Báo Việt Nam gỡ bỏ bức ảnh gây nhiều tranh cãi
tuổi trẻ Viet Nam và bản
tính việt cộng
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
poor dog
|
|||||||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Tờ Tiền Phong đã thay bức ảnh gây ‘sốt’ cộng
đồng mạng bằng một bức ảnh khác không thấy rõ nội thất ở bên trong nơi được cho
là nhà của ông Mạnh.
Một tờ báo ở Việt Nam đã bỏ các bức ảnh được
cho là chụp bên trong tư gia của nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, sau khi hình
ảnh người từng đứng đầu Đảng Cộng sản ngồi trên chiếc ghế lớn chạm trổ đầu rồng
gây nhiều tranh luận trên mạng.
Tờ Tiền Phong đã thay bức ảnh gây ‘sốt’ cộng
đồng mạng bằng một bức ảnh khác không thấy rõ nội thất ở bên trong nơi được cho
là nhà của ông Mạnh. Tờ báo không đính chính hay giải thích lý do gỡ bỏ trên.
Trước đó, bài báo viết về chuyến thăm tới chúc
Tết các cựu quan chức cấp cao Việt Nam của tờ Tiền Phong đã lan truyền với tốc
độ chóng mặt trên các trang mạng xã hội.
Bài viết có tựa đề “Ban Bí thư Trung ương Đoàn
chúc Tết nguyên lãnh đạo đảng, nhà nước” đăng tải hình ảnh các bí thư thứ nhất
của Trung ương Đoàn Việt Nam của một số thời kỳ tới thăm các ông Đỗ Mười, Lê
Khả Phiêu, Lê Đức Anh và Nông Đức Mạnh, cũng như tới thắp hương tại nhà cố đại
tướng Võ Nguyên Giáp hôm 19/2, tức mùng một Tết Ất Mùi.
Trong các bức ảnh đó, một bức được nhiều người
sử dụng mạng ở Việt Nam chú ý là bức ông Mạnh ngồi trên một chiếc ghế chạm trổ
cầu kỳ, nói chuyện với Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Đắc Vinh.
Báo Thanh Niên trích lời ông Mạnh nói trong
buổi gặp gỡ các lãnh đạo Đoàn rằng “trong 2014 mặc dù tình hình quốc tế và khu
vực rất phức tạp, yếu tố bên ngoài có tác động không nhỏ đến nhiều mặt của đời
sống nhưng cùng với cả nước, thế hệ trẻ Việt Nam đã chung tay, góp sức giúp đất
nước vượt qua nhiều khó khăn”.
Ngoài báo Tiền phong, báo Thanh Niên và trang
web của Trung ương Đoàn Việt Nam cũng đưa tin về chuyến đi chúc Tết này, nhưng
không đăng các bức ảnh cho thấy rõ nội thất với gam chủ đạo là màu vàng bên
trong nhà ông Mạnh.
Ông Nông Đức Mạnh từng làm
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam từ năm 1992 tới năm 2001, và sau đó, đảm trách vị
trí Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2001 tới năm 2011.
Cảm nghĩ về Việt Nam sau chuyến du lịch
Thật khó mà kềm nổi các cảm xúc của tôi — nhất
là không tránh được phải nổi giận — trong chuyến viếng thăm Việt Nam
của tôi hồi tuần trước. Tôi càng ngưỡng mộ người dân Việt bao nhiêu —
thông minh, yêu đời, tự trọng, và chăm chỉ — thì tôi lại càng tức giận chính
phủ cộng sản đã gây đau khổ quá nhiều cho người dân nước này (và dĩ nhiên cả
người Mỹ chúng ta) trong nửa thế kỷ sau của thế kỷ 20.
Điều không may là chính phủ cộng sản vẫn cai
trị nước này. Mà Việt Nam ngày nay đã đón nhận cách duy nhất, chủ
nghĩa tư bản và thị trường tự do, để thoát khỏi cảnh nghèo đói, chứ khoan nói
đến chuyện thịnh vượng.
Vậy thì 2 triệu người Việt phải bỏ mạng trong
Chiến Tranh Việt Nam để làm gì?
Tôi muốn hỏi một trong những người lãnh đạo
Cộng Sản đang cai trị Việt Nam câu hỏi đó. Tôi muốn hỏi: “Này đồng chí,
đồng chí đã bỏ hết tất cả những gì mà đảng Cộng Sản của đồng chí đã tranh đấu
cho kỳ được: nào là cộng sản, nông nghiệp tập thể, hoạch định trung ương, và
quân phiệt, ngoài những lý tưởng khác nữa. Vậy thì hãy nhìn lại xem Hồ Chí Minh
yêu kính của đồng chí và đảng của đồng chí đã hy sinh hàng triệu đồng bào người
Việt của đồng chí thì đúng ra là để được cái gì?”
Không có câu trả lời nào là câu trả lời hay.
Chỉ có một lời nói dối và một lời nói thật, và lời nói thật thì thật thê lương.
