Ban Tiếp dân sao lại bắt dân?
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-02-10
2015-02-10
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Nhiều lần ông Nguyễn
Văn Thông 49 tuổi bị các nhóm công an, mật vụ, côn đồ xô đẩy đàn áp mạnh bạo
gây thương tích. Ảnh trên là bà con dân oan đang chăm sóc ông Thông hồi bị công
anh đánh vào tháng 1, 2015
Anh
Nguyễn Văn Thông, một dân oan Tây Ninh trong suốt bảy tháng ròng rã cùng với
khoảng 100 người dân tỉnh Tây Ninh ăn nằm tại khu vực Ban Tiếp dân Trung ương
Hà Nội nhằm đòi lại quyền lợi đất đai của gia đình. Ngay sau khi lên tiếng bày
tỏ nỗi oan khuất của mình anh Thông đã bị công an bắt giữ cho tới nay cũng
không ai hay biết gì về tăm dạng của anh.
Anh Nguyễn Văn Thông bị bắt vào đúng ngày sinh nhật Đảng 3 tháng 2
năm 2015, trên khu vực đường Ngô Thì Nhậm nơi Ban tiếp dân Trung ương đặt trụ
sở. Chính nơi đây anh Thông và người dân oan các tỉnh hầu như lui tới hàng ngày
để nộp đơn kêu gào nỗi oan ức của họ bị nhà nước địa phương các tỉnh chèn ép.
Anh Nguyễn Văn Thông là một trong hơn một trăm dân oan của tỉnh Tây Ninh bỏ nơi
cư trú để ra tận Hà Nội ròng rã 7 tháng trời kiên nhẫn chờ sự công tâm của
chính quyền trung ương, qua Ban tiếp dân Trung ương sẽ giải quyết nỗi oan cho
gia đình anh và đồng bào cùng hoàn cảnh.
Muốn bắt thì bắt muốn thả thì thả
Anh Đoàn Thanh Giang, một dân oan khác của tỉnh Đồng Nai cũng là người
theo sát anh Thông trong 7 tháng qua cho biết việc chứng kiến anh Thông bị bắt:
-Dạ
thưa từ hôm đó tới nay cũng không nghe tin tức gì hết anh ơi, mọi người dân Tây
Ninh đang lo lắng cho ảnh, không biết ảnh như thế nào. Bữa đó tui với ảnh cùng
đi uống trà, mới đi chưa được trăm mét, từ cổng trụ sở Ngô Thì Nhậm tụi tui đi
tới khoảng 40 mét thì thấy bên đường đông quá tụi tui tính vào chỗ quán ở trong
mọi lần thường uống ai dè quẹo vô cái ngõ hẻm số 2 mới vừa đi khoảng 30 mét tự
nhiên tui phản ứng quay lại thì thấy 4-5 người lôi ảnh lên xe rồi. Lúc đó tui
tưởng rằng tôi xem cuộn phim ở trong xã hội đen sao thì anh tưởng tượng đi, y
như vậy đó. Tui mất hồn tui bỏ chạy ra, cắm đầu cắm cổ chạy về tới nhà trọ tui
mới báo cho mọi người dân Tây Ninh là anh Thông ảnh đi uống trà với tui mà tình
hình bị như vậy đó. Cho tới hai ngày sau tôi vẫn chưa hoàn hồn được vẫn ám ảnh
cái cảnh đó.
Vừa đi khoảng 30 mét tự nhiên tui phản ứng quay lại thì thấy 4-5 người
lôi ảnh lên xe rồi. Lúc đó tui tưởng rằng tôi xem cuộn phim ở trong xã hội đen
sao thì anh tưởng tượng đi, y như vậy đó. Tui mất hồn tui bỏ chạy
Anh Đoàn Thanh Giang
Đơn thư của anh Thông đại diện người dân Tây Ninh gửi đi không bao
giờ được trả lời nhưng anh vẫn quyết đi tới cùng, kiên trì vào Ban tiếp dân hầu
như mỗi tuần để đòi hỏi, kết quả anh bị bắt với tội danh gây rối nơi công cộng.
Một dân oan Tây Ninh cùng ra Bắc với anh Thông là chị Tâm cho biết những gì mà
Ban tiếp dân Trung ương ghép tội cho anh Thông cũng như những người khác:
-Cán bộ của phòng tiếp dân thì họ hay dùng cái từ như tỉnh Tây Ninh
thì phải đại diện một hai người vô nói chuyện thôi chứ không cho vô hết. Mấy
ổng cứ gài vô như vậy chứ như tôi nè, tôi có một thân một mình nó cũng gài vô
nó nói tôi cầm đầu nó xin tỉnh bắt tôi nhưng cuối cùng không bắt được nó mới
thả ra đó. Vừa rồi tôi cũng lại phường nó cũng nhốt tôi hai ngày trời chỗ đó,
bỏ đói bỏ khát tôi đó chứ có ai đâu mà cầm đầu? Nó muốn bắt ai thì gài vô cái
tội nào đó.
