Việt Nam hôm nay

https://lh4.googleusercontent.com/jwHXKk9yK83mb2U0iyp-OSXs7OZgoEcJKB4V-xqOO7STOu0djuO_hHd_dM8GkXjIamwCDoDrZRAdRPT5gaYIUOXwHgEk7mRpK7R7aGCo-eeVOtK72Nk

Wednesday, 4 February 2015

85 năm ngày thành lập đảng CSVN. Họ đã làm gì? Hậu quả? (1)



Monday, February 2, 2015

85 năm đời ta có đảng!

QLB
Nguyên Thạch (Quanlambao)

85 năm đời ta có đảng!
 Để giờ đây qui Hán thuộc Tàu
85 năm đầy dẫy niềm đau
85 năm Cùng Nhau Xuống Hố!.

 
Nước ngàn năm vua Hùng đất tổ
Đã sản sinh một lũ ngố đê hèn
Chúng giành giựt
Chúng bon chen
Chúng mụ mị...ép dân sống quen đời trâu ngựa!.

 
Đảng cộng sản?
Cá mè một lứa
Tâm điêu ngoa của những đứa lộng hành
Chúng ăn chơi, lầu tía, gái xanh
Tự xưng là lãnh đạo nhưng học hành chưa hết lớp!.

 
Tài sản của chúng là những lâu đài choáng ngợp
Xe pháo ngông nghênh lớp lớp đàn em
Nhìn chúng xa hoa trong khi dân đói dân thèm
Của thừa mứa nhưng với dân được xem là của quí.

 
Chúng thủ đoạn
Chúng gian manh
Chúng lừa mị
Mở mồm ra là trân quí Độc Lập Tự Do
Nhưng đến khi thực hành, dân phải lạy xin thì chúng mới cho
Không đút lót thì lần hò chờ mãi.

 
85 năm có đảng, đời ta tê tái!
Nam lao nô
Nữ đi làm gái nuôi thân
85 năm đảng rất ân cần
Lột dân sạch hết từ chân đến tóc

 
85 năm vinh quang nói dóc
85 năm nô bộc thiền triều
85 năm sống với ma quỉ tinh yêu...
Ôi đau đớn!
85 năm tiêu điều đời ta có đảng.

 
Nguyên Thạch




85 năm ngày thành lập đảng CSVN. Họ đã làm gì? Hậu quả? (1)

RadioCTM - Trần Quang Thành@S:
dangCSVNKhoảng 1 tháng trước ngày kỷ niệm 85 năm ngày thành lập đảng CSVN, một phong trào mang tên “tôi không thích đảng CSVN” đã xuất hiện trên các trang mạng xã hội và nhanh chóng lan tỏa rộng khắp. Những người tham gia hưởng ứng phong trào hầu hết là thành phần trẻ. Khoảng một tuần trước ngày kỷ niệm này, khối 8406 cũng phát động chiến dịch xóa  bỏ điều 4 hiến pháp, một điều khoản căn bản của hiến pháp nước CHXHCNVN để hợp thức hóa sự cai trị của đảng cộng sản trên đất nước. 

Tuy hai phong trào này không liện hệ gì với nhau nhưng cả hai đều cho mọi người thấy rõ ý nghĩa thực sự của ngày thành lập đảng CSVN: Đảng CS từ đâu đến? Họ đã làm gì? Bằng cách nào? Và hậu quả những việc làm đó đối với đất nước, dân tộc VN ra sao?

Đây cũng là những vấn đề sẽ được nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa trình bày trong phần đầu cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành nhân kỷ niệm 85 năm ngày thành lập đảng CSVN được gửi đến quý vị sau đây. Mời quý vị cùng nghe.

Download

http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2015/02/20150203-ctm-danguyen_NXNghia.mp3

Diễn giải lếu láo trắng trợn

Cùng một số liệu, hai cách diễn giải (TP.HCM lọt top 50 thành phố an toàn nhất?)


Nguyễn Văn Tuấn

Đúng là chuyện xấu thành tốt! TP Hồ Chí Minh được/bị Tạp chí The Economist xếp vào nhóm các thành phố kém an toàn nhất trên thế giới. Ấy thế mà ít nhất 2 tờ báo Việt Nam, phiên bản tiếng Anh và tiếng Việt, lại giật cái tít rằng TP HCM lọt vào danh sách các thành phố an toàn nhất thế giới. Chuyện khó tin nhưng hoàn toàn có thật, và trên giấy trắng mực đen!

Báo Tuổi Trẻ phiên bản tiếng Anh chạy cái tít hấp dẫn rằng TP Hồ Chí Minh là một trong những thành phố an toàn nhất thế giới: "Ho Chi Minh City among world's safest: British magazine" (1). Còn báo trực tuyến Khám Phá thì chạy cái tít tiếng Việt có nghĩa tương tự "TP.HCM lọt top 50 thành phố du lịch an toàn nhất 2015" (2). Báo Dân Trí cũng viết " thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam được đánh khá cao trên nhiều chỉ số an toàn và trở thành một trong những điểm đến an toàn nhất trong năm 2015" (3). Tất cả các báo này đều không cho đường link mà chỉ nói nguồn chung chung là từ "The Economist Intelligence Unit ".
  
Thế nhưng trong thực tế thì không phải như thế. Lần dò theo The Economist Intelligence Unit, tôi có thể truy cập vào nguồn thông tin trên tạp chí The Economist (4). Đó là một báo cáo phân tích và xếp hạng có tên là "Safe Cities Index 2015". Cách họ xếp hạng mức độ an toàn của 50 thành phố trên thế giới, trong đó có TP Hồ Chí Minh. Cách họ đánh giá an toàn là dựa vào 40 chỉ số mang tính định lượng và định tính, và 40 chỉ số này giảm thành 4 nhóm:

·       an toàn về mạng internet và viễn thông: chỉ số này đo lường an toàn mạng, và tần số bị đánh cắp nhân dạng trên mạng (identity theft);

·       an toàn sức khoẻ: tỉ số giường bệnh trên dân số và tuổi thọ trung bình;

·       an toàn cơ sở vật chất: phẩm chất đường xá, số ca tử vong vì tai nạn, v.v.;
  
·       an toàn cá nhân: mức độ tội phạm, hành động phi pháp, sự hiện diện của cảnh sát, v.v.

Dựa vào 4 nhóm chỉ số trên, TPHCM được xếp hạng 48/50, tức áp chót về mức độ an toàn. Nói cách khác, TPHCM được đánh giá là một trong 5 thành phố bất an nhất hay nguy hiểm nhất trong số 50 thành phố trên thế giới được đánh giá. Đội sổ danh sách là Jakarta (Nam Dương), và trên Jakarta là Tehran (Iran), hạng 49. Trên Tehran là TPHCM, Johannesburg, Riyadh, Mexico, Mumbai, Moscow.

Thành phố được đánh giá là an toàn nhất thế giới là Tokyo, với điểm 85.63 trên 100. Theo sau Tokyo là 9 thành phố khác phần lớn là từ các nước tiên tiến: Singapore, Osaka, Stockholm, Amsterdam, Sydney, Zurich, Toronto, Melbourne, New York.

TPHCM bị đánh giá là 1 trong 5 thành phố thiếu an toàn nhất thế giới do yếu tố nào? Nhìn qua bảng phân tích (5) thì TPHCM đứng chót bảng (50/50) về an toàn cơ sở vật chất, và hạng 48/50 về an toàn sức khoẻ. Tuy nhiên, về an toàn mạng và viễn thông, TPHCM đứng hạng 42/50, tức vẫn nằm trong nhóm 10 thành phố thiếu an toàn nhất. Tuy nhiên, về thứ hạng an toàn cá nhân thì TPHCM đứng hạng 34/50, dù là dưới trung bình, nhưng vẫn cao hơn Moscow, Jakarta, Tehran, Rome, Riyadh, Bắc Kinh, Quảng Đông.

Báo Tuổi Trẻ cũng có bài cho biết chỉ trong tháng 1/2015, có đến 2171 tai nạn giao thông gây tử vong cho 781 người và thương tích cho 2047 người (6). Tính trung bình, nói theo một chuyên gia về an toàn giao thông, mỗi ngày có 26 người lên xe đi đường và không về nhà. Nhìn qua giao thông và nạn trộm cướp, cộng với 19 ngàn người nghiện ma tuý ở TPHCM, mà vẫn còn đứng hạng 34/50 làm tôi ngạc nhiên.

Nói tóm lại, cùng một số liệu, mà 2 cách diễn giải khác nhau. Được xếp hạng 48/50 về an toàn, vậy mà vài tờ báo ở VN lại giật cái tít là một trong những thành phố an toàn nhất thế giới, nhưng trong thực tế TPHCM là một trong 5 thành phố kém an toàn nhất thế giới. Bài học ở đây là bất cứ một bản tin nào quá tốt trên hệ thống truyền thông VN thì người tiếp nhận cần phải kiểm tra vì thực tế có thể ngược lại những gì được tuyên truyền.

=====








Thông Tin Đức Quốc - http://www.ttdq.de/node/2047

Trại cai nghiện là trại cưỡng bách lao động

Lao Động Việt - Viet Labor

Bắt không được, tha làm phúc. Sau gần 40 năm bắt ít nhất là 300 ngàn người trong hơn 120 trại giam cai nghiện để làm công nhân miễn phí kiếm lời cho mình, nay Đảng CS nói sẽ dẹp các trại cai nghiện vì vừa tốn kém vừa không hiệu nghiệm. Lý do thật không phải vậy, mà là TPP.

Ông Vũ Đức Đam đã giấu giếm khi kêu gọi “phải thành thật”

Bản tin tiếng Anh của báo Thanh Niên ngày 26/01 viết ông Vũ Đức Đam, Phó Thủ Tướng, chính thức nói rằng “Phải thành thật công nhận: Chúng tôi đã thất bại” (“We have to be frank: We’ve failed.”), số người không cai được, không phải 80% mà cao hơn nhiều. Ông nói tốn kém quá, mỗi năm phải tốn 10 triệu đồng (gần 500 USD) để nuôi mỗi người bị giam, do đó sẽ dẹp bỏ chính sách giam cai nghiện.

“Ai muốn nghỉ thì bị táng vào mặt”

    Sự thật mà ông Đam đã giấu giếm, là các trại giam này không phải là trại cai nghiện, mà là trại lao động cưỡng bức.
Trong bản Tường Trình “Rehab Archipelago” năm 2011, Human Rights Watch phỏng vấn nhiều người. Họ nói để cai nghiện thì mỗi ngày chỉ cần hô to “tôi cai nghiện” rồi đi lao động. Ai không muốn lao động thì bị biệt giam, bị đánh đập, có người bị đánh gãy xương.

Sự thật mà ông đã giấu giếm, là các nạn nhân đó làm hạt điều, may quần áo, trồng lúa, v.v. để kiếm lời cho ai? Cho các công ty nhà nước hoặc công ty tư nhân kiếm lời cho viên chức đảng.

Khoảng 3,5% nạn nhân bị giam giữ  trong các trại là trẻ em, các em cũng bị đánh đập để lao động như người lớn. Ngày làm quần quật cho nhà nước, tối về người lớn trẻ em chen chúc ngủ trên sàn gạch, lên đến 4, 5 năm. Họ còn nói: Ai không nghiện, bị bắt oan, cũng không có nơi nào để nộp đơn kêu oan và tiếp tục bị giam giữ.

Theo HRW thì anh Quế Phong, lúc đó khoảng hơn 20 tuổi, nói “Mỗi ngày tôi phải bóc hạt điều 6, 7 tiếng, vì vậy tay tôi bị lở. Nhưng nếu ai muốn nghỉ thì bị táng vào mặt, hoặc bị giam cô lập”.

Phải ngưng cưỡng bách lao động, phải ngưng ngăn cấm công đoàn

Tại sao sau gần 40 năm nay, áp bức hàng trăm ngàn người, nay đột nhiên ông Đam muốn dẹp các trại lao động cưỡng bức kiếm lời cho Đảng?

Lý do không phải là vì quá tốn kém (bởi vì tốn kém thì ít mà kiếm lời cho Đảng thì nhiều), không phải là vì cai không được, mà vì Đảng hy vọng rằng các công ty quốc doanh sẽ kiếm lời hơn nữa khi có TPP. Cuộc thương lượng thỏa ước mậu dịch TPP sẽ kết thúc trong năm 2015 này, và TPP có chương về lao động, cấm dùng lao động cưỡng bách.

Washington trước đây nhiều lần nhắc khéo và gần đây nhiều lần nhắc thẳng với Hà Nội: Muốn có TPP? Vậy khi hứa với quốc tế về quyền của người dân thì phải thực thi. Phải ngưng dùng lao động cưỡng bách, ngưng dùng lao động trẻ em. Và nhất là: Phải trả lại quyền công đoàn của người lao động.

GHI CHÚ (*): Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do (gọi tắt: Lao Động Việt, WWW.laodongViet.org, FACEBOOK.com/laodongViet, EMAIL chao@laodongViet.org) là liên minh của một số tổ chức lao động trong và ngoài nước gồm: Phong Trào Lao Động Việt (PT), Công Đoàn Độc Lập (CĐĐL), và Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam (UBBV).

-Hết-



Những gia đình không có Tết

Hoà Ái, phóng viên RFA
2015-02-03
Trong cái lạnh mưa phùn ngày gần Tết những người dân oan không còn nhà vẫn đợi chờ sự công bằng của chính quyền.
Trong cái lạnh mưa phùn ngày gần Tết những người dân oan không còn nhà vẫn đợi chờ sự công bằng của chính quyền.
 RFA files
Những ngày cuối cùng của năm Giáp Ngọ đang dần khép lại và năm mới Ất Mùi đang sửa soạn gỏ cửa từng nhà. Thế nhưng, vẫn còn đó rất nhiều gia đình không có Tết.


Tết của những người mất nhà mất đất
Trong không khí rộn ràng của mùa xuân vào những ngày giáp Tết, âm thanh cuộc sống có vẻ rộn ràng hơn, đâu đâu cũng tấp nập người qua lại. Thế nhưng, những khu vực có hàng ngàn dân oan thường tập trung ở Hà Nội như ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng lại thưa vắng hơn. Nhiều người trong số dân oan đi khiếu kiện không còn đất, không còn nhà để trở về thắp nén nhang trên bàn thờ trong giờ đón giao thừa, nhưng dù vậy họ cũng cố gắng đặt chân đến mảnh đất, đến trước căn nhà từng thuộc về sở hữu của mình nơi cố hương trong giờ phút giao mùa của đất trời. 


Một dân oan bị mất nhà ở Hải Phòng, khiếu kiện ở Hà Nội 20 năm chia sẻ:
“Rất nhiều năm chẳng có Tết gì cả, 20 năm rồi. Tết có về nhưng không có nhà để về. Về chỉ để thăm mộ ông bà thôi. Về đi qua cái nhà mình bị mất rồi thì toàn ngồi hàng, ngồi quán, ngồi kiểu không có nhà rồi lại đi thôi”.Một dân oan
Đối với gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng đã đúng tròn 8 năm không có Tết và Tết Ất Mùi năm nay là một cái Tết sầu thảm nhất đến với gia đình. Trao đổi với Hòa Ái qua điện thoại, thân phụ anh Nguyễn Văn Chưởng, ông Nguyễn Trường Chinh tâm sự:
Rất nhiều năm chẳng có Tết gì cả, 20 năm rồi. Tết có về nhưng không có nhà để về. Về chỉ để thăm mộ ông bà thôi. Về đi qua cái nhà mình bị mất rồi thì toàn ngồi hàng, ngồi quán, ngồi kiểu không có nhà rồi lại đi thôi
Một dân oan
“8 năm qua làm gì có Tết, không có cái Tết nào hết. Con như thế làm gì có Tết. Hiện nay gia cảnh thì bần hàn. Ruộng đất, đất vườn hết rồi. Nhà cầm hết rồi. Bố mẹ đi kêu oan cho con ở Hà Nội cũng nhờ sự tài trợ của dân oan, những người ở trong nước và ngoài nước giúp đỡ tiền ăn tiền gạo hàng ngày. Bản thân gia đình chúng tôi không còn gì để lo nỗi nữa. Tài sản có còn gì đâu…Tan nát hết rồi”.


Ông Nguyễn Trường Chinh cho biết thêm gia đình vui mừng khi đón nhận thông tin đăng tải trên báo chí rằng lệnh thi hành án tử đối với anh Nguyễn Văn Chưởng được hoãn lại để điều tra. Tuy nhiên cho đến nay, gia đình vẫn chưa nhận được một thông báo chính thức nào mà thậm chí bản thân tử tù Nguyễn Văn Chưởng không còn được phép gửi thư ra ngoài để kêu oan kể từ tháng 12 năm 2014. Gia đình anh Chưởng thật sự hoang mang vì trước nay anh Chưởng được viết thư kêu oan gửi ra ngoài bằng đường bưu điện hay nhờ người nhà mang thư đi một tháng một lần. Đây chính là nguyên nhân khiến cho gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng lo lắng đến tột cùng, như đang ngồi trên lửa trong thời tiết lạnh giá của mùa xuân. Ông Nguyễn Trường Chinh vẫn trụ lại ở Hà Nội trong mấy ngày Tết để kêu oan cho con trai mình. 


Ông Chinh nói:
“Tôi vẫn ở đây kêu oan. Nếu như chưa đòi được văn bản chính thức trả lời cho gia đình như thế nào thì tôi vẫn ở đây để kêu oan cho con, đấu tranh để giành sự sống cho nó. Mong ước vượt bậc của chúng tôi hiện nay là mau chóng nhận được phán quyết đúng đắn của Tòa và của Chủ tịch nước VN. Chúng tôi mong muốn họ trả lời cho tử tù Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải để chúng tôi có được cái Tết an lành, Tết đỡ lo sợ”.
Trong khi đó, ở Bình Phước, bé Ngô Thị Cẩm Hiếu, 11 tuổi, phải đi kêu oan cho cha mẹ, sửa soạn chút quà Tết trong chuyến thăm gặp cả cha lẫn mẹ ở trong tù. Bé Hiếu bộc bạch vài lời ngắn gọn về cái Tết thứ 2 không có cha mẹ ở nhà:
Dạ thưa cô, con sẽ đi mang vào bánh kẹo, bánh chưng. Trước kia có ba mẹ thì mẹ mua cho con đồ Tết và ba mẹ chở con đi chơi. Con thưa cô là hồi năm ngoái Tết buồn lắm. Mong cho ba mẹ năm nay được về Tết”.
Tôi vẫn ở đây kêu oan. Nếu như chưa đòi được văn bản chính thức trả lời cho gia đình như thế nào thì tôi vẫn ở đây để kêu oan cho con, đấu tranh để giành sự sống cho nó.
Ông Chinh cha của tử tù Nguyễn Văn Chưởng
Mùa xuân là mùa của ước mong, của hy vọng. Hàng ngàn dân oan trên khắp mọi miền đất nước VN đều có cùng ước muốn duy nhất rằng những khuất tất của họ sẽ được giải oan trước thềm năm mới. Tuy nhiên nhiều người đã phải đón Tết trong thân phận tha phương cầu thực qua nhiều năm và niềm ao ước của họ dần phai nhạt khi mỗi độ xuân về. Nhưng không vì thế mà họ bỏ cuộc trên hành trình đi tìm công lý. Họ chịu đựng, họ nhẫn nại, họ vẫn vững niềm tin vì còn đó những tấm lòng dành cho họ.


Các nhóm xã hội dân sự độc lập đến với dân oan
Trước tình cảnh gánh nặng mưu sinh hằng ngày của bà con dân oan để tiếp tục đi khiếu kiện ở Hà Nội, nhiều nhóm xã hội dân sự độc lập được thành lập để giúp đỡ cho họ. Tận mắt chứng kiến rất nhiều bà con dân oan, kể cả những đứa bé, phải đi nhặt phế liệu, đi làm các công việc khác nhau như bán vé số, rửa bát thuê…để trang trải cho bữa cơm hàng ngày của họ, bạn trẻ Lý Quang Sơn cho đài ACTD biết anh cùng một số bạn bè thành lập nhóm “Cơm cho Dân oan” hồi tháng 9 năm ngoái để hỗ trợ cho bà con dân oan. Anh Lý Quang Sơn chia sẻ:
“Nhóm em là nhóm duy nhất làm cơm cho dân oan. Thường thì bọn em làm từ 150 đến hơn 200 suất. Bọn em đem cho dân Dương Nội đi tuần hành hoặc là bọn em mang đến Số 1-Ngô Thì Nhậm, Hà Đông. Thường 200 suất như vậy là đủ. Nếu làm bánh mì thì tụi em làm từ 150 đến 300 suất. Có những người ăn 1 cái, có những người ăn 2 cái. Nói chung bọn em làm đầy đủ cho bà con. Bọn em còn dự định tối 30, hay tối 28,29 gì đó, bọn em sẽ mang bánh chưng đến cho bà con còn ở lại Hà Nội này”.
Nhóm em là nhóm duy nhất làm cơm cho dân oan. Thường thì bọn em làm từ 150 đến hơn 200 suất. Bọn em đem cho dân Dương Nội đi tuần hành hoặc là bọn em mang đến Số 1-Ngô Thì Nhậm, Hà Đông
Anh Lý Quang Sơn
Ngoài nhóm “Cơm cho Dân oan” còn có các nhóm khác hỗ trợ cho dân oan như  nhóm “Cứu trợ Dân oan” và nhóm “Cứu lấy Dân oan”. Hai nhóm “Cứu trợ Dân oan” và “Cứu lấy Dân oan” hỗ trợ 1 triệu 200 ngàn đồng 1 tuần cho nhóm “Cơm cho Dân oan” giúp buổi ăn trưa trong mỗi tuần của bà con dân oan ở Hà Nội. Các nhóm xã hội dân sự độc lập này mong muốn có thêm tài chính, có thêm con người, có thêm nhiều sự ủng hộ khác từ mọi người để có thể giúp đỡ bà con dân oan nhiều hơn.

Những ngày giáp Tết Ất Mùi dưới thời tiết giá rét, nhiều bà con dân oan không còn tiền để thuê chổ ngủ, phải dựng lều bạt trú tạm trên vỉa hè tại số 1 Ngô Thì Nhậm-Hà Đông. Thế nhưng, các lều bạt này bị côn đồ giật xuống cũng như bị ném mắm tôm vào những đêm mưa phùn. Bà con dân oan cho rằng chính quyền địa phương mượn tay côn đồ quấy phá không cho họ trụ lại những ngày Tết để kêu oan. Bà con dân oan nhờ qua làn sóng phát thanh của đài ACTD để lên tiếng về tình cảnh bị sách nhiễu của họ, đồng thời cũng gửi lời tri ân đến những tấm lòng nhớ đến họ trong mấy ngày Tết với một vài cân gạo và cả những chiếc áo bông dành cho các cháu nhỏ không may mắn, phải chịu cảnh dân oan khi mới chào đời.

Đại gia Tàu chỉ ăn gạo Nhật

Ngô Quảng@S: - DienDanCTM
Gạo độc hại được phát hiện tại thành phố
Quảng Châu, Quảng Đông, Nam Trung Quốc
có chứa lượng cadmium gây ung thu vượt mức
cho phép (hinh minh hoa)
Trong số các đợt cuống cuồng chạy mua thực phẩm nước ngoài vì quá sợ hàng nội hóa chứa các hóa chất độc hại, người ta ghi nhận 2 khuynh hướng lớn hiện nay trong xã hội Trung Quốc. Đó là dân trung lưu bằng mọi giá mua sữa bột Tân Tây Lan (New Zealand) và Âu Châu cho con; và dân thượng lưu chỉ ăn gạo Nhật cho an toàn.

Hiện tượng đại gia đổ xô đi mua gạo Nhật có thể thấy đầy trên mạng internet. Kể từ năm 2010,  số người dân Trung Quốc tìm mua gạo Nhật ngày càng tăng. Riêng năm 2013, số gạo Nhật nhập cảng vào Trung Quốc tăng 300% so với năm trước đó. Theo hãng mậu dịch Sumitomo chuyên bán gạo từ Nhật qua Trung Quốc thì hiện nay việc mua bán gạo Nhật chủ yếu qua mạng internet nhưng rất được khách hàng yêu chuộng. Họ dự tính vào mùa thu 2015 sẽ vượt khỏi không gian mạng và bày bán ở siêu thị tại các thành phố lớn.


Thật ra Nhật không phải là nước chuyên xuất cảng gạo. Diện tích nước Nhật Bản chừng 379.954 cây số vuông (chỉ hơn Việt Nam một chút), nhưng vì có nhiều núi đồi nên diện tích trồng trọt chỉ chiếm khoảng 12 % (khoảng 3 triệu 173 ngàn hecta) để nuôi một dân số trên 150 triệu người. Ngày nay dân số Nhật giảm còn 130 triệu, nhưng diện tích canh tác cũng giảm chỉ còn 1 triệu 621 ngàn hécta để nhường đất cho công nghiệp. Nghề nông chỉ chiếm 3% tổng dân số và chỉ nhắm mục tiêu đủ tự túc lương thực vì an ninh quốc gia mà thôi. Theo thống kê vào năm 2010 của bộ Nông nghiệp Nhật, tính đổ đồng mỗi năm một người Nhật sản xuất ra 80 kg gạo và tiêu thụ 60 kg gạo. Số gạo xuất cảng, do đó, khá giới hạn và nhắm vào kiều dân Nhật ở nước ngoài mà thôi.

Nhưng mức độ "trong lành" của gạo Nhật được giới đại gia và các nhà hàng phục vụ đại gia tại Trung Quốc tin tưởng tuyệt đối. Cả báo chí Tây Phương và một vài báo lớn của Trung Quốc như tờ Hoàn Cầu thời báo đều ghi nhận giá trung bình của gạo Nhật đắt gấp 10 lần giá gạo nội địa (khoảng 74 đồng nguyên 1 kg gạo Nhật, so với 7,5 nguyên 1kg gạo Tàu). Trong những khoảng thời gian khan hiếm, có đại gia chịu trả tới 1500 nguyên để mua 5kg gạo Nhật.

Lý do đơn giản là mọi người dân Trung Quốc đều quá sợ nông phẩm nội địa. Họ biết đủ loại hóa chất đã làm ô nhiễm bầu không khí, các mạch nước ngầm, các sông hồ. Và từ các nguồn nước bị ô nhiễm đó, đất đai cũng bị ô nhiễm theo. Đó là chưa kể tình trạng dùng thuốc sâu rầy vô tội vạ của nông dân. Hiện nay độc tố đáng lo nhất trong gạo là chất kim loại Cadmium. 

Theo thống kê của chính Bộ Bảo vệ Môi sinh thì 16,1% đất đai tại Trung Quốc bị nhiễm độc nặng. Tại nhiều nơi, nông dân không dám ăn gạo do chính họ trồng mà chỉ bán cho các địa phương khác. Các quan chức tỉnh Quảng Đông thú nhận trên báo đài rằng 44% số gạo mà họ thử nghiệm có nồng độ Cadmium vượt ngưỡng an toàn. Giới quan sát môi sinh quốc tế tin tình trạng ô nhiễm còn trầm trọng hơn các con số được công bố rất nhiều.

Trong lúc giới đại gia tìm được lối thoát nơi gạo Nhật, đại khối dân chúng không có cách nào khác ngoài việc tiếp tục nuốt chất độc hàng ngày và chỉ biết bày tỏ bức xúc trên các trang mạng. Cụ thể như tại trang mạng Phượng Hoàng, các ý kiến của cư dân mạng sau đây khá điển hình:

- Ở Hoa lục này có bao nhiêu người giàu lên bằng chính mồ hôi nước mắt của mình, toàn bọn tư bản đỏ.
- Người giàu sướng thiệt, chỉ có người nghèo là bị độc tử.
- Bây giờ thực phẩm mới độc hại? Quá trễ rồi, đã bị nhiễm từ lâu rồi.
- Tại sao nhà nước vận động tẩy chay hàng Nhật mà không yêu cầu bọn tư bản đỏ, đại gia đừng mua gạo Nhật?
- Thôi chỉ còn cách làm cho cái Đảng và nhà nước Cộng sản này bị độc tử đi cho rồi.

Tại Việt Nam, hiện tượng nhập vô số thực phẩm độc hại và các hóa chất làm gia vị vẫn ở tình trạng hoàn toàn bỏ ngõ. Các cơ quan liên hệ không chỉ làm ngơ mà một số quan chức còn có những tuyên bố vô lương tâm theo chiều ngược lại. Cụ thể như ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng cục Bảo vệ Thực vật của bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn, giảng dạy cho dân rằng: "Có những mẫu khoai tây dù dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức tối đa cho phép và vi phạm quy định của Việt Nam nhưng cũng chưa đồng nghĩa với việc mất an toàn". Và đó không phải là lần duy nhất ông phán thực phẩm Trung Quốc vượt quá mức độc hại cho phép nhưng dân cứ ăn đi, không chết đâu.

Người ta không biết vì nông cạn kiến thức hay những quan chức như ông Nguyễn Xuân Hồng chỉ nói hoàn toàn theo lệnh trên đưa xuống vì không dám làm Bắc Kinh bực mình. Nhưng điều người dân biết chắc là gia đình ông Hồng và các cấp trên của ông sẽ chẳng bao giờ đụng đến các loại thực phẩm đó./.




No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List