Lời nói dối chính là câu trả lời của Cộng Sản
Việt Nam, cũng như hầu hết mọi lời nói dối của Cộng Sản, và đã được khối cánh
Tả phi Cộng Sản trên thế giới lặp lại. Lời nói dối này đã (và vẫn tiếp tục
đang) được dạy tại hầu hết các viện đại học ở phương Tây, và đã (và vẫn tiếp
tục đang) được hầu hết mọi phương tiện truyền thông trên địa cầu truyền tải:
Lời nói dối đó là Cộng Sản Việt Nam (tức Bắc Việt), và Việt Cộng chỉ tranh đấu
giành độc lập cho nước họ khỏi tay ngoại bang. Trước hết là tranh đấu chống
Pháp, sau đó là Nhật, rồi đến Mỹ. Những người Mỹ sinh vào thời hậu chiến (sau
thế chiến 2) sẽ nhớ là họ cứ được nhắc nhở mãi Hồ Chí Minh là George Washington
của Việt Nam, và ông ta yêu mến Hiến Pháp Hoa Kỳ và đã dùng bản hiến pháp này
làm nền tảng mô phỏng hiến pháp của ông ta, và chỉ muốn giành độc lập cho Việt
Nam.
Sau đây mới là sự thật
Tất cả những kẻ độc tài Cộng Sản trên thế giới
đều là những kẻ côn đồ ngông cuồng, thần thánh hóa cá nhân, tham quyền, khát
máu. Hồ Chí Minh cũng thế. Hắn thủ tiêu các đối thủ, tra tấn biết bao nhiêu
người Việt vô tội mà chỉ có trời mới biết chính xác được bao nhiêu người, và đe
dọa hàng triệu người để họ phải cầm súng ra trận cho hắn — phải, cho hắn và cho
đảng Cộng Sản Việt Nam đẫm máu, và được một tên sát nhân “vĩ đại” nhất mọi thời
đại khác yểm trợ: Mao Trạch Đông. Nhưng những kẻ ngu ngốc về đạo lý tại Hoa Kỳ
lại cứ hô to “Ho, Ho, Ho Chi Minh” trong các cuộc biểu tình chống chiến tranh
và gọi Hoa Kỳ là những kẻ giết người — “Hey, Hey, LBJ, hôm nay ngươi giết được
bao nhiêu trẻ con?”
Đảng Cộng Sản Việt Nam không đánh
Mỹ để giành độc lập cho Việt Nam . Mỹ không bao giờ muốn kiểm soát người
dân Việt, và có một trường hợp tương tự để chứng minh điều đó: Chiến Tranh
Triều Tiên. Mỹ có đánh Cộng Sản Triều Tiên để kiểm soát Triều Tiên hay không?
Hay là 37,000 người Mỹ bỏ mạng tại Triều Tiên để người dân Triều Tiên được
hưởng tự do? Ai đã (và vẫn là) người có tự do hơn — một người Triều Tiên sống
dưới chế độ Cộng Sản Triều Tiên ở Bắc Triều Tiên hay một người Triều Tiên sống
tại nơi mà Hoa Kỳ đã đánh bại Cộng Sản Triều Tiên?
Và ai đã là người có tự do hơn ở Việt Nam
— những người sống ở miền Nam Việt Nam không Cộng Sản (dù là
với tất cả các khuyết điểm của chế độ đó) hay những người sống dưới chế độ Cộng
Sản của Ho, Ho, Hồ Chí Minh ở Bắc Việt Nam ?
Hoa Kỳ tranh đấu để giải phóng các nước, không
phải để cai trị họ. Sự thật là, chính đảng Cộng Sản Việt Nam chứ
không phải Hoa Kỳ, mới là những kẻ muốn kiểm soát người dân Việt. Nhưng lời dối
trá lại được tuyên truyền lan rộng khắp nơi và hiệu nghiệm đến mức đa số mọi
người trên thế giới — trừ những người Mỹ hậu thuẫn cho cuộc chiến đó và thuyền
nhân người Việt và những người Việt khác khao khát tự do — cứ tin rằng Hoa Kỳ
nhập trận là để lấy kẽm, tungsten, và để thành lập cả một “đế quốc Mỹ” giả
tưởng trong khi Cộng Sản Việt Nam thì tranh đấu cho tự do của người Việt.
Tôi ghé đến “Bảo Tàng Viện Chứng Tích Chiến
Tranh Việt Nam” — tòa nhà triển lãm các hình ảnh chống Mỹ cao ba tầng của đảng
Cộng Sản. Chẳng có gì để tôi phải ngạc nhiên — tôi chẳng ngạc nhiên vì không có
đến một chữ chỉ trích Cộng Sản Bắc Việt hoặc Việt Cộng, không có đến một chữ về
việc đe dọa mạng sống của mọi người khắp nơi nếu họ không chiến đấu cho Cộng
Sản, không có đến một chữ về những người liều mạng để vượt thoát bằng thuyền,
thà chịu nguy hiểm bỏ mạng ngoài biển cả, vào bụng cá mập, hoặc bị hải tặc tra
tấn hoặc hãm hiếp tập thể, còn hơn sống dưới chế độ Cộng Sản đã “giải phóng”
Nam Việt Nam.
Điều cũng không có gì đáng ngạc nhiên là không
thấy có khác biệt gì mấy giữa lịch sử Chiến Tranh Việt Nam do Đảng Cộng Sản
Việt Nam kể lại với lịch sử cuộc chiến đó mà hầu như sinh viên nào cũng sẽ được
nghe kể lại từ hầu như bất cứ giáo sư nào tại bất cứ trường đại học nào ở Mỹ
Châu, Âu Châu, Á Châu, hoặc Châu Mỹ La Tinh.
Tôi sẽ kết thúc bằng đề tài tôi đã bắt đầu —
người Việt.
Đã đến thăm Việt Nam
thì không thể không mang ấn tượng tốt đẹp về người dân nước này. Tôi hy
vọng tôi còn sống để thấy ngày người dân Việt Nam, được giải phóng khỏi những
lời dối trá của Cộng Sản hiện vẫn lan tràn trong đời sống hàng ngày của họ,
hiểu rằng mỗi mạng người Việt hy sinh trong cuộc chiến chống Mỹ đều bị phí phạm
vô nghĩa, là thêm một mạng người nữa trong số 140 triệu sinh mạng bị đem ra hy
sinh trước bệ thờ tên giả thần khát máu nhất trong lịch sử: Chủ Nghĩa Cộng Sản.
Dennis Prager
Nói dối,
Lối
sống
của
Cộng
sản
Kinh hoàng những con số về nói dối của học
sinh, sinh viên Việt Nam trong thời CS. Học sinh cấp I, 22%, cấp II, 50%, cấp
III, 64%, và sinh viên 80% nói dối cha mẹ! “Tỷ lệ này tăng phi mã, càng học lên
cao càng thạo nói dối”, nói dối ngay trong giai đoạn còn “tuổi ngọc, mới rời
nôi ‘nhân chi sơ’ chưa được mấy năm mà các em đánh mất ‘tính bản thiện’!”. Và
trong “nỗi ngạc nhiên đến xót xa ấy”, Ô. Nguyễn quang Thân viết trong bài “Ai
dạy trẻ nói dối” báo động về “kết quả sững sờ” được Đài Á châu Tự do dùng để điểm
blog cho biết, “mọi người vẫn muốn tự vấn” dù câu trả lời “đã có sẵn”, đó là:
cái thói giới trẻ nói dối này từ đâu ra.”
Mới nghe những con số nói dối kinh hồn của học
sinh, sinh viên VN, người viết bài này không dám tin lỗ tai mình, nên phải sưu
khảo. Đọc kỹ lại bài, xem kỹ lại nguồn tin, tìm hiểu kỹ tài liệu, thì thấy
những con số kinh hoàng này nói có sách mắch có chứng. Đó là kết quả sưu khảo
của Trung tâm Xã hội học VN, của Đảng Nhà Nước VNCS, chớ không phải của những
người dân Việt ăn ngay, nói thẳng, nói thật về tình hình, thời sự VNCS nên bị
CSVN chụp mũ là ‘lực lượng thù địch” trong Nghị Quyết 36 của CS Hà nội.
Không lẽ CS Hà nội lại đi nói xấu CS Hà nội nên
có đủ lý lẽ để tin những con số kinh hoàng này là có thật. Và con số thực tế có
thể còn tồi tệ hơn nữa là đằng khác vì thói quen của CS là ‘bao che’ những cái
xấu CS. CS sợ phạm huý nên dùng chữ ‘tiêu cực’ dịch từ chữ negative của Mỹ. Và
từ đó người Việt thấy tội nghiệp cho hoc sinh, sinh viên Việt Nam sanh ra, lớn
lên trong thời CS, bị chế độ CS ‘cải tạo, giáo dục, đào bồi’, thuần hoá theo
“văn hoá” (chữ dùng của CS) hay lối sống (chữ thường dùng của người Việt) nói
dối.
Theo xã hội học, gia đình là tế bào của xã hội.
Cha mẹ là những người ruột thịt trong nhà, ngoài xã hội suốt đời của một người.
Trường học nói chung là môi trường xã hội hoá đầu đời của một con người. Xã hội
là nơi con người sống với người khác. Ba môi trường này có tương quan cơ hữu
với nhau. Chế độ chánh trị chi phối và bao trùm cả ba môi trường này. Học sinh,
sinh viên dối cha, dối mẹ tỷ lệ kinh hồn như trên trong thời CS không thể không
nói không do chế độ chánh trị – người dân VN nằm trong chế độ độc tài toàn diện
của CS ngoài Bắc hơn nửa thế kỷ, trong Nam hơn một phần ba thế kỷ, tính ra hai
ba thế hệ xã hội học.
25% các ứng viên
thường nói dối về bản thân mình tại các cuộc phỏng vấn
Chớ thời trước CS, thời
chánh quyền của người Việt Quốc Gia, học sinh, sinh viên đâu có tệ lậu như vậy.
Ngay thời Pháp Thuộc tám mươi mấy năm, học sinh sinh viên Việt Nam, chính những
người CS thời Việt Minh cũng ca ngợi “Học sinh là người Tổ Quốc mong cho mai
sau”, và Bộ Thuộc Địa Pháp cũng thừa nhận con đường đi Pháp là con đường chống
Pháp.
Còn thời VN Cộng Hoà, chính sách giáo dục Việt
Nam Cộng Hoà coi môn Đức Dục là môn học không thể thiếu được đối với học sinh,
được đưa vào các lớp tiểu học là nền giáo dục căn bản nhứt của con người. Lớp
nào cũng treo câu cách ngôn ‘Tiên Học Lễ Hậu Học Văn’, mà thành thật là nồng
cốt của lễ, của đạo người ta ở đời. Nên học sinh, sinh viên không dối trá kinh
hồn như thời CS, với tỷ lệ phản đạo đức quá cao như vậy.
Học sinh, sinh viên thới CS sở dĩ dối trá kinh
khủng như vậy vì không dối thì không sống nổi trong chế độ CS. Lớp trẻ này bị
tiêm nhiễm lối sống nói dối để sống với CS, trong thời CS ngay trong gia đình
với cha mẹ bị ‘văn hoá nói dối” của CS truyền sang, áp đặt.
CS cai trị bằng tuyên truyền dối gạt và khủng
bố để củng cố tuyên truyền. Ngây thơ nói thật là chống lại đảng; chống lại đảng
là tiêu tùng. Phụ huynh học sinh phải buôn “chui”, bán lậu, hối mại quyền thế,
tham ô để sống, gia đình cơm no, áo ấm khi đồng lương tháng nhà nước trả ăn
sáng không đủ. Cô giáo, tiểu học phải giảng bài nói dối theo sách của Đảng,
phải bắt học sinh học thêm, phải làm dối cho điểm thêm để kiếm thêm tiền thì
nói dối đó là ‘phụ đạo’. Giám khảo chấm bài thi phải cho điểm dối để học sinh
đậu nhiều, tỷ lệ cao đạt ‘tiêu chuẩn trên’ qui định.
Con cái thấy phụ huynh mình, thầy cô mình nói
đối để sống còn, nhập tâm thành bài học đầu đời khi vào trường “triển khai” tật
xấu ấy để “tồn tại’. Và khi ra đời “triển khai” hơn nữa để sống cho phù họp với
văn hoá nói dối của CS để khỏi bi trù dập vì nói và làm khác Đảng.
Ở bầu thì tròn ở ống thì
dài, đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy. Lối sống hay văn hoá CS
thống trị là nói dối và khủng bố thì người dân bị trị phải tuỳ theo để sống,
nếu không sẽ chết, chết vì đói nghèo, chết sinh mạng chánh trị với CS. Vì CS
bản chất, bản tánh là nói dối, luôn dùng chiến thuật kêu gọi phê bình, tự phê,
góp ý, kiến nghị là để dụ dân chúng nói thật, dụ dân chúng trăm hoa đua nở,
không phải để Đảng Nhà Nước sửa chữa, mà để triệt tiêu mầm móng chống Đảng. Mới
đây báo Pháp có phân tích cái kiểu CS dụ nói thật để bắt người này, của Chủ
Tịch Đảng Nhà Nước TC là Tập cận Bình như sau. Nhật báo Le Figaro cho biết Ô.
Bình kêu gọi toàn đảng toàn dân theo gương Mao Chủ Tịch tự phê bình và tố giác
hành vi sai trái. Theo Tờ Nhân dân nhật báo (tiếng nói chính thức của Đảng Cộng
sản Trung Quốc), Đảng Nhà Nước đã chuẩn bị trước các buổi xưng tội từ tháng bảy
vừa qua để đưa lên truyền hình phát toàn TQ.
Nhưng ở TC một tỷ mấy người
ai cũng biết Mao Trạch Đông đã dùng hình thức phê bình và tự phê này làm một
công cụ đáng sợ nhằm thanh trừng trong nội bộ Đảng Cộng sản và loại bỏ những
thành phần đối lập với ông.
Và Tập cận Bình không khác Mao Trạch Đông dùng ngón nghề này để thanh trừng nội bộ như diệt Bạc hy Lai, bí thư Trùng Khánh, uỷ viên Bộ Chánh Trị, cũng hoàng tử đỏ như Ông.
Và Tập cận Bình không khác Mao Trạch Đông dùng ngón nghề này để thanh trừng nội bộ như diệt Bạc hy Lai, bí thư Trùng Khánh, uỷ viên Bộ Chánh Trị, cũng hoàng tử đỏ như Ông.
Trong Đảng với nhau mà CS
còn làm dối, nói dối để giết nhau, khủng bố nhau như vậy, thì người dân đâu có
dại gì nói thiệt, để chết hay sao. Thế cho nên người dân bị CS ‘cải tạo’ phải
sống theo ‘văn hoá’ nói dối của CS.
Vi Anh
Tướng
Giáp
tiết
lộ
4 bí
mật
về
chiến
tranh Việt Nam
Bố tôi có mối quan hệ cũ với tướng Giáp nên
ngay cả khi ông đã mất, hai mẹ con tôi vẫn nhiều lần được theo những người bạn
của bố đến thăm tướng Giáp tại nhà ông (số 25 Hoàng Diệu) cũng như dự các cuộc
họp truyền thống của trường Lục Quân vào ngày 15 tháng 4 hàng năm.
Khi tôi chuyển sang làm phóng viên báo đảng,
cũng là phóng viên nữ duy nhất của tòa soạn báo Cựu Chiến Binh, tôi có điều
kiện tiếp xúc với tướng Giáp nhiều hơn (sinh nhật, lễ, tết, dịp thượng thọ,...)
Một trong những lần đó là ngày sinh nhật lần thứ 84 của ông.
Giữa các đoàn khách nườm nượp ra vào, đa phần
là lính tráng, ông vui vẻ bắt tay từng người, nhận của học trò Nguyễn Thụy Ứng
(dịch giả 4 tập "Sông Ðông êm đềm"), một bức tranh khổ rộng, chỉ có
duy nhất chữ thọ với 1,000 kiểu viết khác nhau. Cuối cùng, dường như không nén
nổi xúc động trước sự quan tâm đặc biệt của mọi người, ông cất giọng trầm, đục
kể lại:
- Tôi đã tưởng sẽ đem những bí mật của mình
xuống mồ nhưng không ngờ trời cho tôi thọ đến vậy. Vì thế, trong lần sinh nhật
thứ 84 này, tôi xin tiết lộ bốn bí mật trong cuộc đời của tôi để anh em biết.