Cũng theo chị Tâm thì công an Tây Ninh được Ban tiếp dân Trung
ương yêu cầu ra Hà Nội để bắt anh Thông về lại Tây Ninh, chị nói:
-Theo tôi tìm hiểu là do Văn phòng chính phủ Tiếp công dân họ gọi điện
thoại họ ra lệnh cho công an tỉnh ra bắt về. Nếu gây rối thì cái Phường ở đó
mới là chỗ giữ chớ đàng này Tỉnh Tây Ninh biết gì mà chạy ra bắt người?
Chỉ muốn được giải quyết và đối xử công bằng
Buổi sáng trước khi bị bắt, anh Nguyễn Văn Thông trả lời đài Á
Châu Tự do có những nội dung đáng chú ý như sau:
-Chúng tôi đã ra đây để nhờ chính quyền trung ương can thiệp, để buộc
những người làm sai phải trả lại quyền và lợi ích cho chúng tôi. Nhưng mà chẳng
những không được đáp ứng mà năm 2011 chúng tôi đã bị đàn áp rất là khốc liệt.
30 người bị bắt đi rồi sau đó kêu án 8 người hơn 10 năm tù rồi đánh trọng
thương một số người nữa.
Thì ngày hôm qua ông Dương Hồng Huế mời gần 30 người dân oan đến làm
việc. Trước đó ông đã gởi một văn bản sai luật và bị người dân quăng trả. Bữa
hôm qua ông rất là lồng lộn, ông quy chụp tôi là đứng đầu, dồn tôi vào chân
tường. tôi vừa hả miệng ra thì ông ta không cho nói mà để ổng nói, ông truy sát
người dân dồn tôi như người cầm đầu đặng chuẩn bị có thể sẽ bắt tôi vì tôi là
một người rất hiểu luật, đại diện cho người dân để mà lên tiếng nói của người
dân chỉ ra những sai phạm của chánh quyền địa phương và cái bọn bao che để cho
họ sửa. Nhưng mà bây giờ họ đang bao che cho nhau, tụi làm sai thì không sửa mà
trên trung ương thì tôi thấy cái chiều hướng đang bao che cho nhau.
Chúng tôi đã ra đây để nhờ chính quyền trung ương can thiệp, để
buộc những người làm sai phải trả lại quyền và lợi ích cho chúng tôi...không được
đáp ứng mà năm 2011 chúng tôi đã bị đàn áp rất là khốc liệt. 30 người bị bắt đi
rồi sau đó kêu án 8 người hơn 10 năm tù rồi đánh trọng thương một số
anh Nguyễn Văn Thông
Ban Tiếp dân Trung ương là hy vọng cuối cùng của người dân oan, nó
cũng là khuôn mặt dân chủ hiếm hoi mà nhà nước lập ra trước dư luận quốc tế vì
vậy bất cứ hành động cưỡng bức, hăm dọa hay yêu cầu công an đàn áp nào cũng gây
phản cảm cho khuôn mặt nhân quyền Việt Nam, đặc biệt khi Hà Nội vừa bị quốc tế
xếp vào hàng thấp nhất trong khu vực.
Nếu cho rằng anh Nguyễn Văn Thông cầm đầu thì bao lâu nay dù không
có ai cầm đầu vẫn xuất hiện hàng trăm dân oan thay nhau có mặt tại Hà Nội. Việc
bắt giữ anh Thông chỉ làm cho người dân oan thêm mất tin tưởng vào chính sách
giải quyết oan sai của nhà nước.
Việc anh Nguyễn Văn Thông tố cáo ông Dương Hồng Huế sẽ bắt anh đã thành
sự thật tuy nhiên hành động đàn áp này vẫn không làm người dân oan các tỉnh
hiện có mặt tại Hà Nội đầu hàng. Trong những ngày cận tết, bất kể trời rét như
cắt da nhiều người vẫn tiếp tục bám trụ chờ một sự lên tiếng nào đó từ nhà cầm
quyền về số phận của họ. Người về người ra vẫn luân phiên nhau mặc dù họ không
biết tương lai của mình ra sao nữa.
Chị Tâm cho biết số dân oan hiện nay vẫn còn đâu đó chung quanh
khu vực Ngô Thì Nhậm:
-Lúc đầu thì đông lắm một trăm mấy chục người ở bảy tháng trời không
được việc rồi kẻ đi về người đi ra…tại vì người nào nhớ nhà quá thì vể thì
người khác lại ra, cứ đổi tăng với nhau. Hiện nay tại trước chỗ Tiếp dân thì
Tây Ninh Gò Dầu còn lại 30 người còn nếu tính hết mấy chỗ khác nữa thì khoảng
100 người.
Ban Tiếp dân Trung ương trong những ngày Tết sẽ đóng cửa nhưng
người dân oan vẫn tiếp tục hiện diện tại Hà Nội và thực tế ấy không thể lãng tránh.
Vấn đề còn lại theo ý kiến của hầu hết dân oan, nếu anh Thông có hành động xách
động hay gây rối như Ban Tiếp dân Trung ương cáo buộc thì cũng nên công khai
minh bạch để người dân oan biết rằng họ không gõ nhầm cửa.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment