Số
phận của Nguyễn Bá Thanh trong trận chiến quyền lực giữa phe Nguyễn Tấn Dũng và
Nguyễn Phú Trọng
GS TRẦN PHƯƠNG: "CHÚNG TA LỪA DỐI
CHÚNG TA VÀ CHÚNG TA LỪA DỐI NGƯỜI ...
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Vũ Đông Hà
(Danlambao) -
Số phận của Nguyễn Bá Thanh đã bước vào một "bước ngoặt cuộc đời" khi
ông từ bỏ ngôi vị vua một cõi tại Đà Nẵng để về Hà Nội đầu quân Nguyễn Phú
Trọng, nắm chức vụ Trưởng ban Nội chính Trung ương. Cuộc đấu đá nội bộ dẫn đến
những sát phạt quyết liệt với bản án tử hình dành cho đàn em của Nguyễn Tấn
Dũng là Dương Chí Dũng, cái chết của Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ đã dẫn đến
số phận tiêu điều của Nguyễn Bá Thanh.
Chiến dịch "đả hổ
diệt ruồi" của Nguyễn Phú Trọng tấn công
toàn bộ vào phe Nguyễn Tấn Dũng
Theo quyết định chỉ đạo của Nguyễn Phú Trọng
vào ngày 6/8/2013, Nguyễn Bá Thanh thành lập và chỉ huy 7 Đoàn công tác kiểm
tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham
nhũng nghiêm trọng. Thực chất là mở mặt trận lớn để tấn công toàn diện vào phe
Nguyễn Tấn Dũng. Đứng đầu 7 đoàn này gồm có: Ngô Văn Dụ, Trần Đại Quang, Nguyễn
Bá Thanh, Trương Hòa Bình, Nguyễn Hòa Bình, Huỳnh Phong Tranh, Nguyễn Văn Hiện.
Đây là những thuộc hạ của Nguyễn Phú Trọng trong mặt trận "đả hổ diệt ruồi"
theo bài bản của Tập Cận Bình.
Mặt trận Vinalines
Đợt ra quân đầu tiên của Nguyễn Bá Thanh là
mặt trận Vinalines với phiên tòa cuối năm 2013 xử những đàn em, vây cánh của
Nguyễn Tấn Dũng, đứng đầu là Dương Chí Dũng - Tổng giám đốc, chủ tịch HĐQT của
Vinalines. Nguyễn Bá Thanh đích thân có mặt theo dõi phiên tòa để bảo đảm diễn
tiến và kết quả sẽ theo đúng quy trình dự kiến của phe Nguyễn Phú Trọng.
Tại thời điểm này có 2 biến cố lớn cùng xảy ra
trong một ngày 16.12.2013: Dương Chí Dũng lãnh án tử hình và Nguyễn Bá Thanh
sang Bắc Kinh. Cả hai vụ việc kết lại thành một thông điệp cạn tàu ráo máng của
phe Nguyễn Phú Trọng gửi đến phe Nguyễn Tấn Dũng: từ hốt liền, hốt hết sang dựa
cột tử thần với sự đỡ đầu của Bắc Kinh.
Nguyễn Bá Thanh và
chuyến đi triều kiến Bắc Kinh
Chuyến đi Bắc Kinh của Nguyễn Bá Thanh vào
16.12.2013 có nhiều điều cần phân tích vì 1 năm sau, đầu năm 2015, trang blog
Chân Dung Quyền Lực (CDQL) đăng bài Ai đã đầu độc phóng xạ ông Nguyễn Bá Thanh? và
tố cáo Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (nguyên văn) "mượn tay Trung
Nam Hải hạ độc ông Nguyễn Bá Thanh bằng chất phóng xạ là điều không thể nghi
ngờ".
CDQL đưa ra 2 "động cơ" của Nguyễn
Xuân Phúc: (1) Quyết giữ vị trí độc tôn thủ lĩnh miền trung trong Bộ
Chính trị, (2) Sinh mạng chính trị và khối tài sản tham nhũng của cả gia tộc bị
đe dọa nghiêm trọng. Cả hai "động cơ" này không thuyết phục
vì (1) Nguyễn Bá Thanh không phải là ủy viên BCT, hay chỉ vì Thanh là người
miền Trung để Thanh là đối thủ mà Phúc phải hạ thủ cho bằng được. Đối thủ của
Phúc trong đại hội đảng XII là những UVBCT đương nhiệm chứ không phải là Nguyễn
Bá Thanh. Và (2), vào thời điểm Nguyễn Bá Thanh bị ám hại, Nguyễn Xuân Phúc
không hoặc chưa là đối tượng đang được Nguyễn Phú Trọng / Nguyễn Bá Thanh nhắm
tới trong đại chiến dịch "đả hổ diệt ruồi".
CDQL đã dùng chuyến đi Lào của Nguyễn Xuân
Phúc vào ngày 17.12.2013 để "giải trình" cho "Điều kiện
và Khả năng thực hiện" việc ám hại Nguyễn Bá Thanh: gặp riêng Đại
sứ Trung Quốc Quan Hoa Binh và qua tên đại sứ này mượn tay Bắc Kinh sát hại
Nguyễn Bá Thanh. Điều này không hợp lý, không có cơ sở vững chắc vì yếu tố
"động cơ" của Bắc Kinh. Tàu cộng ủng hộ Nguyễn Phú Trọng vốn là một
tổng bí thư giáo điều thần phục và trung thành với Bắc Kinh nhất. Vào thời điểm
này, Bắc Kinh chưa có "lợi nhuận" nào để phải nhúng tay vào việc ám
hại Nguyễn Bá Thanh; ngược lại phe Nguyễn Phú Trọng đang làm suy yếu và tan
hoang nội bộ đảng CSVN để Bắc Kinh dễ bề thao túng, mua chuộc và thống trị. Một
điểm cần lưu ý là Nguyễn Bá Thanh có mặt tại Bắc Kinh vào ngày 16.12.2013 và
chỉ lưu lại Bắc Kinh, Thượng Hải vài ngày. Rất khó để thuyết phục rằng Nguyễn
Xuân Phúc gặp đại sứ Tàu tại Lào 1 NGÀY SAU KHI Nguyễn Bá Thanh có mặt và gặp
gỡ lãnh đạo Trung cộng để rồi chỉ trong vài ngày ngắn ngủi Bắc Kinh có thể đi
đến quyết định đầu độc phóng xạ Nguyễn Bá Thanh ngay tại Bắc Kinh như CDQL tố
cáo.
Tại sao CDQL đưa ra lời tố cáo mà CDQL cho là "không
thể nghi ngờ" này vào đầu năm 2015? Chúng ta sẽ thấy rõ hơn ở
phần sau, sau khi phân tích thêm những diễn tiến kế tiếp.
Trở lại chuyến đi Bắc
Kinh, Thượng Hải của Nguyễn Bá Thanh.
Trong khi tại Hà Nội, tòa tuyên án tử hình
Dương Chí Dũng thì tại Bắc Kinh, Nguyễn Bá Thanh bắt tay Mạnh Kiến Trụ, Ủy viên
Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Chính pháp Trung ương của đảng cộng sản Tàu. Mạnh
Kiến Trụ từng là Bộ trưởng công an và là thành phần đầu não của bộ máy quyền
lực tại Thượng Hải. Trong buổi tiếp xúc này, Mạnh Kiến Trụ tuyên bố đánh giá
cao những thành tựu phòng chống tham nhũng của Việt Nam như là một cách bày tỏ
sự đồng tình, ủng hộ Nguyễn Bá Thanh. Nếu nói rằng bản án tử hình dành cho
Dương Chí Dũng là phát súng tử đầu tiên bắn vào phe Nguyễn Tấn Dũng thì chuyến
đi của Nguyễn Bá Thanh là để xin viện trợ thêm đạn dược, kế sách và sự đồng
tình ủng hộ tối đa của Tập Cận Bình - cũng là người đang mở mặt trận "đả
hổ diệt ruồi". Nguyễn Bá Thanh đã thành công trong sứ mạng này và sau đó
đã được đàn em của Mạnh Kiến Trụ dẫn đi thăm Thượng Hải, lãnh địa của Mạnh Kiến
Trụ.
Phản ứng của phe
Nguyễn Tấn Dũng
Phe Nguyễn Tấn Dũng đã đối diện với những nguy
cơ gì sau ngày 16.12.2013 là ngày Dương Chí Dũng nhận án tử và Nguyễn Bá Thanh
bắt tay với Mạnh Kiến Trụ ở Bắc Kinh? Gồm có 4 nguy cơ:
1. "Nguy cơ Dương
Chí Dũng": Trong phiên tòa
sơ thẩm, Dương Chí Dũng khai Thượng tướng Thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ đã
nhận hối lộ tổng cộng 1.500.000 đô la, trong đó có phần 500.000 đô la để mật
báo giúp Dũng bỏ trốn. Dương Chí Dũng cũng khai trước tòa về "người
ông anh" đứng đằng sau Ngọ trong vụ hối lộ này là Bộ trưởng CA
Trần Đại Quang. Đối diện với viễn ảnh dựa cột, nhìn vào "thế" của
Nguyễn Phú Trọng sau chuyến đi của Nguyễn Bá Thanh, từ sau phiên xử sơ thẩm
ngày 16.12.2013 cho đến phiên xử phúc thẩm vào tháng 4, 2014, Dương Chí Dũng có
thể sẽ đầu hàng Nguyễn Phú Trọng và khai thêm nhiều chuyện bê bối của nội bộ
phe mình. Đó là nguy cơ mà Nguyễn Tấn Dũng đối diện.
2. "Nguy cơ Phạm
Quý Ngọ": Với lời khai của
Dương Chí Dũng ngay tại tòa, với "thế" đang lên của Trọng / Thanh,
cộng thêm cái "gương" của án tử hình dành cho Dương Chí Dũng, Phạm
Quý Ngọ có thể lo sợ và khai báo toàn bộ mọi hành vi bôi trơn, hối lộ của phe
Nguyễn Tấn Dũng từ lúc Dương Chí Dũng bị truy nã bỏ trốn cho đến lúc bị bắt và
đưa ra tòa.
3. Nguy cơ bị đàn em
đánh giá là đang yếu thế: Bản
án tử hình dành cho Dương Chí Dũng là dấu ấn đậm nét nhất cho sự thắng thế của
phe Nguyễn Phú Trọng và sự thua cuộc của Nguyễn Tấn Dũng vì Dương Chí Dũng là
một trong những đàn em thân tín của đồng chí X. Trong bối cảnh thanh trừng nội
bộ, điều này dẫn đến:
4. "Nguy cơ nhảy
rào - đổi chiến tuyến": Đây
mới là nguy cơ sinh tử mà phe Nguyễn Tấn Dũng đối diện. Bản án tử hình Dương
Chí Dũng là một "sự đánh thức" làm đàn em Nguyễn Tấn Dũng phải lo
lắng cho vận mạng của mình. Dương Chí Dũng lẫn Phạm Quý Ngọ sẽ tiếp tục khai
những ai và khai gì!? Nỗi lo lắng đó càng gia tăng khi thấy phe Nguyễn Phú
Trọng có sự hậu thuẫn và đỡ đầu của Bắc Kinh. Tiếp tục đứng dưới trướng của
Nguyễn Tấn Dũng hay trở cờ thần phục Nguyễn Phú Trọng là câu hỏi được đặt ra
cho đàn em của Dũng. Câu trả lời tùy thuộc vào khả năng phản công đàn anh
Nguyễn Tấn Dũng. Đàn anh đã phản công như thế nào?:
Cái chết của Phạm Quý
Ngọ
Ngày 18.2.2014. Hai tháng sau những lời khai
động trời của Dương Chí Dũng về hành vi nhận hối lộ 1.500.000 đô la, Thứ trưởng
công an Phạm Quý Ngọ đột tử vì "ung thư". Cuộc điều tra và vụ án
"làm lộ bí mật nhà nước" bị đình chỉ và chôn theo cái xác của Phạm
Quý Ngọ. Để có thêm phân tích về cái chết của Phạm Quý Ngọ xin xem bài: "Dân ta tự mở hồ sơ Phạm Quý Ngọ".
Nguy cơ Phạm Quý Ngọ đối với phe Nguyễn Tấn
Dũng xem như "bốc hơi" theo hơi thở sau cùng của Ngọ.
Dương Chí Dũng nhìn cái chết của Phạm Quý Ngọ
đương nhiên cũng phải xét lại thái độ của mình, liệu có được "phe ta"
cho sống trong tù đến ngày xử phúc thẩm hay không để quyết định tiếp tục theo
Dũng hay trở mặt đầu hàng Trọng?
Nguy cơ yếu thế và nhảy rào được chữa cháy
phần nào trong nội bộ phe Nguyễn Tấn Dũng vì cho dù không nói ra nhưng ai cũng
ngầm hiểu vì sao và từ đâu đã dẫn đến cái chết của Phạm Quý Ngọ.
Điểm cần ghi nhận là khi đi tìm câu hỏi về nguyên
nhân cái chết bí ẩn của Phạm Quý Ngọ - ai là người được "hưởng lợi"
nhiều nhất nếu Ngọ chết, tức là có động cơ giết người bịt miệng cao nhất, thì
người đó là Bộ trưởng công an Trần Đại Quang - kẻ bị Dương Chí Dũng khai là đã
bảo bọc cho Phạm Quý Ngọ ăn hối lộ. Cái chết của Phạm Quý Ngọ không những giúp
cho phe Nguyễn Tấn Dũng giải quyết phần nào những nguy cơ đang đối diện mà còn
tạo nghi vấn thủ phạm giết Ngọ đổ lên đầu Trần Đại Quang. Vì sao? Vì Trần Đại
Quang đang là Bộ trưởng công an, một bộ phận mà Nguyễn Tấn Dũng muốn khống chế
nhưng Quang đã đầu quân về phe Trọng với vai trò trưởng Đoàn công tác số 2
trong 7 Đoàn công tác kiểm tra của Trưởng Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham
nhũng.
Tuy nhiên cái chết của Phạm Quý Ngọ chỉ đủ để
giải quyết phần nào những nguy cơ "chủ quan" mang tính "nội
bộ" của phe Nguyễn Tấn Dũng. Thế và lực của Trọng và Thanh vẫn không suy
suyển với ô dù Bắc Kinh. Kẻ cầm cờ của 7 Đoàn công tác kiểm tra với đại chiến
dịch "đả hổ diệt ruồi" made in china phải được giải quyết. Do đó dẫn
đến:
Số phận của Nguyễn Bá
Thanh
3 tháng sau khi Ngọ đột tử vì "ung thư
gan", vào tháng 5 năm 2014 Nguyễn Bá Thanh bắt đầu nghe tiếng tử thần gõ
cửa. Điều "trùng hợp" khá đặc biệt là lúc Nguyễn Bá Thanh "xây
xẩm" thì cũng là lúc diễn ra phiên tòa phúc thẩm xử Dương Chí Dũng. Dương
Chí Dũng vẫn bị tuyên y án tử hình nhưng rời phiên tòa bằng nụ cười và thái độ
tự tin.
Cần ghi nhận là vào thời điểm tháng 5, dư luận
vẫn chưa biết gì về tình trạng của Nguyễn Bá Thanh. Cho đến đầu năm 2015, khi
Nguyễn Bá Thanh từ Hoa Kỳ về lại VN (nhưng không ai thấy ông ta cả) thì dư luận
mới được thông báo rằng Nguyễn Bá Thanh đã được điều trị tại Bệnh viện Trung
ương quân đội 108 vào tháng 5, sau đó sang Singapore điều trị vào tháng 6 và
tháng 7 và cuối cùng là sang Hoa Kỳ vào trung tuần tháng 8/2014.
Điều gì đã xảy ra vào tháng 5, 2014? Trước
"tai họa" xảy ra cho Nguyễn Bá Thanh, phe Nguyễn Phú Trọng phải đối
phó như thế nào?:
Phản ứng của phe
Nguyễn Phú Trọng
1. Giải quyết
"vấn nạn" Nguyễn Bá Thanh
Trước hết, chúng ta thấy rằng Nguyễn Bá Thanh
đang là Trưởng ban Nội chính, là trưởng công tác của 7 đoàn kiểm tra, nhưng Ban
chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng hoàn toàn không đá động gì đến
sự vắng mặt, ngưng hoạt động của của ông Thanh trong vai trò này từ tháng 5 cho
đến bây giờ (tháng 1, 2015). Thay vào đó, phe Nguyễn Phú Trọng đã dàn xếp để
Ban chỉ đạo TƯ lánh mặt và "bán cái" trách nhiệm thông tin xuống cho
địa phương Đà Nẵng. Những thông báo vắng mặt của ông Thanh đều được đến từ lãnh
đạo Đà Nẵng với nội dung rất mơ hồ và giới hạn.
Điều trên cho thấy phe Nguyễn Phú Trọng muốn
giấu nhẹm tình trạng của Nguyễn Bá Thanh, không muốn cho nội bộ phe nhóm biết
rõ, dẫn đến những sợ hãi và đối diện với nguy cơ bị xem là đang yếu thế cũng
như nguy cơ "nhảy rào, thay đổi chiến tuyến" như Nguyễn Tấn Dũng đã
đối diện mấy tháng trước đó. Phe Nguyễn Phú Trọng đã chọn phương hướng
"take the lost and damage control / chấp nhận thua keo này và giới hạn
thiệt hại". Phe Nguyễn Phú Trọng phải tránh bị đặt vấn đề trực tiếp, phải
có những tuyên bố láo mà sau này có thể sẽ bị phơi bày sự thật bằng cách đứng
đằng xa, ngầm chỉ đạo cho đàn em ở Đà Nẵng.
Để giảm thiểu thiệt hại trong hướng dấu nhẹm
thông tin, ngoài việc sử dụng một số quan chức Đà Nẵng, phe Nguyễn Phú Trọng
phải kiểm soát những động thái đến từ gia đình Nguyễn Bá Thanh và chính Nguyễn
Bá Thanh. Đó là lý do tại sao vào đầu tháng 8, 2014, trước khi Nguyễn Bá Thanh
sang Hoa Kỳ chữa bệnh, con trai của Thanh là Nguyễn Bá Cảnh được sắp xếp cho
ngồi vào Ban Chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng. Củ cà rốt được đưa ra với thông
điệp: số phận của con cái Nguyễn Bá Thanh lên hay xuống, hưng hay thịnh nằm ở
thái độ, những phát biểu, thông tin của Nguyễn Bá Thanh, gia đình và của Nguyễn
Bá Cảnh. Đó là lý do dư luận chỉ nhận được những thông tin rất ngắn, mơ hồ,
thiếu dữ kiện và rất trễ - sau khi không thể im lặng được nữa - về Nguyễn Bá
Thanh từ gia đình của ông ta.
Giải quyết "vấn nạn" của Nguyễn Bá
Thanh chưa đủ. Nó chỉ nằm trong phạm vi "damage control" kiểm soát
thiệt hại. Nguyễn Phú Trọng còn phải giải quyết nhiều vấn đề khác, bao gồm gia
tăng cầu cạnh Bắc Kinh và gửi thông điệp "xuống nước" đến phe Nguyễn
Tấn Dũng.
2. Gia tăng cầu cạnh
Bắc Kinh:
Cuối tháng 8, 2014 Nguyễn Phú Trọng cử đặc
phái viên Lê Hồng Anh sang triều kiến Bắc Kinh. Những thông tin của lề đảng về
mục đích của chuyến đi là để ‘trao đổi về các biện pháp nhằm khôi phục
và thúc đẩy quan hệ’ giữa hai nước như đã áp dụng cho mọi chuyến đi
ngoại giao khác chỉ là bình phong. Vai trò của một đặc phái viên không cần và
không thích hợp cho việc đó. Nó thích hợp hơn cho nội dung của một cuộc cầu
khẩn mà Nguyễn Phú Trọng không muốn lộ liễu phải lặn lội sang Tàu vào thời điểm
đó. Tiếp nối chuyến đi của đặc phái viên Lê Hồng Anh là chuyến đi sứ của Trần
Đại Quang - trưởng Đoàn công tác số 2 trong 7 Đoàn công tác kiểm tra của Nguyễn
Phú Trọng. Sau đó là Phùng Quang Thanh, người mà dưới góc nhìn của Bắc Kinh có
thể là "ứng viên sáng giá" trong chức vụ Tổng bí thư, phục vụ những ý
đồ tiếp tục và nâng cấp khả năng nắm đầu nắm cổ đảng CSVN của Bắc Kinh (sẽ có
bài phân tích về vấn đề này).
3. Thông điệp xuống
nước:
Ngày 6 tháng 10, 2014 tư lệnh đoàn quân
"đả hổ diệt ruồi" dùng buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội để gửi thông điệp
xuống nước. Dư luận có thể nhìn những thông điệp của Nguyễn Phú Trọng “đánh
con chuột nhưng mà đừng để vỡ bình” như là một ý hướng làm gì thì làm
nhưng phải bảo vệ đảng. Tuy nhiên, nếu nhìn lại những gì xảy ra, xét đến bản
chất hung ác với kẻ khác nhưng thật ra rất là hèn nhát khi đối diện với những
nguy cơ có thể đến với bản thân, chúng ta có thể nhìn những câu phát biểu của
Nguyễn Phú Trọng, người chủ trương tận diệt chuột mới mấy tháng trước đây, dưới
một lăng kính khác: thông điệp xuống nước, giảm nhiệt gửi đến phe sát thủ.
Tất cả những chuyến đi sứ Tàu, thông điệp giảm
nhiệt đã kéo theo việc trì hoãn hội nghị TƯ 10 nhiều lần vào tháng 8, 10, tháng
12 để TBT Trọng chỉnh đốn bàn cờ đang nghiêng về phía TT Dũng. Cuối năm 2014,
nhân vật quyền lực số 4 của Bắc Kinh là Du Chính Thanh sang Việt Nam để gặp những
đầu não của các phe phái đang sát phạt nhau: Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang,
Nguyễn Phú Trọng. Không ai biết những dàn xếp, khuyến cáo đằng sau hậu trường
chính trị là gì, chỉ biết rằng Du Chính Thanh đã rời Hà Nội với thông điệp nhắn
nhủ những đứa con hoang tại Ba Đình: phải "theo con đường đúng đắn".
Hơn một tuần sau khi quan thầy Du Chính Thanh
rời Hà Nội, Nguyễn Phú Trọng tiến hành Hội nghị TƯ 10 để thực hiện cuộc bỏ
phiếu tín nhiệm nhằm hạ bệ Nguyễn Tấn Dũng.
Nguyễn Tấn Dũng và
Chân Dung Quyền Lực
Nếu thông tin tự do là vũ khí nguy hiểm nhất
có thể làm sụp đổ một chế độ độc tài thì rò rỉ thông tin cũng là vũ khí hiệu
quả nhất cho mục tiêu thanh trừng nội bộ. Các lãnh đạo đảng không thể tung tin
tấn công lẫn nhau lên các trang báo, trang mạng với hệ thống truyền thông của
đảng. Do đó, phải chui vào thế giới lề dân. Và trang CDQL ra đời. Điểm khác
biệt để nhận rõ sự khác biệt giữa một trang lề dân và một trang trá hình của
lãnh đạo đảng dùng để tấn công nhau là việc có hay không bị ngăn chận bằng
tường lửa.
Với CDQL, Nguyễn Tấn Dũng đã từ kẻ bị săn
chuyển sang người đi săn, từ phía bị tố cáo tham nhũng sang phía tố tham nhũng:
tấn công Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham nhũng, hủ hóa với khối tài sản
kếch xù. Nguyễn Xuân Phúc bị chọn là đối tượng vì phe của Dũng nắm được nhiều
dữ kiện về Phúc và Phúc là người ngắm nghía chiếc ghế thủ tướng tương lai mà
phe Nguyễn Tấn Dũng bằng mọi cách phải giữ.
Sau một loạt bài tố cáo Nguyễn Xuân Phúc thì
phe Nguyễn Tấn Dũng tìm ra được manh mối nơi chữa bệnh của Nguyễn Bá Thanh tại
Hoa Kỳ.
Nguyễn Bá Thanh là một "yếu nhân",
là thành phần lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà nước Việt Nam. Do đó, không phải
như một thường dân, việc Nguyễn Bá Thanh có mặt tại Hoa Kỳ phải được các
"bộ phận quan tâm" của Hoa Kỳ biết và biết rõ. Với những quan hệ của
Nguyễn Tấn Dũng - nhất là của con gái và con rễ, và với khả năng tài chánh,
không khó để phe Nguyễn Tấn Dũng tìm ra manh mối.
Hai "vật chứng thông tin" mà phe
Nguyễn Tấn Dũng có được trong tay là vài tấm ảnh chụp Nguyễn Bá Thanh trong
bệnh viện và lịch trình trở về của Nguyễn Bá Thanh. Những tấm hình được chụp
theo góc cạnh của người chụp lén, không khó để mua chuộc nhân viên bệnh viện
hay ai đó làm "công tác" này. Với khả năng và tiền cũng không khó để
phe của Dũng có được lịch trình chuyến bay về nước của Bá Thanh. Đó là thông
tin, hình ảnh duy nhất mà phe Nguyễn Tấn Dũng có thể có được khi Nguyễn Bá
Thanh đang ở Hoa Kỳ. Điều này đã được chứng minh vì sau khi Nguyễn Bá Thanh về
lại VN và nằm trong vòng vây canh gác của phe Nguyễn Phú Trọng, CDQL không còn
đăng tải thông tin về Nguyễn Bá Thanh vì đã không còn khả năng moi móc được
thông tin của phe "địch" như lúc Bá Thanh ở Hoa Kỳ.
Với những tấm ảnh tạo được sự "khả tín về
thông tin" trong tay, CDQL "nối kết" Nguyễn Xuân Phúc và
"âm mưu đầu độc Nguyễn Bá Thanh bằng phóng xạ". Nhu cầu làm cách nào
để tập thể UVTUD sẽ tham dự hội nghị TƯ 10 - từ phe "ta" đến phe
"địch" - biết và ngầm hiểu Nguyễn Bá Thanh bị hạ độc như thế nào là
nhu cầu "chiến lược", cần phải thực hiện để gieo rắc sợ hãi. Nếu ai
cũng nghĩ Nguyễn Bá Thanh bị rối loạn sinh tủy "bình thường" như phe
Nguyễn Phú Trọng mong muốn và tuyên truyền thì mục tiêu ban đầu của phe hạ độc
thủ Nguyễn Bá Thanh sẽ không đạt được.
Do đó, thông tin về Nguyễn Bá Thanh phải được
tung ra. Nhưng ai sẽ là thủ phạm hay ít ra "bị nghĩ" là thủ phạm như
Trần Đại Quang trong cái chết của Phạm Quý Ngọ? CDQL đã "tiện và lợi"
gán ghép Nguyễn Xuân Phúc mượn bàn tay của Nam Trung Hải đầu độc Nguyễn Bá
Thanh.
Trong một thời gian ngắn, CDQL trở thành một
trang blog lề dân chủ nhân là đảng "hot" nhất Việt
Nam. Phe Nguyễn Tấn Dũng đã thành công trong việc dùng truyền thông xám để làm
náo loạn nội bộ đảng và chính trường VN. Cuối năm 2014, để củng cố thực lực
trong vấn đề an ninh và bảo đảm CDQL đứng vững, ung dung, thoải mái hoạt động,
không một thế lực thù địch như... Trần Đại Quang xen vào, Nguyễn Tấn Dũng gom
tổng cục An ninh I và II và bổ nhiệm Trung tướng Nguyễn Chí Thành làm Tổng cục
trưởng Tổng cục An ninh.
Hội Nghị TƯ 10
Năm 2014 qua đi và 2015 tới. Hội nghị TƯ 10
khai mạc sau nhiều lần đình trệ. Nguyễn Phú Trọng tiến hành cuộc bỏ phiếu tín
nhiệm với hy vọng sẽ công khai kết quả như từng tuyên bố trước đó. Thực tế đã
không như Trọng mong muốn. Nguyễn Tấn Dũng đã thành công và bước ra khỏi Hội nghị
TƯ 10 như là một kẻ chiến thắng với số phiếu tín nhiệm cao nhất.
Ngày 15 tháng 1, 2015 Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố
không thể ngăn, cấm được thông tin trên mạng vì đó là nhu cầu thiết yếu của 30
triệu người Việt đang sử dụng các mạng xã hội. Có một nhu cầu thiết yếu hơn mà
Nguyễn Tấn Dũng không nói ra. Đó chính là nhu cầu hiện hữu của CDQL mà Tổng cục
trưởng Tổng cục An ninh Nguyễn Chí Thành - sau tuyên bố của Dũng - sẽ không
phải "giải trình" với ai cả về việc CDQL đã, đang và sẽ nói xấu rất
nhiều lãnh đạo đảng mà nó vẫn cứ... phây phây, ai vào truy cập cũng được, người
quản trị, viết bài của trang (vốn có những đặc tính chuyên nghiệp của dân viết
báo, có trình độ về chính trị, kinh tế) không bị "bắt quả tang" và
giam giữ vì vi phạm điều 258.
Số phận của Nguyễn Bá
Thanh - Phần... kết
Vai trò của Nguyễn Bá Thanh xem như là chấm
dứt theo tờ lịch rơi cuối năm 2014. Hồi một của cuốn phim Ngày Trở Về với
diễn viên "không không thấy" đã đóng màn. Hồi hai Ngày Viếng
Thăm với những tài tử lãnh đạo kéo nhau vào thăm "người bệnh
không thấy" cũng đã xong, nó chỉ giúp cung cấp dữ kiện Tô Huy Rứa, Nguyễn
Kim Tiến, Nguyễn Minh Triết thuộc phe nào. Phe Nguyễn Phú Trọng bằng mọi cách
không để cho đàn em và đảng viên thấy được hình ảnh và tình trạng của Nguyễn Bá
Thanh vì không muốn nội bộ rơi vào tình trạng hoang mang, rối loạn, sợ hãi về
những âm mưu thanh trừng sắt máu mà tổn thất thuộc về phe mình.
Số phận Nguyễn Bá Thanh sẽ ra sao? Tốt nhất
cho Trọng là Thanh cũng sẽ là Ngọ. Người ta sẽ không ngạc nhiên về hồi 3 của
cuốn phim sẽ mang tựa đề Vô Cùng Thương Tiếc với hình ảnh sau
cùng về đồng chí Nguyễn Bá Thanh sẽ không khác hình ảnh của đồng chí Phạm Quý
Ngọ: một chiếc xe tang đi về cõi bên kia trong cơn mưa phùn và hai bên đường
người dân yêu mến đồng chí Thanh xếp hàng tiễn đưa...
(Bài đã đăng vào tháng 1, 2015)
Xin lỗi quý khán giả
về những "sự cố" kỹ thuật trong phần mở đầu của Hồi cuối Bộ phim
nhiều tập "Cái chết của Nguyễn Bá Thanh"
Vũ Đông Hà
(Danlambao) -
Kính thưa quý khán giả về một số sự cố trong Hồi Cuối của Bộ phim Bá Thanh
00thấy đang được trình chiếu tại các rạp. Trong lúc phim trường bối rối, phim
có một vai chết mà lại quá nhiều đạo diễn, tài tử từ nhiều bộ phận khác nhau
nên xảy ra những điều chưa "đúng sự thật". Ban quản trị phim trường
Bốn-Teo xin được trình chiếu lại cho mượt mà như sau:
Cảnh 1: Bá Thanh được
chính thức từ trần - cú
quay số 1
Diễn viên Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng
ban Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương - là người có tư
cách nhất, được xuất hiện trên báo Lao Động chỉ 15' ngay sau khi Bá Thanh được
chết:
- 12h30 hôm
nay (13.2), ông Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng ban Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán
bộ Trung ương đã xác
nhận với báo Lao
động: ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban nội chính Trung ương đã qua đời tại Đà
Nẵng vào lúc12h15 trưa 13.2.
Trong cảnh một này, địa điểm của người được
cho qua đời là Bệnh viện Đa Khoa Đà Nẵng. Thời điểm tử thần xuât hiện là
vào lúc 12h15, ngày xui tận mạng thứ Sáu, 13 cho phù hợp với tính chất kinh
dị của phim.
Tuy nhiên, có một sự cố không may xảy ra là
diễn viên 00thấy của phim đã bị hãng phim lô-can địa phương DanangPlus.net cho
chết trước đó 3 phút:
"Trưởng ban Nội
chính Nguyễn Bá Thanh trút hơi thở cuối cùng lúc 12h12 phút
tại Bệnh viện Đà Nẵng."
Trong cú quay số 1 này, có
một phép lạ là không biết vì sao mà vào lúc 12h12, khi
tài tử 00thấy được cho tắt thở trong phòng cấp cứu thì ở ngoài bệnh viện, chỉ 3
phút sau là phía phim trường VnExpress có ngay cảnh quay:
"12h15 trưa
13/2, hàng trăm người tập trung kín Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đà Nẵng khi thấy xe cứu thương chở ông Nguyễn Bá Thanh về nhà riêng ở đường Cách Mạng Tháng Tám (phường Khuê
Trung, quận Cẩm Lệ). Một số người tụm lại bàn tán: "Bác Bá Thanh về thăm
nhà!". Những ánh mắt dõi theo đến khi chiếc xe khuất hẳn."
Xin cáo lỗi cùng quý khán giả về "sự
cố" bất thường, ly kỳ "gián điệp" này khi hàng trăm người dân
xuất hiện rất tài tình và chỉ liếc chiếc xe cứu thương bít bùng là biết ngay
trong đó có xác chết của ngài Trưởng ban Nội Chính Trung ương.
Tuy nhiên, xin khán giả hãy vui lòng vỗ tay
khen thưởng cho khả năng làm phim rất nhanh lẹ của chúng tôi, khi mà diễn viên
00thấy được cho tắt thở trên giường bệnh (lúc 12h15 theo phim bản
của người có thẩm quyền là Trưởng ban Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán
bộ Trung ương Nguyễn Quốc Triệu) thì chỉ trong vòng KHÔNG = 0
phút chúng tôi đã rất thần kỳ tháo gỡ mọi thiết bị hỗ trợ y tế khỏi
xác chết, cho lên xe đẩy, khiên lên xe cứu thương và xuất hiện cho hàng trăm
diễn viên người dân ngoài bệnh viện chứng kiến cũng đúng vào thời khắc 12h15.
Bên cạnh những sự cố không logic này, với cú
quay số 1, phim cũng không đánh cho nó cút, đá cho chúng nhào cái thuyết âm
mưu "Bá Thanh đã chết từ khuya", không thuyết phục được
một cách chắc cú rằng diễn viên 00thấy đang sống cho đến ngày xui xẻo thứ sáu
mười ba mới chết thiệt. Cho nên mới có:
Cảnh 1: Bá Thanh được
chính thức từ trần - cú
quay số 2 (quay lại)
Diễn viên 00thấy được cho sống lại, chưa chính
thức được chết vào lúc 12h15 hay12h12. Trên xe cứu thương, tài tử xác chết được nối ống cho phì phò
trở lại và lần này thì đạo diễn Ban Nội Chính TU trực tiếp cầm
máy quay:
"Chiều nay 13-2,
Ban Nội chính Trung ương đã phát tin buồn về Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn
Bá Thanh đã từ trần tại thành phố Đà Nẵng.
Theo tin buồn này, ông
Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ
đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng - Trưởng Ban Nội chính Trung ương đã từ trần vào hồi 13g ngày 13-2-2015,
tại thành phố Đà Nẵng."
Sở dĩ Ban Nội Chính Trung Ương của chúng tôi ở
tận Ba Đình Hà Nội đã phải nhào vào đổi giờ tử đã
được xác nhận trước đó bởi đồng chí Nguyễn Quốc Triệu,
Trưởng ban Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương đang có mặt
ngay tại bệnh viện Đà Nẵng là vì trong khoản thời gian ngắn
ngủi này chúng tôi mới có thể thực hiện:
Cảnh 2: Bá Thanh được
chính thức "tái từ trần" - để có chuyện người dân chứng kiến - cú quay số 1
Trong cảnh hai này, địa điểm cho màn tái
chính thức qua đời bắt đầu từ phía bên ngoài nhà của
diễn viên 00thấy. Gần giống như trong cảnh một - cú quay số 1 - khi mà chỉ... 0
phút sau khi Bá Thanh được "tạm thời" chính thức chết, đã có hàng
trăm người tập trung kín Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đà Nẵng, thì tại
hiện trường của cảnh hai, trong khoảng thời gian ngắn ngủi từ lúc xe cứu thương
rời bệnh viện là 12h15 cho đến trước 13h chúng tôi cũng quay y chang:
"Khoảng 12h40, xe cấp
cứu từ Bệnh viện Đà Nẵng đưa ông Thanh về nhà riêng.Hàng trăm người
dân lập tức đổ đến trước cửa nhà".
"Khi chiếc xe cứu thương về đến cổng
nhà, hàng trăm người dân đã đứng
chờ. Họ bị chặn lại khi
cố xin qua cổng để nhìn mặt vị nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Bên trong, vợ,
hai con cùng những người thân thiết túc trực bên chiếc giường nơi ông Thanh
nằm. Đúng 13h, ống
thở được rút ra, nhiều người bật khóc không thành tiếng. Thi thể ông được phủ lên một tấm vải vàng, trong khi vợ con
ông và nhiều người không muốn rời đi."
Ở cảnh hai này, kính xin quý khán giả đừng
thắc mắc:
1. Tại sao diễn viên 00thấy chết (lấy đợt chết
sớm nhất là vào lúc 12h12) và thời điểm các trang tin thông báo về cái chết rất nhanh:
VnExpress: đăng vào lúc 12h51; Dân Trí: 12:52; Lao Động: 12:58; VietnamNet:
13:01... và đặc biệt nhất làtrang Một Thế Giới đã có khả năng truyền
thông nhanh như phép lạ: đăng tin "Ông Nguyễn Bá Thanh vừa mới qua
đời vào lúc 12 giờ 12 phút trưa nay"và bản tin này được post vào lúc 12h15.
2. Làm thế nào trong vòng một thời gian rất
ngắn, mà đã có hàng trăm người dân tụ tập trước nhà Bá Thanh (như trong cảnh 1
ở trước bệnh viện). Chúng tôi thề sống thề chết rằng đây là quần chúng tự phát,
không phải là... diễn viên của chúng tôi.
Do đó xin xem 2 điều bất thường trên chỉ là
một trong nhiều sự cố kỹ thuật không thể tránh khỏi.
Trở lại diễn tiến của phim...
Đúng 13h, ống thở được rút ra, nhiều người bật khóc không thành tiếng...
Đến bây giờ có lẽ quý khán giả đoán được tại
sao chúng tôi phải có cú quay số 2 và cho diễn viên Bá Thanh 00thấy không
được chết ở bệnh viện, chưa được chết vào lúc 12h15 mà
phải chết ở nhà, chết vào lúc 13h. Bởi vì phải như vậy chúng tôi mới có:
Cảnh 2: Bá Thanh được
chính thức tái từ trần - trước
sự chứng kiến của người dân - cú quay số 2
"Theo chị Trần
Thị Út (trú tại 206/2/6 đường 2.9), là hàng xóm của ông Nguyễn
Bá Thanh, cũng là người chứng kiến cảnh ông Thanh được đưa về từ
Bệnh viện Đà Nẵng đến lúc ông từ trần.
“Lúc ông Thanh được
đưa về nhà, thấy ông nằm thở rất khó khăn. Con cái ông Thanh ở xung quanh ông
từng giờ, từng phút. Con gái ông Thanh khóc nhiều, liên tục ôm mặt cha hôn ông
và gọi cha làm ai cũng ứa nước mắt. Khi ông Thanh trút hơi thở cuối cùng, con
trai ông là Nguyễn Bá Cảnh xem giờ và lúc đó là 13 giờ đúng. Lúc
đầu chúng tôi không được vào, nhưng sau có người nói nên cho bà con thân thuộc
vô nhìn mặt ông lần cuối, nên chúng tôi mới được vào. Thấy ông mà xót xa không
kể nổi. Thấy ổng đau mà thương ổng quá”, chị Út kể lại."
Nếu theo bản cũ và lời xác nhận của "ông
Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng ban Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương
đã xác nhận với báo Lao động: ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban nội chính Trung
ương đã qua đời tại Đà Nẵng vào lúc 12h15 trưa
13.2." thì chị Út không thể
đóng màn cảm động con gái ôm cha trút hơi thở cuối cùng.
Màn này cũng được trình chiếu ở rạp hát Giáo
Dục Việt Nam:
"Tôi may mắn được
nhìn ông Nguyễn Bá Thanh lần cuối trước khi ông ấy trút hơi thở cuối cùng.
Người dân chúng tôi ai cũng đau buồn..."
Quý khán giả có thể theo dõi thêm đoạn phim
phụ trội trong bài viết được đăng tại link sau:
Trích đoạn từ video clip: "...Từ
khi chú Thanh (vào bệnh viện thì tôi) không tới được bệnh viện vì người ta
không cho vô, cũng cầu mong khi nào chú khoẻ đi về thì qua thăm vì mình là hàng
xóm... Bây giờ đương nghe chú chuẩn bị về thì bà con hàng xóm đến để dọn dẹp nhà cửa, rồi thì đúng 12 giờ là đưa chú về, nhưng mà chị đứng một bên
thì thấy hơi thở của chú cuối cùng là phầm phập cũng thấy rất chi là xót xa.
Còn đúng y 1 giờ là chú đã ra đi..."
Bên cạnh chị Út ngay lúc tang gia bối rối thì
có chuyện vào nhà người chết dọn dẹp , trong cảnh này còn có diễn viên nổi tiếng
Nguyễn Thị Vân Lan, người đã có mặt trên mọi thước phim và trong hồi một - ngày
trở về của Bá Thanh - đã có một pha diễn xuất rất ấn tượng:
"...Chị đi trong
bệnh viện ra gặp hai cha con, đứa bé từ hồi chiều bắt ba nó chở ra sân bay,
đứng ngay cổng dành cho chuyên cơ chờ mãi, sau khi biết anh Thanh đưa về bệnh
viện thì bắt ba nó chở xuống bệnh viện muốn vào thăm bác nhưng không được. Thế
là nó đứng ngoài cổng khóc khiến cho ba nó khóc theo..."
Và cũng là người góp công tạo nên ấn tượng
phấn chấn, hồ hỡi phấn khởi khi vào "thăm" anh Thanh trong bệnh viện
cách đây mấy tuần:
"Anh ấy tỉnh táo
hơn, nói chuyện rõ ràng, việc ăn uống chia làm nhiều bữa và anh thấy ngon
miệng. Trông anh ấy khá hơn rất nhiều so với tối 9/1 khi vừa trải qua chuyến
bay dài", bà Lan nói. "Ai cũng mừng vì thể trạng của anh Thanh có dấu
hiệu tốt để tiến tới điều trị tấn công".
Lần này, thứ 6 Mười Ba, thì:
"Đứng lặng, bà
Nguyễn Thị Vân Lan, Phó chủ tịch Hội bảo trợ trẻ em nghèo và phụ nữ bất hạnh
thành phố Đà Nẵng, nơi ông Nguyễn Bá Thanh làm chủ tịch Hội, mắt đỏ hoe nói:
"Chứng kiến anh ấy trút hơi thở cuối, cảm xúc trong tôi như vỡ òa, không
ngăn nổi dòng nước mắt".
Trong cú quay số 2 này cũng lại có một sự cố
nhỏ xảy ra là thay vì đúng y 1 giờ chú Thanh đã ra đi thì diễn viên phụ Trần
Đình Hồng lại cho chú Thanh sống thêm 10 phút nữa:
"Ông Trần Đình
Hồng, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng vừa cho biết, ông Nguyễn Bá Thanh,
Trưởng ban Nội chính trung ương đã trút hơi thở cuối cùng lúc13h10 tại
nhà riêng."
Một lần nữa, theo bản chất không-không-thấy
của phim ngay từ đầu, trong toàn bộ khung cảnh quay của phần này khán giả chỉ
được nghe tiếng nhưng khôngthấy hình. Nhưng nói chung
cũng đủ để cho khán giả cảm nhận được diễn viên 00thấy đã "thực sự"
ra đi trước sự chứng kiến của các diễn viên khác như thế nào!!!
Cảnh 2: Bá Thanh được
chính thức tái từ trần - người
dân kính viếng - cú quay số 3
"Vào lúc 15h, người dân được xếp hàng để
vào viếng ông Thanh. Tuy nhiên, sau đó do quá đông nên gia đình đã tạm thời dừng cho người dân vào viếng. Những người không được vào
viếng vẫn đứng bên ngoài để dõi vào bên trong chứ không ai muốn về."
Sự cố sau cùng chúng tôi xin chân thành cáo
lỗi với quý khán giả là vì bí mật quốc phòng và an ninh quốc gia nên chúng tôi
không thể trình chiếu "phía bên trong" người dân thăm
viếng. Cú quay số 3 này tương đối ngắn vì chúng tôi chỉ cần có được một thước
phim không-không-thấy "người dân vào viếng" là đủ để đáp ứng cho nhu
cầu của chuyện phim. Sau đó thì xong, nên hiểu chữ tạm thời dừng như
thế.
Hồi cuối - cảnh cuối:
Tiễn anh về Cồn Dầu
Các đồng chí soạn nội dung phim đang ngày đêm
dàn dựng tình tiết chi ly. Lần này rút sợi dây kinh nghiệm kéo hoài không hết,
chúng tôi sẽ cố gắng tránh gặp những sự cố kỹ thuật ngoài ý muốn, nhất định không
để cho các thế lực làm phim phản động, vì cạnh tranh sự độc quyền làm phim của
đảng ta mà đánh phá, nói vào, nói ra, nói ra, nói vào...
Ông Nguyễn Bá Thanh được thông báo chính thức qua đời
CTV
Danlambao -
Sau hơn một tháng tin tức chồng chéo lên nhau, tạo nhiều quan tâm cũng như nghi
vấn về số phận của Trưởng ban nội chính, vào lúc 12hh12 phút thứ Sáu ngày 13
tháng 2 năm 2015, ông Nguyễn Bá Thanh được chính thức thông báo là đã qua đời.
Diễn tiến về tình trạng sức khỏe của ông
Nguyễn Bá Thanh trong thời gian qua đã làm nổi bật nét đặc thù của truyền thông
đen tối, mơ hồ của đảng. Mãi đến nhiều tháng sau khi ông đã lâm vào tình trạng
hiểm nghèo và trước những thông tin dồn dập từ phía lề dân, nhà nước mới cho
biết ông đã đi chữa trị tại Singapore và sau đó sang Hoa Kỳ điều trị.
Khi ông Nguyễn Bá Thanh được chuyên cơ đưa về
nước, những tin tức ban đầu đã trở thành đích nhắm cho sự nhạo báng của dư luận
về sự láo khoét trong tuyên bố của các cán bộ. Điển hình là câu "tau
khỏe có chi mô" và sau đó là một loạt những thông tin ông Thanh
ăn được, đi đứng được, theo dõi công việc và ký giấy tờ...
Trong suốt thời gian từ tháng 5, 2014 cho đến
ngày chính thức báo tử, hoàn toàn không có một hình ảnh nào của ông Thanh, ngay
cả lúc nhiều lãnh đạo trung ương đến bệnh viện thăm viếng cũng chỉ có hình ảnh
người đi thăm được đăng tải. Từ hiện tượng này, có nguồn dư luận đồn đoán cho
rằng thật ra Nguyễn Bá Thanh đã chết và cái chết của ông được che giấu để cho
qua Đại hội TƯ 10, là hội nghị quyết định nhân sự của TƯĐ và BCT.
Thông tin cuối cùng về ông Nguyễn Bá Thanh
trước khi có thông báo tử là tình trạng hôn mê, hồng huyết cầu giảm, nước tiểu
có máu và phải thở bằng máy. Theo Ban bảo vệ sức khỏe cán bộ trung ương ông
Nguyễn Bá Thanh bị chứng bệnh rối loạn sinh tủy. Tuy nhiên nhiều tin đồn đoán
cho rằng ông đã bị nhiễm độc phóng xạ và có chỉ dấu ông là nạn nhân của một
cuộc thanh toán lẫn nhau trong nội bộ đảng cộng sản (xem bài: Số phận của Nguyễn Bá Thanh trong trận
chiến quyền lực giữa phe Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng).
Ông Nguyễn Bá Thanh năm nay 62 tuổi, đã giữ
các chức vụ Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng và sau đó được
Nguyễn Phú Trọng bổ nhiệm làm Trưởng ban Nội chính.
Trong vòng chưa tới một năm, Nguyễn Bá Thanh
là người thứ 3 trong thành phần cán bộ cộng sản cao cấp đã qua đời với nhiều
nghi vấn. Trước đó là Phạm Quý Ngọ đã đột tử vào tháng 2.2014 sau khi bị Dương
Chí Dũng khai báo trước tòa về hành vi nhận hối lộ. Kế đến là cái chết được cho
là tự tử với sợi dây nhựa lõi đồng không ở cùng với xác người chết là Cục
trưởng Đường Sắt Nguyễn Hữu Thắng.
Chỉ một giờ sau thông báo tử, lịch trình tang lễ của ông Nguyễn Bá Thanh cũng đã được truyền thông lề đảng loan tải. Theo đó, lễ nhập quan và khâm liệm sẽ được diễn ra vào lúc 9h30 ngày 14.2; Lễ viếng ông Nguyễn Bá Thanh được tổ chức cùng ngày bắt đầu từ lúc 14h30; và lễ động quan, đưa tan sẽ được bắt đầu vào 11h00 ngày 18.2 đến nghĩa trang tại xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng.
Nguyễn Tấn Lực: chết mà chưa chôn. Nguyễn Bá Thanh: chôn mà chưa
chết
CTV
Danlambao -
Trong suốt thời gian trước và sau mùa-quy-hoạch-người của đại
hội TƯ 10, Chân Dung Quyền Lực tự Nguyễn Tấn Lực và Nguyễn Bá
Thanh là hai diễn viên hot nhất của nền phim ảnh vietnamhood.
Cả hai đều là diễn viên không-không-thấy nhưng cầm chắc sẽ lãnh giải Oscar
Badinh. Bây giờ mùa lúa đã xong, trận chiến quyền lực giữa búa và liềm đã
đâu vào đó. 22 thiên lôi cùng với 290 đầu trâu mặt ngựa đã được đóng chốt thì
số phận của CDQL và Nguyễn Bá Thanh cũng được đóng màn: Nguyễn Tấn
Lực - chết nhưng không chôn - khi cần cho sống lại; Nguyễn Bá Thanh - chôn mà
chưa chết - thôi giờ chết thiệt nghe ông!
CDQL đã làm xong nhiệm vụ của đồng chí X giao
phó. Sau đại hội là tắt tiếng, tưởng chừng như đảng ta đột nhiên sạch bóng quân
thù tham nhũng, tất cả sau một đêm thức dậy bỗng trong trắng trinh nguyên
như... bác Hồ. Những người tình ca tụng "anh Lực" làm sứ mạng truyền
thông "chân chính" bây giờ như những kẻ bội tình, "anh Lực"
đang cương chuyển sang bất Lực, sống chết ra sao không ai buông một lời than
thở, thương mến, luyến tiếc. Thôi thì xem như... có một giòng sông đã qua đời!
Riêng anh "không không thấy" Nguyễn
Bá Thanh thì từ "tau có chi mô", chuyển sang đi được, đến ngồi ký văn
bản thì bây giờ đảng ta đang cho từ từ đi vào hôn mê.
Sáng ngày 12 tháng 2, 2015 tin tức được tung
ra từ nhà xác mang bảng bệnh viện:anh
Thanh đang bị hôn mê và các bác sĩ vườn đông tây nam bắc của đảng sẽ cố gắng
cho anh nằm mê ăn tết trước khi đưa anh về nghĩa trang Cồn Dầu!
Tin đằng sau sân khấu hậu trường thì anh ba X
muốn ăn tết lớn sau mùa quy hoạch chiến thắng nên nhắn tin: chờ nhậu xong hãy
chôn, chôn giờ mất vui 3 ngày pháo nổ!
Màn bi hài kịch CDQL và NBT đến đây chấm dứt.
Ăn tết xong, "nhân dân" Đà Nằng bao gồm cán bộ, hội phụ nữ, thành
đoàn, tổ dân phố sẽ được huy động đứng dưới mưa sa trên màu cờ đỏ để vô cùng
thương tiếc tiễn đưa đồng chí Nguyễn Bá Thanh lần cuối. Lần này chết thật chứ
hết còn giỡn chơi.
No comments:
Post a Comment