Lập tức cả căn phòng lặng phắc, nghe rõ cả tiếng gió lao xao trên các tàu lá dừa ngoài vườn.
Lập tức cả căn phòng lặng phắc, nghe rõ cả tiếng gió lao xao trên các tàu lá dừa ngoài vườn.
Ðiều thứ nhất - ông kể: Năm 1972, còn
gọi là chiến dịch đỏ lửa tại thành cổ Quảng Trị. Khi đó, tôi vẫn lấy phương
châm tiến công như mọi khi: 'Lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh, lấy yếu tố
bất ngờ để tạo thế chủ động, khiến địch trở tay không kịp'. Cứ dùng chiến tranh
du kích tiêu diệt hàng ngày, hàng giờ, hết đêm này sang đêm khác để địch suy
tổn lực lượng rồi đánh cấp tập một trận giải phóng dứt điểm thành cổ như mọi
trận khác vẫn diễn ra từ trước đến nay. Không ngờ quan điểm của tôi bị Ba Duẩn
(Lê Duẩn) bác bỏ không thương tiếc. Giữa hội nghị, anh Ba đập tay xuống bàn,
quát: 'Thế là giảm sút ý chí chiến đấu. Phải cho địch biết thế nào là quả đấm
chủ lực của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Vì vậy tôi yêu
cầu, cứ đánh vỗ mặt thành cổ Quảng Trị cho tôi. Sống chết, đúng sai tôi chịu
trách nhiệm'.
Kết quả trong suốt 60 ngày đêm của chiến dịch
thành cổ, cứ 5 giờ 30 phút chiều, khi trời bắt đầu chập choạng tối, một đại đội
ta ở bên này bờ sông Thạch Hãn, lặng lẽ bơi sang để đánh vỗ mặt thành, 8 giờ 30
phút bơi trở về chỉ còn được mươi, mười lăm người. Lần nhiều nhất là 35 đồng
chí (cả lành lặn, cả bị thương). Lần ít chỉ còn 5, 7 đồng chí thương tích đầy
người, thậm chí có lần cả một khúc sông, không một bóng người, chỉ có tiếng gió
hú ghê rợn như những âm hồn vọng vang khắp đáy sông. Như vậy, trung bình mỗi
ngày ta tiêu hao một đại đội chủ lực (khoảng 135 người) và 60 ngày đêm tấn công
thành cổ ta mất gần một vạn người, biến thành cổ Quảng Trị thành nấm mồ chôn
thanh niên, sinh viên, trí thức Việt Nam .
Ðiều thứ hai - ông vươn cao
cái cổ gầy, giọng nói nửa như kiêu hãnh, nửa như nuối tiếc, khuôn mặt đẫm vẻ u
hoài, bí ẩn: Lẽ ra ta không có được chiến thắng lẫy lừng là giải phóng miền
Nam, chỉ vì sau hội nghị Paris, anh Ba Duẩn ra chỉ thị ngừng tất cả các cuộc
tấn công lại, chỉ tập trung củng cố lực lượng, tăng gia sản xuất, nuôi quân cho
tốt rồi sau vài năm phát triển vượt bậc sẽ đánh một trận dứt điểm, không để
địch có cơ ngóc đầu phản công như hồi tổng tiến công xuân Mậu Thân 1968 nữa.
Khi kế hoạch đưa ra, rất nhiều anh em, tướng tá
cũng như lãnh đạo đơn vị không hài lòng nhưng là lệnh của cấp trên nên buộc
phải chấp hành. Không ngờ, phía dưới, cũng như vùng sâu, vùng xa, lực lượng dân
quân, du kích, bộ đội địa phương đang phát triển mạnh nên không chịu ngừng kế
hoạch luyện tập, tấn công lại. Phần vì không nhận được lệnh trên nên cứ âm thầm
chuẩn bị. Thế là như đứa bé đang tuổi ăn, tuổi lớn, không có cách gì ngừng sự
phát triển lại được nên đành để vậy. Nhờ đó có chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975.
Ngừng lời, đưa mắt nhìn những người một thời
đầy tin cẩn, ông cất giọng khàn, đục, nghiêm trang:
- Ðiều thứ ba, khi biết sớm muộn gì
ta cũng tấn công vào Dinh Ðộc Lập, chấm dứt cuộc kháng chiến chống Mỹ dằng dặc
21 năm, tôi đưa ra đề nghị: Ta đánh để thống nhất hai miền. Riêng các phái đoàn
ngoại giao của Mỹ cũng như đại sứ quán Mỹ đóng tại Việt Nam , ta nên tôn
trọng vì họ là những người chứng kiến cuộc chiến tranh này và họ sẽ ghi nhận
thành tích của chúng ta, không nên đối xử thô bạo với họ như kẻ thù. Không ngờ
Ba Duẩn trợn mắt quát: 'Không được, phải đánh chết những con chó, kể cả khi nó
đã rơi xuống nước. Tất cả bọn Mỹ, dù là cán bộ ngoại giao hay Lầu Năm Góc đều
là kẻ thù của nhân dân Việt Nam . Vì thế, phải chiến đấu quét sạch chúng
đi, không để một tên xâm lược nào trên mảnh đất chúng ta'.
Quá khứ đè nặng trên đôi chân của một người đã
84 tuổi, đang nói, ông ngồi phịch xuống ghế, cạnh bà Hà (vợ ông) gương mặt bần
thần, tướng Giáp kể tiếp: Cũng vì quen với tiền lệ ở các quốc gia khác, quân
đội cứ đánh, còn cán bộ ngoại giao đóng vai trò quan sát, không hề bị chi phối
bởi cục diện giữa hai trận tuyến, kẻ thắng, người thua, nên đại sứ quán Mỹ, các
phóng viên mặt trận, vẫn ung dung tự tại trước cuộc tấn công ngày một ồ ạt của
ta... Không ngờ, khi lệnh Ba Duẩn ban ra, tất cả đang từ thế chủ động thành bị
động, phải lập tức thu xếp đồ đoàn ra về trước khi Sài Gòn giải phóng. Chính vì
thế cảnh vô cùng hỗn loạn trong các ngày 28, 29, 30 tháng 4 năm 1975 xảy ra.
Hàng chục máy bay lên thẳng bị hàng trăm người đeo bám, để lại một dấu ấn nhục
nhã trong lịch sử nước Mỹ. Ngay sau đó ta phải trả một giá đắt cho chính sách
cực đoan của mình. Hiếu thắng một giây, kiêu ngạo một giờ mà đổi bằng cái giá
của 20 năm cấm vận. Cả nước vật lộn trong mưu sinh, khốn khó của thời hậu
chiến.
Giọng ông cao lên một nấc, nhìn thẳng trở lại, ông đưa bàn tay khô héo, chi chít các vết đồi mồi, lên cổ, lên ngực, cố giữ một cơn ho:
Giọng ông cao lên một nấc, nhìn thẳng trở lại, ông đưa bàn tay khô héo, chi chít các vết đồi mồi, lên cổ, lên ngực, cố giữ một cơn ho:
- Ðiều thứ 4, ngay từ cuối năm 1979, khi biết PolPot gây ra hoạ diệt chủng ở Cam pu Chia, tôi đã phát biểu trong cuộc họp: 'Trong hai thằng Lào và Campuchia, chỉ có thằng Lào là anh em với mình thôi. Còn thằng Campuchia sẽ phản lại mình, không nên đưa quân sang giúp nó, khi chưa có sự lên tiếng của quốc tế' - nhưng Ba Duẩn nhận định: Việt, Lào, Campuchia là ba nước láng giềng, như ba chân kiềng kê trên mảnh đất Ðông Dương nên phải giúp nó, sau đó sẽ có kế hoạch thôn tính nó sau... Kết quả, sau hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, dân tộc ta đã mất cả triệu người con ưu tú, nay thanh niên trai tráng, rường cột quốc gia lại bị điều động bắt lính vô tội vạ để sang chiến đấu tại chiến trường K. Bởi cùng học thầy Trung Quốc nên lối đánh của chúng rất khó chơi, cũng thiên về quấy rối du kích, đánh không theo bài bản nào, chỉ nghi binh, đánh cấp tập rồi rút lui, đồng thời rải mìn vô tội vạ, khiến cho lực lượng ta thương vong nhiều không kể xiết. Tôi nhớ lần tới một trạm phẫu trung đoàn. Trung bình một ngày, anh em bác sĩ ta phải cưa chân 40 chiến sĩ do bị mìn cài, mìn đặt... Trong điều kiện thuốc men thiếu thốn, thuốc giảm đau cũng như gây mê đều hạn chế, anh em kêu khóc như ri. Chỉ sau một tuần là số chân bị cưa xếp cao như núi, hơn hẳn đầu người một tầm tay với. Mùi thịt cháy, mùi máu tanh, mùi thối rữa toả ra khắp vùng, đi cách xa trạm cả 7, 8 km mà mùi hôi thối vẫn xông lên nồng nặc..."
Ngay sau đó, bà Ðặng Thị Hà - con gái ông Ðặng
Thai Mai (một nhà nghiên cứu văn học có tên tuổi của Việt Nam) đứng dậy, kéo ông
ra khỏi khu vực đặt bàn tiếp khách và yêu cầu chúng tôi về để ông nghỉ vì mỗi
ngày ông phải tiếp mấy chục đoàn. Bà Hà với tư cách một người vợ phải kéo ông
ra kịp thời trước cả rừng câu hỏi của khách, cũng vì thế giọng bà, không còn là
giọng một vị chủ nhà mà thành "tư lệnh" đuổi khéo tất cả những ai còn
muốn ở lại làm phiền ông...
Cuối năm 1995, tôi chuyển sang báo khác, làm
một "cựu chén binh" thay vì "cựu chán binh" với mấy ông già
lẩm cẩm, công thần, độc đoán, nên không còn được gặp Tướng Giáp thường xuyên
như trước.
Sống đến tuổi 84, ông không ngờ trời cho tuổi
thọ cao như thế, nên quyết định thốt ra bốn bí mật của đời mình. Ðến nay - khi
trở thành một "hoá thạch sống" - vắt ngang từ đầu thế kỷ 20 (ông sinh
ngày 25 tháng 8 năm 1911) đến đầu thế kỷ 21 (2009) ở độ tuổi 98, ông còn tiết
lộ thêm những bí mật nào khác? Tôi không được biết. Chỉ có điều, mỗi lần nghĩ
về tướng Giáp, tôi lại thấy lòng mình xao động lạ lùng. Một chút thương (hại),
một chút cảm phục, một chút trách móc, một chút trào lộng (*).
