Đăng ngày 09-02-2015
Việt Nam : Trang web báo chống tham nhũng
Người Cao Tuổi bị đóng cửa, khởi tố
Trang web báo Người Cao TuổiDR
Cơ quan An ninh Điều tra thuộc Bộ Công an Việt Nam hôm nay
09/02/2015 ra quyết định khởi tố vụ án liên quan đến báo Người Cao Tuổi theo
điều 258 Luật hình sự.
Trước đó chính quyền thông báo rút giấy phép trang web
của tờ báo nổi tiếng chống tham nhũng này, còn Tổng biên tập Kim Quốc Hoa bị
cách chức và thu lại thẻ nhà báo.
AFP ghi nhận, đến chiều nay theo giờ Việt Nam, trang web nguoicaotuoi.org.vn
không còn truy cập được nữa, tuy báo giấy vẫn được phát hành. Hãng tin Pháp cho
rằng lại có thêm một động thái vi phạm tự do báo chí ở Việt Nam. Báo chí trong
nước thì dẫn kết luận thanh tra đột xuất tòa soạn báo Người Cao Tuổi, cáo buộc
tờ báo này đăng « các đơn
khiếu nại sai sự thật », và « một số bài viết xuyên tạc, vu
khống tổ chức và công dân », « có dấu hiệu tiết lộ bí mật Nhà nước ».
Trả lời RFI Việt ngữ, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng nhận định :
«
Đây là một vụ bất thường. Bất thường vì nếu so sánh với vụ PMU18 năm 2006 bắt
phóng viên báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ, thì lần này có sự hiệp đồng tác chiến
rất nhịp nhàng giữa Bộ Thông tin Truyền thông và Bộ Công an. Sáng, Bộ Thông tin
công bố kết luận, và đến chiều thì Bộ Công an cũng đăng đàn diễn thuyết. Và có
thể nói đây là một vụ về mặt công luận đã đánh thẳng vào quyền tự do ngôn luận
và tự do báo chí của các nhà báo nhà nước ở Việt Nam.
Trong
bảy năm qua, báo Người Cao Tuổi đã đưa ra ánh sáng tới 2.500 vụ tiêu cực từ cấp
làng xã tới trung ương. Và đặc biệt trong thời gian gần đây đã đưa liên tục
hàng loạt vụ về tài sản của các quan chức cấp cao, nhất là vụ ông Trần Văn
Truyền, nguyên Tổng thanh tra Chính phủ. Cuối cùng như chúng ta đã thấy, Ủy ban
Kiểm tra Trung ương Đảng đã phải vào cuộc, và ông Truyền đã phải nhận hình thức
cảnh cáo về Đảng và trả lại một số tài sản.
Có
thể nói đây là sự ghi nhận về công lao của báo Người Cao Tuổi – một tờ báo được
coi là nhỏ trong làng báo hơn 800 tờ báo nhà nước – nhưng có thành tích lớn nếu
so với những tờ khác có bề dày như Vietnamnet, Thanh Niên, Tuổi Trẻ…Trong khi
những tờ đó cho tới nay gần như lắng tiếng về việc phanh phui các tiêu cực và
phục vụ sự nghiệp chống tham nhũng của Đảng.
Đây
là vấn đề mà tôi cho là đặc biệt nhạy cảm. Đó là một khía cạnh. Một khía cạnh
khác : chúng tôi nhận thấy việc khởi tố báo Người Cao Tuổi, mới được thông tin
chiều nay, ngày 9 tháng Hai, có nét gì đó gần giống với việc khởi tố và bắt
giam ngay lập tức hai blogger Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập vào cuối năm
2014.
Ngoài
ra cũng cần ghi nhận thêm một điều về sự việc báo Người Cao Tuổi : lâu lắm rồi
mới có một tờ báo nhà nước bị khởi tố một cách công khai và kiên quyết đến như
vậy ! Đặc biệt lần này là cơ quan An ninh Điều tra, chứ không phải là cơ quan
Cảnh sát Điều tra làm, và lại liên quan đến điều luật mà giới blogger, hoạt
động dân chủ, đấu tranh nhân quyền rất chú ý, thường đưa ra trước quốc tế : đó
là điều 258 của bộ Luật Hình sự, liên quan tới việc « lợi dụng quyền tự do dân chủ
». Và kỳ này không loại trừ là Nhà nước có thể áp dụng điều 258 đối với chính
ông Kim Quốc Hoa là nguyên Tổng biên tập báo Người Cao Tuổi ».
Nhà báo Phạm Chí Dũng - Saigon 09/02/2015 -
Thụy My nghe
Công an điều tra báo Người cao tuổi
·
9 tháng 2 2015
Công an Việt
Nam khởi tố vụ án liên quan báo Người cao tuổi theo điều 258 Bộ Luật Hình sự
về tội ‘Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền,
lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân’.
Tờ báo này, vốn
do Hội Người cao tuổi chủ quản, trong thời gian qua đã đăng nhiều bài điều tra
cáo buộc tình trạng tham nhũng trong quan chức.
Một luật sư
từ trong nước nói với BBC rằng việc công an truy tố tờ báo này là ‘hoàn toàn
đúng đắn’ và ‘không phải nhằm để trấn áp tờ báo dám lên tiếng về tham nhũng’.
‘Có dấu hiệu tội phạm’
Thông báo của
Bộ Công an cho biết căn cứ kết quả điều tra, xác minh ban đầu báo Người cao
tuổi theo đề nghị của Bộ Thông tin-Truyền thông, họ xác định ‘có dấu hiệu của
tội phạm’.
Theo hai tác
giả ký tên Minh Chi - Việt Hải trên trang ANTV thì:
"Báo Người
cao tuổi cũng đăng một số bài viết khác có dấu hiệu lợi dụng các quyền tự do
dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của các tổ chức
công dân đã được Bộ TT-TT thông báo tại Kết luận thanh tra đột xuất báo Người
cao tuổi số 17/TB-BTTTT, ngày 09/02, như bài viết: "Chống tham nhũng khi
trao "vũ khí" cho bọn biến chất " đăng ngày 03/5/2013; "Bàn
về "Thị trường sao và vạch" đăng ngày 01/4/2013; "Sự thật về
"Công tử" Hà Thành ra Trường Sa" đăng ngày 09/7/2014."
Bài "Bàn
về "Thị trường sao và vạch" chủ yếu nhắm vào điều báo Người Cao Tuổi
cho là 'nạn chạy quân hàm' trong công an và quân đội ở Việt Nam hiện nay.
Các trang vào
những bài nói trên đều đã bị chặn ở Việt Nam.
Còn Bộ Thông
tin-Truyền thông trong buổi họp báo vào sáng thứ Hai ngày 9/2 cũng thông báo họ
thu hồi tên miền của trang mạng tờ báo này và thu hồi thẻ nhà báo của ông Kim
Quốc Hoa, tổng biên tập báo.
Ngoài ra, họ
cũng kiến nghị Hội Người cao tuổi cách chức tổng biên tập của ông Hoa.
Theo kết quả thanh tra của Bộ này được công bố thì tờ Người Cao Tuổi đã ‘cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, và danh dự, nhân phẩm của cá nhân’, ‘đưa thông tin suy diễn, sai sự thật, ‘có dấu hiệu tiết lộ bí mật Nhà nước’.
Báo Người cao
tuổi là một tờ báo nhỏ tại Việt Nam, tuy vậy, mấy năm gần đây, tờ báo gây chú ý
vì nhiều bài điều tra cáo buộc tình trạng tham nhũng trong quan chức.
Cuối năm 2013,
báo Người cao tuổi là tờ đầu tiên cáo buộc về tài sản ông Trần Văn Truyền,
nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam, đã nghỉ hưu từ 2011.
Cuối năm 2014,
Đảng Cộng sản thông báo ông Truyền đã vi phạm về thực hiện chính sách nhà, đất
và đề ra phương án thu hồi nhà, đất của ông.
‘Truy tố là đúng’
Có ý kiến như
của luật sư Trần Đình Triển từ Hà Nội cho rằng việc xử lý Người cao tuổi là
‘hết sức đúng pháp luật’.
Theo ông Triển
thì những thông tin trên tờ Người cao tuổi mà ‘người đọc có cảm nhận là có vẻ
đấu tranh chống tham nhũng’ là ‘từ một chuyện nhỏ họ có thể suy đoán ra, viết
mang tính chất thương mại hóa và đưa ra những thông tin không có căn cứ’.
“Họ đưa tin
không chuẩn xác, xúc phạm đến danh dự của tổ chức, cá nhân thì cơ quan pháp
luật phải xử lý,” ông Triển nói.
Cũng theo luật
sư Triển thì ‘không phải tờ Người cao tuổi chống tham nhũng mà bị điều tra’.
“Đảng và Nhà
nước luôn khuyến khích mọi công dân chống tham nhũng,” ông nói, “Trong Luật
Chống tham nhũng còn có cơ chế bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng.”
Theo ông Triển
thì vụ việc tham nhũng của ông Trần Văn Truyền thì ‘thông tin không phải xuất
phát từ báo Người cao tuổi mà địa phương họ đã nêu lên và xem xét việc đó
rồi’.
“Khi có thông
tin về việc nào đó hay người nào đó đã công khai hay đang làm thì Người cao
tuổi nhảy vào chia tách ra thậm chí đăng đi đăng lại những chuyện không liên
quan đến vụ án, xâm phạm quyền nhân thân của người đó kể cả họ hàng của họ,”
ông nói và chỉ trích tờ báo này là ‘giật gân, thương mại hóa’.
Trong khi đó,
viết trên Facebook cá nhân, một luật sư khác, Trần Vũ Hải, lại cho rằng:
"Mặc dù từng đối đầu và không đồng ý nhiều việc với ông TBT báo Người cao
tuổi , nhưng tôi vẫn cho rằng sau thanh tra nhanh chóng đề nghị cách chức ông
và chuyển sang cơ quan an ninh điều tra là có vấn đề và không công bằng."
"Những vụ
ông khui ra đều làm rất chậm chạm và xử lý nhẹ nhàng, dù dưới con mắt của dân
chúng khá nghiêm trọng," ông Hải viết.
__._,_.___
Lãnh đạo CHXHCNVN theo
giặc Tàu!
Thằng dâng bauxite-Tây Nguyên cho xâm lược !
Tiếng nói Diên Hồng !
06.07.2014, Ngày Hát Cho Biển Đông tại Washington DC,
CLICK XEM CLIP ĐỖ HOÀNG ĐIỀM LỪA ĐẢO
ReplyDelete