệnh của ông cũng là nghiêm trọng: LD50 (lethal dosis 50). Cái chết hay lẽ sống tương đương ngang ngửa 50% với nhau. Nay cái chết đã thắng thế trên thân xác ông.
Tình huống thứ hai: Bệnh của ông Thanh không liên quan gì tới phóng xạ:
Trong thời gian qua trang mạng CDQL đã tung ra công luận một số
thông tin vô cùng phong phú với những chứng cớ, hình ảnh, giấy tờ khó lòng chối
bỏ về tài sản bất chính của một số quan chức cao cấp nhất nước. Những người bị
nêu tên đích danh không thốt nổi nửa lời để chống cự lại những cáo buộc trên.
Song, trong trường hợp của ông Thanh thì lại khác.
CDQL chỉ khẳng định,mà không nêu lên bất cứ bằng chứng, tư liệu nào chứng minh cho cáo buộc là ông Thanh bị đánh thuốc độc phóng xạ. Nếu hình ảnh chụp ông Thanh gầy gò, rụng hết tóc được chụp vài tuần sau khi ông từ Trung Quốc trở về vào cuối năm 2013 thì hình này minh chứng được cho tác động phóng xạ làm ông rụng hết tóc, làm thân xác ông tiều tụy. Song hình ảnh này lại được chụp ở Mỹ, sau 2-3 lần hóa trị, thì đó chỉ là phản ứng rất bình thường của hóa trị. Người dân chờ đợi CDQL tung ra hình ảnh chụp ông Thanh trước khi ông được chữa trị, trưng ra bản copie các kết quả thử nghiệm và kết luận sau cùng của các bác sĩ Mỹ, ví dụ như nồng độ Polonium210 hay chất phóng xạ khác trong nước tiểu, tủy xương của ông Thanh, ví dụ như báo cáo cytology về những biến dạng hay hư hoại của các tế bào máu trong tủy xương hay kết quả khảo nghiệm chromosome ở các bạch cầu trong máu của ông.
CDQL chỉ khẳng định,mà không nêu lên bất cứ bằng chứng, tư liệu nào chứng minh cho cáo buộc là ông Thanh bị đánh thuốc độc phóng xạ. Nếu hình ảnh chụp ông Thanh gầy gò, rụng hết tóc được chụp vài tuần sau khi ông từ Trung Quốc trở về vào cuối năm 2013 thì hình này minh chứng được cho tác động phóng xạ làm ông rụng hết tóc, làm thân xác ông tiều tụy. Song hình ảnh này lại được chụp ở Mỹ, sau 2-3 lần hóa trị, thì đó chỉ là phản ứng rất bình thường của hóa trị. Người dân chờ đợi CDQL tung ra hình ảnh chụp ông Thanh trước khi ông được chữa trị, trưng ra bản copie các kết quả thử nghiệm và kết luận sau cùng của các bác sĩ Mỹ, ví dụ như nồng độ Polonium210 hay chất phóng xạ khác trong nước tiểu, tủy xương của ông Thanh, ví dụ như báo cáo cytology về những biến dạng hay hư hoại của các tế bào máu trong tủy xương hay kết quả khảo nghiệm chromosome ở các bạch cầu trong máu của ông.
Kết quả thử nghiệm máu vào tháng 5-2014 mà ông Phạm Gia Khải cho
báo chí biết (hồng cầu giảm, tiểu cầu giảm, bạch cầu không rõ ràng) không đưa
ra được kết luận cụ thể. Kết quả này cũng không điển hình với biến đổi do phóng
xạ gây ra, bởi vì thông thường thì bạch cầu rất nhạy cảm với phóng xạ, sẽ bị
phá hủy nhanh chóng và rõ ràng nhất.
Lời kết
Cho tới ngày ông Thanh mất vẫn chưa có thêm thông tin hay bằng cớ
gì mới cho biết là ông Thanh có hay không bị đầu độc bằng phóng xạ. Tất cả cáo
buộc từ phía CDQL hay phủ nhận từ phía nhà nước cho tới nay chỉ là những khẳng
định chung chung, không bằng chứng.
Ông Nguyễn Bá Thanh đã được khám bệnh, trị bệnh nhiều tháng trời ở
những bệnh viện hàng đầu ở 3 quốc gia: Việt Nam, Singapore và Mỹ. Tất nhiên là
những dữ kiện về bệnh tình của ông không thể thiếu. Kết luận cụ thể về nguyên
nhân bệnh của ông từ những bác sĩ chuyên môn hàng đầu thế giới chắc chắn đã có,
song tới nay vẫn được giữ kín như một bí mật quốc gia.
Ngày 7 tháng 1 vừa qua ông Nguyễn
Quốc Triệu, trưởng ban bảo vệ săn sóc sức khỏe trung ương, cho rằng việc không
cung cấp thông tin bệnh tình của ông Nguyễn Bá Thanh là do: Trong luật khám
chữa bệnh, bệnh nhân có quyền bí mật về bệnh, việc cung cấp thông tin bệnh tật
của cán bộ cao cấp phải xin ý kiến của cấp trên. Chính sách giấu kín thông tin
trong lãnh vưc sức khỏe của từng cá nhân là phổ thông và đúng ở khắp nơi. Ở phương
Tây cũng thế. Song có một điểm khác biệt quan trọng là ở nơi có chế độ dân chủ,
người bệnh nhân có quyền cho phép tiết lộ thông tin sức khỏe của mình cho một
người thứ ba mà không cần phải xin ý kiến của cấp trên nào. Ở trường hợp có
người tố cáo là có kẻ gian đầu độc người khác, như chuyện Bá Thanh, thì không những
là có vấn đề sức khỏe của người bệnh mà còn có vấn đề hình sự đối với kẻ gian,
còn vấn đề sử dụng pháp luật để ngăn đe trừng trị. Như vậy không thể có chuyện
mượn cớ bí mật sức khỏe để bỏ qua việc điều tra được.
Trong trường hợp không có yếu
tố phóng xạ, thì công luận và cá nhân Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc phải được thông
tin giải oan, và là cơ hội để ông Phó Thủ Tướng truy tố kẻ vu khống và đòi bồi
thường thiệt hại.
Trong trường hợp có yếu tố
phóng xạ, thì đây là là một tội ác không thể khoan nhượng vì đã có người chết.
Gia đình ông Thanh phải khởi tố. Nhà nước phải vào cuộc, điều tra kỹ lưỡng để
tìm ra chính xác thủ phạm của vụ đầu độc này. Thủ phạm có phải là ông Nguyễn
Xuân Phúc hay không, cũng là nhiệm vụ mà nhà nước phải làm rõ.
Ngành công an Việt Nam, với
số lượng nhân sự và phương tiện khổng lồ, vốn nổi tiếng về những vụ giết người,
đánh người trong đồn công an hay đàn áp người dân bất đồng chính kiến, không
thể bỏ qua cơ hội để phát huy đúng mức chức năng của mình khi làm sáng tỏ vụ án
này.
TKT
No comments:
Post a Comment