Ở Việt Nam, ai cũng biết ông là một vị đại
tướng trong thời chiến và một bại tướng trong thời bình, bị Ba Duẩn, Lê Ðức Thọ
tam tứ phen làm cho thất điên bát đảo. Ngay cả ông Hồ cũng không chịu nổi uy
tín và sự nổi tiếng của ông sau chiến dịch Ðiện Biên Phủ (khi đó, dưới ngọn cờ
cách mạng bay lồng lộng là hình ảnh tướng Giáp) nên thay vì đề cử người kế cận
mình là tướng Giáp, đã đề cử Lê Duẩn, hy vọng con ngựa Lê Duẩn sẽ chịu để ông
cầm cương, thuần dưỡng... Không ngờ, năm 1963, chính ông lại là người bị hai
học trò "xuất sắc" là Lê Duẩn và Lê Ðức Thọ vô hiệu hoá.
Còn Tướng Giáp, trước sự lấn lướt của Duẩn, Thọ
thì tự cài số lùi, mỗi ngày một lùi dần, lùi dần, lùi đến tận cửa nhà hộ sinh
của chị em mới thôi. Cho nên khẩu ngữ quen thuộc của mỗi người dân, người lính
Hà Nội khi nhắc đến tướng Giáp là: "Từ cây đa Tân Trào (căn cứ địa cách
mạng, nơi 34 cán bộ vũ trang tuyên truyền giải phóng quân đầu tiên của Việt
Nam) tới cây đa Nhà Bò (phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nơi hàng chục
chị em ngất nghểu vác bụng đến trạm hộ sinh sinh nở mỗi ngày).
Kể từ ngày Tướng Giáp vinh dự trở thành trưởng
ban sinh đẻ có kế hoạch, khắp Hà Nội đồn thổi câu ca nghịch ngợm của nhà thơ
Nguyễn Duy:
Bác Hồ nằm ở trong lăng,
Nhiều hôm bác bỗng nghiến răng, giật mình
Rằng giờ chúng nó linh tinh
Tuổi tên của mình (**) chúng ném xuống ao
Ao nào thì có ra ao
Cái tròn cái méo, cái nào cũng sâu
Hỏi rằng Tướng Giáp đi đâu
Dạ thưa Tướng Giáp... lo khâu: đặt vòng
Nhiều hôm bác bỗng nghiến răng, giật mình
Rằng giờ chúng nó linh tinh
Tuổi tên của mình (**) chúng ném xuống ao
Ao nào thì có ra ao
Cái tròn cái méo, cái nào cũng sâu
Hỏi rằng Tướng Giáp đi đâu
Dạ thưa Tướng Giáp... lo khâu: đặt vòng
Và những câu truyền khẩu của Bút Tre thời đại:
Ngày xưa đại tướng cầm quân
Ngày nay đại tướng cầm quần chị em
Ngày xưa đại tướng công đồn
Ngày nay đại tướng công... l. chị em
Ngày 25 tháng 8 năm 2008, khi tròn 97 tuổi,
tướng Giáp ốm nặng, rất nhiều phái đoàn đến thăm ông, song lúc này ông bị vừa
ho, sốt, vừa đau phổi, khó thở. Ông không ở nhà trên đường Hoàng Diệu mà nằm
dưỡng bệnh ở nhà nghỉ bên Hồ Tây. Sau đó được đưa vào Quân Y Viện 108, Khoa A1,
dành riêng cho Bộ Chính Trị và các nhân vật lãnh đạo đặc biệt. Hiện ông vẫn
phải thở oxy. Với tuổi 97, ngược hẳn với tuổi Hồ Chí Minh khi về với các bậc
tiền bối Mác Lê (79), người ta cho rằng ông sẽ khó lòng vượt qua... song một lần
nữa trước cái ác, cái xấu ông vẫn tiếp tục "cài số lùi" và vẫn cách
xa tử thần cả một tầm với.
Hiện tại, Hà Nội đang trong đợt rét đậm, rét
hại, nhiệt độ ngoài trời thường xuyên là 8 độ C, nhiều nơi dưới 3 độ C. Không
biết "hoá thạch sống" như ông còn tồn tại được bao lâu trong thời
tiết khắc nghiệt này? Khi "hoá thạch sống" mất đi sẽ đồng nghĩa với
việc Việt Nam mất một kho bí mật về tầng lớp lãnh đạo cũ mà ông
không kịp tiết lộ hoặc vì bạc nhược ông không muốn, hay không dám tiết lộ.
Từ trái, ông Trần Đông (giám đốc Văn Khố
Thuyền Nhân), cựu luật sư Đoàn Thanh Liêm, ông Đỗ Bá Tân (chồng bà Thuỷ), phóng
viên Ngọc Lan, và nhà văn Trần Khải Thanh Thủy
Hà Nội, Mùng 1 Tết Kỷ Sửu
Khai bút đầu Xuân
Khai bút đầu Xuân
Chú thích:
(*) Ðáng trách trong thời chiến, ông thí quân quá nhiều và vô trách nhiệm đối với vấn đề tù nhân bị bắt, liệt sĩ mất tích. Trong thời bình ông không dám can thiệp, bảo vệ những sĩ quan thuộc quyền bị đàn áp, bắt bớ hay bỏ tù (từ Thượng Tướng Chu Văn Tấn, Trung Tướng Ðặng Kim Giang, Tướng Lê Liêm...) hay những thuộc cấp bị vu cáo trong vụ án Xét Lại Chống Ðảng. Ðặc biệt là những vụ bắt bớ đầy đọa những viên chức và quân nhân miền Nam trong các "trại cải tạo",' hay thảm cảnh thuyền nhân của Việt Nam mà thế giới phải lên tiếng.
(**) Kể từ 1969, tại miền Bắc Việt Nam có phong trào làm "Ao cá bác Hồ", tất cả các thôn xã đều phải đào ao thả cá và cắm một tấm biển đề rõ 4 chữ "Ao cá bác Hồ" ở giữa lòng ao để báo công, lấy thành tích.
(***) Tác giả ghi lại trung thực lời của Tướng Giáp nên chúng tôi giữ nguyên những từ thuộc loại nhạy cảm như "giải phóng", "quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng", "Tổng tiến công"...
(*) Ðáng trách trong thời chiến, ông thí quân quá nhiều và vô trách nhiệm đối với vấn đề tù nhân bị bắt, liệt sĩ mất tích. Trong thời bình ông không dám can thiệp, bảo vệ những sĩ quan thuộc quyền bị đàn áp, bắt bớ hay bỏ tù (từ Thượng Tướng Chu Văn Tấn, Trung Tướng Ðặng Kim Giang, Tướng Lê Liêm...) hay những thuộc cấp bị vu cáo trong vụ án Xét Lại Chống Ðảng. Ðặc biệt là những vụ bắt bớ đầy đọa những viên chức và quân nhân miền Nam trong các "trại cải tạo",' hay thảm cảnh thuyền nhân của Việt Nam mà thế giới phải lên tiếng.
(**) Kể từ 1969, tại miền Bắc Việt Nam có phong trào làm "Ao cá bác Hồ", tất cả các thôn xã đều phải đào ao thả cá và cắm một tấm biển đề rõ 4 chữ "Ao cá bác Hồ" ở giữa lòng ao để báo công, lấy thành tích.
(***) Tác giả ghi lại trung thực lời của Tướng Giáp nên chúng tôi giữ nguyên những từ thuộc loại nhạy cảm như "giải phóng", "quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng", "Tổng tiến công"...
TRẦN KHẢI THANH THỦY
Chính quyền ra thông cáo và cho công an bãi
bỏ lệnh cờ rũ quốc tang Võ Nguyên Giáp
Ngay khi cả nước còn đang chìm trong tang
thương của ngày Quốc tang thứ 2, ngay khi chiếc xe cuối cùng rước linh cửu Đại tướng
vừa khuất bóng khỏi nội thành Hà Nội, loa phường tại nhiều địa bàn trọng điểm
Hà Nội đã ra rả yêu cầu các hộ gia đình khẩn trương hạ cờ rũ. Các công sở đồng
loạt bỏ cờ rũ khi linh cữu Đại tướng chưa ra khỏi địa bàn Thủ đô.
Công an và cán bộ cơ sở đi từng nhà yêu cầu mọi
người dân triệt để chấp hành lệnh của UBND Thành phố. Nhân dân vô cùng ngỡ
ngàng tưởng đã có một cuộc lật đổ chính quyền vừa xẩy ra tại Thủ đô. Nhiều cụ
già, nhiều cựu chiến binh cự lại thì bị đe dọa cưỡng chế. “Chúng ta đang để
tang cụ Đại tướng theo nghi thức Quốc tang cơ mà. Phải để chúng tôi khóc Đại
tướng nốt ngày hôm nay cho trọn đạo. Các anh còn có lương tâm con người hay
không?”
Cách đó hơn nửa giờ, ông Phạm Quang Nghị (Ủy
viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy) còn rập đầu trước anh linh của Đại tướng
thề bồi này kia. Ngay khi quan chức và Công an Hà Nội đang cưỡng chế nhân dân
bắt hạ cờ rũ không cho để tang Đại tướng nốt ngày Quốc tang thứ 2 (13/10/2013)
thì ông quan đầu tỉnh Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vẫn đang tháp tùng linh cửu Đại
tướng ra sân bay và theo vào tận nơi an tang Đại tướng tại Quảng Bình.
Và đây là lý do để chính
quyền Hà Nội cùng Bộ Ngoại giao bắt các cơ quan phải bỏ tang giữa ngày đồng
thời cưỡng chế nhân dân không cho để tang Đại tướng hết ngày Quốc tang thứ 2.
Việc bắt dân hạ cờ rũ được thực hiện ngay tại Thủ đô khi linh cửu Đại tướng
chưa ra tới sân bay Nội Bài và VTV1 vẫn đang truyền hình trực tiếp lễ Quốc tang
Người.
Trong lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam
, chưa có một Quốc tang nào bị hạ cờ giữa chừng như vậy. Hành động vô lương tâm
này của Bộ Ngoại giao và Thành phố Hà Nội, sự vô trách nhiệm của Ban Chấp hành
Trung ương mà đứng đầu là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (dưới sức ép của Bắc
Kinh) không còn là sự hỗn láo đơn thuần mà nghiêm trọng hơn là sự thách thức ý
chí độc lập, lòng tự trọng của dân tộc và nhân dân Việt Nam, thách thức chủ
quyền của đất nước Việt Nam trong giờ phút đau thương, ngặt nghèo nhất.
Oct 06, 2013
Ca dao thời đại cháu con họ
Hồ. image. Xin được nói có sách mách có chứng như sau: Dân ơi ta bảo dân này.
Dân ra ngoài ruộng, Dân cày mình dân. Cấy cày bổn phận con dân,. Quốc hội bận
họp bán dần nước non.
No comments:
Post a Comment